Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Dòng Tâm Thức ( Thơ lục bát )

08/04/201319:10(Xem: 10495)
Dòng Tâm Thức ( Thơ lục bát )





DÒNG TÂM THỨC

(Bốn mươi khổ thơ sáu tám về tâm lý học Phật giáo)
Thích Nhật Từ1999
1. Đất tâm như quả địa cầu,
Chứa đầy hạt giống hoa mầu hành vi.
Tâm là dòng suối nghĩ suy,
Tâm và hạt giống có gì khác đâu.
5. Tâm không tu phải khổ đau,
Như vượn chuyền nhảy không sao đặng dừng,
Xuống lên ba cõi trầm luân,
Từ thời vô thỉ con đường mênh mang.
9. Tâm tu tập thoát khổ nàn,
Dứt đường sanh tử trần gian bao đời,
Như vầng nhật nguyệt rạng ngời,
Chiếu soi muôn vật nơi nơi sáng lòa.
13. Thức, tâm và ý là ba,
Tên dù có khác, vốn là một thôi.
Thức nhằm nhận thức đúng sai,
Bỏ thân chết, nhập vào thai không cùng
17. Tâm gồm thiện, ác, trung dung
Tạo nên nghiệp, chịu muôn trùng trầm luân.
Ý nhằm đối lập vật, thân,
Là nguồn cảm giác, nhận chân cảnh trần.
21. Thức, tâm, ý tạo nghiệp nhân,
Lộn quanh ba cõi, sáu đường đã qua.
Một là thức A-lại-da,
Kho tàng hạt giống vào ra, duy trì,
25. Cội nguồn thế giới nghĩ suy,
Vận hành, chuyển biến chẳng khi nghỉ dừng,
Nguồn nương của thức giác quan,
Như nước: nền của sóng ngàn tràn dâng.
29. Dù vô ngã vẫn thường hằng,
Chứa thâu hạt giống thế gian ba đời.
Mười tám giới, một nguồn khơi,
Không nhiễm, trung tính tùy thời gồm thâu,
33. Không một khác, không trước sau,
Không chung biệt; vốn nương nhau mà thành.
Thức này tương ứng biến hành,
Cũng như xã thọ, thác ngàn chuyển xoay.
37. Khi thân chết, thức gá thai,
Vào ra ba cõi chính ngay phút này,
Định không thọ tưởng vẫn hay
Vận hành sức sống ở đây một mình.
41. A-la-hán mới chỉ đình
Cội nguồn hữu lậu chúng sinh ta-bà.
Thứ hai là thức mạt-na,
Thức này nương a-lại-da mà thành.
45. Bản năng suy nghĩ, tung hoành,
Tương ưng tâm lý biến hành luôn khi,
Tạo nguồn ngã kiến, ngã si,
Ngã mạn, ngã ái, bao đời chẳng buông.
49. Có nhiễm, không giữ tánh thường
Đam mê chấp ngã, tự tồn bản năng,
Nương vào rồi chấp thức tàng
Làm bản ngã, làm cội nguồn cái tôi.
53. Mạt-na sẽ phải hết đời:
Định không thọ tưởng, sáng ngời tâm linh,
Đạo xuất thế: sạch sành sanh
Quả A-la-hán vận hành mới ngưng.
57. Ba là sáu thức giác quan:
Mắt, tai, mủi, lưởi, ý, thân một bầu.
Nhận chân đối tượng khác nhau:
Tai và tiếng, mắt với màu, vân vân.
61. Gồm thiện, ác, và chưa phân,
Tùy theo bản chất nghiệp nhân mà thành.
Ý thức nương ý làm căn,
Pháp trần: đối tượng phát sanh thức này.
65. Phạm vi nhận thức rộng bày,
Trực quan, suy luận đúng sai bao gồm.
Biến hành, biệt cảnh tương ưng,
Thông ba tánh, ba thời gian dặm ngàn.
69. Cội nguồn của nghiệp miệng, thân,
Tạo nên nhận thức, nghiệp nhân mà thành.
Thức này hết sự vận hành,
Trong thiền vô tưởng, vô tâm trong ngoài,
73. Cũng như bất tỉnh, ngủ say,
Ngoài ra, ý thức đêm ngày không nguôi.
Mắt, thân, mủi, lưởi và tai,
Nương theo ý thức chuyển xoay mà thành.
77. Kế là tâm sở: biến hành,
Cảnh riêng, phiền não, thiện nhân, trung hòa.
Biến hành gồm xúc, tưởng, tư,
