Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Dòng Tâm Thức ( Thơ lục bát )

08/04/201319:10(Xem: 10589)
Dòng Tâm Thức ( Thơ lục bát )





DÒNG TÂM THỨC

(Bốn mươi khổ thơ sáu tám về tâm lý học Phật giáo)
Thích Nhật Từ1999
1. Đất tâm như quả địa cầu,
Chứa đầy hạt giống hoa mầu hành vi.
Tâm là dòng suối nghĩ suy,
Tâm và hạt giống có gì khác đâu.
5. Tâm không tu phải khổ đau,
Như vượn chuyền nhảy không sao đặng dừng,
Xuống lên ba cõi trầm luân,
Từ thời vô thỉ con đường mênh mang.
9. Tâm tu tập thoát khổ nàn,
Dứt đường sanh tử trần gian bao đời,
Như vầng nhật nguyệt rạng ngời,
Chiếu soi muôn vật nơi nơi sáng lòa.
13. Thức, tâm và ý là ba,
Tên dù có khác, vốn là một thôi.
Thức nhằm nhận thức đúng sai,
Bỏ thân chết, nhập vào thai không cùng
17. Tâm gồm thiện, ác, trung dung
Tạo nên nghiệp, chịu muôn trùng trầm luân.
Ý nhằm đối lập vật, thân,
Là nguồn cảm giác, nhận chân cảnh trần.
21. Thức, tâm, ý tạo nghiệp nhân,
Lộn quanh ba cõi, sáu đường đã qua.
Một là thức A-lại-da,
Kho tàng hạt giống vào ra, duy trì,
25. Cội nguồn thế giới nghĩ suy,
Vận hành, chuyển biến chẳng khi nghỉ dừng,
Nguồn nương của thức giác quan,
Như nước: nền của sóng ngàn tràn dâng.
29. Dù vô ngã vẫn thường hằng,
Chứa thâu hạt giống thế gian ba đời.
Mười tám giới, một nguồn khơi,
Không nhiễm, trung tính tùy thời gồm thâu,
33. Không một khác, không trước sau,
Không chung biệt; vốn nương nhau mà thành.
Thức này tương ứng biến hành,
Cũng như xã thọ, thác ngàn chuyển xoay.
37. Khi thân chết, thức gá thai,
Vào ra ba cõi chính ngay phút này,
Định không thọ tưởng vẫn hay
Vận hành sức sống ở đây một mình.
41. A-la-hán mới chỉ đình
Cội nguồn hữu lậu chúng sinh ta-bà.
Thứ hai là thức mạt-na,
Thức này nương a-lại-da mà thành.
45. Bản năng suy nghĩ, tung hoành,
Tương ưng tâm lý biến hành luôn khi,
Tạo nguồn ngã kiến, ngã si,
Ngã mạn, ngã ái, bao đời chẳng buông.
49. Có nhiễm, không giữ tánh thường
Đam mê chấp ngã, tự tồn bản năng,
Nương vào rồi chấp thức tàng
Làm bản ngã, làm cội nguồn cái tôi.
53. Mạt-na sẽ phải hết đời:
Định không thọ tưởng, sáng ngời tâm linh,
Đạo xuất thế: sạch sành sanh
Quả A-la-hán vận hành mới ngưng.
57. Ba là sáu thức giác quan:
Mắt, tai, mủi, lưởi, ý, thân một bầu.
Nhận chân đối tượng khác nhau:
Tai và tiếng, mắt với màu, vân vân.
61. Gồm thiện, ác, và chưa phân,
Tùy theo bản chất nghiệp nhân mà thành.
Ý thức nương ý làm căn,
Pháp trần: đối tượng phát sanh thức này.
65. Phạm vi nhận thức rộng bày,
Trực quan, suy luận đúng sai bao gồm.
Biến hành, biệt cảnh tương ưng,
Thông ba tánh, ba thời gian dặm ngàn.
69. Cội nguồn của nghiệp miệng, thân,
Tạo nên nhận thức, nghiệp nhân mà thành.
Thức này hết sự vận hành,
Trong thiền vô tưởng, vô tâm trong ngoài,
73. Cũng như bất tỉnh, ngủ say,
Ngoài ra, ý thức đêm ngày không nguôi.
Mắt, thân, mủi, lưởi và tai,
Nương theo ý thức chuyển xoay mà thành.
77. Kế là tâm sở: biến hành,
Cảnh riêng, phiền não, thiện nhân, trung hòa.
Biến hành gồm xúc, tưởng, tư,
