Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tuyển tập 16

26/11/201102:45(Xem: 14074)
Tuyển tập 16

Tình Tự Quê Hương 16

01. Em thấy đó nơi xa mờ hoang đảo

02. Những vành hoa thế hệ

03. Đừng khổ nữa người ơi

04. Tình non nước không phai

05. Reo bình minh thức dậy

06. Thăm viếng nhà thương

07. Thăm nơi dưỡng lão

08. Thăm viện cô nhi

09. Thăm nơi giữ trẻ

10. Không bán thơ đâu

Em thấy đó, nơi xa mờ hoang đảo !

Tháng 03-2005

Em thấy đó, nơi xa mờ hoang đảo

Khép khung trời dù bão táp sương sa

Khép âm u dù mưa gió bốn mùa

Đếm từng bước trên đường dài thân phận

Em thấy đó, nơi xa mờ hoang đảo

Ngày dài thêm chống chõi tháng năm dài

Đêm dài thêm mòn lối cũ hôm mai

Để thương tiếc những vì sao heo hút

Em thấy đó, nơi xa mờ hoang đảo

Đom đóm bay lạc lõng thắp đêm trường

Đếm canh tàn tiếng quốc vọng kêu sương

Vừng đông tỏa nhưng bao giờ được sáng

Em thấy đó, nơi xa mờ hoang đảo

Lá bạc màu rũ cánh đọng ngân sương

Nhụy cũng tàn mà sắc cũng phai hương

Nhìn cô vọng rã rời thân tam thể

Em thấy đó, nơi xa mờ hoang đảo

Nắng có lên không đủ ấm tình người

Nét tang thương luôn đè nén nụ cười

Sương khói đọng mái tường rêu mấy lớp

Em thấy đó, nơi xa mờ hoang đảo

Dòng thời gian gõ tiếng núi vẫn non

Sóng nhấp nhô từng nhịp nước không mòn

Thuyền vẫn đợi bến đò ngang đưa khách

Khi đã gọi là theo dòng lịch sử

Cũ qua rồi thì mới phải sang trang

Hãy viết lên những đen đỏ xanh vàng

Cho đậm nét những vết mờ bôi xóa.

Những vành hoa thế hệ !

Tháng 03-2005

Ta không quên những gì xa xưa cũ

Dù thời gian có phải mãi bước đi

Dù ra đi, có làm được những gì

Theo dòng chuyển quá hiện tương truy tán

Ta vẫn nhớ, ngọn đèn khuya khô cạn

Trắng đêm dài nhắn gởi những tâm tư

Dù đã qua, chưa tới, hay bây chừ

Đường chân chánh vẫn ngàn đời thiện mỹ

Dù không gian có đổi thay, ừ nhĩ !

Dù thời gian có nhanh chậm, đương nhiên !

Núi bên non vẫn còn đó linh thiêng

Đèo bên dốc vẫn trơ trơ tuế nguyệt

Lúa gặt xong, gieo mạ non xanh biếc

Mộng đơm bông chờ lúa chín hoen vàng

Đã qua rồi những nhỏ giọt lầm than

Mùi gạo mới thơm thơm tình quê mẹ

Nước còn đó tự đầu nguồn khe khẽ

Khơi thành dòng ươm mạng mạch tốt tươi

Bóng già nua chống gậy mỉm môi cười

Trông gật gụ, thế đủ rồi, mãn nguyện

Những ngày qua như dòng lưu tích chuyển

Những ngày nay nứt nẻ vá ruộng đồng

Những ngày mai hoa trái sẽ đơm bông

Ta kết lại những vành hoa thế hệ.

Đừng khổ nữa người ơi !

Tháng 03-2005

Đi thăm giáp một vòng

Khắp ba miền đất nước

Viết hai chữ cả nước

Sống đau khổ lầm than

Thành thị đến thôn quê

Bình dân hay văn vật

Viết hai chữ lây lất

Vá víu tháng năm dài

Đi thăm những vùng quê

Thấy một sương hai nắng

Viết hai chữ cay đắng

Đeo đẳng cả cuộc đời

Đi thăm những vùng nghèo

Lưng còng mồ hôi đổ

Viết hai chữ gian khổ

Biết sống làm sao hơn

Đi trên khắp phố phường

Nhìn hàng rong, thúng, rổ

Viết hai chữ tạm bợ

Lây lất sống qua ngày

Đi thăm khu dinh điền

Thấy ruộng vườn nương rẫy

Viết hai chữ phát quải

Khốn khó khép nụ cười.