Tác ý, cảm thọ thảy là năm tên.
81. Cảnh riêng: số cũng như trên,
Dục, thắng giải, niệm cộng thêm hai là
Định thiền, trí tuệ, ấy mà.
Năm này riêng biệt, chẳng khi chung phần.
85. Thiện gồm mười một nghiệp nhân:
Niềm tin, hổ thẹn, xốn xang tâm hồn,
Không tham, không dốt, không sân,
Chính chuyên, nhẹ nhỏm, tinh cần chẳng ngưng,
89. Không sát hại, không để lòng,
Đó là gốc thiện vun trồng gắng nên.
Não phiền gốc có sáu tên.
Tham lam, si dốt, hận sân, ba thằng.
93. Thấy sai, nghi hoặc, tự tôn,
Cộng chung thành sáu cội nguồn tả tơi.
Phiền não nhánh gồm hai mươi:
Hận, hờn, che giấu, chọc đời, ganh ghen,
97. Tà keo, giả dối, siễm xiêng,
Kiêu căng, hãm hại, không tin, biếng lười,
Không xấu hỗ, không sợ đời,
Hôn trầm, bấn loạn, buông xuôi, mê mờ,
101. Không chánh niệm, loạn tâm tư.
Đó là ngành ngọn thặng dư não phiền.
Bất định gồm bốn, theo duyên:
Ăn năn, ngủ nghỉ, kiếm tìm, đặt tâm.
105. Các tâm sở tạo nghiệp nhân
Thiện đem an lạc; ác mang lụy sầu.
Tạo nên hạt giống khác nhau:
Ngộ mê, hạnh phúc, khổ đau, trung hòa,
109. Niết-bàn, sanh tử bao là,
Danh xưng, tướng trạng, khác xa giống loài,
Chậm nhanh, dài vắn, người trời,
Súc sanh, ngạ quỉ, thảnh thơi, buộc ràng.
113. Có hạt giống thuộc thân, tâm,
Giọng lời, thái độ, thế gian, siêu đời,
Trao truyền, sẳn có, học đòi,
Tập tành từ thuở trong thai mẹ truyền,
117. Gia đình, xã hội, giao duyên,
Chung, riêng, giá trị một niềm thủy chung
Theo ta khắp mọi nẻo đường,
Tử sanh bao cõi chẳng buông, chẳng rời.
121. Thức tâm chuyển biến không thôi,
Bao điều phân biệt sanh sôi lớn dần
Tạo thành tập khí, hiện hành,
Hiện hành, tập khí tạo thành từ duyên.
125. Chủ thể, đối tượng tạo nên
Đều do duyên khởi, cội nguồn thế gian.
Vì duyên khởi, tánh rỗng không,
Không sanh, không diệt, không thường đoạn đâu.
129. Nhân duyên đủ: hiện tỏ làu,
Nhân duyên thiếu, điểm tương giao không thành.
Không đi đến, không chậm nhanh,
Không "không," không "có," không "thành hoại" nhau.
133. Chấp thường đoạn phải khổ đau,
Chấp ngã, sở hữu: vùi đầu bến mê.
Đạo giác ngộ bỏ chấp nê,
Xả buông, không trụ: đường về chơn như.
137. Lạc an, định tĩnh tâm tư,
Không cầu, không đắc, thản thư đất trời.
Chủ thể rụng, đối tượng rơi,
Một là tất cả, đời đời tương dung.
141. Đối đầu sanh tử tới cùng,
Giữ tâm chánh niệm, vững lòng chân tu,
Quán soi thực tại, chơn như,
Quyết tâm chuyển hóa thặng dư não phiền.
145. Tu thiền định thấy nhân duyên,
Thấy duyên khởi thấy đạo thiền tràn dâng,
Thấy pháp tánh từ thế gian,
Thấy chư Phật, thấy nhất chân muôn loài.
149. Bừng tuệ giác từ cuộc đời
Tỏ chân như từ luân hồi khổ đau,
Mê và ngộ chẳng khác nhau
Trần gian – cực lạc, một màu xưa nay.
153. Niết-bàn, sanh tử: không hai,
Đắc là vô đắc, không ngoài không trong.
Chánh tâm, sanh tử ngược dòng,
Sống trong hiện tại, thong dong tâm hồn.
157. Thảnh thơi trong cõi càn khôn,
Nụ cười giải thoát ngát hương mọi miền,
Niết-bàn: hạnh phúc siêu nhiên,
Lìa sanh tử, dứt mọi duyên luân trầm.



