Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tuyển tập 18

26/11/201102:45(Xem: 12845)
Tuyển tập 18

Tình Tự Quê Hương 18

01. Tình quê hong giọt nắng

02. Leo lên đồi hy vọng

03. Đã đến ngày mai

04. Năm mươi thương

05. Năm mươi thương nữa

06. Mười thương một

07. Mười thương hai

08. Mười thương ba

09. Mười thương bốn

10. Mười thương năm

Leo lên đồi hy vọng

Tháng 04-2005

Ta tin tưởng ở ngày mai

Thuyền phiêu du định hướng

Không mơ hồ tưởng tượng

Khi đã vạch lên rồi

Ta tin tưởng ở ngày mai

Sáng chiều reo gió nắng

Hoàng hôn chưa xuống nặng

Đã thoáng ánh trăng vàng

Ta tin tưởng ở ngày mai

Rừng già nghiêng bóng núi

Sơn khê chưa chúi mũi

Đã vắt ngửa lưng đèo

Ta tin tưởng ở ngày mai

Rừng hoang hương tỏa nhụy

Đá vàng xanh cốt lõi

Rêu phủ kết bông hoa

Ta tin tưởng ở ngày mai

Leo lên đồi hy vọng

Giá băng thành sức nóng

Tro bụi biến lửa hồng.

Đã đến ngày mai !

Tháng 04-2005

Ngày mai hoa lá xanh tươi

Lá reo gió bấc hoa cười gió đông

Ngày mai trên khắp ruộng đồng

Hương thơm mùa mới trổ bông lúa vàng

Ngày mai hết những lầm than

Mồ hôi ươm hạt trên đàng nhiêu khê

Ngày mai hết những ê chề

Đắng cay ươm giống bốn bề nên công

Ngày mai hết những ngóng trông

Bao nhiêu ước vọng chờ mong đã thành

Ngày mai hoa trái trĩu cành

Chim chuyền dưới nước cá quành trên non

Ngày mai vuông đã thành tròn

Đường ngang xẻ dọc đường mòn xẻ xuôi

Ngày mai đầu kết liền đuôi

Thông thương mọi nẻo tiến lùi thênh thang

Ngày mai đẹp khắp thôn làng

Đẹp băng phố chợ đẹp ngang thị thành

Ngày mai nét ngọc tinh anh

Minh châu khó sánh trong lành khó so

Bao nhiêu ruột rối tơ vò

Tháng năm thức trắng cũng cho ngày này

Bao nhiêu nước mắt đắng cay

Hòa trong tủi nhục cho ngày mai đây

Ngày mai, nay đã đong đầy

Không còn nghiêng ngửa nỗi nầy tình kia

Ngày mai, nay hết chia lìa

Đường dài thẳng tắp mang hia lên ngàn

Ngày mai, nay đã hòa vang

Tình non nghĩa nước đá vàng sử xanh

Nào em, nào chị, nào anh

Cùng tôi rạng rỡ hương lành Việt Nam

Năm mươi thương !

Tháng 04-2005

Một thương ai cũng có lòng

Hai thương gian khổ đem hong nắng vàng

Ba thương tay xách vai mang

Bốn thương cay đắng đổ ngang bên đường

Năm thương khắp nẻo quê hương

Sáu thương sông núi vấn vương nghĩa tình

Bảy thương chiếc bóng nghiêng mình

Tám thương non nước in hình sơn khê

Chín thương câu hẹn ước thề

Mười thương cùng dắt nhau về đường xưa

Mười một thương mấy cho vừa

Mười hai thương mấy cũng thừa mà thôi

Mười ba thương gởi núi đồi

Mười bốn thương gởi sông ngòi biển đông

Mười lăm thương lúa trổ bông

Mười sáu thương mạ trên đồng ruộng xanh

Mười bảy thương trái trĩu cành

Mười tám thương nụ bao quanh lối về

Mười chín thương bến bên đê

Hai mươi thương khách vỗ về bên sông

Hăm mốt thương nhớ chờ mong

Hăm hai thương đợi chờ trông an bình

Hăm ba thương ánh bình minh

Hăm bốn thương nắng quê mình ấm êm

Hăm lăm thương ngày chờ đêm

Hăm sáu thương tháng chờ năm thái hòa

Hăm bảy thương lệ chưa nhòa

Hăm tám thương sử điểm tô huy hoàng

Hăm chín thương “đá dẫu mòn

Ba mươi thương “miệng vẫn còn trơ trơ”