Tác ý, cảm thọ thảy là năm tên.
81. Cảnh riêng: số cũng như trên,
Dục, thắng giải, niệm cộng thêm hai là
Định thiền, trí tuệ, ấy mà.
Năm này riêng biệt, chẳng khi chung phần.
85. Thiện gồm mười một nghiệp nhân:
Niềm tin, hổ thẹn, xốn xang tâm hồn,
Không tham, không dốt, không sân,
Chính chuyên, nhẹ nhỏm, tinh cần chẳng ngưng,
89. Không sát hại, không để lòng,
Đó là gốc thiện vun trồng gắng nên.
Não phiền gốc có sáu tên.
Tham lam, si dốt, hận sân, ba thằng.
93. Thấy sai, nghi hoặc, tự tôn,
Cộng chung thành sáu cội nguồn tả tơi.
Phiền não nhánh gồm hai mươi:
Hận, hờn, che giấu, chọc đời, ganh ghen,
97. Tà keo, giả dối, siễm xiêng,
Kiêu căng, hãm hại, không tin, biếng lười,
Không xấu hỗ, không sợ đời,
Hôn trầm, bấn loạn, buông xuôi, mê mờ,
101. Không chánh niệm, loạn tâm tư.
Đó là ngành ngọn thặng dư não phiền.
Bất định gồm bốn, theo duyên:
Ăn năn, ngủ nghỉ, kiếm tìm, đặt tâm.
105. Các tâm sở tạo nghiệp nhân
Thiện đem an lạc; ác mang lụy sầu.
Tạo nên hạt giống khác nhau:
Ngộ mê, hạnh phúc, khổ đau, trung hòa,
109. Niết-bàn, sanh tử bao là,
Danh xưng, tướng trạng, khác xa giống loài,
Chậm nhanh, dài vắn, người trời,
Súc sanh, ngạ quỉ, thảnh thơi, buộc ràng.
113. Có hạt giống thuộc thân, tâm,
Giọng lời, thái độ, thế gian, siêu đời,
Trao truyền, sẳn có, học đòi,
Tập tành từ thuở trong thai mẹ truyền,
117. Gia đình, xã hội, giao duyên,
Chung, riêng, giá trị một niềm thủy chung
Theo ta khắp mọi nẻo đường,
Tử sanh bao cõi chẳng buông, chẳng rời.
121. Thức tâm chuyển biến không thôi,
Bao điều phân biệt sanh sôi lớn dần
Tạo thành tập khí, hiện hành,
Hiện hành, tập khí tạo thành từ duyên.
125. Chủ thể, đối tượng tạo nên
Đều do duyên khởi, cội nguồn thế gian.
Vì duyên khởi, tánh rỗng không,
Không sanh, không diệt, không thường đoạn đâu.
129. Nhân duyên đủ: hiện tỏ làu,
Nhân duyên thiếu, điểm tương giao không thành.
Không đi đến, không chậm nhanh,
Không "không," không "có," không "thành hoại" nhau.
133. Chấp thường đoạn phải khổ đau,
Chấp ngã, sở hữu: vùi đầu bến mê.
Đạo giác ngộ bỏ chấp nê,
Xả buông, không trụ: đường về chơn như.
137. Lạc an, định tĩnh tâm tư,
Không cầu, không đắc, thản thư đất trời.
Chủ thể rụng, đối tượng rơi,
Một là tất cả, đời đời tương dung.
141. Đối đầu sanh tử tới cùng,
Giữ tâm chánh niệm, vững lòng chân tu,
Quán soi thực tại, chơn như,
Quyết tâm chuyển hóa thặng dư não phiền.
145. Tu thiền định thấy nhân duyên,
Thấy duyên khởi thấy đạo thiền tràn dâng,
Thấy pháp tánh từ thế gian,
Thấy chư Phật, thấy nhất chân muôn loài.
149. Bừng tuệ giác từ cuộc đời
Tỏ chân như từ luân hồi khổ đau,
Mê và ngộ chẳng khác nhau
Trần gian – cực lạc, một màu xưa nay.
153. Niết-bàn, sanh tử: không hai,
Đắc là vô đắc, không ngoài không trong.
Chánh tâm, sanh tử ngược dòng,
Sống trong hiện tại, thong dong tâm hồn.
157. Thảnh thơi trong cõi càn khôn,
Nụ cười giải thoát ngát hương mọi miền,
Niết-bàn: hạnh phúc siêu nhiên,
Lìa sanh tử, dứt mọi duyên luân trầm.



