Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tuyển tập 92

28/11/201113:14(Xem: 14057)
Tuyển tập 92

TUYỂN TẬP THƠ MẶC GIANG

Tuyển tập 10 bài - thơ MặcGiang - 92

(Từ bài số 911 đến số 920)

01.Mở cửa tìnhthương 911

02.Chân thân bấttuyệt 912

03.Gõ tiếng Diệt– Sinh 913

04.Bảo châu nhưý 914

05.Kết một đàisen 915

06.Tâm như bấtthối 916

07.Dòng sôngnhân ái 917

08.Tàn cát bụi 918

09.Trái tim biếtthở 919

10.Chuyện HaiDòng Sông 920

Mở cửa tình thương

Tháng 12 – 2007

Nghe gì không em hỡi

Hoa cỏ ngậm mùi sương

Nghe gì không anh hỡi

Sỏi đá gọi bên đường

Long lanh từng tia nắng

Reo ấm áp ngày về

Đêm đêm chìm thanh vắng

Reo vạn lý sơn khê

Vang đồi cao gió hát

Liên điệp khúc vấn vương

Lan sông sâu biển rộng

Đâu không bến tình thương

Chuông ngân dài tỉnh thức

Tiếng thanh thoát trong lành

Không còn đâu lằn mức

Như mây trắng trời xanh

Ca vang đồi thế kỷ

Vượt ranh giới biên cương

Nở rừng hoa thiên lý

Tỏa ngát ngát muôn phương

Hướng đi muôn vạn lối

Hướng đến muôn vạn đường

Nhân sinh đừng khắc khoải

Hãy mở cửa tình thương

Không sầu muộn vương vương.

Chân thân bất tuyệt

Tháng 12 – 2007

Sương đêm không ướt áo

Mưa gió phớt đầu trần

Như một áng phù vân

Bay giữa ngàn mây biếc

Ta ngồi đây, ai biết

Vốn hiện hữu ngàn xưa

Đến mãi mãi ngàn sau

Chân thân còn nguyên vẹn

Ra đi không ước hẹn

Sao khắc khoải chia lìa

Ô kìa, ánh sao khuya

Đêm đêm đâu có mất

Giữa ngàn mây xanh ngát

Thuyền ai đậu bên đê

Sông bến cũ vỗ về

Dòng sông xưa nguyên vẹn

Trường giang sông nước ấy

Vẫn sông nước muôn đời

Nghe tiếng nói không lời

Là thanh âm bất diệt

Kìa chân thân bất tuyệt

Ta muôn thuở tồn sinh.

Gõ tiếng Diệt - Sinh

Tháng 12 – 2007

Qua dòng sông sinh diệt

Ta gõ tiếng diệt sinh

Nhận chân được bóng hình

Đã từ vô lượng kiếp

Ta lên đường đi tiếp

Cho đến tận hôm nay

Mãi mãi đến ngày mai

Ưu đàm hoa bát ngát

Từ vô thỉ không khác

Đến vô chung không màng

Đường thánh đức thênh thang

Ánh đạo vàng rạng rỡ

Giữa rừng hoang hoa nở

Ngàn cây lá xanh tươi

Sương ngậm cỏ reo cười

Trùng trùng muôn vạn hữu

Qua vĩ tuyến Thành - Trụ

Qua kinh tuyến Hoại – Không

Nhẹ hơn áng mây hồng

Treo giữa thềm hư ảo

Qua dòng sông sinh diệt

Nhìn bóng dáng diệt sinh

Ta, tự thể nguyên trinh

Em cùng ta hiện hữu.

Bảo châu như ý

Tháng 12 – 2007

Giữa rừng hoang hiu hắt

Ta nằm nghe tiếng khóc

Của muôn loại nhiểu nhương

Khắp ba nẻo sáu đường

Ban từ ân tế độ

Chúng sinh còn đau khổ

Ta mạnh bước lên đường

Chúng sinh chưa tỏ tường

Ta móc hầu bao lớn

Đeo phong trần một gánh

Quảy một túi trên vai

Nhìn sinh tử không hai

Vẫn là sông là núi

Nhìn sâu vào ba cõi

Như gió thoảng mây bay

Kiếp sinh linh đọa đày

Nghe rồi mau tỉnh ngộ

Hoa từ bi nở rộ

Hoa chân lý đơm bông

Hoa pháp giới rỗng không

Đó là hoa tự tánh

Xưa nay trầm luân mãi

Bởi mê giác hai đường

Mở rộng, thỏng tay buông

Mất hai đầu chung - thỉ

Kìa bảo châu như ý

Ta cất bước ra đi.

