Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

1. Những mảnh tối cuộc đời

19/01/201206:42(Xem: 7918)
1. Những mảnh tối cuộc đời

· Viết, nhân đọc hai câu chuyện “Người Đàn Ông Da Cá Sấu”, và “Người Vợ Van Xin Cứu Chồng”, đăng trên Bán Tuần báo VL vào 2 Tuần khác nhau, và tôi đã tìm đọc thêm trên các Mạng để nắm rõ.

· Viết, để khen tặng người trong cuộc đã vì tình thương, sự sống, vượt qua mọi lằn mức của khổ đau, chịu đựng và thân phận.

· Viết, để chia sẻ những mảnh tối cuộc đời.

· Và viết từ trên Chuyến bay … trong chuyến đi …

· Cá nhân chúng tôi đã trực tiếp liên lạc thăm hỏi, CPQ đã giúp vợ chồng anh chị Phương + Bưởi …t ; vợ chồng anh chị Sơn + Hoa …t và ước mong vẫn còn tiếp tục.

· Những vị hảo tâm có lòng qua 2 câu chuyện Người Đàn Ông "Da Cá Sấu" Người Vợ Van Xin Cứu Chồng, xin liên lạc trực tiếp qua số điện thoại: Anh chị Phương & Bưởi 0166-5181981 ; Anh chị Sơn & Hoa 0974-926249.

Nỗi đau của gia đình người đànông “da cá sấu”

Thoát khỏi lưỡi hái tử thần sau khi bị cháy khí ga, cả người anh Phương không còn da nữa mà chằng chịt những vết sẹo trồi lên, co kéo, rúm ró. Khuôn mặt anh biến dạng, đôi cánh tay bị dính chặt vào nách khiến anh không thể tự lo cho mình những vụn vặt nhỏ nhất, ngay cả miếng ăn, nước uống.

Anh Phạm Văn Phương, xã Khánh Công, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình, có lẽ là bệnh nhân nằm điều trị lâu nhất trong Khoa Phẫu thuật Tạo hình Viện Bỏng Quốc Gia. Một tai nạn bỏng cách đây gần một năm rưỡi, đã biến anh từ người đàn ông khỏe mạnh thành một dị nhân với vô số di chứng nặng nề trên cơ thể.

Chị Nguyễn thị Bưởi, vợ anh Phương cho biết, khi tai nạn xảy ra, anh mới từ quê vào tỉnh Bình Thuận làm phụ bếp cho một nhà hàng được hơn một tháng. Một ngày tháng 4-2009, anh Phương đang thay bình ga trong bếp thì khí ga bị rò, lửa bùng cháy, bén vào người biến anh thành một cây đuốc sống! Anh Phương đau đớn lăn lộn dưới đất, rồi bò chạy ra đường cầu cứu. Sau đó, anh được đưa đến bệnh viện Huyện, rồi Tỉnh, nhưng các bác sĩ đành bó tay nhìn cả cơ thể anh gần như đã bị ngọn lửa tàn phá. Cuối cùng, anh được chuyển đến Bệnh viện Chợ Rẫy để hồi sức đặc biệt.

“Nghe tin chồng bị nạn, tôi vội vàng từ quê vào ngay. Khi nhìn vào phòng mà chồng tôi đang nằm điều trị, có 4 người, thì tôi không biết chồng mình là ai. Lúc bác sĩ chỉ cho tôi giường của anh ấy, tôi không tin vào mắt mình. Người bị trương phình, cả gương mặt và thân hình hoàn toàn biến dị”, chị Bưởi kể lại.

Sau đó, suốt một tháng, anh Phương hôn mê, thỉnh thoảng lại nói sảng kêu tên vợ con hay ấm ớ nói: “Ơ, sao mấy mẹ con lại bỏ tôi đi”, “cho tôi về đi, chữa trị thế này còn tiền đâu cho con tôi ăn học”,… Sau 5 tháng nằm điều trị, trải qua 4 lần phẫu thuật, anh Phương cũng thoát khỏi cái chết, nhưng cuộc sống bắt đầu sau đó không hề dễ dàng, vì những di chứng để lại quá nặng nề.