---o0o---

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
11/08/2020(Xem: 6210)
Thì thầm cùng hạt bụi Kính bạch Thầy, nghe qua pháp thoại của Thầy về các Bồ Tát thường tụng niệm và mới đây qua Pháp thoại của Sư Thúc về “ Năm loại trí tuệ” con đã chiêm nghiệm và đúc kết hai bài thơ này . Kính dâng đến Thầy với muôn vàn đa tạ vì trong mùa đại dịch này con mới được nghe những lời giảng của những bậc giảng Sư quá uyên thâm trong Phật Pháp và chứa đựng Tâm Đại Từ Đại Bi Kính chúc sức khỏe Thầy , kính HH Đây quả hiện tại, nhân gieo từ ngàn kiếp ! Nên niềm tin vững chắc đã thành hình. Dù còn nhiều bụi bám vẫn theo mình Rất vi tế ẩn núp trong vườn tâm đâu đấy !
10/08/2020(Xem: 5627)
Nhất Tâm ! Kính bạch Thầy sau khi trở lại thời biểu tu tập đã xáo trộn bấy lâu nay, chợt nghe lại một bài giảng thật hay về chữ Nhất Tâm trong phẩm 80 của Kiá Bát Nhã con có hai bài thơ kính dâng Thầy xem cho vui như chia sẻ thêm chút tiến bộ của con đã dùng thời gian tu tập mà quên đi những ý nghĩ tiêu cực trong mùa đại dịch này . Kính chúc Thầy pháp thể kinh an , Hh Mười mấy năm qua tụng thường ... chưa liễu nghĩa “Nhất tâm đảnh lễ “ bốn chữ quá thâm sâu Đại duyên ... pháp thoại giảng rõ lý mầu Siêu việt “ Nhất Tâm “ trong ngàn người có một ?
10/08/2020(Xem: 6946)
“Em về mấy thể kỷ sau Nhìn trăng có thấy nguyên màu ấy không?”(*) Đường tu như sóng bềnh bồng Nổi trôi lên xuống theo dòng thời gian Ngẫm xem cũng lắm gian nan Thị phi nhân ngã thế gian khôn lường... Nhưng may ta đã tỏ tường Lời thầy giảng rõ Vô Thường, Có, Không
10/08/2020(Xem: 10383)
Ân Bồ Tát cao sâu non biển Gieo tình thương mầu nhiệm vô biên Từ bi ban bố khắp miền Khai mầm an lạc , bình yên cho đời Lời Đại Nguyện giúp đời cứu thế
09/08/2020(Xem: 12109)
Là một nhà văn, một nhà thơ, một nhà báo, và là một người tuyên thuyết Phật pháp – trong vị trí nào, Vĩnh Hảo cũng xuất sắc, và nổi bật. Tài hoa của Vĩnh Hảo đã hiển lộ từ các tác phẩm đầu thập niên 1990s, và sức sáng tác đó vẫn đều đặn trải dài qua hai thập niên đầu thế kỷ 21. Vĩnh Hảo viết truyện dài, truyện ngắn, làm thơ, viết tùy bút, viết tiểu luận – thể loại văn nào anh viết cũng hay, cũng nổi bật hơn người. Giữ được sức viết như thế thực là hy hữu. Thể hiện nơi ngòi bút rất mực văn chương, Vĩnh Hảo chính là một tấm lòng thiết tha với đất nước, với đạo pháp, với con người. Tấm lòng đó hiện rõ trong từng hàng chữ anh viết, đặc biệt là trong 100 Lá Thư Tòa Soạn của Nguyệt San Chánh Pháp, là nội dung của sách này với nhan đề Lời Ca Của Gã Cùng Tử.
08/08/2020(Xem: 6779)
Đây lời Phật dạy lâu rồi: "Ta xem chức tước, thứ ngôi trên đời Của hàng vua chúa mọi thời Hay là của kẻ khắp nơi cầm quyền Chỉ như hạt bụi vương thềm;
07/08/2020(Xem: 5971)
Lên chùa Mang một cái Tâm Chắp tay Nương dưới bóng râm Bụt Đà Niềm tin vững chãi không già Không vơi không hụt Không sà xuống sân... Cờ treo Hoa cắm Đèn giăng Trang nghiêm Pháp Hội Quan Âm
05/08/2020(Xem: 6876)
Đi tìm chân lý giữa cuộc chơi Mấy mùa sương lạnh, lệ đầy vơi Nhức xương, dâu buốt miền da thịt Chân lý xa với trong biển khơi
05/08/2020(Xem: 7293)
Cô Vy (Covid 19) ơi ! sao em tàn ác thế ? Đã lấy đi tánh mạng biết bao người Khiến nhân thế mất đi nụ cười tươi Đành “giản cách”với khóc sầu ly biệt
05/08/2020(Xem: 10618)
Này em ! Có phải khi mình mất đi hạnh phúc Thì mới hay...hạnh phúc có trong đời. Có phải khi mình mất đi người mẹ Mới thật lòng gọi hai tiếng: '' Mẹ ơi ! ''
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]