---o0o---

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/02/2021(Xem: 8656)
Vào năm 1990, một nhà sư trẻ đến thị xã Lagi – Bình Thuận, dừng bước bên con suối Đó vắng vẻ, cảnh quan đơn sơ, mộc mạc, cách xa trung tâm Lagi. Con suối có cái tên hơi lạ, tên nguyên sơ là suối Đá do chảy qua nhiều tảng đá to, sau này khi người Quảng đến định cư, đọc chệch thành “suối Đó”. Vị sư trẻ dựng một thảo am bên cạnh con suối, cao hứng đặt tên thảo am là chùa Đây, tạo thành một cái tên hay hay và lạ mà du khách đến một lần không thể nào quên “suối Đó – chùa Đây”. Sau này, thảo am nhỏ được trùng tu dần thành một ngôi chùa trang nghiêm và tĩnh lặng với cái tên mang lại cho người ta cảm giác an nhiên tự tại khi nhắc đến như hôm nay – chùa Thanh Trang Lan Nhã.
01/02/2021(Xem: 9766)
Ngôi chùa nhỏ với không gian yên tĩnh nằm bên dòng suối Đó giáp ranh giữa xã Tân Phước và phường Tân An, thị xã La Gi có cái tên rất thanh vắng, tịch mịch “Thanh trang lan nhã” . Chùa do một vị Đại đức tuổi trung niên làm trụ trì, nhà sư Thích Tấn Tuệ. Sư Tấn Tuệ tên thật là Đinh Văn Thành (SN 1960), quê ở làng Duy Trinh, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. Ông quy y từ lúc còn nhỏ được đào tạo học hành chu đáo, đi lại nhiều nơi nên kiến thức sâu rộng.
01/02/2021(Xem: 5653)
Không biết tự bao giờ, em đã đến giữa trần gian này, khiến cho mặt đất ngất say trong cơn rung động choáng váng. Em đến như suối mát giữa lòng sa mạc khô khốc, làm hồi sinh cho kẻ lữ hành cô độc, sống trườn qua cơn gió xoáy ác liệt giữa hư không. Em đến như đóa hồng ngát hương trong nắng sớm, như bông trang thùy mị, nhẹ vờn trong tha thiết âm thầm, như vầng trăng rằm lung linh trên hồ biếc, như giọt sương vi diệu tẩm ướt đượm nhuần lá cỏ, như mây trời bữa nọ, như dòng sông chở ráng đỏ hoàng hôn về gieo mộng mị bồng bềnh, đẫm hương tóc em trôi.
01/02/2021(Xem: 11065)
Nói thiệt lòng, tâm trạng của tôi mấy ngày qua vô cùng... bất ổn, tinh thần có chiều xuống dốc, phần vì "thử thể bất an", phần vì chuyện đời có nhiều đột biến vào năm cùng tháng tận, đã bình thản đương đầu đối chọi bằng các phương pháp tu niệm hành trì, giữ niềm tin vững chãi, liên tục ra vào các chốn già lam để lễ Phật bái Tăng, tác nghiệp thi văn... nên chế ngự được nhiều chướng duyên nghịch cảnh, nhưng nghiệp duyên quá khứ vẫn còn đầy dãy, vẫn đến đó, vẫy tay cười chào như chế giễu, thử thách...
30/01/2021(Xem: 6994)
CHÚC lời hạnh phúc khắp gần xa MỪNG vạn niềm vui đến mọi nhà. NĂM - mỗi năm tròn duyên phước nghiệp MỚI từ tâm thức nở ngàn hoa.
30/01/2021(Xem: 7151)
Chiều cuối năm chuông vọng Ngân xa gửi tâm tình Dỗ dành duyên lận đận Vuốt ve vận không lành
28/01/2021(Xem: 5076)
Ơn mưa, cho mình nước Ơn nắng, lửa mặt trời. Cá chép kia khéo vượt Cửa Vũ, RỒNG về ngôi.
28/01/2021(Xem: 5704)
Ở trọ nhân gian mộng cuộc tình Hào quang muôn thuở ánh lung linh. Không ai thù hận ai ganh ghét Ấm áp quanh ta chuyện chúng mình . Ngàn thế kỷ sau muôn kiếp trước Sinh thành hiện thể sát na xinh Khổ đau hạnh phúc đơm hoa trái Vui gặp mùa Xuân giữa Chính Mình.
28/01/2021(Xem: 7101)
Thơ Trải Lòng ra Sông Biển Thơ Giữa Đất, Trời mênh mông ... Phải Thơ, Như Là : HẠT BỤI, HẠT BỤI, Vô Thường, SẮC KHÔNG !
27/01/2021(Xem: 5449)
Thầy đã về lại chốn nơi Bao ngày qua tạm phải rời đi xa Xứ Ấn Phật Sự dần dà Thiện Sự song bước thiết tha chẩn bần Nàng Cô Vi lại thiết thân ( Corona Virus ) Cứ bám chặt riết ân cần rủ rê Nhập thâm nội tạng đó tề Ai mà yếu sức đê mê rồi đời ( die )
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]