Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Bất sinh

26/11/201310:30(Xem: 11374)
Bất sinh

la phong
BẤT SINH

Vĩnh Hảo

Lá đã úa màu trên cây. Cũng có những lá đã vàng, khô, rơi lác đác trên thảm cỏ xanh, và trên những con đường dẫn quanh khu xóm. Trời bắt đầu lạnh. Từ lúc trời sẩm tối cho đến buổi sớm hôm sau, sương giăng dầy đặc khiến cho ngọn đèn đầu đường chỉ có thể tỏa ra một vùng sáng nhỏ, lòa nhòa.

Khi mùa thu chuẩn bị qua đi, mùa đông chớm đến.

Thực ra thì mùa đông đã có trong mùa thu. Mùa thu đã có trong mùa hạ. Mùa hạ đã có trong mùa xuân. Mùa xuân đã có trong mùa đông.

Cái này luôn có mặt trong cái khác, và ngược lại.

Nếu cái này có một thực thể, một thực tánh nhất định thì không cái gì khác có thể làm duyên hay kết hợp với nó, và ngược lại.

Như vậy, nhờ không có thực tánh nhất định mà tất cả mọi sự vật đều có thể nương vào nhau mà sinh khởi, cũng nương vào nhau mà thay đổi và hủy diệt.

Triết lý nhà Phật nói sát-na sinh-diệt: nếu cái sinh ra không diệt đi ngay trong sát-na ấy thì nó sẽ sanh mãi không ngừng.

Thực ra thì không có cái gì sanh mãi. Nếu sanh mãi thì đất rộng trời cao này, không gian vũ trụ kia, có chỗ đâu mà dung chứa những con người, muông thú và sự sự vật vật!

Cho nên dù thế nào, tất cả những gì có thể nắm bắt, thấy, nghe, ngửi, nếm, cảm nhận được, đều phải sinh-diệt.

Mong đợi hay trốn chạy, nó vẫn như thế, vẫn đến trên những chập chùng có-không, mộng-thực; vẫn đến lững thững chậm chạp như con ốc sên bò qua vùng cỏ rối, như lá xanh chuyển màu thơ mộng trên những hàng cây, hay cuồng nộ thần tốc như bão lũ cuốn trôi những con người, làng mạc và ruộng đồng…

Chúng ta sáng tạo, diễn tả, hân thưởng cuộc sống của chính chúng ta và muôn loài muôn vật trên giòng thời gian chuyển biến và trong không gian đổi dời ấy. Vẽ trên mặt cát những ước mơ thật đơn giản đến ngây ngô, cho đến những giấc mộng hão huyền vĩ đại không bao giờ trở thành hiện thực. Những ước mơ và giấc mộng ấy có khi là thảm họa dài lâu cho đồng loại.

Vậy mà, đâu đó quanh ta, vẫn có những con người dường như không hề hay biết gì về những thống khổ bất an của kẻ khác. Vẫn có những con người loay hoay một đời, chuẩn bị cho mình nơi chốn an thân, nhàn nhã; mặc tình cơn bão lốc vô thường có thể quét qua những lâu đài thần thoại cổ tích, cuốn đi những dinh thự kiên cố hiện đại, hoặc phủi sạch những dự án mơ hồ ngày mai…

Và cũng đâu đó quanh ta, có những kẻ nghịch thường, đi ngược dòng đời, như thể đang đi tìm một cái gì trường cửu bất diệt.

Có chăng một cái gì bất diệt? — Đó là cái chưa từng sinh. Đó là cái bất sinh. Cái đó không thể tìm (vì chưa bao giờ mất); không thể sở hữu (vì luôn hằng hữu). Vậy mà vẫn tìm kiếm. Cũng không phải là tìm kiếm, mà thực ra là lên đường, trở về cội nguồn xưa.

Trần gian trôi mãi trong giòng cuồng lưu biến-dị vô cùng. Con đường trở về cũng dài bất tận, bởi lẽ, nó chưa từng được sinh ra, chưa từng được vẽ vời hay sáng tạo bởi bất cứ ai trong cõi trời, cõi người.

Và trong khi những con thú đông-miên chuẩn bị tìm nơi an ổn cho giấc ngủ dài, từ nơi băng tuyết, vươn lên những loài dị thảo.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
07/04/2019(Xem: 6952)
Mọi chuyện lâu dần cũng chóng qua, Băn khoăn chi lắm khổ thân mà! Khi khen lòng mát đâu còn lạ, Lúc giận trí mờ hẳn cách xa.
07/04/2019(Xem: 6285)
Một ngày thức tỉnh cơn mê Là ngày hạnh phúc trở về chính ta Một ngày giải nghiệp ác ma Con đường hướng thiện mở ra khắp trời Một ngày tay chắp lạy người Vì người là Phật giữa đời khác chi
06/04/2019(Xem: 6706)
Quả nào vừa đỏ vừa cay Đó là quả ớt chẳng sai chút nào Quả nào ăn thiệt ngọt ngào Không gì khác cả quả đào vàng mơ Quả nào nhiều múi nhiều sơ Chính là quả mít vỏ sờ gai đâm Quả nào ruột đỏ chín thâm Dưa hấu thì phải ngọt dần đỏ ngân Quả nào tươi sáng từ tâm Đó là quả...Thiện chẳng lầm được đâu Quả nào độc hại ăn sâu
06/04/2019(Xem: 6875)
Phật hiện đến cho muôn loài nhận biết Sen giữa bùn – bùn mới ngát hương sen Mặt đất dẫu tối tăm ngàn trùng sanh diệt Phật đản sanh, thế giới rạng hoa đèn.
05/04/2019(Xem: 8096)
Liên tiếp cả tháng nay từ ngày đi hành hương miền đất vàng Miến Điện về tuy phần tâm linh của tôi có lẽ tăng trưởng thêm được chút ít vì nhiều bộ kinh luận từ lâu tôi hầu như quên lãng để trên kệ sách mà chưa hề đọc lại lần thứ ba....nay đã được tôi ôn từng trang một cách rất chú tâm, tư duy cẩn thận và rất thích thú ghi lại những điều hữu ích .
05/04/2019(Xem: 9890)
Kính dâng HT Thanh Từ & HT Nhất Hạnh - Về thôi, cuộc lữ ngắn dần Về đây hiện hữu trong ngần hư vô
01/04/2019(Xem: 6012)
Đừng tạo chi quá nhiều điều quy ước, Những phạm trù cùng phương cách tư duy ... Sẽ thành hình và trói buộc hướng đi, Càng làm thêm niềm cô đơn trống vắng .
01/04/2019(Xem: 7741)
"Nhược dĩ sắc kiến ngã Dĩ âm thanh cầu ngã Thị nhân hành tà đạo Bất năng kiến Như Lai" Câu kệ ngôn xưa Tôi đọc mãi, tụng hoài Qua tháng qua năm Tuổi tác chất đầy Mà vẫn không bao giờ thuộc được Tôi đã từng đi tìm ngài Qua nguy nga chùa tháp Tượng đài vàng son
31/03/2019(Xem: 7734)
Trời ươm nắng tuyết đang tan Ngồi đây lặng lẽ lỡ làng khói sương Em ơi, sỏi đá bên đường Có còn yêu mãi ánh dương chiều tà?
30/03/2019(Xem: 8698)
Dưới gốc cây vô ưu Đản sanh thân thanh tịnh Ngọt tiếng chim thư cưu Trời, người cùng ca vịnh.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]