Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tuyển tập 23

28/11/201113:14(Xem: 13582)
Tuyển tập 23

TUYỂN TẬP THƠ MẶC GIANG

Tuyển tập 10 bài - thơ MặcGiang - Số 23

(Từ bài số 221 đến số 230)

[email protected]

21 Ta nhủ mình nghe ! 221

22 Vung lật úp, coi chừng, hết thở ! 222

23 Không nghe và không nói ! 223

24 Uốn, tan tác, còn chi uốn nữa ! 224

25 Hỡi hai mùa mưa nắng ! 225

26 Bài thơ thứ sáu : Kéo lại vầng thơ 226

27 Bài thơ thứ bảy : Gởi Quê Hương 227

28 Bài thơ thứ tám : Gởi Miền Quê 228

29 Bài thơ thứ chín : Gởi Vùng Sâu 229

30 Bài thơ thứ mười : Gởi Thị Thành 230

Ta Nhủ Mình Nghe !

Tháng 12-2004

Một kiếp phong sương trên đường gió bụi

Quãng đường dài đã mấy chục năm qua

Bước nhiêu khê len lỏi bước trầm kha

Đi đi mãi giữa cuộc đời muôn mặt

Có những đêm về

Trăng sao vằng vặc

Thu mình góc nhỏ

Gát cửa cô liêu

Quãng đường đi, đã làm được gì, còn lại bao nhiêu

Tay vắt trán, dõi mắt nhìn đời, sức cùng lực kiệt

Ngày mai chưa đến

Một trời biền biệt

Quá khứ dần qua

Bỏ lại sau lưng

Đèo vi vu, gió hú nửa chừng

Chiều xuống dốc, cuối đời chưa thỏa

Trông đêm tối có những vì sao sáng tỏa

Bãi cát vàng có những hạt cát trắng tinh

Ngẫm gần xa rồi lại ngẫm tới mình

Gần hết một đời, không ra sao cả

Có những loài hoa, ươm hương hữu xạ

Cây cỏ bên đường cũng được thơm lây

Còn riêng ta, chẳng có chút mảy may

Vậy mà đứng giữa trời chi chật đất

Tiếng dế nỉ non, xa đưa lây lất

Đời ta vô hại, cũng có lợi mà

Cây cỏ điêu tàn mới nổi lá hoa

Sao lại bảo bùn đen không nghĩa lý

Ta phải sống cho đời còn ý vị

Khi nằm yên thì buông xả chẳng sao

Trời còn ông thấp ông cao

Đất còn lồi lõm chớ nào phẳng phiêu

Có thô mới quí mỹ miều

Có thiển mới thấu những điều cao xa

Có cửa thì mới có nhà

Có bờ lau sậy có phà qua sông

Đời ta, có, còn hơn không !!!

Vung lật úp, coi chừng, hết thở !

