Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Một bài thơ của nhà sư Buddhadasa Bikkhu

11/04/201302:50(Xem: 15054)
Một bài thơ của nhà sư Buddhadasa Bikkhu

MỘT BÀI THƠ

của nhà sư Buddhadasa Bikkhu

Hoang Phong chuyển ngữ

Buddhadasa_Bikkhu_01

Buddhadasa Bikkhu (1906-1993) là một nhà sư Thái Lan thật uyên bác và khác thường. Tư tưởng và sự hiểu biết về Đạo Pháp của ông vượt lên trên những hình thức màu mè của một tín ngưỡng, loại bỏ được tất cả những thêm thắt và diễn đạt không thể tránh khỏi của người sau suốt trên dòng lịch sử phát triển lâu dài của Phật Giáo.

Các quan điểm vô cùng trong sáng và khoa học về Đạo Pháp, cũng như các chủ trương thật tinh khiết trong việc tu tập của ông cũng đã khiến cho một số người Phật Giáo thủ cựu - và cả những người làm chính trị cực đoan - ngay trên quê hương ông phải khó chịu, kể cả một vài học giả Tây Phương cũng đã hiểu lầm ông. Thế nhưng con đường thênh thang và tinh khiết do ông khai mở ngày càng được nhiều người bước theo. Hai trong số các quan điểm chính yếu nhất của ông về Phật Giáo là trước hết ông chỉ quan tâm đến kiếp sống hiện tại và không giảng hay đề cập đến các kiếp sống quá khứ cũng như tương lai, và sau đó đối với ông thì "tam giới" (dục giới, sắc giới và vô sắc giới) cũng như "lục đạo" (địa ngục, quỷ, súc sinh, A-tu-la, người và trời) cũng chỉ là những thể dạng biến đổi và tiếp nối của tâm thức trong kiếp sống hiện tại mà thôi, nói cách khác là chúng ta đang luân hồi trong từng khoảnh khắc một trong kiếp sống này.

Bài thơ dưới đây được ông viết vào năm 1988, tức là năm năm trước khi ông qua đời, và đã được rất nhiều người biết đến vì nội dung thật nhân bản và khoan dung của nó. Bài thơ cũng đã được đăng tải trên rất nhiều trang web của Thái Lan cũng như trên toàn thế giới. Một Phật tử Thái Lan "vô danh" - có lẽ vì muốn chứng tỏ sự khiêm tốn của mình chăng (?) - đã dịch bài thơ này sang tiếng Anh với sự giúp đỡ của một tỳ kheo người Mỹ vào năm 1993, tức vào năm Buddhadasa Bikkhu qua đời. Tuy người Phật tử Thái trên đây không cho biết người tỳ kheo hiệu đính bản tiếng Anh là ai, thế nhưng cũng có thể nghĩ rằng vị này là một đệ tử trẻ người Mỹ của Buddhadasa mang pháp danh là Santikaro Bikkhu, đã từng dịch nhiều bài giảng và thơ của ông.

Gần đây hơn là vào năm 2011, một học giả Pháp là ông Louis Gabauche, cựu thành viên của Trường Viễn Đông Bác Cổ (École française d'Extrême Orient) đã căn cứ vào bài thơ này của Buddhadasa để viết một bài báo khá khúc triết mang tựa đề "Những sự rạn nứt xã hội và Phật Giáo: dưới con mắt của nhà sư Buddhadasa Bikkhu"(Fractures sociales et Bouddhisme: le regard de Buddhadasa Bikkhu)nhằm bênh vực quan điểm của nhà sư này trên phương diện Đạo Pháp cũng như xã hội và chính trị. Khi viết bài này Louis Gabauche cũng đã dịch bài thơ của Buddhadasa sang tiếng Pháp và đặt vào cuối bài trong phần thư tịch.

Bài thơ của Buddhadasa không mang tựa đề gì cả mà chỉ ghi bên dưới là làm tại Suan Mokkh (Khu vườn Giác Ngộ) ngày 22 tháng 5, Phật Lịch 2531 (tức là năm 1988). Louis Gabauche cũng có đề nghị ghép thêm cho bài thơ này một cái tựa: "Những kẻ khác... và chúng ta"(Les autres... et nous). Thật ra bài thơ của Buddhadasa không cần phải có một cái tựa nào cả hầu nói lên ý nghĩa của nó, bởi vì từng vần trong bài thơ tự nó cũng đã nói lên được lòng bao dung và độ lượng của một con người tu hành chân chính. Tuy nhiên người dịch sang tiếng Việt cũng mạn phép nghĩ rằng một cái tựa nào đó chẳng hạn như "Giữa con người với nhau"biết đâu cũng có thể mang lại một chút tiền vị hầu có thể giúp chúng ta bước vào bầu không gian rộng mở trong lòng nhà sư Buddhadasa được dễ dàng hơn chăng?