Đi thăm những vùng cao

Thấy buôn làng thưa thớt

Viết hai chữ xa xót

Người dân tộc buồn không

Đi thăm những vùng sâu

Thấy trẻ em thất học

Viết hai chữ lăn lóc

Chờ đón nẻo tương lai

Đi thăm những thôn làng

Lúa vàng trên đồng nắng

Viết tình sâu nghĩa nặng

Tràn ngập bước đi về

Đi thăm trên dòng sông

Để buồn trông non nước

Viết hai chữ bạc phước

Nên khốn khổ mọi người

Đâu phải một vài nơi

Cả quê hương như thế

Viết hai chữ rơi lệ

Nặng đôi mắt hai bờ

Đâu phải một vài vùng

Cả mọi miền đất nước

Viết hai chữ mong ước

Đừng khổ nữa người ơi !!!

Tình non nước không phai !

Tháng 03-2005

Tôi vẽ một vòng tròn

Loanh hoanh trên mặt đất

Viết hai chữ chật vật

Đau khổ cả một đời

Buồn trông con dã tràng

Xây đời trên bờ cát

Viết hai chữ chua chát

Công khó vẫn hoàn không

Hoàng hôn kéo đêm về

Vẳng nghe tiếng dế nhủi

Viết hai chữ lủi thủi

Trong ngõ tối cuộc đời

Buồn trông con bọ hung

Vùi đầu trong vũng thối

Viết hai chữ le lói

Mang kiếp sống âm u

Buồn trông con thạch sùng

Vắt trần nhà chắt lưỡi

Viết hai chữ rã rượi

Thương tiếc chẳng được gì

Buồn trông con tò vò

Tơ tằm ươm thành kén

Viết hai chữ đè nén

Khúc rẽ của dòng sông

Buồn trông con ve sầu

Ngày hè kêu inh ỏi

Viết hai chữ mệt mỏi

Lột xác vắt vỏ cây

Buồn trông những đêm khuya

Nghe tiếng kêu con quốc

Viết hai chữ còn mất

Để lại tháng ngày qua

Buồn trông bóng cuối chiều

Gió thu về hiu hắt

Viết hai chữ se thắt

Khắc khoải vọng tình quê

Buồn trông những xa xôi

Giữa đôi bờ biền biệt

Viết hai chữ da diết

Gởi cánh én mang về

Buồn trông trên quê hương

Đi giữa lòng đất mẹ

Viết hai chữ khe khẽ

Đánh thức mọi lòng người

Buồn trông vọng núi đồi

Nghe hờn vong sông núi

Viết hai chữ nhắn gởi

Tình non nước không phai.

Reo bình minh thức dậy !

Tháng 03-2005

Tiếng chim hót tinh mơ

Reo bình minh thức dậy

Vạn vật đồng cựa quậy

Đón ngày mới đang về

Tiếng chim hót líu lo

Đánh tan màn đêm tối

Vầng đông vừa le lói

Reo ánh nắng ban mai

Hãy hót nữa đi chim

Hát ca mềm môi ngọt

Thôi rồi những xa xót

Mở cửa đón tương lai

Chim hót nữa đi chim

Cho trời cao đất rộng

Cùng trao nhau hy vọng

Tay nắm lấy bàn tay

Đã nghe rồi chim ơi

Ngày mai trời sẽ sáng

Gian truân gởi ghềnh láng

Đau khổ đã thôi rồi

Cảm ơn nghe tiếng chim

Cả một đời réo gọi

Thôi thời gian mong đợi

Thôi hết những trông chờ

Đời đẹp như giấc mơ

Hãy cùng nhau xây dựng

Kiềng ba chân đứng vững

Tâm lực mới vẹn toàn

Trời chiều kéo hoàng hôn

Chim bay về tổ ấm

Cho gừng cay muối mặn

Hoa trái kết đơm bông

Tình quê khắp mọi miền

Hương quê mùi lúa chín

Khắp quê hương đan kín

Êm ấm mọi lòng người

Hãy trao nhau nụ cười

Tình quê hương muôn thuở

Cho thương về nỗi nhớ

Cho non gởi nước nhà.