Tháng 12-2004

Khung trời tròn tròn

Như một nắp vung

Đưa mắt nhìn đời

Nắp vung nho nhỏ

Ai không từng đi đây đi đó

Ai không từng hiểu nọ hiểu kia

Trên đôi chân đã nạm đôi hia

Bước bảy dặm đường trường còn ngắn

Xem tang hải nhuộm màu cay đắng

Nhìn nương dâu pha sắc huênh hoang

Tròn bóp thành vuông

Vuông bóp thành tròn

Khắp trong thiên hạ

Nhìn đời nửa mắt

Có thật hay không, chưa chắt

Cuộc đời lắm kẻ, phải không

Tự cao tự đại, đeo đá đèo bồng

Còn đâu nữa, đức khiêm cung từ tốn

Cuộc đời, có ai hại được ai, mà ớn

Cuộc đời, có ai nói được ai, mà e

Nhưng một khi cùng khốn, đâu dè

Nắp vung đó, úp đầu, ngoi không được

Thở còn khó huống chi tìm phương chước

Tam thập lục kế

Chẳng kế nào xong

Đứng cũng chết trân

Chạy chẳng thoát tròng

Thế mới biết, cuộc đời ghê gớm lắm

Nhiều đêm nghĩ ngẫm

Thẩm thấu nhân tình

Một kiếp phù sinh

Cùng trong trời đất

Mỗi người, tự vẽ theo cung bậc

Mỗi người, tự phóng nẻo phiêu du

Rồi đẳng đeo, đeo mãi mịt mù

Phỉ chí trên đường chưa ngã gục

Ngạo mạn khinh đời luôn thôi thúc

Nhìn trời nhìn đất chỉ bằng vung

Cho đến khi nguy khốn cực cùng

Vung lật úp, coi chừng, hết thở !!!

Không Nghe Và Không Nói !

Tháng 12-2004

Không muốn nói bỡi vì không muốn nói

Không muốn nghe bỡi vì không muốn nghe

Nhưng có mắt nên phải thấy, đâu dè ?

Nhưng có tai mà không nghe, sao được ?

Vì có mắt nên nhìn sau thấy trước

Vì có tai nên nghe trước nghe sau

Thấy phong trần lại thấy đến biển dâu

Nghe đau thương lại nghe màu tang hải

Thấy đọa đày lại thấy thêm ách ải

Nghe nhục vinh lại nghe lắm đãi bôi

Nghe, biết bao nhiêu tiếng khóc cuộc đời

Thấy, biết bao nhiêu niềm đau nước mắt

Hỏi núi thẳm thì núi cao chất ngất

Hỏi rừng sâu thì rừng ngủ miên man

Hỏi biển khơi thì sóng vỗ bẽ bàng

Hỏi sông cạn thì bờ khô cát trắng

Hỏi ban ngày thì vừng nhật đổ nắng

Hỏi ban đêm thì bóng nguyệt mơ màng

Hỏi trời cao thì trống rỗng thênh thang

Hỏi đất rộng thì lặng yên bất động

Trông thanh vắng, vô tình lên tiếng vọng

Vì làm người trong một cõitrần gian

Lại tương sinh trong một kiếpnhân gian

Vốn khổ ải nên phải nhiều đàyđọa

Muốn ấm êm, khơi bếp hồngbừng tỏa

Muốn thương yêu, uống giọtnước cam tuyền

Muốn chan hòa nên đóng cửaoan khiên

Muốn hy vọng phải xây mầm sựsống

Chứ có gì mà than trời thổibộng

Chứ có gì mà trầm thống kêuca

Bã phù sinh đem vá víu ta bà

Sao lại trách, không nghe vàkhông nói !!!

------------------

Uốn, Tan Tác, Còn Chi UốnNữa !

Tháng 12-2004

Uốn chữ nghĩa mòn ba tấc lưỡi

Uốn tình người đè nén lươngtri

Uốn mặc tình cứ thế mà đi

Uốn dửng dưng trơ trơ mắt ngó

Uốn bão nổi bẻ cong đầu gió

Uốn đau thương hỉ hả tiếngcười

Uốn lương tâm bêu rếu conngười

Uốn trục lợi bào mòn nhân thế

Uốn nhũng lạm phì thân chẫmchệ

Uốn của công đầy túi vinh gia

Uốn huênh hoang nào cửa nàonhà

Uốn cửa quyền đắp be bề thế

Uốn danh lợi tình người khôngkể

Uốn ô danh đạp dưới đội trên

Uốn cá mè cho giống lềnkhên

Uốn phù phiếm mặc ai sốngchết

Uốn bào ảnh một đời lê lết

Uốn mặt dày múa võ giương oai

Uốn hiền nhân che phủ bênngoài

Uốn mành thưa đem che mắtthánh

Uốn máu nóng biến dần máulạnh

Uốn trơ gan che mắt con người

Uốn giã tâm vẽ phết tốt tươi

Uốn đã hết một đời chưa đủ

Uốn canh tân đắp be củ hũ

Uốn lòng không rỗng đáy saovừa

Uốn tàn đời dừng lại hay chưa

Uốn tan tác còn chi uốn nữa???

Hỡi Hai Mùa Mưa Nắng !