Ba mốt thương thuở dựng cờ

Ba hai thương một cơ đồ cưu mang

Ba ba thương phố nhớ làng

Ba bốn thương lối nhớ đàng đi qua

Ba lăm thương nước nhớ nhà

Ba sáu thương quốc nhớ gia canh trường

Ba bảy thương quá là thương

Ba tám chim Lạc, nhớ thương chim Hồng

Ba chín thương chẳng thương không

Bốn mươi thương gánh cùng gồng dựng xây

Bốn mốt thương đó còn đây

Bốn hai thương nọ còn nầy gần xa

Bốn ba thương một màu da

Bốn bốn thương một quê nhà Việt Nam

Bốn lăm thương chạm nhường chàm

Bốn sáu thương quít nhường cam một vườn

Bốn bảy thương gởi yêu thương

Bốn tám thương gởi quê hương ba miền

Bốn chín thương gởi hậu tiền

Năm mươi thương một nối liền năm mươi

Còn năm mươi nữa ai ơi

Thương xin gởi nốt ai người Việt Nam.

Năm mươi thương nữa !

Tháng 04-2005

Năm mốt thương nói là làm

Năm hai thương để còn hàm mai sau

Năm ba thương sắc thêm màu

Năm bốn thương ngọc còn trau chuốt hoài

Năm lăm thương sắn nhớ khoai

Năm sáu thương bếp nhớ khơi lửa hồng

Năm bảy thương nước Sông Hồng

Năm tám thương nữa, còn sông Thái Bình

Năm chín thương trúc xinh xinh

Sáu mươi thương lũy, bờ kinh nối dài

Sáu mốt thương nước Đồng Nai

Sáu hai thương nước chảy dài Cửu Long

Sáu ba thương nối thành dòng

Sáu tư thương một hình cong sum vầy

Sáu lăm thương gió heo may

Sáu sáu thương nguyệt lung lay trăng vàng

Sáu bảy thương mây trên ngàn

Sáu tám thương biển mênh mang chân trời

Sáu chín thương những đầy vơi

Bảy mươi thương sống trong đời mấy ai

Bảy mốt thương gái cùng trai

Bảy hai thương trẻ một mai sẽ già

Bảy ba thương tiếng hát ca

Bảy tư thương gởi nhà nhà thân thương

Bảy lăm thương phố thương phường

Bảy sáu thương những con đường cái quan

Bảy bảy thương để bên đàng

Bảy tám thương lấy đem mang về nhà

Bảy chín thương phải rầy la

Tám mươi thương bảy thêm ba thành mười

Tám mốt thương hết mọi người

Tám hai thương khóc thay cười bớt đau

Tám ba thương trắng hoa cau

Tám tư thương ngọt đường lau thơm lành

Tám lăm thương lá trên cành

Tám sáu thương cỏ xanh xanh bên đường

Tám bảy thương giọt mưa sương

Tám tám thương những chiều vương nắng chiều

Tám chín thương nhịp cầu kiều

Chín mươi thương nét mỹ miều đan thanh

Chín mốt thương túp lều tranh

Chín hai thương xóm nhỏ quanh đầu đình

Chín ba thương trọn bóng hình

Chín tư thương vẹn như mình với ta

Chín lăm thương những đi qua

Chín sáu thương đến quê nhà mai sau

Chín bảy thương dẫu dãi dầu

Chín tám thương trắng mái đầu còn thương

Chín chín thương thuở mở đường

Một trăm thương gởi quê hương oai hùng

Từ một thương nét viên dung

Đến trăm thương cả vô cùng mới thôi.

