Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

BỐN: Người Tù Trong Ký Ức Thi Nhân

14/06/201212:06(Xem: 16774)
BỐN: Người Tù Trong Ký Ức Thi Nhân

TUỆ SỸ ĐẠO SƯ

Thơ và Phương Trời Mộng - Tập 2


Tác giả: Nguyên Siêu
Ban Tu Thư Phật Học Hải Đức Nha Trang
In lần thứ nhất
California - Hoa Kỳ 2006

flowerba

Bốn

Người Tù Trong Ký Ức Thi Nhân

Conngười sinh tồn trong cõi mộng đã không nhiều thì ít, không lắm lần hay chỉ có mộtlần cũng lưu bóng dáng, hình hài qua những bước chân. Dẫu vô tình hay cố ý như chim nhạn bay qua TrườngGiang vẫn không khỏi in ảnh hình xuôi theo dòng nước lạnh. Người Tù biền biệt theo tháng năm, nhưng hìnhdáng Người còn lưu lại nơi đâu đó, mang theo những vần thơ của thiên tài lỗi lạc. Thể nghiệm qua cuộc sống, tương quan giữa ngườivới người, đã có những sự liên đới mật thiết, theo tình tự bẩm sinh, theo thóiquen bạn bè, theo cách điệu thi nhân, trong cuộc rong chơi nhiều ước hẹn. Người Tù đã gầy dựng và để lại cho mai sau nhữngáng văn chương, thi tứ phiêu diêu, mông lung huyền ảo. Biết bao cảm xúc dạt dào trút đổ dồn dập vàotâm tư, vào tâm tưởng của thi nhân như những đợt sóng của đại dương cuồn cuộn vỗbờ đã tạo thành cảm hứng, làm nên chất liệu sống thầm lặng nhưng dạt dào, êm đềmnhưng hối hả, đơn sơ nhưng tráng lệ, dịu dàng nhưng hùng tráng thôi thúc thinhân viết thành những dòng cảm xúc.

Rảirác đó đây, khắp cùng các nẻo đều có mặt thi nhân, có sự tạo dựng và nuôi dưỡng,thừa tiếp một công trình kiến tạo ngàn đời của Người Tù thế kỷ. Những người đồng tâm sự, hay những người đã mộtthời sát cánh cùng Người Tù rảo khắp các miền:

“Từnúi nọ đến biển im muôn thủa.

Đỉnhnúi này và hạt muối đó chưa tan”

đểlàm chứng nhân cho một thời phiêu bạt.

Bằngmỗi cái nhìn khác nhau, các thi nhân đã viết về Người Tù mỗi khía cạnh chẳng đồng,mỗi góc độ khác biệt, tùy theo những cảm nhận cá biệt.

Triếtgia Phạm Công Thiện đã gọi Người Tù là “Anh Hùng Dân Tộc”“Thiền Sưlỗi lạc nhất, thông minh nhất, uyên bác nhất, và trong sạch nhất của Việt Namhiện nay.”

Nhàthơ Bùi Giáng lại có vẻ nghệ sĩ hơn, Người Tù “mang một nguồn thơ Việt phiphàm” hay “Một bài thơ “Không Đề”của ông đủ khiến ta khiếp vía mấtăn mất ngủ”mà nêu lên đề nghị: “Đại Sư nên gác bỏ viết sách đi, và làmthơ tiếp nhiều cho, nếu không thì nền thi ca Việt mất đi một nhân tài quá lớn.Chỉ một bài thơ Tuệ Sỹ đã trùm lấp hết chân trời mới – cũ, Đường Thi Trung Hoatới siêu thực Tây Phương...”

ÔngNguyễn Minh Cần tuy chưa gặp, nhưng: “Lòng tôi rất xúc động. Nghĩ đến Thầy, nghĩ đến một tài năng của đấtnước, một niềm tự hào của trí tuệ Việt Nam, một nhà Phật học uyên bác.”

Họcgiả Đào Duy Anh trân quý Người Tù như bảo vật: “Thầy là viên ngọc quý của Phậtgiáo và của Việt Nam.”

Trênđây là những nét chấm phá về Người Tù đã tạo thành bức tranh thủy mặc, lãng đãngnhững sợi khói mờ, những cây cổ thụ và sườn đá sừng sững, dáng dấp kiêu hùng củabàn tay tạo hóa, hay đôi tay người Mẹ hiền đã nuôi dưỡng Người Tù khôn lớnthành vách tường đồng vững chắc ngăn chặn cuồng phong bão tố. Thi nhân đã hoàn thành những tác phẩm hiếndâng cho đời thưởng ngoạn. Bức tranh ấylà bảo vật cổ quý giá chỉ có những bậc sành điệu mới biết giá trị của nó, mớitâng tiu cất giữ.

NgườiTù qua nét bút của các nhà nghệ sĩ tạo dựng nên nhiều hình ảnh đa dạng, cuồng nộ,phóng thể, lập chân tùy theo từng trường phái. Qua cái nhìn của một triết gia thì nét bút thẳng và đứng, hiên ngang vàvững mạnh như những cội thông già ngàn năm trên núi tuyết, hứng sương mai, nắngchiều và gió rừng vi vu, rì rào hát với thông những bài tình ca dân tộc, nhữngthiên tình sử quê hương để tô thắm núi rừng, đồng bằng cỏ cây thêm xanh biếc.