TREAT EACH HUMAN FRIEND BY THINKING THAT :

Hãy xem mỗi con người là bạn ta và nghĩ rằng:

He is our friend who was born to be old, become ill, and die, together with us.

Người ấy là bạn ta, cùng sinh ra đời để rồi sẽ già nua, bệnh tật và chết cùng ta.

He is our friend swimming around in the changing cycles with us.

Người ấy là bạn ta, cùng ngụp lặn với ta trong vòng sinh diệt.

He is under the power of defilements like us, hence he sometimes errs.

Người ấy cũng vướng bụi trần ô nhiễm như ta, do đó đôi khi cũng phạm vào lầm lỗi.

He also has lust, hatred, and delusion, no less than we.

Người ấy cũng mang đầy dục vọng, thù hận và mê lầm, nào có khác ta đâu!

He therefore errs sometimes, like us.

Cũng như ta, người ấy cũng lắm khi nhầm lẫn.

He neither knows why he was born nor knows nibbana, just the same as us.

Người ấy cũng chẳng biết tại sao mình lại sinh ra đời, và cũng chẳng biết thế nào là niết bàn, quả là giống y như ta!

He is stupid in some things like we used to be.

Có những thứ mà người ấy cũng ngô nghê như ta trước đây.

He does some things accordingly to his own likes, the same as we used to do.

Người ấy cũng làm những thứ theo sở thích mình, như ta cũng từng làm trước đây.

He also wants to be good, as well as we who want even more to be good - outstanding - famous.

Người ấy cũng muốn mình giỏi giang, cũng như chính ta luôn muốn mình giỏi hơn, sáng chói hơn, danh tiếng hơn.

He often takes much and much more from others whenever he has a chance, just like us.

Người ấy thường chiếm lấy thật nhiều những gì của kẻ khác mỗi khi có cơ hội, nào có khác gì ta đâu!

He has the right to be madly good, drunkenly good, deludedly good, and drowning in good, just like us.

Người ấy có quyền cuồng điên, say mê, đắm mình trong cái tốt đẹp, cũng như ta vậy.

He is an ordinary man attached to many things, just like us.

Người ấy là một kẻ bình thường với bao nhiêu thứ ràng buộc, cũng như ta vậy thôi.

He does not have the duty to suffer or die for us.

Người ấy nào có bổn phận phải gánh chịu khổ đau và chết thay cho ta đâu.

He is our friend of the same nation and religion.

Người ấy là một người bạn cùng quê hương và tín ngưỡng với ta.

He does things impetuously and abruptly just as we do.

Chẳng khác gì ta, người ấy cũng hành động bồng bột và thiếu suy nghĩ.

He has the duty to be responsible for his own family, not for ours.

Người ấy có bổn phận với gia đình mình chứ nào có trách nhiệm gì với gia đình của ta đâu.

He has the right to his own tastes and preferences.

Người ấy có quyền chạy theo các sở thích và những thú vui riêng.

He has the right to choose anything (even a religion) for his own satisfaction.

Người ấy có quyền chọn lựa bất cứ gì (kể cả tôn giáo) theo sở thích của mình.

He has the right to share equally with us the public property.

Người ấy có quyền thụ hưởng các tiện nghi công cộng ngang hàng với ta.

He has the right to be neurotic or mad as well as we.

Người ấy có quyền để cho tâm thần bấn loạn và điên rồ, chẳng khác gì với ta.

He has the right to ask for help and sympathy from us.

Người ấy có quyền kêu gọi sự giúp đỡ và chờ đợi sự ân cần xót thương của ta.

He has the right to be forgiven by us according to the circumstances.

Người ấy có quyền được ta tha thứ tùy theo từng hoàn cảnh.

He has the right to be socialist or libertarian in accordance with his own disposition.

Người ấy có quyền theo xã hội chủ nghĩa hay chế độ tự do tùy theo hoàn cảnh đẩy đưa.

