Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tuyển tập 28

26/11/201102:45(Xem: 13703)
Tuyển tập 28

Tuyển tập 10 bài – Tình TựQuê Hương 28

Thơ Mặc Giang

[email protected]; [email protected]

01. Bao thuở can qua

02. Một cõi mênh mông

03. Nhớ về Huyền Trân

04. Tàn cát bụi

05. Trái tim biết thở

06. Chuyện hai dòng sông

07. Hát bản Trường Ca

08. Bóng núi lưng đồi

09. Tiếng Đoạn Trường

10. Nói tiếng yêu thương

Bao thuở can qua !

Tháng 11 – 2007

Thươngngười cố quận quê nhà

Trầm tư độc ảnh quốc đà kêusương

Thươngngười khách thổ tha phương

Nỗi niềm cô đọng vấn vươngđêm dài

Thươngngười tóc trắng sương phai

Sao Hôm le lói, sao Mai xa mờ

Thương người đang độ tuổi thơ

Mái trường lặn hụp i tờ nguyên xi

Thương người đang độ lỡ thì

Nhùng nhằng hai lối bước đi đoạn đành

Thương người đang độ xuân xanh

Mà sao sợi trắng bao quanh đỉnh đầu

Sông Thương có nhớ Sông Cầu

Sông Gianh - Bến Hải sắc màu thời gian

Ai lầm, ai lỡ, ai mang

Ai bồi, ai đắp, ai kham, ai từ

Nhìn trông sông nước lắc lư

Trải bao niên kỷ, đã dư biển sầu

Nam Quan có nhớ Cà Mau

Đồng bào đồng bọc thịt thau đọa đày

Mai sau, ai tiếc nỗi nầy

Chẳng qua dấu vết héo gầy sử xanh

Lá vàng ủ rũ treo mành

Lá non rúng rẩy rung cành gió bay

Có thương, cũng chết niềm tây

Không thương, cũng chết nỗi nầy tình kia

Đoạnđành, bao thuở can qua !!!

Một cõi mênh mông

Tháng 12 – 2007

Mộng hải hồ, trùng khơi sóngvỗ

Nghe chạnh lòng, một cõi mênhmông

Vi vu gió gọi ngàn thông

Mai sau rêu phủ thả dòng hoang sơ

Kìa ai đứng đó trơ vơ

Núi cao biển rộng sóng xô xạc xào

Quê người văn vật giương cao

Quê mình vá đắp bọt bèo ngửa nghiêng

Quê người phố xá công viên

Quê mình trăng ngủ, sao đêm mịt mờ

Quê người phố thị rợp cờ

Quê mình èo uột dại khờ hồn đau

Quê người sắc thắm thêm màu

Quê mình đêm tối, canh thâu chưa tàn

Quê người phố thị thênh thang

Quê mình trúc ngã bên hàng tre xanh

Quêngười thư thả an lành

Quê mình nặng trĩu treo mànhngàn cân

Quêngười ngất ngưởng cao ngần

Quê mình cúi mặt cơ cần đắngcay

Quêngười đêm cũng như ngày

Quê mình chưa sáng đã dàyhoàng hôn

Nhìn trông nước nước non non

Gia gia quốc quốc gọi hồn ainghe !

Nhớ về Huyền Trân

Tháng 12 – 2007

Viếng thăm Đền Huyền TrânCông Chúa

Nhớ Châu Ô, Châu Lý, xa xưa

Báo ân cha, nâng khăn sửa túi

Báo ân nhà, một thuở can qua

Nhìn sắc thể cành vàng lángọc

Ngẫm nhớ câu, cây quế giữarừng

Núi thăm thẳm đèo heo hút gió

Thắp sao mờ, đếm nỗi chung –riêng

Phận nữ nhi, đem thân mở nước

Lại kết giao hai mối an hòa

Bắc nhịp cầu xuyên Nam thẳng tắp

Vững sơn hà, dễ được thế ư

Thắp nén hương dâng lên CôngChúa

Hiển thánh linh phưởng phấtđâu đây

Người sống với sử vàng muônthuở

Tên Huyền Trân mãi mãi khôngphai

Thật xứng danh anh thư nướcViệt

Thật xứng danh công chúa nhàTrần

Vì việc lớn băng qua tiểutiết

Áng mây nào, ai vẽ phù vân

Bồng Nga đeo mảnh tơ hồng

Phong sương tuế nguyệt nonsông nước nầy

Hoàng hôn gác mái bờ tây

Thuyền du biển lộng hoa laytrăng ngàn

Trùng dương sóng vỗ mênh mang

Còn đây dấu nét son vàngHuyền Trân.