NgườiTù qua cái nhìn của một nhà thơ, một đại thi hào thì nét bút phóng thể, hưng phấn,phiêu diêu thơ mộng như áng mây vương bồng bềnh trên bầu trời thu, lang thangqua những đồi phong nhuộm màu quan san. Qua những đỉnh núi cao, mặt biển rộng vang rền tiếng sóng. Áng mây trời khi tan khi hợp, linh động nhiệmmầu, hóa thân vào cát bụi để làm cát bụi. Hóa thân vào cỏ nội hoa ngàn để làm bông hoa điểm xuyết đồng cỏ hoang,làm nhựa cây để nuôi cây sống, làm ánh nắng để sưởi ấm muôn loài. Nét vẽ lung linh ảo diệu, khi thực khi hư vớinghệ thuật pha màu tuyệt hảo.

NgườiTù qua cái nhìn của một nhà văn với nét bút tả chân gãy gọn, bình dị. Nét bút hài hòa, đằm thắm và tươi tắn, tạonên dáng vẻ dung dị một Người Tù, giữa lớp người kiêu sa hãnh tiến.

NgườiTù qua cái nhìn của một học giả thì nét bút trân kỳ, sang cả hiển lộ sự quýphái hiếm hoi, mà những người quyền quý cao sang, vọng tộc, các bậc vương hầubá tước mới có trong tay. Đó là viên ngọcKha Nguyệt, viên ngọc Trị Thủy, viên Như Ý Bảo Châu. Là khối kim cương lóng lánh, chặt đứt các vậtthể khác. Nhà học giả biết quý trọng cácviên ngọc đó. Viên ngọc ẩn mình trong tảngđá ngàn năm trên núi tuyết. Viên ngọc đượctồn sinh dưới lòng đại dương sâu thẳm. Người thợ chạm ngọc biết được giá trị của viên bảo ngọc.

Trênđây là một vài ký ức của thi nhân cảm niệm về Người Tù thế kỷ, còn tất cả chỉlà một thoáng qua mành, như làn gió thoảng làm lay động cành sương, như làn hươngphảng phất thơm lây, như sợi tơ chiều vương vương trong nắng, rồi tan, rồi tắtlịm.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
03/02/2018(Xem: 7801)
Nước kia có một ông vua Vốn ham việc lạ, lại ưa chuyện đùa, Tuổi vua bẩy chục có thừa, Một hôm cao hứng nhân mùa đầu Xuân
27/01/2018(Xem: 10233)
Người mắt biếc ngây thơ ngày hội lớn Khóe môi cười nắng quái cũng gầy hao Như cò trắng giữa đồng xanh bất tận Ta yêu người vì khoảnh khắc chiêm bao.
27/01/2018(Xem: 7513)
Anh chàng Đại Lãng thuở xưa, Có tài đô vật rất ư tuyệt vời, Lại thêm sức mạnh hơn người,
27/01/2018(Xem: 7769)
Phóng tác theo bản CHIỀU TÀ của Phạm Duy phổ lời từ bản nhạc nguyên tác Sérénata, tác giả Ý Enrico Toselli. Lắng chuông tiếng chùa ngân Vạn dập dìu tiếng kinh Ngày nao, nhớ mãi năm nào Nguyệt tuế quay vần Duyên kiếp chưa hề lỡ rồi Đã vô úy sầu chưa? Lời này là Quán Âm Quỳ hương dưới ánh trăng vàng Ôm gối ơ hờ Ôi tiếng chuông chùa ngân trầm Chiều thanh thanh lâng lâng lòng người Đời triền miên khóc tiếng chào đời Ngài hỡi! Xuống đây đi nghe lời tha thiết Như chuyện bình tâm Lời mong kia là đó Cho nhau nâng niu lời kinh
26/01/2018(Xem: 14892)
Công ơn Thầy Tổ mênh mông Dù đi hay ở vẫn không phụ lòng Thầy như trăng sáng trời trong Lắng soi tâm thức suốt thông lòng mình .
23/01/2018(Xem: 7482)
Ta hoàn tục mà lòng như thưở trước Sống giữa đời bằng tất cả con tim Biết cảm thông qua bao cảnh ưu phiền Mong chia sẻ một chút gì hiểu biết .
22/01/2018(Xem: 8272)
Vui đâu cho bằng vui chùa Có Thầy có Bạn có mùi trầm hương Có tiếng khánh có đạo trường Có lòng hiểu biết tình thương vô bờ .
18/01/2018(Xem: 11099)
Như Vầng Trăng Tỏa (thơ) Ta nghe kinh mà lòng nhẹ thoát Bao não phiền chợt cuốn trôi đi Chẳng mong chi tuổi tên chức vị Mong thực hành ánh đạo từ bi .
17/01/2018(Xem: 6804)
Nhiệm mầu Phật Pháp cao sâu Hành chuyên lợi lạc chẳng cầu cúng xin Hơi ta ta biết một mình Chân ta ta bước hành trình mãi thôi .
17/01/2018(Xem: 8129)
Hồ Ly Mót Vàng (truyện thơ), Ở bên sườn núi thuở xưa Có ngôi chùa nhỏ với sư rất già Lông mày sư tựa tuyết pha Chòm râu cước trắng mượt mà đẹp thay, Chùa nghèo, mọi việc hàng ngày Dù cho nặng nhọc một tay sư làm
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]