Mười thương-một

Tháng 04-2005

Một thương ai cũng có lòng

Hai thương gian khổ đem hong nắng vàng

Ba thương tay xách vai mang

Bốn thương cay đắng đổ ngang bên đường

Năm thương khắp nẻo quê hương

Sáu thương sông núi vấn vương nghĩa tình

Bảy thương chiếc bóng nghiêng mình

Tám thương non nước in hình sơn khê

Chín thương câu hẹn ước thề

Mười thương cùng dắt nhau về đường xưa.

Mười thương-hai

Tháng 04-2005

Một thương thương mấy cho vừa

Hai thương thương mấy cũng thừa mà thôi

Ba thương xin gởi núi đồi

Bốn thương xin gởi sông ngòi biển đông

Năm thương như lúa trổ bông

Sáu thương như mạ trên đồng ruộng xanh

Bảy thương như trái trĩu cành

Tám thương như nụ bao quanh lối về

Chín thương bến cũ con đê

Mười thương ai đứng vỗ về bên sông.

Mười thương-ba

Tháng 04-2005

Một thương gởi nhớ chờ mong

Hai thương gởi đợi chờ trông an bình

Ba thương như ánh bình minh

Bốn thương như nắng quê mình ấm êm

Năm thương ngày nhớ chờ đêm

Sáu thương tháng nhớ chờ năm thái hòa

Bảy thương máu lệ chưa nhòa

Tám thương trang sử điểm tô huy hoàng

Chín thương “bia đá dẫu mòn”

Mười thương “bia miệng vẫn còn trơ trơ”.

Mười thương-bốn

Tháng 04-2005

Một thương từ thuở dựng cờ

Hai thương một dãy cơ đồ cưu mang

Ba thương như phố thương làng

Bốn thương như lối thương đàng đi qua

Năm thương như nước thương nhà

Sáu thương như quốc nhớ gia canh trường

Bảy thương thương quá là thương

Tám thương chim Lạc, nhớ thương chim Hồng

Chín thương thương chẳng thương không

Mười thương cùng gánh cùng gồng đắp xây.