Bài thơ hăm hai :

Thăm viếng nhà thương !

Tháng 03-2005

Cùng ta thăm viếng những nhà thương

Bịnh tật ra sao chật hết giường

Không có một phòng nào trống cả

Nhìn người bịnh tật thấy mà thương

Bịnh viện tư và bịnh viện công

Viện công hầu hết dân nghèo không

Viện tư riêng rẻ dành dân khá

Nhưng bịnh chẳng tư cũng chẳng công

Khi bịnh khi đau chẳng mấy hồi

Một khi mang bịnh khổ thì thôi

Uống ăn không được nằm rên rỉ

Da dẻ xanh xao xương lõm lòi

Ai giới nhà nghèo đến viện công

Cố nhiên ít tổn chỉ đôi đồng

Hàng hàng sắp lớp chờ dài cổ

Khám, trị bình dân, thế cũng xong

Bịnh viện mà sao thiếu thốn cà

Vì ngân sách hụt kiếm đâu ra

Nên y, bác sĩ không nhiều lắm

Bịnh cứ chờ, nhưng phải đợi “ca”

Bịnh gì, đủ thứ bịnh trên đời

Lão ấu nữ nam, đủ hạng người

Mới biết có thân là có bịnh

Chữa mà không kịp chết như chơi

Đã nghe cái tiếng là nhà thương

Thấy tội, nhìn ai thấy cũng thương

Người bịnh mà trông, lòng phát ghét

Thì sao gọi tiếng là nhà thương !!!

Bài thơ hăm ba :

Thăm nơi dưỡng lão !

Tháng 03-2005

Nhà thương dưỡng lão nghĩa là sao

Có nghĩa khi già tuổi đã cao

Phó thác tấm thân nơi dưỡng lão

Người ta chăm sóc, chớ làm sao

Ở nhà, con cháu đâu lo được

Hăm bốn mỗi ngày, đâu chuyện chơi

Lỡ có chuyện gì, ai biết được

Chớ đâu phải chuyện nói khơi khơi

Dưỡng lão luôn luôn đều có người

Cùng nhau sinh hoạt, cùng vui chơi

Khi ăn khi uống cùng giờ giấc

Cùng kể nhau nghe, cùng nói cười

Con cháu lâu lâu mới đến viếng

Hỏi thăm chốc lát cũng đi về

Tuổi già như thế, tạm yên vậy

Phải hiểu, phải thương, đừng trách, chê

Nhìn những người già thấy tội không

Một đời trang trải tấm thân còm

Một đời sức lực tiêu ma cả

Ngồi ngã, đi nghiêng, đứng lại khòm

Mấy chục năm trường nhuộm gió sương

Ngày xưa còn ngắn những con đường

Ngày nay mấy bước đi không nổi

Già cả khi nhìn, ai cũng thương !!!

Bài thơ hăm bốn :

Thăm viện cô nhi !

Tháng 03-2005

Giờ ta thăm viếng viện cô nhi

Nhà trẻ, cô nhi, khác những gì

Hãy cứ đi đi rồi sẽ biết

Nghe lòng sẽ động đức từ bi

Cô nhi, là lúc mới sinh ra

Chẳng biết những ai là mẹ cha

Hoàn cảnh, thế thời, đành đứt ruột

Đành đem giọt máu cho người ta

Cũng có trường hợp cha mẹ chết

Không ai dòng họ, không bà con

Nói thì nói vậy nhưng rất ít

Sự thật, thông thường, có khác hơn

Có em sinh ở những nhà nghèo

Con cái nhóc nheo, lại lỡ đeo

Èo uột một đàn, sao sống nổi

Đành cho đôi đứa, đỡ bèo nhèo

Có những trường hợp gặp rủi ro

Chiều hôm bóng tối kiếp lần mò

Thế trần lỡ dại nên tìm cách

Đẩy của nợ đi cho đỡ lo

Bỗng dưng nghe tiếng khóc oe oe

Con cái nhà ai bỏ vậy hè

Bồng bế lên tay, em mủm mỉm

Em nhìn run rẩy, cựa quo que

Thế nên mới gọi là cô nhi

Tuổi trẻ các em chẳng được gì

Mai mốt lớn lên ôm tủi hận

Khóc thương mình, tứ cố cô nhi !!!

