Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Ấn Tượng Khoảnh Khắc

14/06/201212:06(Xem: 14533)
Ấn Tượng Khoảnh Khắc

TUỆ SỸ ĐẠO SƯ

Thơ và Phương Trời Mộng - Tập 2


Tác giả: Nguyên Siêu
Ban Tu Thư Phật Học Hải Đức Nha Trang
In lần thứ nhất
California - Hoa Kỳ 2006

flowerba

Ấn Tượng Khoảnh Khắc

Tuệ Sỹ

Mộtvài người khách thập phương gặp nhau tình cờ ở sân chùa, nói với nhau vài câubâng quơ. Rồi mỗi người đi theo mỗi hướng. Nhưng rồi, một vài chữ, vài lờitrong các câu nói bâng quơ không ngờ đọng lại đâu đó, không tan biến đi được,do những thăng trầm bất định của lịch sử. Cũng có thể vì giông bão liên tụckhuấy động, nên một vài phút bình an trước đó trở thành khoảnh khắc hoài niệmkhông thể quên được, bất kể hoài niệm đó là gì, có ý nghĩa gì.

Hơnbốn mươi năm qua, tôi cũng không nghĩ ấn tượng đầu tiên, không có gì đặc sắc,mà lại có thể gợi nhớ lâu bền như vậy. Chẳng qua anh cũng như nhiều người khác,nhân có việc gì đó mà đến Sài gòn, tá túc Già Lam chừng một hai hôm, thế thôi.Lần đó, khoảng chừng 1962, anh cùng hai Huynh trưởng nữa, hình như vậy, từ Huếvào. Không rõ việc gì, bởi cũng không có gì đáng phải tò mò. Già Lam hồi đó gồmmột nhà lá cho một chú nhỏ như tôi, không còn ai nhỏ hơn nữa; và đó cũng là nhàăn và nhà bếp. Thêm ba gian nhà gạch còn dang dở, mà một gian tạm thờ Phật, mộtgian cho các chú lớn hơn, và gian còn lại để dành khi Thượng tọa Giám viện,hoặc Thượng tọa Thiện Minh tạm nghỉ mỗi khi các Ngài có việc ở Sài gòn. Khi anhTừ vào tá túc, anh nghỉ chung với tôi tại căn nhà lá. Chỉ đến tối anh mới ghévề nghỉ. Tôi không gặp anh được nhiều do đó cũng không nói chuyện nhiều để quennhiều. Câu nói duy nhất của anh cho đến bây giờ tôi vẫn không quên; không phảinói với tôi, mà chỉ như là nhận xét hay đùa một chút cho vui miện với Huynhtrưởng nào đó. Anh nói "ở đây vậy mà là ông cử, ông tú cả đấy". Tôikhông nhớ rõ cách nói rất Huế lúc ấy, nên không thể ghi lại đúng nguyên văn ởđây.

Nhậnxét của anh không liên hệ gì đến tôi. Vì bấy giờ tôi hầu như không đi học. Lýdo đơn giản thôi: không có tiền đóng học phí, cũng không đủ tiền đi xe buýt.Vốn là chú tiểu lang thang, không có Phật học đường nào dung chứa, hết Sài Gònrồi Lục tỉnh, rồi miền Đông; may mà được Thượng tọa Giám viện thương tình chotạm tá túc khi Già Lam vừa mới lập. Tất nhiên, sau đó ổn định dần, tôi cũng bắtđầu đi học; như du mục định cư, rồi mới nói đến chuyện tri thức.

Dùcó khoa trương thêm lý lịch bản thân, tôi cũng cảm thấy có cái gì đó rất khónói từ lần đầu tôi gặp anh Từ. Chưa hề có ai tôi gặp một lần mà để lại ấn tượnglâu dài như vậy. Ấn tượng ấy thật sự cũng chỉ mơ hồ thôi. Không phải là dấu ấnsâu đậm để có thể nhớ mãi.

Cũnglạ thật; có những người sống chung với nhau nhiều năm, gần như anh em ruộtthịt, nhưng khi xa nhau một thời gian thì không còn nhận ra nhau nữa, dù họkhông có mâu thuẫn xã hội hay tâm lý nào. Cũng có người chỉ gặp nhau mộtthoáng, lại gắn bó với nhau một cách vô hình, hay vô tình.

Tấtnhiên tôi còn gặp anh thêm nhiều lần nữa. Lần nào cũng chỉ chào hỏi thôngthường, rồi trao đổi vài ba câu gì đó. Dù vậy, cho đến bây giờ, tôi vẫn cảmnhận có một sự thân thiết nào đó gắn lbó tôi và anh, bên ngoài khuôn sáo đờithường.