Tàn cát bụi

Tháng 02 – 2008

Tiếng quốc quốc điểm canhtrong thanh vắng

Tiếng vạc buồn rỉ rả vọng đêmsương

Tiếng ếch nhái hòa tấu giữaruộng nương

Tiếng hổ rống rền rền khua ménúi

Nước róc rách nỉ non bên bờsuối

Sóng rì rào vụn vỡ thả trôisông

Muôn vì sao nhấp nháy ngóngsao Hôm

Sao Mai ẩn vì đêm dài chưasáng

Ba mươi năm, tam thập đeo bếncát

Bảy mươi năm, thất thập cổlai hề

Thế kỷ là bao, thế hệ sao hè

Trăm năm hĩ, phong trần trêutuế nguyệt

Đông không lạnh mà giá bănghơn tuyết

Hạ không nồng mà oi bức hơnthan

Thu tím chi khô héo cả điêutàn

Xuân đoản hậu, xếp cánh sầuchín nụ

Thuyền ai đó, gác mái chèobến cũ

Khách mỏi mòn ngóng đợi chuyếnđò ngang

Núi non kia mờ sương khóigiang san

Sông biển này phủ trùng dươngvợn sóng

Bảy mươi năm, cuối đỉnh đồiđổ dốc

Ba mươi năm, chập chững gánhphiêu bồng

Hố thâm sâu, vùi lấp, thế làxong

Nhân thế hỡi, phù sinh tàncát bụi

Ba mươi năm, bóng thời gianđánh đổi

Bảy mươi năm, thất thập cổlai hy

Hoàng tuyền kia, ôi bóng tốiđen sì

Bãi tha ma, lạnh lùng rongrêu phủ

Hư vô mờ sương khói

Khép cánh cửa hoang vu

Rồi cũng trả thiên thu

Nghĩa gì đày nhân ngã.

Trái tim biết thở

Tháng 02 – 2008

Hát nữa đi anh, tiếng tự tìnhmuôn thuở

Hát nữa đi em, lời chan chứatin yêu

Tiếng hát quê hương, sắc gấmhoa thêu

Bao thời đại trải dài dònglịch sử

Năm ngàn năm, đan thanh trònnét chữ

Giống Lạc Hồng, son sắt vẹnhùng anh

Trời xanh xanh, trang sử cũngxanh xanh

Đất rộng mở, giang sơn tràngấm vóc

Hát nữa đi anh, từ Nam Quan,Bản Giốc

Hát nữa đi em, thắm đượm đếnCà Mau

Bản hùng ca tự ngàn xưa đếnmãi mai sau

Hà Nội, Huế, Sài Gòn, khắp bamiền đất nước

Bản trường ca, đời sau quathuở trước

Trổi điệp khúc, hai tiếng gọiViệt Nam

Quê hương này, đất nước này,là của Việt Nam

Tình tự này, giang sơn này,da vàng máu đỏ

Hát nữa đi em, cho trái timbiết thở

Hát nữa đi anh, cho máu thấmthịt thau

Ta hát nhau nghe, trọn vẹn con tàu

Reo khắp nẻo đường quê hương rực sáng

Không còn nữa, đông dài giá lạnh

Không còn nữa, hạ nắng chói chan

Không còn nữa, thu tím điêu tàn

Cho xuân thắm bốn mùa lộng gió

Tiếng tình tự trao nhau như thế đó

Vẹn câu thề trang trải vạn tin yêu

Là người Việt Nam, gìn giữ, nâng niu

Quét tất cả mọi sắc màu xanh đỏ.

