Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Những Điệp Khúc Cho Dương Cầm

14/06/201212:06(Xem: 18459)
Những Điệp Khúc Cho Dương Cầm

TUỆ SỸ ĐẠO SƯ

Thơ và Phương Trời Mộng - Tập 2


Tác giả: Nguyên Siêu
Ban Tu Thư Phật Học Hải Đức Nha Trang
In lần thứ nhất
California - Hoa Kỳ 2006

flowerba

Những Điệp Khúc Cho Dương Cầm

ThơThị Ngạn

Đông,2004

1.

Ta nhận chìm thời gian trongkhóe mắt

Rồi thời gian ửng đỏ đêmthiêng

Đêm chợt thành mùa đông huyễnhoặc

Cánh chim bạt ngàn từ quãngVô biên

2.

Từ đó ta trở về Thiên giới,

Một màu xanh mù tỏa Vô biên.

Bóng sao đêm dài vời vợi;

Thật hay hư, chiều nhỏ ưuphiền.

Chiều như thế, cung trầm khắckhoải.

Rát đầu tay nốt nhạc triềnmiên.

Ôm dấu lặng, nhịp đàn đứt vội.

Anh ờ đâu, khói lụa ngoàihiên?

3.

Trên dấu thăng

âm đàn chĩu nặng

Khóe môi in dấu hận nghìntrùng

Âm đàn đó

chìm sâu ảo vọng

Nhịp tim ngừng trống trải thờigian

Thời gian ngưng

mặt trời vết bỏng

vẫn thời gian

sợi khói buông chùng

Anh đi mãi

thềm rêu vơi mỏng

Bởi nắng mòn

cỏ dại ven sông

4.

Ta bay theo đốm lửa lập lòe

Chập chờn trên hoang mạc mùahè

Khung trời nghiêng xuống nửa

Bên rèm nhung đôi mắt đỏ hoe

Thăm thẳm chòm sao Chức nữ

Heo hút đường về

5.

Chiều tôi về

Em tô mày vàng ố

Mày bụi đường khô quạnh bóngtrăng

Đường ngả màu

Bóng trăng vò võ

Em có chờ

Rêu sạm trong đêm?

6.

Màu tối mù lan vách đá

Nhớ mênh mông đôi mắt giã từ

Rồi đi biệt

Để hờn trên đỉnh gió

Ta ở đâu?

Cánh mỏng phù du.

7.

Chung trà lịm khói

Hàng chữ vẫn nối dài

Thế sự chùm hoa dại

Ủ mờ con mắt cay.

8.

Công Nương bỏ quên chút hờntrên dấu lặng

Chuỗi cadence ray rứt ngóntay

Ấn sâu xuống ưu phiền trênphím trắng

Nửa phím cung chõi nhịp lưu đày

9.

Đôi mắt cay

phím đen phím trắng

Đen trắng đuổi nhau

thành ảo tượng

Trên tận cùng

điểm lặng tròn xoe

Ta gửi đó

ưu phiền năm tháng

10.

Cửa kín chòm mây cuốn nẻoxa.

Ngu ngơ đếm chữ, mắt hoanhòa.

Tay buồn vuốt mãi tờ hươngrã;

Phảng phất mưa qua mấy cụmnhà.

11.

Ve mùa hạ chợt về thành phố

Khóm cây già che nắng hoanglương

Đám bụi trắng cuốn lên đầungõ

Trên phím đàn lặng lẽ tàn hương

Tiếng ve dội lăn tăn nốt nhỏ

Khóc mùa hè mà khô cả đại dương

12.

Đạo sỹ soi hình bên suối

Quên đâu con mắt giữa đêm

Vội bước gập ghềnh khe núi

Vơi mòn triền đá chân chim

13.

Ô hay, giây đàn chợt đứt.

Bóng ma đêm như thật.

Cắn đầu tay giá băng.

Điệp khúc lắng trầm trong mắt.

Rồi phím đàn lơi lỏng;

Chùm âm thanh rời, ngón tayrát bỏng

Chợt nghe nguyệt quế thoánghương

Điệp khúc chậm dần theo dấulặng.

14.

Đêm sụp xuống

Bóng dồn một phương

Lạnh toát âm đàn xao động

Trái tim vỗ nhịp dị thường.

Ngoài biên cương

Cây cao chói đỏ

Chiến binh già cổ mộ

Nắng tắt chiến trường

Giọt máu quạnh hơi sương.

15.

Một ngày chơi vơi đỉnh thác;

Nghe bồn chồn tiếng gọi hưkhông.

Giai điệu nhỏ dồn lên đôi mắt.

Mặt hồ im ánh nước chập chờn.

Mặt hồ im, tảng màu man mác.

Ảnh tượng mờ, một chút sươngtrong.

Quãng im lặng thời gian nặnghạt;

Tôi nghe trong đời tấu khúcThiên hoang.

16.

Phủi tay kinh nỗi đảo điên

Tôi theo con kiến quanh triềnđỉnh hoang

17.

Hơi thở ngưng từ đáy biểnsâu

Mênh mông sắc ảo dậy muônmàu

Một trời sao nhỏ xoay khungcửa

Khoảnh khắc Thiên hà ánh hỏachâu

18.

Tiếng xe đùa qua ngõ

Cành nguyệt quế rùng mình

Hương tan trên dấu lặng

Giai điệu tròn lung linh

19.

Bóng cỏ rơi, giật mình sửngsốt.

Mặt đất rung, Ma Quỷ rộn phươngtrời.

Chút hơi thở mong manh trêndấu lặng.

Đêm huyền vi, giai điệu khônglời.

20.

Theo chân kiến

luồn qua cụm cỏ

Bóng âm u

thế giới chập chùng

Quãng im lặng

nghe mùi đất thở

21.