Khi ra Viện, dù nhớ hai đứa con ở nhà quay quắt, vợ chồng chị không dám về quê, mà thuê một căn phòng nhỏ gần Viện, rồi ngày ngày vợ giúp chồng tập đi, tập nắm hy vọng, các vết thương sẽ lành dần. Thế nhưng, cơ thể anh không còn một vạt da, những bóng nước nổi lên như những quả trứng gà rồi lại tự vỡ ra nhớp nháp, hoặc nếu không, chị phải dùng kim chích thủng cho nó xẹp xuống, tạo thành những sẹo lồi. Rồi hai cánh tay anh bị dính chặt vào nách, đau đớn, không thể cử động được.

“Mỗi lần con nhắn tin vào hỏi, mẹ ơi, bố đỡ chưa?”, tôi lại phải nhắn dối con rằng bố đỡ rồi, khi nào bố khỏi hẳn thì bố mẹ sẽ về, rồi nằm vật xuống khóc nức nở”, giọng nghẹn ngào, chị Bưởi kể lại.

Bám trụ mãi ở Sài Gòn không được, vì mọi chi phí đều đắt đỏ. Tết năm đấy, vợ chồng chị quyết tâm về quê.

“Có đến chết, tôi cũng không thể nào quên hôm ấy. Khi vừa nhìn thấy anh ấy, từ bố mẹ già, đến các anh em đều sững sờ rồi khóc nửa nở. Không ai có thể ngờ người chồng khỏe mạnh của tôi giờ lại có hình thù thế này. Khổ nhất là hai đứa trẻ, chúng ôm chặt bố rồi lăn khóc hu hu. Tất cả hàng xóm, người đi đường vây quanh, nhìn chồng tôi mà bàng hoàng. Đứa cháu 5 tuổi con người anh trai vừa nhìn thấy Chú thì hét lên sợ hãi”, chị Bưởi kể trong tiếng nấc, rồi ôm mặt nức nở.

Trong giây phút ấy, hai dòng nước mắt cũng lặng lẽ lăn dài trên khuôn mặt méo mó, chằng chịt sẹo của anh Phương và lã chã rơi xuống sàn. Tất cả những bệnh nhân và người nhà có mặt trong phòng mắt cũng đỏ hoe.

Khi đã bình tĩnh lại, chị Bưởi kể tiếp, thời gian điều trị ở Chợ Rẫy đã tiêu tốn 300 triệu đồng. Chị phải nhờ người bán hết nhà đất ở quê được 150 triệu, rồi vay mượn thêm anh em, làng xóm để trang trải.

Lúc về quê, vợ chồng chị Bưởi dọn tới ở cùng với bố mẹ chồng. Trong thời gian ở nhà, các vết sẹo trên cơ thể anh Phương vẫn phồng lên lại xẹp xuống, người anh lúc nào cũng rỉ nước, bứt rứt như có vô số con kiến đốt. Ban ngày, anh không dám ra ngoài cứ đi đi lại lại trong nhà vì sợ mọi người chung quanh hoảng sợ, nhưng cứ đêm đến, sợ kinh động giấc ngủ của vợ con, anh lại lao ra đường đi lang thang cho đỡ cơn đau nhức. “Trong đêm, thỉnh thoảng khó chịu quá, anh ấy mới vô nhà gọi vợ dậy nhờ đấm, vỗ lưng cho”, chị Bưởi kể.

Niềm an ủi lớn nhất với anh Phương chị Bưởi là cả hai đứa con của họ, một học lớp 12, một học lớp 10, đều rất ngoan ngoãn, học giỏi và thương bố mẹ. Khi chị Bưởi vào chăm sóc chồng ở Sài Gòn, phải bán nhà, hai chị em thuê một căn phòng nhỏ gần trường để trọ học. Từ khi bố mẹ về, ngoài thời gian đi học, hễ rảnh lúc nào là hai chị em thay nhau đấm bốp, quạt cho bố.

“Suốt hơn một tháng hè mất điện, nóng như vậy, người bình thường còn khó chịu, nữa là người bịnh như anh ấy. Hai đứa nhỏ thương bố vô cùng, thay nhau quạt, xua ruồi cho bố, có khi chúng học xong khuya rồi, vừa quạt vừa ngủ gật, nhìn mà xót xa vô cùng. Những khi đi học về thấy mẹ mải làm việc nhà mà để bố ngồi một mình bị ruồi, muỗi bâu vào, hai đứa lại càu nhàu tôi”, chị Bưởi kể lại.