Chuyện Hai Dòng Sông

Tháng 02 –2008

Nước sông Gianh vẫn thì thầm muôn thuở

Sông Bến Hải vẫn đập vỗ đôi bờ

Máu lệ nào xào xạc mảnh tàn khô

Hồn tử sĩ lung linh mờ rêu phủ

Suối vàng kia, em ơi, yên giấc ngủ

Hoàng tuyền đây, anh hỡi, thấm thịt da

Nghe nao nao tiếng quốc quốc,gia gia

Sương gió lạnh xa đưa miềnbăng giá

Tôi đứng lặng nhìn anh mờ biađá

Tôi chạnh lòng nhìn em, mắtlong lanh

Thắp nén hương, nghe thấmthía ngọn ngành

Hồn sông núi, lâng lâng niềmthổn thức

Trường Sơn tỏa chiều tànloang khói bạc

Biển Đông vang đêm xuốngkhuất hoàng hôn

Tim lặng câm, nghe se thắtdập dồn

Hai dòng sông chôn vùi baoxương máu

Nước róc rách, đôi bờ khuasông núi

Sóng rì rào, đập vỗ đẩy bờ xa

Anh nằm kia, chìm dĩ vãngphôi pha

Em ngủ đó, tóc sương bay bụigió

Ánh mắt em nhìn tôi, rồi bỏngỏ

Đôi mắt anh, thoáng hiện nétđăm chiêu

Thương nhau nghe, nói saonữa, chi nhiều

Ai không thấm đoạn đành cơndâu biển

Sông Gianh kia trầm ngâmkhông lên tiếng

Bến Hải đây nghèn nghẹn nóikhông lời

Thương tiếc em, yên giấc ngủngàn thu

Thương tiếc anh, Trường Sơnmờ biển Thái.

Hát bản trường ca

Tháng 02 – 2008

Ta hát mãi bản trường ca biểnThái

Sóng rạt rào ôm ấp vỗ trùngdương

Dù tang thương có đập giũagió sương

Nước vẫn ngậm mềm môi mùibiển mặn

Ta hát mãi bản Trường Sơnhùng vĩ

Núi ôm rừng trùng điệp kéomênh mông

Từ vùng cao cho đến mỏm nonsông

Đâu đâu cũng, nặng tình quê,sông núi

Tự đầu nguồn đỉnh đồi reo BảnGiốc

Ải Nam Quan rộng mở cửa giagia

Mũi Cà Mau liền một dải nhànhà

Non sông Việt năm ngàn nămvăn hiến

Quốc tổ Hùng Vương, thiêngliêng khói quyện

Giòng giống Lạc Hồng, concháu Rồng Tiên

Một cõi giang sơn, ba mảnhnối liền

Biển rộng sông dài, tình NamTrung Bắc

Bao thời đại, thăng trầm vinhnhục

Bao thời kỳ, hải biến điềntang

Con cháu Việt Nam, dõng dạchiên ngang

Chân cứng đá mềm, bền lòngson sắt

Sông thẳng tắp, phải quanhiều khúc ngặt

Lúa đồng vàng, kết từngkhoảnh mạ non

Cát đá nhiều mới đãi ngọc sắtson

Chí oanh liệt chuyển traotừng thế hệ

Ta hát mãi bản trường ca BiểnThái

Ta trao nhau từng điệp khúcTrường Sơn

Việt Nam ơi, quốctúy quốc hồn

Con chim Lạc, gọi chim Hồngmuôn thuở

Ta hát mãi, trả quên, gởi nhớ

Ta ngân dài, tình tự nâng niu

Bắc Nam Trung soi gương sáng nhiễu điều

Non sông Việt vẫn ngàn đờirạng rỡ.

Bóng núi lưng đồi

Tháng 02 – 2008

Chiều nghiêng bóng núi lưngđồi

Cây rung nhớ cội, nước trôinhớ nguồn

Chữ tròn khép lại chữ vuông

Rụng rơi cát đá, vỡ toangngọc ngà

Loạn triều đập giũa phong ba

Bọt xô biển sóng, nước tà đầunon

Bình sinh sức lực hao mòn

Ba sinh ngẫm nghĩ có còn gìkhông

Đầu nguồn nước đổ về sông

Sông đi ra biển, biển trôngvề nguồn

Thuyền ai gác mái chiều hôm

Bờ lau héo hắt, sóng cồn xađưa

Đất trời chan nắng đổ mưa

Đọa đày cay nghiệt chưa vừahóa công

Bùn nhơ, ũng thối ruộng đồng

Xác xơ cát bụi, non sông úamàu

Da sần. thịt tái, tim đau

Xa xa đất mẹ, hương cauthoảng mùi

Bờ mi đỏ áu khô cười

Một còn không có hỏi mười màchi

Bờ rêu ngậm cỏ thầm thì

Tang điền thương hải, ai vìhỡi ai !!!