Kết một đài sen

Tháng 12 – 2007

Một ngày mai em nhé

Ta sẽ nói em nghe

Nhìn sông nước đây này

Nghe gì không sóng vỗ

Dừng tâm tư, bỏ ngõ

Cái gì vỗ, nói đi

Mở miệng, nện ba hèo

Ngậm câm, khư ba trượng

Nhìn thêm kia, lá phướng

Phất phơ trước gió lồng

Hỏi có gió hay không

Gió lộng hay phướng lộng

Và nhìn đây, nắm tuyết

Cái gì đóng tuyết băng

Mỉm cười, không nói năng

Như nụ hoa hàm tiếu

Hoa cười, ai có hiểu

Em cười, em hiểu hoa

Là đã kết nên tòa

Nở đài sen bát ngát.

Tâm như bất thối

Tháng 12 – 2007

Đời có chi là khổ

Ta cứ sống an lành

Như mây trắng trời xanh

Thong dong bay cùng khắp

Dù cội già gai góc

Dù hoa lá xinh tươi

Ta vẫn cứ mỉm cười

Giữa đồi cao gió hát

Mang nguồn tâm của ý

Gởi hương nội cỏ đồng

Cho hoa lá đơm bông

Đến bờ lau sỏi đá

Có, thì có tất cả

Không, vốn đã là không

Nhìn pháp giới rỗng không

Băng ngang dòng sinh diệt

Giữa muôn trùng biền biệt

Thật ra chẳng hai bờ

Lật bức ảnh mịt mờ

Chắp tay hoa mầu nhiệm

Nhìn cái huyễn, không huyễn

Đã dứt sạch huyễn rồi

Thỏng tay buông, thảnh thơi

Trụ tâm như bất thối.

Dòng sông nhân ái

Tháng 02 – 2008

Kéo đại dương, cho biển khơinhỏ lại

Xếp trùng khơi, để thu hẹphai bờ

Đưa bàn tay bắt một nhịp nênthơ

Cây cầu đã nối liền muôn giớituyến

Biến cát đá thành ngọc ngàkim xuyến

Đốt bụi tro thành một khốilửa hồng

Trổ chông gai điểm nụ lá đơmbông

Xóa góc cạnh kết vòng trònđan kín

Đường tung kia, đến vô cùng,mất hút

Đường hoành kia, đến vô tận,không còn

Đem hư hao đổ vào cõi cànkhôn

Không thêm bớt giữa muôntrùng biến hiện

Có nghĩa gì nửa tinh cầu gócbiển

Thắp tâm như, hiện thực tựlòng ta

Thắp tâm hoa, rung động cảthiên hà

Đừng đeo đẳng phù trầm xuabóng tối

Bởi vì sao, nên mù mờ le lói

Bởi lụn tàn, nên đom đóm đêmđen

Tỉnh mộng chưa, hay mớ ngủ,lãng quên

Lại mộng mị ôm hoang đường mêsảng

Biển khơi kia, trùng trùngnhưng có hạn

Đại dương kia, mênh môngnhưng có bờ

Còn tâm ta, trùm khắp cả hưvô

Sao rút cổ thập thò trong ốcđảo

Hoa tận mỹ, thơm hương bờthạch thảo

Đá đơm bông, cát trắng lộngtrùng dương

Trao tin yêu, tràn ngập bếntình thương

Cùng tắm mát trên dòng sôngnhân ái.