Bài thơ hăm lăm :

Thăm nơi giữ trẻ !

Tháng 03-2005

Ta viếng vào thăm nơi giữ trẻ

Người ta đem gởi, giữ chung nhà

Sáng đưa chiều đón như thông lệ

Thăm chút vui chơi để biết qua

Sáng đến áo quần trông bảnh bao

Chiều về lem luốc trét bôi vào

Nào dơ nào bụi nào son mực

Như thế, mới là trẻ chớ sao

Mới thoảng trông qua thấy cũng vui

Tuổi thơ con trẻ thật vô tư

Nói năng chí chóe không ngưng miệng

Cười cất giòn tan, khóc cũng muồi

Những người giữ trẻ thật hay ghê

Chiều chuộng, răn đe, lẫn vỗ về

Khi sẵn, khi nuông, khi trợn mắt

Khi hừ, khi hậm, khi mân mê

Giỡn chơi cùng trẻ cũng vui, ừ

Chúng nó mà đeo, mệt đứ đừ

Không một phút giây nào vắng lặng

Chỉ người thiên phú, mới cay, hừ !

Nhìn chung con trẻ thấy thương thương

Có đứa khôi ngô, trông khác thường

Có đứa kèm nhem, trông tội nghiệp

Phước duyên nghiệp báo biết đâu lường

Từ thuở sinh ra đến trưởng thành

Ẵm, bồng, nuôi nấng, dạy, trông, canh

Đường dài hun hút mòn lao khổ

Mong trẻ lớn lên khá trưởng thành ???

Bài thơ hăm sáu :

Không bán thơ đâu !