Chị cho biết, sau một thời gian ngắn ở nhà, chị đưa chồng lên Bệnh Viện Bỏng Quốc Gia tại Hà Nội chữa tiếp. Qua thêm 3 lần phẫu thuật ở Viện Bỏng Quốc Gia, các bác sĩ đã giúp tách rời được phần thịt ở hai cánh tay dính vào hai nách. Tuy vậy, cả hai cánh tay Phương vẫn không thể cử động hay cầm nắm gì được.

Tiến sĩ Chủ nhiệm Phẫu thuật Tạo hình tại Viện cho biết, những tổn thương bỏng của Phương rất nặng nề, vì cả cơ thể anh không còn da nữa, chỉ có đầy dẫy những vết sẹo nên cơ hội cấy ghép da cho anh không có. Hiện tại, các bác sĩ chỉ có thể cố gắng phẫu thuật giúp anh hồi phục chức năng tay để có thể tự phục vụ được một số việc tối thiểu, nhưng cần phải có thời gian, sớm chậm chưa nói được.

“Bây giờ tôi cũng qua giai đoạn buồn rồi, bắt đầu quen dần với hoàn cảnh của mình và biết rằng, có lẽ vợ chồng tôi sẽ phải gắn bó với bệnh viện suốt đời. Tôi không dám mong chồng mình được trở lại bình thường vì biết điều đó là không thể, chỉ hy vọng chữa được đôi tay để anh ấy có thể xúc cơm ăn được”, chị Bưởi chia sẻ.

“Lúc mới vào phòng, vừa nhìn thấy anh ấy, tôi thấy khiếp sợ vô cùng, thầm nhủ ‘sao trên đời lại có người trông như thế kia’, nhưng quả thật, sống ở đời 62 năm rồi, tôi chưa gặp trường hợp nào bị bỏng nặng như anh ấy, chưa thấy hoàn cảnh nào đáng thương như thế, và nhất là cảm phục người vợ chăm sóc chồng chu đáo, yêu thương như vợ anh”, bác Nguyễn Văn Lẳng (Bắc Ninh) – người bệnh nằm cùng phòng với anh Phương bày tỏ…

Những mảnh tối cuộc đời


Em cứ bảo, em đủ sức chịu đựng

Dù khổ đau đến mấy cũng cam lòng

Dù cơ cùng đến mấy cũng ước mong

Miễn anh sống và vượt qua cái chết

Em cứ nói, em đủ sức chịu hết

Anh biết rồi, chịu hết, phải không em

Anh thấy rồi, em đếm cả bóng đêm

Chan nước mắt xuống thềm hoang tê tái

Khổ đau quá, em trở thành ngây dại

Nụ cười khô, đeo cành héo, vương sầu

Mắt trĩu buồn thăm thẳm đáy vực sâu

Tim quặn thắt, buốt từng cơn rỉ máu

Anh biết mà, bởi tim anh biết nói

Anh nghe mà, bởi lòng anh biết nghe

Nằm một chỗ, nhưng em đâu có dè

Cái tri giác của anh băng cách cảm

Trong bóng đêm còn mù mờ chút sáng

Cuối đường hầm còn ngõ ngách tìm đi

Nhưng đời anh, chấm hết, chẳng còn chi

Em vẫn chấp nhận bởi tình thương và sự sống

Trong thất vọng, ươm mơ tia hy vọng

Cuối điểm cùng bỉ cực lại thái lai

Nhưng đời anh, chấm hết, chẳng mảy may

Em vẫn chấp nhận, giọt đau mòn ánh mắt

Tận đáy hồn mê, mây mù giăng mắc

Cuối bờ vực thẳm, băng giá lên ngôi

Anh úp mặt trong mảnh tối cuộc đời

Em cam chịu những gì cay đắng nhất.