Tháng 12-2004

Mưa chi lắm cho mưa rơi xơxác

Nắng chi nhiều cho nắng đổđiêu tàn

Sao không hòa cho mưa nắngbình an

Hỡi trời đất đọa đày chi nôngnỗi

Mưa nữa đó, mưa cuồng phongbão thổi

Mưa dầm dề, mưa nước đổ mênhmông

Những vùng cao đã biến mấtthành sông

Cho tất cả ngập chìm trongbiển nước

Mưa nữa đó, mưa ngày đêm, lũlượt

Nước cuốn trôi còn gì xoáynữa đâu

Cho dầu dai lại đau khổ dãidầu

Nước lại trút như nước bènước lũ

Rồi đến nắng, nắng bạo tàn,giận dữ

Đốt xanh tươi, đốt cây cỏcháy khô

Đốt ruộng nương, đốt sôngrạch, ao hồ

Đốt cho cháy những cội cằn,nứt nẻ

Nắng nữa đó, nắng kinh hoàng,đổ lửa

Nắng cho thiêu đốt, bốc khói,hà hơi

Nắng cho khô khan, cay nghiệtrã rời

Sao mưa nắng phũ phàng chi,thế nhĩ !

Mưa ơi mưa, xin mưa rơi ý vị

Nắng ơi nắng, xin nắng đổhoen vàng

Xin thương cùng cuộc sống củanhân gian

Đừng quá quắt, bạo tàn, nghemưa nắng

Mỗi một năm chỉ hai mùa mưanắng

Mà năm nào cũng gieo rắc lầmthan

Hết hạn hán thì lũ lụt kinhhoàng

Xin thử hỏi, trần gian saosống nổi ???

BàiThơ Thứ Sáu : Kéo Lại Vầng Thơ

Tháng 12-2004

Tôi viết tiếp bài thơ thứ sáu

Thất ngôn tứ tuyệt vắng đãlâu

Đến nay mới kéo vầng thơ lại

Biết lấy từ đâu để mở đầu

Biết chữ gì mà để mở câu

Ý thơ, không lẽ chảy qua cầu

Tôi xin kiếm lại vầng thơ đã

Thơ ở đâu rồi ai biết đâu

Xuôi bước bờ đê xuống cuốidòng

Sợi thơ theo nước cuốn, trôisông

Ý thơ thấm nước chìm lâu lắm

Tôi vớt lên bờ đợi nắng hong

Con nước dùng dằng kéo ý thơ

Sợi dây cột chặt, quấn ngangbờ

Ê mình, con nước băng đi mất

Vãi rớt thơ tôi cách mấy bờ

Cảm ơn nước nhé giữ thơ tôi

Dù cách trùng dương khuất núiđồi

Dù có dập vùi bao sóng nước

Nhưng còn lại đó vẫn thơ tôi

Mượn bút tôi xin viết mấy lời

Bài thơ thứ sáu mở đầu thôi

Viết gì trong đó chờ xem nhé

Xin tạm biệt nghe, đừng tráchtôi !

BàiThơ Thứ Bảy : Gởi Quê Hương

Tháng 12-2004

Bài thơ thứ bảy gởi quê hương

Xin nhắc cùng nhau để nhớthương

Trên bước trường đời muôn vạnnẻo

Tình quê ai cũng lắm tơ vương

Đã mở đề rồi, phải thế không

Thơ tôi gởi xuống dưới dòngsông

Nên tôi xin viết hồn sông núi

Sông núi muôn đời quyện núisông

Có nước có sông có núi non

Có hương quê gấm vóc vuôngtròn

Có tình non nước ngàn năm gọi

Có sử vàng ghi những sắt son

Quê hương nay đã được sao rồi

Có khổ nhiều không hay đỡthôi

Thổ mộ, dốc đồi leo nặng nhọc

Vói bàn tay, đắp vá tô bồi

Hãy vá những gì còn rách nát

Hãy xoa cho hết những đauthương

Ruột mềm máu chảy cây rungcội

Dù có ra sao, chớ lấp đường

Nhắc đến quê hương nghe xuyếnxao

Ra đi, dù có ở phương nào

Một khi nhung nhớ về quê cũ

Là nhớ một trời, nhớ biết bao!