Tháng 03-2005

Ngày xưa Mặc Tử bán trăng rồi

Lững thững chị Hằng đi dạo chơi

Ủ rũ cây đa mình chú Cuội

Hết nhìn trăng lại ngó xa xôi

Và nữa, Tú Xương đã bán nghèo

Tôi không mua, nó vẫn đeo theo

Buồn buồn, tôi gát lên trên bếp

Bị khói, sặt, ho, biến cái vèo

Công Trứ khi xưa vỗ bụng rau

Còn tôi, cũng đã ngấy từ lâu

Cả đời nhồi nhét đầy rau cỏ

Từ bụng xuống chân ngập tới đầu

Tôi chẳng có gì, bán cái không

Đã không, nên chẳng có đôi đồng

Không ai mua hết, nhìn còn rộng

Đem chất hoài, nhưng vẫn trống không

Nhưng tôi không có bán thơ đâu

Óng ánh sợi thơ gợn sắc màu

Đôi mắt qua thơ, đời tuyệt mỹ

Canh tàn còn đẹp những đêm thâu

Một chữ không cho đừng nói bán

Để tôi đem rải khắp không gian

Thời gian đầy ắp, chờ thêm đã

Bị ứ, nên thơ chảy ngập tràn

Thơ sống cùng tôi cả cuộc đời

Lúc lưng lúc cạn lúc đầy vơi

Khi hờ khi hững khi phiêu lãng

Khép kín trần gian viết mấy lời.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
14/04/2022(Xem: 4743)
Phước Lộc song hành niên thọ khang Chín mươi thượng thọ nguyện chu toàn Tinh cần niệm Phật tâm thường lạc Chăm gắng trì kinh ý mãi an Tam Bảo tin sâu hương đạo ngát Nhất tâm nguyện thiết trí tâm nhàn Bốn mùa thanh thản vui con cháu Tâm Thái Cụ Bà đức hạnh lan.
13/04/2022(Xem: 3781)
Học nghiệp quả, thọ mạng một người đi theo số tuổi Thao thức bâng khuâng con số bảy lăm (75) Đỉnh điểm thọ mạng của nam, nữ nhân Mỗi năm thọ tăng chính là đang hưởng nghiệp! Bất thiện hay Thiện sẽ thấy rõ …ai đó mẫn tiệp! Con cháu đầy đàn, cung kính …sức khỏe lại bình hoà
13/04/2022(Xem: 4150)
Muôn vàn diệu pháp trải cùng nơi Khắp chúng triêm ân nhận ánh ngời Đạo cả thênh thang thì chẳng luận Nguồn chơn lặng lẽ vốn không lời Sơ tâm phước lạc nhờ kinh diễn Chánh quả an nhiên thấy kệ rời Sống trọn niềm tin bình cõi thế Theo về trí Nhã quyết đừng rơi.
13/04/2022(Xem: 3733)
Mở cửa tâm hồn, đón bạn thơ, Mở dòng thư ngỏ, đợi mong chờ Mở“Hai Bờ Giấy”, thêm hoài bão Mở web riêng nhà, thỏa ước mơ Mở mảng Đường thi vui xướng họa Mở trang Lục bát, luyện tay cơ Mở lòng thân thiện cùng chia sẻ Mở rộng giao lưu mọi bến bờ.
12/04/2022(Xem: 8683)
Nguyện soi sáng Trần gian bằng tuệ giác Nguyện cứu đời bằng sữa ngọt yêu thương Mang hành trang lục độ để lên đường Đi gieo rắc ánh vàng cho tất cả Và như thế có gì là buồn bã
12/04/2022(Xem: 6891)
Được tin buồn Bạn hiền Lê Duy Đoàn đã tạ thế vào hồi 22:30 giờ ngày 10 tháng 4 năm 2022 trong chuyến đi từ Sài Gòn về thăm quê nhà tại Huế, hưởng thọ 77 tuổi (tuổi thật của anh là Bính Tuất, sinh năm 1946). Lê Duy Đoàn, nguyên quán làng An Ninh Hạ, xã Hương Long, Huế. Anh là cựu học sinh Quốc Học Huế khoá 1957-1964, cựu sinh viên Đại học Sư phạm Huế khoá 1967-1970, cựu giáo sư các trường: Trung học Đệ nhất cấp Hàm Long - Huế, trường Trung học Đại Lộc tỉnh Quảng Nam, trường Quốc Học và trường Gia Hội Huế. Ngoài cương vị thầy giáo, anh Lê Duy Đoàn còn là vị Huynh trưởng khả kính của đoàn Phật tử Huế. Là một giáo sư khoa học, Lê Duy Đoàn còn là một họa sĩ, một nhà văn, nhà hoạt động xã hội nhiệt thành, tâm huyết. Anh ra đi rất nhẹ nhàng, để lại nhiều thương tiếc cho gia đình, bằng hữu và xã hội.
11/04/2022(Xem: 4255)
Mưa rơi buồn se lạnh Ướt áo kẻ mồ côi Qua cửa thiền vắng lặng Vườn sau một đứa ngồi Tháp xanh đầy hoa trái Bóng Tổ trùm cõi thiêng Mộ ai lạnh hương khói Vẫn còn nụ cười Tiên...
11/04/2022(Xem: 4658)
Bước chân viễn xứ trở về Chùa xưa Còn đọng câu thề lợi tha Chậu nằm vắng sắc lá hoa Khô khan bậc cấp thêm già phong sương Vườn sau sân trước lặng buồn Hợp tan Còn mất Bình thường nhân duyên Nắng còn kêu gió huyên thiên Chuông còn gọi mõ nhịp thiền vô âm
09/04/2022(Xem: 5024)
Suốt buổi tìm Xuân Xuân chẳng thấy Giày gai dẫm nát đỉnh mây trời Quay về chợt ngửi hương mai ngát Xuân ở đầu cành đã thắm tươi
09/04/2022(Xem: 4394)
Được tương phùng sau nhiều năm mất liên lạc ! Khác tiểu bang .... năm bạn cùng trường nay lại gặp nhau " Cuộc sống giờ đây muốn biết " quên cả lời chào Chợt giật mình "TƯỚNG TỰ TÂM SINH " ....lý ngộ
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]