Tháng 10 – 2010

Mặc Giang

* Quí Pht tnào có lòng ho tâm giúp đ,xin vui lòng liên lctrc tiếpvi

AnhPhươngChị Bưởiqua số điện thoại:
Trong nước: 0166-518-1981
Ngoài nước: 0084-166-518-1981


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
26/09/2014(Xem: 10961)
Đường lên đó vẳng lời chim lảnh lót Dọc ven sông hoa nắng trổ mây lồng Dòng Hương khuất sau cánh rừng cây lá Qua dốc đồi thoáng hiện bóng Huyền Không
25/09/2014(Xem: 9141)
Chiều buồn ngồi ngắm mây bay. Mây ơi, gió hỡi có hay được rằng, Cuộc đời là kiếp lằng nhằng. Quanh đi quẩn lại chỉ ngần ấy thôi.
24/09/2014(Xem: 11157)
Xanh cây lá rừng cao trầm hùng vĩ Chập chùng lên ghềnh đá tảng đồi hoang Ẩn hiện triền non ven sườn dốc Thanh Lương Am thấp thoáng giữa sương ngàn
24/09/2014(Xem: 30725)
Vào năm 2007, có thêm 13 kỷ lục Phật Giáo Việt Nam (PGVN) được Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam (Vietbooks) & Báo Giác Ngô công bố rộng rãi. Trong số đó, xin nhắc lại một kỷ lục: “Ngôi Chùa Có Bản Khóa Hư Lục Viết Trên Giấy Lớn Nhất Việt Nam- Bản kinh do cư sĩ Đặng Như Lan viết tại chùa Vĩnh Nghiêm, Q.3, TP.HCM năm 1966. Bản kinh viết dựa theo Khóa hư lục của Trần Thái Tông (1218-1277) có kích thước rộng 1,78m, dài là 2,7m, hiện đang được trưng bày tại chùa Phổ Quang, Thành phố Hồ Chí Minh”.
24/09/2014(Xem: 14678)
Ngọn núi nhỏ Phổ Đà, còn được gọi là Núi Ông Sư, thuộc địa phận làng Xuân Tự, xã Vạn Hưng, huyện Vạn Ninh- tỉnh Khánh Hòa, cách thành phố biển Nha Trang khoảng 50 cây số về hướng Bắc, có hình thù của một “ông Tượng” nằm giữa một vùng mây nước hữu tình, tứ bề sơn thủy làng mạc bao bọc tạo nên một bức tranh phong cảnh bàng bạc thơ mộng và thiêng liêng ấm cúng.
24/09/2014(Xem: 11248)
Thôi, chia tay tiễn một người Căn duyên đã dứt, xa rời trần gian Chia buồn gia quyến chít tang Chia xa người khuất, suối vàng đón linh Đã xong, sống trải hết tình Tàm quý học đạo, tịnh thanh tâm thường
23/09/2014(Xem: 11819)
Nỗi trôi từ độ vô minh Đớn đau từ thuở thác sinh làm người. Sóng dồi bão dập ... tả tơi Đời tan tác mộng , nghiệp phôi pha tình.
22/09/2014(Xem: 10587)
Đừng trách đừng buồn đừng thở than Đừng hờn đừng giận đừng ngỡ ngàng Nhẹ nhàng chấp nhận điều ngang trái Oán hận làm chi chuyện bẽ bàng
21/09/2014(Xem: 11782)
Cõi tạm ta bà, cõi nghiệt oan, Can chi sân hận đến hơi tàn. Một nhành dương liễu xua ba nghiệp, Bốn tiếng hồng danh (*) độ sáu đàng. Ma đạo lộng hành thời mạt pháp,
21/09/2014(Xem: 12588)
Không vui, không buồn Một thời Thế Tôn ở Sàketa, rừng Anjana, tại vườn Nai. Rồi thiên tử Kakudha, sau khi đêm đã gần mãn, với nhan sắc thù thắng chói sáng toàn khu rừng Anjana, đi đến đảnh lễ, bạch Thế Tôn: Thưa Sa môn, Ngài có hoan hỷ không? Ta được cái gì, này Hiền giả, mà Ta hoan hỷ? Nếu vậy, thưa Sa môn, có phải Ngài sầu muộn? Ta mòn mỏi cái gì, này Hiền giả, mà Ta sầu muộn? Vậy thời thưa Sa-môn, Ngài không hoan hỷ và không sầu muộn? Thật như vậy, này Hiền giả.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]