Tàn cát bụi

Tháng 02 – 2008

Tiếng quốc quốc điểm canhtrong thanh vắng

Tiếng vạc buồn rỉ rả vọng đêmsương

Tiếng ếch nhái hòa tấu giữaruộng nương

Tiếng hổ rống rền rền khua ménúi

Nước róc rách nỉ non bên bờsuối

Sóng rì rào vụn vỡ thả trôisông

Muôn vì sao nhấp nháy ngóngsao Hôm

Sao Mai ẩn vì đêm dài chưasáng

Ba mươi năm, tam thập đeo bếncát

Bảy mươi năm, thất thập cổlai hề

Thế kỷ là bao, thế hệ sao hè

Trăm năm hĩ, phong trần trêutuế nguyệt

Đông không lạnh mà giá bănghơn tuyết

Hạ không nồng mà oi bức hơnthan

Thu tím chi khô héo cả điêutàn

Xuân đoản hậu, xếp cánh sầuchín nụ

Thuyền ai đó, gác mái chèobến cũ

Khách mỏi mòn ngóng đợichuyến đò ngang

Núi non kia mờ sương khóigiang san

Sông biển này phủ trùng dươngvợn sóng

Bảy mươi năm, cuối đỉnh đồiđổ dốc

Ba mươi năm, chập chững gánhphiêu bồng

Hố thâm sâu, vùi lấp, thế làxong

Nhân thế hỡi, phù sinh tàncát bụi

Ba mươi năm, bóng thời gianđánh đổi

Bảy mươi năm, thất thập cổlai hy

Hoàng tuyền kia, ôi bóng tốiđen sì

Bãi tha ma, lạnh lùng rongrêu phủ

Hư vô mờ sương khói

Khép cánh cửa hoang vu

Rồi cũng trả thiên thu

Nghĩa gì đày nhân ngã.

Trái tim biết thở

Tháng 02 – 2008

Hát nữa đi anh, tiếng tự tìnhmuôn thuở

Hát nữa đi em, lời chan chứatin yêu

Tiếng hát quê hương, sắc gấmhoa thêu

Bao thời đại trải dài dònglịch sử

Năm ngàn năm, đan thanh trònnét chữ

Giống Lạc Hồng, son sắt vẹnhùng anh

Trời xanh xanh, trang sử cũngxanh xanh

Đất rộng mở, giang sơn tràngấm vóc

Hát nữa đi anh, từ Nam Quan,Bản Giốc

Hát nữa đi em, thắm đượm đếnCà Mau

Bản hùng ca tự ngàn xưa đếnmãi mai sau

Hà Nội, Huế, Sài Gòn, khắp bamiền đất nước

Bản trường ca, đời sau quathuở trước

Trổi điệp khúc, hai tiếng gọiViệt Nam

Quê hương này, đất nước này,là của Việt Nam

Tình tự này, giang sơn này,da vàng máu đỏ

Hát nữa đi em, cho trái timbiết thở

Hát nữa đi anh, cho máu thấmthịt thau

Ta hát nhau nghe, trọn vẹn con tàu

Reo khắp nẻo đường quê hương rực sáng

Không còn nữa, đông dài giálạnh

Không còn nữa, hạ nắng chóichan

Không còn nữa, thu tím điêutàn

Cho xuân thắm bốn mùa lộnggió

Tiếng tình tự trao nhau nhưthế đó

Vẹn câu thề trang trải vạntin yêu

Là người Việt Nam,gìn giữ, nâng niu

Quét tất cả mọi sắc màu xanhđỏ.

Chuyện Hai Dòng Sông

Tháng 02 – 2008

Nước sông Gianh vẫn thì thầmmuôn thuở

Sông Bến Hải vẫn đập vỗ đôibờ

Máu lệ nào xào xạc mảnh tànkhô

Hồn tử sĩ lung linh mờ rêuphủ

Suối vàng kia, em ơi, yêngiấc ngủ

Hoàng tuyền đây, anh hỡi,thấm thịt da

Nghe nao nao tiếng quốc quốc,gia gia

Sương gió lạnh xa đưa miềnbăng giá

Tôi đứng lặng nhìn anh mờ biađá

Tôi chạnh lòng nhìn em, mắtlong lanh

Thắp nén hương, nghe thấmthía ngọn ngành

Hồn sông núi, lâng lâng niềmthổn thức

Trường Sơn tỏa chiều tànloang khói bạc

Biển Đông vang đêm xuốngkhuất hoàng hôn

Tim lặng câm, nghe se thắtdập dồn

Hai dòng sông chôn vùi baoxương máu

Nước róc rách, đôi bờ khuasông núi

Sóng rì rào, đập vỗ đẩy bờ xa

Anh nằm kia, chìm dĩ vãngphôi pha

Em ngủ đó, tóc sương bay bụigió

Ánh mắt em nhìn tôi, rồi bỏngỏ

Đôi mắt anh, thoáng hiện nétđăm chiêu

Thương nhau nghe, nói saonữa, chi nhiều

Ai không thấm đoạn đành cơndâu biển

Sông Gianh kia trầm ngâmkhông lên tiếng

Bến Hải đây nghèn nghẹn nóikhông lời

Thương tiếc em, yên giấc ngủngàn thu

Thương tiếc anh, Trường Sơn mờ biển Thái.