Lầncuối cùng, anh đưa tôi đến nói chuyện với một lớp học của Gia đình. Buổi ấy,tôi thật bối rối, không nói được gì cả. Có khi ngồi im lặng gần nửa giờ. Nhữngđiều muốn nói lại không thể, hay không được phép nói. Còn những điều có thểnói, thì chỉ là những lời sáo rỗng. Tuy nhiên, sau đó tôi cảm thấy được an ủi,bởi trong mắt nhìn của anh bấy giờ u uẩn nỗi ưu tư bàng bạc.

Ngàynay, khi nghe tiếng trẻ nô đùa dưới sân chùa vào ngày chủ nhật, tôi nghĩ, anhtái sinh tại một nơi nào đó, thiên giới hay Cực lạc, hay cõi Ta bà đầy thốngkhổ, có cảm thấy bất chợt bồi hồi bởi những rung động từ khoảnh khắc tâm tư quákhứ của anh vẫn còn ngân vang, trên muôn trùng lớp sóng vô thường biến dịch.Trên lớp sóng phế hưng ấy, tâm nguyện của người Phật tử như hạt giống Bồ đề đãchuyển thể thành kim cang bất hoại.

Hômnay, nhân ngày giỗ của anh, tôi đốt nén tâm hương tưởng vọng anh. Trong đốm lửanhỏ, tâm nguyện của anh vẫn còn thắp sáng cho thế hệ đàn em của anh.

GiàLam, giữa tiết Thanh minh, Quý Mùi,

Phậtlịch 2547

TuệSỹ

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
03/06/2014(Xem: 16483)
Ba bảy pháp trợ Bồ đề viên mãn Bốn niệm xứ căn bản của tu hành Bốn chánh cần hằng niệm mỗi chúng sanh Bốn như ý viên dung nguyện đầy đủ
02/06/2014(Xem: 10969)
Ta về thả giấc ngủ trưa Giựt mình, Hương núi rừng đưa bên thềm. Đất trời Xanh một niềm riêng Cánh hoa còn đọng màu nguyên xuân nầy.
02/06/2014(Xem: 10720)
Tu là sửa một quá trình trải nghiệm Quán chiếu tâm thanh lọc hết mê lầm Diệt bản ngã điều tiên quyết trọng tâm Chuyển nghiệp lực mới chính là thành quả Tu phải hiểu rõ ràng luật nhân quả
29/05/2014(Xem: 14820)
Tu tại gia hay xuất gia Khiêm cung trên kính dưới hòa nhẫn kham Thay người việc khó tranh làm Thành tựu việc tốt chớ ham cho mình Khi tĩnh tọa lúc nhàn đàm Phải luôn quán chiếu nên nhàm thị phi
29/05/2014(Xem: 11573)
Ngọn đuốc cúng dường Tổ quốc Lê Thị Tuyết Mai, pháp danh Đồng Xuân (1947-2014) Nguyện làm ngọn đuốc thiêu thân cúng dường Huệ mạng Đồng Xuân bảo chứng quê hương Phản đối láng giềng Trung Quốc xâm chiếm Lãnh hải Việt Nam trân quý yêu thương!
29/05/2014(Xem: 10123)
Bồng bồng ! Bống bống bang bang Bống theo chân Bụt Dặm ngàn hóa thân . Chiếc hài Tấm ướm vừa chân Thành hia bảy dặm đến gần quân vương.
29/05/2014(Xem: 13928)
DÒNG THƠ QUÊ HƯƠNG Quê hương yêu dấu ngàn thơ Lời ru mẹ kể à ơ ngày nào Quê hương muôn thủa ngọt ngào Ca Dao nước Việt tuôn trào ngàn sau .
28/05/2014(Xem: 15455)
Nụ cười Di Lặc thật hồn nhiên Bình đẳng ban vui rải Phước điền Dìu dắt kẻ tà ra nẻo chánh Vỗ về chúng khổ dứt ưu phiền Đường xa Bảo Sở đưa về tới Vực thẳm Nại Hà vớt được lên
27/05/2014(Xem: 13011)
Cuộc đời rồi cũng vậy thôi Cũng là thân phận con người khác chi, Cùng mang một khối sân si Công danh sự nghiệp một thì trôi qua, Trẻ thơ rồi đến tuổi già Ốm đau bịnh tật đến giờ ra đi, Đau thương giây phút biệt ly Xác thân tan rã còn gì mai sau,
27/05/2014(Xem: 12699)
Hôm ấy đạo sư có việc ở làng quê hẻo lánh và đưa đệ tử đi theo. Cả hai đều cuốc bộ. Dọc đường, đạo sư bảo đệ tử tạm nghỉ chân dưới một tàn cây xanh um, như cái dù lớn che nắng trưa chói chang. Cách đó xa xa là một dòng suối nhỏ chắn ngang. Đạo sư bảo : “ Thầy khát. Nhờ con lấy dùm thầy chút nước. “
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]