Tiếng đoạn trường

Tháng 02 – 2008

Tiếng đoạn trường năm thángcan qua

Vốn đã mang kiếp sống khôngnhà

Quán trọ trần gian, đời lữkhách

Bọt bèo nhân thế, giọt sươngpha

Tiếng đoạn trường điệp khúcly tan

Khi bến sông rẽ chuyến đòngang

Đôi bờ sóng vỗ, mòn mi mắt

Đường xưa lối cũ, biệt đôiđàng

Tiếng đoạn trường điệp khúctha phương

Mỗi xót xa đếm một đoạn đường

Chiếc bóng thời gian treoquan ải

Dù nơi nào, đâu phải quêhương

Tiếng đoạn trường quá khứkhông quên

Đêm từng đêm thao thức dướiđèn

Nỗi đau nỗi khổ tăng nỗi nhớ

Phương trời xa khép cánhkhung thềm

Tiếng đoạn trường điệp khúcphân ly

Khắp trời mây mấy nẻo kinh kỳ

Lên non xuống biển còn khôngkhó

Tình quê hương nghẽn lốiđường đi.

Nói tiếng yêu thương

Tháng 02 – 2008

Ta nói tiếng yêu thương

Tan vạn sầu thế kỷ

Trao nhau chân thiện mỹ

Lấp tan vỡ mọi đường

Ta nói tiếng yêu thương

Xóa màn đêm tăm tối

Dứt muôn ngàn quan ải

Mờ mắt lệ can qua

Ta nói tiếng chan hòa

Thoát đường hầm nghiệt ngã

Xô vỡ toang bờ đá

Đeo nghiệp dĩ xưa nay

Ta nói tự tình này

Cho con tim biết thở

Không còn bao tan vỡ

Di hại đã lâu rồi

Ta bắc lại nhịp cầu

Không còn đâu giới tuyến

Hồn thiêng làn khói quyện

Ôi nhức nhối tim đau

Ta lấp hết biển dâu

Tang điền thôi hải biến

Trao nhau chỉ một tiếng

Tiếng nói của tình người

Ta trao nhau nụ cười

Chôn sâu từng khúc ruột

Đã từ lâu lem luốt

Qua giông bão tơi bời

Ta trao nhau một lời

Tình hương quê dịu ngọt

Đã từ lâu đánh mất

Tên gọi của Việt Nam.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
23/07/2020(Xem: 7031)
“Hoa Tâm Vườn Đạo Vô Ưu” Anh đi vội quá... Bao người tiếc thương Tiễn anh tháng 6 trời mưa Lời thơ nghe đắng bên đời hợp tan Cuộc đời anh sống hiên ngang Chân thành giản dị chứa chan lòng mình Đi qua sóng gió nhục vinh Thăng trầm dâu bể tử sinh vẫn là Vẫn là đôi mắt tinh anh Đạo tâm bút lực nếp lành quê hương Anh xong một kiếp dạo chơi Nhân gian còn lại một trời văn chương Chiều mưa tháng 6 tiếc thương Vô ưu tỏa ngát một vườn hoa tâm Cõi về anh bước thênh thang Tử sinh một thoáng để mà nhớ nhau…
23/07/2020(Xem: 7032)
Nghiên cứu lại danh tăng nhân tài thời đại ! Ngưỡng phục thay... bậc gìn giữ gia tài ... Nào Phật học Tự điển, Đại tạng kinh ... miệt mài. Cùng những bài pháp thoại thâm uyên hiếm có , Từ Đấng Từ Phụ , Cha lành đã giao phó ... Cúi đầu lễ kính Tôn Túc nguyện tri ân , Tiếc hơi muộn... để có thể dấn thân , Tự hứa còn hơi thở ...sẽ còn gắng sức!
19/07/2020(Xem: 4962)
Có đôi lúc vẻ ngoài thật bình tĩnh ! Ai biết cho ....trong lại rối thế này, Tin buồn thân quyến cứ đến hàng ngày . Nhủ nhủ thầm .. cộng nghiệp của thế kỷ !