Nỗi nhớ đó khát khao lời dĩvãng.

Vòng tay ôm cuộn khói bângkhuâng

Uống chưa cạn chén trà sươngmóc.

Trên đài cao mây ngự mấy tầng.

Lên cao mãi đường mây khépchặt.

Để xoi mòn ảo tượng thiênchân.

Ô, nguyệt quế ! trắng mờ đôimắt.

Ô, sao trăng? sao ẩn mãicung đàn?

Giai điệu cổ thoáng buồn u uất.

Âm vang xưa xao động trăngngàn.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/01/2016(Xem: 7746)
Xưa kia ở chốn núi rừng Có đàn khỉ nọ khoảng chừng năm trăm Họp bầy nô rỡn quanh năm, Một hôm khỉ rủ nhau thăm bìa rừng Có cây cổ thụ nhiều tầng Mọc bên bờ giếng sáng ngần ánh trăng. Giếng sâu. Dưới đáy nước trong Trăng tròn in bóng bềnh bồng nổi trôi Khỉ kêu: "Thôi chết! Nguy rồi! Mặt trăng rơi xuống giếng khơi đây này
07/01/2016(Xem: 8576)
Lập Tịnh Xá: Khai truyền mối đạo Cho chúng sanh nương náu tu hành Dắt người đến chỗ thiện lành Trau tâm dồi trí để thành hiền nhân. Lập Tịnh Xá: Xây nền đạo đức Cho chúng sanh tiến bước lên đường Về miền Cực Lạc Tây Phương Là nơi cảnh Phật Niết Bàn an vui.
05/01/2016(Xem: 11149)
Dòng tộc Họ Hồ tại Việt Nam Được khai sinh từ một người duy nhất Đã hơn một ngàn năm Xuất phát tại Hương Bào Đột Quỳnh Đôi, Quỳnh Lưu, Nghệ An Vào thời đại Nhà Ngô - Nhà Đinh Đại Cồ Việt Ngài chính là Đức Nguyên Tổ Hồ Hưng Dật Ngài mang họ Hồ, một tộc họ Bách Việt Văn võ tuyệt siêu, học vị trạng nguyên
02/01/2016(Xem: 27317)
Trần Nhân Tông (chữ Hán: 陳仁宗; 7 tháng 12 năm 1258 – 16 tháng 12 năm 1308,) là vị vua thứ 3 của nhà Trần trong lịch sử Việt Nam. Ông trị vì 15 năm (1278 – 1293) và làm Thái Thượng hoàng 15 năm. Trần Nhân Tông được sử sách ca ngợi là một trong những vị vua anh minh nhất trong lịch sử Việt Nam. Ông có vai trò lãnh đạo quan trọng trong Chiến tranh Nguyên Mông-Đại Việt lần 2 và lần 3. Trần Nhân Tông cũng là người đã thành lập Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, lấy pháp hiệu là Đầu ĐàHoàng Giác Điều Ngự. (Tham khảo từ trang Web. Vikipedia.org VN.)
30/12/2015(Xem: 9198)
Phụng Phật chăm lo phổ hoá truyền Trì hành Kinh Pháp lẽ đương nhiên Tam ngôi vô thượng không gì sánh Bảo giữ chơn thường trọn phúc duyên Phổ cập nhân sinh trong Tứ chúng Biến cơ mầu nhiệm trải nhân thiên Trang Nhà phương tiện tuỳ tâm hưởng Quảng Đức sáng soi Chánh Pháp truyền.
27/12/2015(Xem: 9069)
Lặng im dõi mắt nhìn thôi Thấy người hạnh phúc đứng ngồi bên nhau Nguyện người chung thủy trước sau Gia đình êm ấm đừng bao giờ buồn Tình người đẹp mãi luôn luôn
27/12/2015(Xem: 11520)
Có chàng lãng tử lưu lạc giang hồ từ thuở thiếu thời, bỗng một hôm nghe hung tin người cha già rời bỏ trần gian, lòng bồi hồi nhớ đến lời dặn dò năm xưa của cha, lời rằng, “Dù vui, buồn giữ mãi cái tâm trong.” Chàng lãng tử đó là nhà thơ Nguyễn Hoàng Lãng Du, một trong mười nhà thơ -- gồm Bạch Xuân Phẻ, Hàn Long Ẩn, Huyền, Nguyên Lương, Nguyễn Hoàng Lãng Du, Nguyễn Phúc Sông Hương, Nguyễn Thanh Huy, Phan Thanh Cương, Trần Kiêm Đoàn, và Tuệ Lạc -- có mặt trong tuyển tập thơ Tâm Trong vừa mới được nhà sách lớn nhất thế giới Amazon phát hành vào trung tuần tháng 12 năm 2015.
27/12/2015(Xem: 8958)
Mến Đức hiền nhu, bậc Sĩ tài Tặng Người Trưởng tử Đức Như Lai Hoà trong Tứ chúng, Đời ghi nhớ Thượng cảm muôn nơi, Đạo cảm hoài Thích tử vo tròn nguyền phụng Phật Tâm hành Chánh Pháp rạng tương lai Phương châm cứu khổ, Quan Âm hiện Quảng Đức thơm danh chí nguyện Ngài.
26/12/2015(Xem: 7821)
Một làn gió làm biết bao lá rụng Xa cành rồi chiếc lá có buồn không? Nhìn lá bay nghe lạnh ở trong lòng Lá nhẹ quá nên bay theo chiều gió
23/12/2015(Xem: 7376)
Dừng lại nơi góc lặng yên Bụi đường thăm hỏi cái nhìn trần ai Thinh thinh bóng Phật một vài Im im bút cọ mệt nhoài nghỉ ngơi
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]