01. Tiếng lòng nức nở quêhương 01

02. Thầm lặng 02

03. Việt Nam, quê hương cònđó 03

04. Quê hương còn đó, đợi chờ04

05. Từ đó xa mờ 05

06. Tiếng kêu cứu quê hương 06

07. Thương Thầy An Thiên 07

08. Chùa tôi 08

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
07/02/2013(Xem: 18202)
Nửa thế kỷ Tôn Sư vắng bóng, Ánh Đạo Vàng tỏa rộng muôn phương Hôm nay tổ chức huy hoàn Hằng năm kỷ niệm, đàn tràng tôn nghiêm. Môn đồ Tứ chúng ngưỡng chiêm,
06/02/2013(Xem: 10489)
Bước đi từng bước vào chánh niệm Dáng khoan thai uy lực vô cùng Phật kinh hành đất chuyển trời rung Oâi! Huyền diệu bước chân giải thoát
06/02/2013(Xem: 7669)
Xuân về thăm lại cố hương Cây đa bến cũ thân thương mái chùa Ngô khoai hương lúa bốn mùa Dòng kinh biến đổi đất chua ngàn đời Nhạn về én lượn nơi nơi Mái chèo khua nước sao rơi đầy thuyền Cô thôn nữ hát đưa duyên Giao mùa nắng ấm hoa viền cành xuân
04/02/2013(Xem: 11472)
Trên đỉnh Phù Vân Đường lên Yên Tử mây dìu bước Qua suối Giải Oan đá dẫn đường Hoa yên dấu ấn thời Điều Ngự Bảo Sát âm vang một cõi Thiền Rừng tháp đây rồi lưu chấn tích Mái chùa che cả một giang sơn Chùa Đồng vang dội linh thiêng núi Cột đá uy nghiêm đứng giữa dòng Hàng tùng che mát lòng nhân thế Gốc sứ nhả hương giữa bụi trần Sỏi đá rêu phong còn biết nói Người đời sao nỡ để ai quên
04/02/2013(Xem: 13310)
Không được gọi là nhà thơ nhưng rất nhiều người VN vẫn có thể làm thơ. Thơ phổ biến khắp nơi với đủ loại người. Thơ không đọc bình thường như văn mà ngâm lên du dương trầm bổng, lại thêm các loại đàn sáo, tranh, bầu... sau thêm đàn nguyệt phụ họa nên ngâm thơ là một loại hình nghệ thuật cổ truyền, thuần túy VN. Ai cũng có thể đọc thơ một cách diễn cảm nhưng để ngâm thì phải biết cách. Bồng mạc, sa mạc, lẩy Kiều... Để nắm những cách thức ấy phải là người chuyên môn, thường xuyên luyện giọng chứ không phải tự nhiên ai cũng ngâm được.
30/01/2013(Xem: 11405)
Thi tính phản ảnh thật rõ nét qua kinh sách cũng như phong cách của những người tu hành đãảnh hưởng sâu đậm đến các sinh hoạt văn hóa của hầu hết các quốc gia Phật Giáo ÁChâu. Thi phú nói chung có khả năng khơi động những xúc cảm sâu kín và thanhcao nơi con người giúp họ vượt lên trên các bản năng thô thiển và trói buộc củasự sống.
29/01/2013(Xem: 10284)
Áo này mẹ dệt cho con Nắng mưa hai buổi gánh mòn bờ vai Áo một mảnh tình chia hai Mai này áo rách không phai lời nguyền Áo giải thoát, áo phước điền Áo che mát cả nhân thiên bốn loài.
26/01/2013(Xem: 10716)
Cận cảnh tượng cụ Nguyễn Du bằng gỗ gù hương khủng ở Việt Nam
25/01/2013(Xem: 7858)
Nầy hỡi dân tộc Việt Nam ! Tổ quốc ta gần Năm Ngàn Năm Văn Hiến. Lịch sử oai hùng, dựng nước bởi Minh Quân Con cháu ngàn đời, nguyền nối tiếp Tiền nhân Vươn trổi dậy từ tinh thần bất khuất. Người Việt nam chơn chất Mà tự hào, son sắt đậm tình quê. Già trẻ gái trai, khi quốc biến nguyện thề.
21/01/2013(Xem: 10915)
Một lòng yêu nước với yêu quê Sang lánh trời Tây vẫn nhớ về Non nước đớn đau lòng tu sĩ Đêm về gợi nhớ bóng hương quê Nghìn năm văn hiến giờ đâu thấy Nghĩa lý luân thường mất đã lâu Khổ đau oằn quại triền miên kiếp
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]