Mười thương-năm

Tháng 04-2005

Một thương như đó thương đây

Hai thương như nọ thương nầy gần xa

Ba thương cùng một màu da

Bốn thương cùng một quê nhà Việt Nam

Năm thương như chạm thương chàm

Sáu thương như quít thương cam một vườn

Bảy thương xin gởi yêu thương

Tám thương xin gởi quê hương ba miền

Chín thương có hậu có tiền

Mười thương một nối đã liền năm mươi

Còn năm mươi nữa ai ơi

Thương xin gởi nốt ai người Việt Nam.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/01/2018(Xem: 6097)
Nha Trang Hoài Cảm - Thích Chúc Hiền
21/12/2017(Xem: 7636)
Nắng đã lên rồi, sương chữa tan Đời hiu hắt gió mộng mây ngàn. Đã bao thu đến mùa thay lá Chừng bấy đông còn lớp diễn trang.
20/12/2017(Xem: 7501)
40 Năm ở Mỹ Kính cảm tạ Thầy Từ Lực đã gởi tặng tập sách : 40 Năm ở Mỹ . Bốn mươi năm trời thoáng chút qua Đời Thầy sống đạo trải lòng ra Hướng về Phật Pháp vui trăng sáng Độ chúng tuỳ duyên khắp mọi nhà .
19/12/2017(Xem: 8381)
Tôi yêu lục bát chân quê Vần thơ mộc mạc hương quê đậm đà Dòng sông bến cũ chiều tà Tình quê thấm thía vườn nhà ao sâu .
18/12/2017(Xem: 8809)
Dù chưa Ngộ nhưng ngày đêm vẫn tụng Vẫn chuyên trì đọc Bát Nhã Tâm Kinh Cho từng câu từng chữ thấm vào mình Rồi mong sống một cuộc đời an lạc .
18/12/2017(Xem: 6816)
Ngày đêm nghiệm suốt Tâm Kinh Viễn ly diễn giải hành trình lắng yên Một mình chuyển hoá nhị nguyên Đúng , sai bỏ lại góc riêng mình ngồi .
18/12/2017(Xem: 8117)
Thức dậy tâm thanh thản Cảm nhận đời vui tươi Miệng luôn mỉm nụ cười Chân thật làm nền tảng Bước chân đi thong thả Đừng vội vàng mà chi Hữu duyên sẽ kịp thì Thiếu duyên chớ buồn bã Tư tưởng luôn trong sáng Không khởi niệm lung tung Điều ác không đi cùng Thảnh thơi theo năm tháng Luôn nói lời chân thật Có lợi ích cho đời Hòa nhã đúng theo thời Không thô bạo tổn thất Hãy làm điều tốt đẹp Giúp ích cho tha nhân Đừng mong muốn trả ân Sẵn lòng không nhỏ hẹp.
18/12/2017(Xem: 8353)
Vui mừng đừng quá trớn Hờn giận chớ để lâu Tình nghĩa phải khắc sâu Hận thù nên xóa bỏ Khỏe mạnh đừng ỷ lại Bịnh tật phải lạc quan Giàu có chớ nghênh ngang Nghèo thiếu đừng mặc cảm Kính trọng đừng phấn khởi Khinh khi chẳng có sao Khen ngợi không tự cao Chê bai đâu quan trọng Thành công đừng tự đắc Thất bại chớ nãn lòng Hạnh phúc khỏi phải trông Khổ đau nhiều kinh nghiệm.
15/12/2017(Xem: 87460)
Trải hơn 25 thế kỷ, Chánh Pháp của Phật vẫn được tuyên dương và lưu truyền bởi hàng đệ tử xuất gia lẫn tại gia, đem lại giải thoát và giác ngộ cho những ai học hỏi và thực hành đúng đắn. Chánh Pháp ấy là thuốc hay, nhưng bệnh mà không uống thì chẳng phải là lỗi của thuốc. Trong kinh Di Giáo, đức Phật cũng ân cần huấn thị lần chót bằng những lời cảm động như sau: “Thể hiện lòng đại bi, Như Lai đã nói Chánh Pháp ích lợi một cách cứu cánh. Các thầy chỉ còn nỗ lực mà thực hành… Hãy tự cố gắng một cách thường trực, tinh tiến mà tu tập, đừng để đời mình trôi qua một cách vô ích, và sau này sẽ phải lo sợ hối hận.” Báo Chánh Pháp có mặt để góp phần giới thiệu đạo Phật đến với mọi người. Ước mong giáo pháp của Phật sẽ được lưu chuyển qua những trang báo nhỏ này, mỗi người sẽ tùy theo căn tánh và nhân duyên mà tiếp nhận hương vị.
15/12/2017(Xem: 137612)
Văn Hóa Phật Giáo, số 242, ngày 01-02-2016 (Xuân Bính Thân) Văn Hóa Phật Giáo, số 244, ngày 01-03-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 245, ngày 15-03-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 246, ngày 01-04-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 247, ngày 15-04-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 248, ngày 01-05-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 249, ngày 15-05-2016 (Phật Đản PL 2560) Văn Hóa Phật Giáo, số 250, ngày 01-06-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 251, ngày 15-06-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 252, ngày 01-07-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 253, ngày 15-07-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 254, ngày 01-08-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 255, ngày 15-08-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 256, ngày 01-09-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 257, ngày 15-09-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 258, ngày 01-10-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 259, ngày 15-10-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 260, ngày 01-11-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 261, ngày 15-11-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 262, ngày 01-12-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 263, ngày 15-12-2016
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]