Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

07. Nào Có Ra Đi

31/01/201206:22(Xem: 11827)
07. Nào Có Ra Đi

Nào Có Ra Đi

Kiên Giang

“Dù xa cách mấy trùng dương

Ở đâu cũng có quê hương trong lòng”

Tháng 3/2007, có người trao cho tôi Tuyển tập nhạc Dòng Thơ Gọi Tình Người và Tập thơ Quê Hương Nguồn Cội của cùng tác giả Mặc Giang. Tôi nay đã 80, đang tập trung viết hồi ký, từ bỏ mọi sinh hoạt thù tạc, nhưng khi nhìn tựa đề 2 cuốn sách, tự dưng có thiện cảm nên gác lại mọi việc để đọc trong nhiều đêm, suy tư chìm lắng… thẳm sâu… ưu tư… với hồn thơ Mặc Giang.

Qua các bài: Quê hương còn đó, Ta đi trên quê hương, Ta đi trên nước non mình, Đưa nhau đi trên quê hương, Về thăm quê cũ, Việt Nam còn đó muôn đời, Sông núi hồn thiêng... tôi liền bị cuốn hút theo Mặc Giang vào dòng chảy tình tự về kỷ niệm tuổi thơ, gia đình, bè bạn, và danh lam, thắng cảnh, gấm vóc, sử tích, cội nguồn v.v… 

Mỗi nhà thơ là một vũ trụ thu hẹp. Vũ trụ của nhà thơ Mặc Giang không những đậm đà, sâu lắng, dịu vợi, bao trùm cả quê hương ba miền Trung Nam Bắc, mà còn lan tỏa đến tình thương nhân loại. Vũ trụ tâm hồn của Mặc Giang thật là cao rộng. 

Không hề biết mặt, không hề một lần giao tiếp, với mối đồng cảm của nhà thơ cao tuổi, tôi xin đón nhận và vẫy chào. 

Theo tôi, không nên chẻ sợi tóc làm ba đánh giá so le khi chưa thấu triệt ý nghĩa trầm tích trong từng bài thơ : Tình cha muôn thuở, Tình mẹ muôn đời, Reo binh minh thức dậy, Nghe rừng khua gió núi, Con người phiêu bạt, Lời thùy dương, Chiếc bóng thời gian, Miền Bắc quê hương tôi, Miền Trung quê hương tôi, Miền Nam quê hương tôi… Chúng vừa là ấn tượng, vừa là tiếng nói con tim của tâm linh tiềm tàng tình quê hồn nước, sâu lắng trong hơi thở, cô đọng trong huyết thống của mỗi người Việt Nam đối với quê hương cố thổ. 

Mỗi người đều ôm ấp quê hương trong lòng, bởi Tình quê hong giọt nắng, Thuyền về bến cũ, Mơ màng ôm vũ trụ, dù sống ở đâu, vẫn có đôi mắt trong trái tim, trái tim trong ánh mắt, để nhớ để thương từng tên sông tên núi, từng ngọn cỏ lá rau, từng bóng dáng thân quen trên mọi nẻo đường. Từ niềm vui lẫn nỗi buồn cũng như từ hy vọng lẫn đau thương, Mặc Giang viết rất thật, cảm thụ rất sâu, nên người đọc không riêng gì thân nhân mà độc giả mỗi miền đều có sự đồng cảm với tác giả. 

Tâm hồn Mặc Giang tuy bay bổng nhưng biết đáp xuống trên từng phần đất mà tổ tiên dày công khai phá, gìn giữ, bảo tồn, và tứ thơ Mặc Giang khơi dậy nỗi niềm, tâm tư, chất chứa niềm tự hào, khí tiết của dòng chảy truyền lưu qua từng thế hệ. 