16/07/2020(Xem: 7520)
Độc cư nhiều năm chẳng đi đâu ! Nên chi phong tỏa tại Úc Châu, Chẳng nghĩ mình đang chịu quản thúc ... Hai bốn giờ ...thời gian qua mau . Từ lâu tri túc nên chưa thiếu, " Huyễn, hoá " luôn ghi nhớ trong đầu Hãy lo bồi dưỡng thêm công đức, Kiên trì.. nhẫn nại thoát bễ dâu?
15/07/2020(Xem: 5705)
Cuộc sống nơi trần gian này ngắn lắm! Muốn thanh thản an hòa học chữ buông Những lục dục thất tình khi ngồi ngẫm Có lúc thật vui nhưng cũng thật buồn "Ba vạn sáu nghìn ngày" đâu là mấy Nhắn nhủ cuộc đời ngắn ngủi ai ơi! Vì cơm áo gạo tiền nên cật lực Mấy ai tránh khỏi vất vả thân người
15/07/2020(Xem: 5329)
Mâu Thuẫn ! Kính dâng Thầy bài thơ sám hối của con mỗi khi tâm loạn động Kính chúc Thầy pháp thể khinh an , HH Có bao giờ tự mình thấy ra mâu thuẫn ? Quay vòng vòng trong loạn động ngã tâm Làm sao phân biệt thiện ác tránh sai lầm, Cần tinh tấn mới diều phục và tỉnh giác .
15/07/2020(Xem: 6154)
Cưỡi hạc bay về tận cõi xa Sinh thành dưỡng dục thấm trong ta Đem đường chân chất nhờ tình Mẹ Giữ lối hiền hòa cảm đức Cha Hết cả phần đời nào quản ngại Nhiêu khê mọi thứ chẳng nề hà Theo hương sống nguyện, sao cho xứng Con cháu noi gương rõ phúc nhà.
13/07/2020(Xem: 13400)
Mô Phật- Xin thầy giảng giải về sự khác nhau giữa Phước đức và Công đức? - Công đức là sự xoay nhìn lại nội tâm,(công phu tu hành) dùng trí sáng suốt, thấu rõ sự thật, dứt trừ mê lầm phiền não. - Công đức có thể đoạn phiền não, có thể chứng được bồ đề, còn phước đức thì không. Phước đức là những việc làm lành thiện được làm ở bên ngoài hình tướng như bố thí, cúng dường, từ thiện, giúp ích cho mọi người… - Phước đức không thể đoạn phiền não cũng không thể chứng bồ đề, chỉ có thể mang đến cho bạn phước báu. “Do đó chúng ta nhất định phải phân biệt rõ ràng công đức và phước đức.”
13/07/2020(Xem: 5582)
Đời ! Kính bạch Thầy , nhân có bạn gửi email: Than rằng nghe tin tức hoài khổ quá , con vội gửi bài thơ này . Kính dâng Thầy xem cho vui HH Bàn cờ thế giới hiện sắc không ! Đừng nhìn, nghe, đọc sẽ băn khoăn. Hãy cười tự nhủ mưa ...rồi nắng, Dành chút thời gian lặng soi mình . Lỡ vướng luân hồi chịu tử sinh, Xem như lửa cháy đến mặt . đầu Làm sao tháo gỡ mầm nhân xấu Niệm..trước chấp tàng ... đấy vô minh
12/07/2020(Xem: 6062)
Rạng sáng ngồi vui với tách trà Bao điều đắng ngọt chuyện cùng ta Hương tràn đọng thấm quanh thềm cỏ Khói tỏa quen đùa khắp nhánh hoa Mấy khỏang xuân sang nào chậm lại Nhiêu lần hạ đến vẫn đều qua Thời gian,vạn vật luôn bình thản Chỉ có con người… cứ thở ra….
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]