Bài Thơ Thứ Tám :Gởi Miền Quê

Tháng 12-2004

Bài thơ thứ tám gởi miền quê

Đồng thấp ruộng cao lối ngõvề

Thoang thoảng hương thơm mùilúa mạ

Dân quê đầm ấm vẹn câu thề

Có những cây cầu nối lối đi

Cầu tre cầu khỉ hay cầu gì

Lại qua, có nhớ về nơi ấy

Lỡ bước bên đường lỡ bước đi

Mùa gặt thôn trang lắm rộnràng

Hỡi ai gánh lúa mới băngngang

Đường xa có nặng đôi vai gánh

Quảy bớt dùm cho một đoạnđàng

Hỏi bác nông phu có mấy lời

Một đời lam lũ giọt đầy vơi

Cháu con có giúp dùm cho bác

Đỡ được chút nào hay chútthôi

Xin hỏi thăm em bé mục đồng

Quê nghèo, em có học hànhkhông

Nhớ xin cha mẹ cho đi học

Kẻo dốt, mai nầy, tội biếthông !

Cho tôi nhớ lại mái lều tranh

Của những ngày xưa sống đẹplành

Dù đã xa rồi tôi vẫn nhớ

Cái thời thơ ấu, tuổi cònxanh.

BàiThơ Thứ Chín : Gởi Vùng Sâu

Tháng 12-2004

Bài thơ thứ chín gởi vùng sâu

Cuộc sống khổ không, thật dãidầu

Vách lá nhà tranh xây ọp ẹp

Phong trần vá đủ, chưa quađâu

Tay trắng, sức người tạm dựng nên

Bào mòn lao khổ dễ nào quên

Đêm ngày cực nhọc đong đưamãi

Từng bước gian truân lắm gậpghềnh

Như thế, hôm nay đã đỡ rồi

Thời gian mới đến khổ ôi thôi

Một trời mờ mịt đèo heo gió

Dở khóc dở cười chớ dễ đâu

Lần lượt phát quang từngkhoảnh vườn

Rồi bầu rồi bí rồi bờ nương

Thêm cây ăn trái cùng khoai,bắp

Cuộc sống dần dà thấy cũngthương

Chung nhau để mở mái trườnglàng

Gọi lớp tình thương cho nósang

Chứ thật, mấy cô cùng bọn trẻ

Lưa thưa, bàn ghế chỉ vàihàng

Tôi là người sống ở vùng sâu

Thời thế đẩy đưa chớ biết đâu

Khoảnh khoắc dần qua cây cắmrễ

Mai sau, thành cắt rốn chôn nhau

Thời tôi hai thế chẳng phôi pha

Con cháu ngày mai bớt đậm đà

Mới biết dòng đời trôi chảy mãi

Thì thôi, non nước cũng non nhà !