He has the right to be selfish before thinking of others.

Người ấy có quyền ích kỷ trước khi nghĩ đến kẻ khác.

He has the human right, equal to us, to be in this world.

Người ấy được hưởng nhân quyền ngang hàng với ta trong thế giới này.

If we think in these ways, no conflicts will occur.

Nếu tất cả chúng ta đều biết nghĩ suy như thế thì xung đột nào có thể xảy ra!

Buddhadasa Indapanno

Mokkhabalarama, Chaiya
22 tháng 5, Phật Lịch 2531 (1988)

[Một Phật tử vô danh đặt hết lòng tin nơi lòng nhân ái và từ bi vô biên của nhà sư Buddhadhasa nên đã mạn phép được dịch bài thơ này của ông sang tiếng Anh, với sự giúp đỡ của một tỳ kheo người Mỹ.

Ngày 2, tháng 6, Phật Lịch 2536 (1993)]

Bản dịch tiếng Pháp của Louis Gabauche:

Les autres... et nous

Voici quelques préceptes enseignés par Buddhasa Bhikku et traduit par Louis Gabaude.

Agissons avec nos compagnons d'humanité en gardant ceci à l'esprit :

Ils sont nos compagnons de naissance, de vieillesse, de souffrance et de mort !

Ils sont nos compagnons d'errance dans le même tourbillon des morts et des naissances !

Ils tombent sous le pouvoir des passions, comme nous !

Ils n'ont pas moins d'envies, de colères, de choix stupides que nous !

Ils s'oublient parfois, comme nous ! Ils ne savent pas pourquoi ils sont nés, comme nous !

Ils ne savent pas ce qu'est le nirvana, comme nous ! Ils sont idiots, parfois, comme nous !

Ils se font plaisir, parfois, comme nous !

Ils sont ambitieux, comme nous qui cherchons le succès, la gloire et la célébrité !

Ils s'enrichissent et profitent de leur position à l'occasion, comme nous !

Ils ont aussi le droit d'être fous de réussite, drogués de réussite, trompés par la réussite, noyés dans leur réussite, comme nous!

Ce sont des gens ordinaires qui s'attachent à des tas de choses, comme nous !

Ils n'ont pas à souffrir ou à mourir à notre place !

Ils sont nos compatriotes et nos coreligionnaires,

Ils prennent des décisions irréfléchies, comme nous !

Ils ont le devoir de prendre soin de leur famille, pas de la nôtre !

Ils ont le droit d'avoir les goûts qui leur plaisent !

Ils ont le droit de choisir ce qui leur plaît, y compris leur religion !

Ils ont le droit de profiter des biens publics, autant que nous !

Ils ont le droit d'être névrosés ou fous, autant que nous !

Ils ont le droit de demander notre aide et notre compréhension !

Ils ont le droit d'obtenir notre pardon à la mesure des circonstances !

Ils ont le droit d'être socialistes ou libéraux, comme il leur plaît !

Ils ont le droit d'être égoïstes avant d'être généreux !

Ils ont le droit, comme êtres humains, de vivre dans le monde, comme nous !

Si nous arrivions à penser ainsi, il n'y aurait plus aucun conflit possible.

Di bút của nhà sư Buddhadasa Bikkhu về bài thơ này:

Buddhadasa_Bikkhu_03

Bures-Sur-Yvette, 05.03.13

Hoang Phongchuyển ngữ
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
11/04/2022(Xem: 4901)
Bước chân viễn xứ trở về Chùa xưa Còn đọng câu thề lợi tha Chậu nằm vắng sắc lá hoa Khô khan bậc cấp thêm già phong sương Vườn sau sân trước lặng buồn Hợp tan Còn mất Bình thường nhân duyên Nắng còn kêu gió huyên thiên Chuông còn gọi mõ nhịp thiền vô âm
09/04/2022(Xem: 5200)
Suốt buổi tìm Xuân Xuân chẳng thấy Giày gai dẫm nát đỉnh mây trời Quay về chợt ngửi hương mai ngát Xuân ở đầu cành đã thắm tươi
09/04/2022(Xem: 4569)
Được tương phùng sau nhiều năm mất liên lạc ! Khác tiểu bang .... năm bạn cùng trường nay lại gặp nhau " Cuộc sống giờ đây muốn biết " quên cả lời chào Chợt giật mình "TƯỚNG TỰ TÂM SINH " ....lý ngộ
06/04/2022(Xem: 4935)
Ngày Sức khoẻ Thế giới hay là Ngày Y tế Thế giới, viết tắt là World Health Day là được tổ chức vào ngày 7 tháng 4 hàng năm, dưới sự bảo trợ của Tổ chức Y tế Thế giới. Năm 1948, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) lần đầu tiên tổ chức Hội nghị Y tế Thế giới. Hội nghị này đã quyết định bắt đầu từ năm 1950 lấy ngày 7 tháng 4 hàng năm làm ngày Sức khỏe Thế giới. Năm 1948, WHO lần đầu tiên tổ chức Hội nghị Y tế Thế giới. Hội nghị này đã quyết định bắt đầu từ năm 1950 lấy ngày 7 tháng 4 hàng năm làm ngày Sức khỏe Thế giới. Ngày Sức khỏe Thế giới ra đời để kỷ niệm việc thành lập WHO và được tổ chức này xem như một cơ hội để thu hút toàn thế giới hằng năm quan tâm đến sức khỏe toàn cầu, một chủ đề vô cùng quan trọng. Vào ngày này, WHO tổ chức các sự kiện quốc tế, khu vực và địa phương liên quan đến một chủ đề nhất định…..
05/04/2022(Xem: 4779)
Có lắm lúc trong Đời, Đạo muốn buông xuôi tất cả Dù bao lần theo Tổ nhớ chữ Như (1) Lại kinh nghiệm phấn đấu của kiếp sống huyễn hư Làm sao vượt số mệnh thoát chạy khỏi nghiệp quả !
01/04/2022(Xem: 9464)
Nếu có những khúc ngâm đoạn trường trong văn học thi ca làm cho người đọc qua nhiều thế hệ trải mấy nghìn năm vẫn còn cảm xúc đòi đoạn thì Chinh Phụ Ngâm và Cung Oán Ngâm Khúc là hai khúc ngâm tiêu biểu trong văn chương Việt Nam; cũng như Trường Hận Ca, Tam Lại Tam Biệt và Tần Phụ Ngâm được xem là “tam bi hùng ký” trong văn chương Trung Quốc thời Hậu Đường. Người Việt yêu thi ca thường ưa chuộng dư âm cùng ý vị lãng mạn và bi tráng giàu kịch tính hơn là vẻ bi phẫn và hùng tráng của hiện thực máu xương trong thi ca đượm mùi chinh chiến. Tâm lý nghệ sĩ nầy giúp lý giải một phần câu hỏi còn nằm trong góc khuất văn học là tại sao cho đến nay, hơn cả nghìn năm sau, tác phẩm Tần Phụ Ngâm vẫn chưa có người dịch ra tiếng Việt.
01/04/2022(Xem: 8076)
Ôm mối hận nhưng lòng còn son sắt Thương quê hương đòi đoạn tháng ngày qua Thương đời mình lỡ một thuở ngu ngơ Nên lao nhọc trong rừng sâu núi thẳm Cam đày đọa trong lao tù giam hãm Đề cho người quyến thế vẫn ăn chơi Khi âm thầm di tản biệt tăm hơi Nên nước mất, nhà tan, đời vong lữ.
01/04/2022(Xem: 3685)
Tháng Tư thường giấu nỗi buồn Lên non tìm những suối nguồn lãng quên Nhìn dòng nước chảy dịu êm Ưu tư cũng mất, ưu phiền cũng tan! Nhìn lên bát ngát non ngàn Bao nhiêu u uẩn bàng hoàng vụt bay…
01/04/2022(Xem: 9168)
Ngày rằm tháng hai vào lúc sáng sớm Đức Phật Thích Ca sắp nhập Niết Bàn Thành Câu Thi Na nơi Ta La rừng Muôn ngàn Tỳ kheo quây quần Song Thọ
30/03/2022(Xem: 5961)
(Ngày lễ Tết Thanh Minh không có ngày cố định thời gian bắt đầu từ ngày 4-5/4 (sau khi kết thúc tiết xuân phân) và kết thúc vào khoảng 20-21/4 dương lịch (khi bắt đầu Tiết Cốc Vũ). Năm 2022, tiết Thanh Minh rơi vào thứ ba ngày mùng 5/4/2022 (5/3 âm lịch).nhưng người dân sẽ đổ về các nghĩa trang vào thứ bảy 2/4/2022 và chủ nhật 3/4/2022 .
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]