Thi sĩ chân chính phải có khí tiết của bậc cao sĩ vô danh, là biết siêu việt và viên dung mọi giá trị đối lập. Giá trị này hẳn nhiên đã được gợi mở bằng giáo lý Bồ-tát đạo-- một giáo lý đề xướng tinh thần cứu độ chúng sinh của nhà Phật. Biết nghĩ và làm như thế, nên nhà thơ Mặc Giang có thể đánh động và xoáy động tình người, và hơn thế nữa là kêu gọi thiết lập tình nhân loại, để ai cũng tập nhìn về mối quan hệ “bốn biển đều là anh em”, để lúc nào cũng thấy rằng, “anh với tôi đâu phải người xa lạ, dù không quen cũng gợi cảm tình người”. Là cái nhìn vượt lên mọi phân định về ý thức hệ, mở ra một chân trời sáng lạn của thông điệp tình thương. 
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/01/2012(Xem: 8589)
Ta là Di Lặc, Đức Phật của mặt trời Ta chiếu soi với lòng từ ái bình đẳng đến tất cả Ta được gọi là Đức Phật kế tiếp không phải bởi vì ta sẽ biểu hiện trong hình sắc thân thể Nhưng bởi vì ta sẽ đến với những ai tiến bộ trên những giai tầng của con đường tâm linh và nói: " Hãy là những người thân hữu hạnh phúc, và hãy ban bố phước lành."
22/01/2012(Xem: 10280)
Trước khi định nói điều gì Ta nên học hạnh nhu mì lắng nghe, Trước khi chỉ trích, cười chê Ta nên nhìn lại tự phê phán mình.
21/01/2012(Xem: 10017)
này cô, cô ni nhỏ xin giữ thật vắng lặng từng bước cô đi thật dịu dàng hãy lắng nghe từng góc chùa tiếng gió xao xác của rừng thiền năm xưa kể lại một thời Đức Phật đã ngồi vắng lặng
20/01/2012(Xem: 12075)
Tuổi trẻ chưa tường tỏ sắc không Tâm xuân vừa đến trăm hoa lòng Chúa Xuân hiện hữu thừa chân lý Giường Thiền tĩnh toạ thấy hồng rơi. (Tâm Thường Định dịch)
18/01/2012(Xem: 14636)
Viết, để khen tặng người trong cuộc đã vì tình thương, sự sống, vượt qua mọi lằn mức của khổ đau, chịu đựng và thân phận - TNT Mặc Giang
15/01/2012(Xem: 8567)
Thời gian như thể thoi đưa Ngày nào bé tí giờ vừa sáu mươi Sáu mươi - tuổi thích ăn chơi Chẳng thèm quà bánh chỉ xơi thuốc nhiều Sáu mươi mới thật biết yêu Yêu con yêu cháu hơn yêu chính mình
15/01/2012(Xem: 13822)
Đi cho hết cõi Ta Bà,sống cho trọn kiếp nhân sinh, cuối cùng chúng ta quay đầu về cố quận, điểm không cùng của sanh tử, lằn ranh vô tận của vô minh, khởi đầu và chung cuộc. Mộtsự đối diện gay go, thách đố giữa hai bờ mê ngộ, trên từng đỉnh cao ngút ngàn củagian truân vất vả, với vô thường cận kề nối nhịp, hay trên từng hoang sơ trơ trụituyết sương, nhịp bước cùng ta trong sự hoan hỷ tuyệt cùng?.. Trong chuỗi dài bất tận đổi thay của năm tháng, quá khứ nối nhịp với tương lai, trở thành thông lệ, mỗi lần xuân đến mang theo hương lạ, khiến cho cõi lòng hân hoan...
14/01/2012(Xem: 11277)
“Mùa Xuân bỏ vào suối chơi Nghe chim hát núi gọi trời xuống hoa Múc bình nước mát về qua Ghé thôn mai nọ, hỏi trà mạn xưa ” Chỉ bốn câu thơ mà đã hiện lên đôi nét chấm phá về “Gã từ quan” Phạm Thiên Thư.
13/01/2012(Xem: 17300)
Ánh sáng từ trái tim trong sáng (clear heart) của vị thiền sư đang thiền định từ nửa đêm đến gần rạng sáng đã trở thành ánh trăng, và bởi vậy, trăng vẫn sáng...
13/01/2012(Xem: 13689)
Xuân pháo đỏ cúc vàng bánh tét Con thơ cười giữa tiếng trống lân Khói nghi ngút giữa nhan và pháo Chan hòa trong nắng ấm tình xuân
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]