Bài Thơ Thứ Mười : Gởi ThịThành

Tháng 12-2004

Bài thơ đang viết gởi về đâu

Phố sá công viên rợp sắc màu

Nên gởi về thăm nơi chốn ấy

Xa rồi, dĩ vãng đã chìm sâu

Nhớ những con đường tôi đã đi

Ngày xưa quen thuộc chẳng lưu gì

Nhưng khi đánh mất, ngàn xa gọi

Khi đã xa rồi, thấm biệt ly

Tôi viết vài dòng thăm phố xưa

Đem thương gởi nhớ nói sao vừa

Thời gian thấm thoát trôi đimãi

Trôi cả ngày về ai biết chưa

Hôm nay phố thị ra sao anh

Thay đổi, cố nhiên, thế đã đành

Nếp sống, dân tình trao thiệnmỹ

Hay cây bay gió, lá bay cành

Còn những em thơ bên hè phố

Còn chị gánh gồng bán hàngrong

Còn em bới rác thòng mũi rỏ

Còn cô mới lớn bán hồng son

Lại còn lớp trẻ bọc xanh xao

Núp xó hẻm đen thổi mộng đào

Ru giấc thần tiên mờ khóitrắng

Khổ thân khổ nước tính làmsao

Tôi không bay nhảy những kiêusa

Đón gió đu cây phớt lụa là

Mà muốn nhìn sâu khu ổ chuột

Nhìn bao rác rưới ngập gần xa

Tôi muốn về thăm lại phố xưa

Ngồi yên đâu đó một chiều mưa

Để nghe quạnh quẽ hồn cô lữ

Lệ sử điêu tàn gởi giọt mưa.

01. Tiếng lòng nức nở quêhương 01

02. Thầm lặng 02

03. Việt Nam, quê hương cònđó 03

04. Quê hương còn đó, đợi chờ04

05. Từ đó xa mờ 05

06. Tiếng kêu cứu quê hương 06

07. Thương Thầy An Thiên 07

08. Chùa tôi 08

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/01/2024(Xem: 5210)
Tôi bắt đầu dịch thơ của Thầy Tuệ Sỹ vì khâm phục đức độ và lòng dũng cảm của Thầy. Khi nhận được những góp ý từ những người hâm mộ thơ Thầy là bài dịch của tôi giúp họ hiểu thơ Thầy hơn, thì khi đó tôi mong muốn dịch toàn bộ các bài thơ của Thầy sang tiếng Anh. Cuốn sách này được viết vì cái mong muốn này đã lớn thành cái đam mê. Có dịch thơ của Thầy, tôi mới thấy rất rõ ràng những bài thơ của Thầy là một cống hiến to lớn không chỉ cho văn hóa Việt Nam mà còn cho Phật giáo thế giới. Thầy đã đem Thiền vào thơ bằng ngôn ngữ của một con suối, một hạt cải hay hai kẻ yêu nhau. Sự trừu tượng hóa này khiến cho rất khó hiểu được thơ Thầy. Nhiều bài, tôi phải suy nghĩ cả ngày, đôi khi cả mấy ngày, mới hiểu ẩn ý của Thầy. Công việc này không đam mê không làm được.
09/01/2024(Xem: 2351)
Gát chuyện hơn thua giữa thế tình Lòng trong trí sáng chuyển vô minh An yên nhiếp niệm về chân tính Lặng lẽ hồi tâm hướng diệu kinh Lễ Phật quay đầu khơi suối tịnh Tham thiền định ý mở nguồn linh Trần lao vọng tưởng tiêu vong bịnh Thanh thản đêm ngày giũ nhục vinh.
03/01/2024(Xem: 5916)
Nguyệt San Chánh Pháp số 145_tháng 12 năm 2023: Tâm chí nhỏ thì nhìn cuộc đời trong phạm vi trăm năm, thấy mục đích sống trong vòng gia đình, xã hội, tôn giáo, quốc gia. Tâm chí rộng hơn thì hướng đến lợi ích của nhân loại, của thế giới, trong hiện tại và nhiều thập niên hay thế kỷ tương lai.Giới hạn nhỏ, lớn là ở nơi không gian và thời gian. Mục tiêu nhỏ, lớn thì đặt nơi lợi ích của cá nhân hay số đông. Nhưng dù ngắn hạn hay dài hạn, con đường tất yếu của đời sống nhân loại là giáo dục. Con đường của Phật giáo ở cuộc đời này cũng không ngoài lãnh vực giáo dục, thuật ngữ thiền môn gọi là giáo hóa, hóa độ, hoằng pháp.
03/01/2024(Xem: 6883)
Bậc chân tu thực chứng thì bước đi không để lại dấu vết. Có nghĩa là không lưu lại dấu vết hay tì vết gì trong tâm thức và hành xử của mình, như được nói trong kinh “Tu vô tu tu, chứng vô chứng chứng” [1]. Tu mà không chấp nơi việc tu của mình mới thật là chân tu; chứng đắc mà không chấp nơi sở đắc của mình mới thật là chứng đắc. Đó là nói sở tri, sở hành, sở chứng của vị ấy trong việc tu tập, hành đạo; chứ trên thực tế, thân giáo và ngữ giáo của bậc tuệ đức để lại vô số kỳ tích và ấn tượng sâu đậm cho những ai được thân cận, học hỏi, thọ pháp. Hòa thượng Tuệ Sỹ là một nhà tu, một con người nhẹ nhàng đi qua cuộc đời như thế.
21/12/2023(Xem: 4975)
Thoắt đã hai năm Thầy về đất Phật Hăm Ba+Hăm Bốn / Mười Hai_ Đại tường Để triêm ân cố Sư Bà viện chủ Cung nghinh Chư Tôn Đức đến Phật đường Giữ mãi trong con về những hình ảnh Đã từng làm thị giả ở bên Thầy Giọng nói tiếng cười như đang bên cạnh Ánh mắt nhìn trìu mến vẫn còn đây...
15/12/2023(Xem: 5287)
Học lịch sử để biết Nhân quá khứ Quả hiện tiền rất thời sự gay go Cứ quây quần tìm giải thoát, tự do Xuôi dòng chảy theo cơ đồ vận nước Và Đạo Pháp thuận theo đời xuôi ngược Lúc Bắc phương vô chiếm được miền Nam Nhiều người vui nhưng lắm kẻ lầm than Bắt Chư Tăng phải nhập trần hoàn tục
14/12/2023(Xem: 3288)
Nắng trải trời thu giữa phố phường Người về ghé lại cảm tình thương Triêm ân đạo cả nào phân được Giữ đức tâm khoan chẳng tính lường Tuổi hạc bình yên vui pháp trưởng Trần đời lặng lẽ sống hiền lương Kinh thâm giảng giải Thầy trao nghĩa Khắp chúng luôn cùng thắm vị hương
03/11/2023(Xem: 3369)
Lâm Tế huân tu ba tát tay Hốt nhiên giác ngộ lạ lùng thay Phá tan kiến chấp vô văn tự Trực chỉ chân tâm thấy biết ngay.
02/11/2023(Xem: 3003)
Nhân khi nghe pháp thoại HT Từ Thông giải thích Hồng danh Đức Phật A Di Đà, con Huệ Hương xin có bài thơ kính tặng Cụ Bà Tâm Thái là hình tượng cho thế hệ trẻ kế tiếp, một kho tàng kinh nghiệm quý báu khi chỉ ra Tuổi già là một hồng ân, là tuổi đạt đến sự tròn đầy của cuộc đời làm người và được làm đệ tử Phật!, dù ở tuổi đại thọ 91, nhưng cụ bà Tâm Thái vẫn tinh tấn niệm Phật mỗi ngày. Xin đa tạ, luật hấp dẫn Vũ trụ hiển hiện ! Phật A Di Đà tên của Vô lượng Quang Chính là ánh sáng vô biên ( không gian ) Còn biểu trưng tên khác …Vô Lượng Thọ Đấy là thời gian vô tận bao trùm lưu bố !
02/11/2023(Xem: 3593)
Kính lễ Đức Quan Thế Âm Bồ Tát …. “Từ chân tánh hiện thân Đại Sĩ Giữa Hồng Trần chẳng nhiễm bụi bay” Ngôi chùa nào của Phật giáo đại thừa hiện nay Bồ Tát Quan Âm đều được trang nghiêm tôn trí! Chiêm ngưỡng hình tượng Ngài, thầm đọc Chú Đại Bi Phổ độ lợi lạc chúng sinh bất tư nghì Mỗi lần lễ vía…. nguyện đọc thông điệp về hạnh nguyện ! Sống hoà hợp, tôn trọng, tinh tấn tụng niệm Tính siêu việt nhất là… hạnh kiên nhẫn, khả năng lắng nghe, Mắt thương nhìn đời không gì có thể ngăn che Tầm thinh cứu khổ cứu nạn với trái tim đồng cảm !
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]