Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Bagan và hương huyền sử (thơ)

01/12/201010:56(Xem: 11406)
Bagan và hương huyền sử (thơ)

Bagan - chùa tháp cổ sương

Có con trăng dệt con đường sử kinh

Ngọn đèn pháp bảo lung linh

Dấu son một thuở phục sinh đạo vàng

Ôi! Một thời dân tộc Môn qua đây

Đã liệt liệt oanh oanh

chép sử vàng lên bốn mươi ngàn tòa bảo tháp

Một cõi Đông dương

xây dựng kinh đô chánh pháp

Để ngàn sau...

để ngàn sau còn thơm mãi một mùi hương!

Ôi! Mùi hương nhập thế dị thường

Đã trải dài theo dấu chân

theo vết xe thổ mộ

Có con ngựa già còng lưng kham khổ

Và người phu xe

mà mái đầu đã bạc trắng đức tin

Ôi! Mùi hương của nhiệt huyết, của trái tim

Trộn lẫn mùi hương của tâm linh tôn giáo

Là công trình muôn đời của thăng hoa cảm xúc

Mà ấn ngọc, triện son

năm tháng chẳng mờ phai

Ôi! Có phải đây là thời

mà con sư tử vươn vai

Cất tiếng hống uy linh tràn trề sinh lực

Từ vạn dặm xa

kế thừa vinh quang A-Dục

Để huyền sử về một địa danh

bất diệt đến ngàn sau

Tôi cúi đầu xuống

Lắng nghe giữa hư vô

một mùi hương huyền diệu, sâu mầu

Thấm đẫm trên những cọng rêu xanh

Trên những cành cây khô

Trên những phù điêu, hoa văn chạm trổ

Tôi còn nghe

linh hồn cựa mình trong những viên gạch vỡ

Len vào sinh hoạt đời thường

thiên hạ thế gian tâm

Ôi! Tháp cổ Bagan!

Huyền sử Bagan!

Như một tiếng hú tận thâm lâm

Như một ngôn ngữ xa xăm

Nói về lẽ thăng trầm, hưng phế

Nói về chiến tranh, bạo quyền

và niềm đau khổ đế

Vì sự tham lam, sân hận của con người

Nó còn nói về sự thật trần khơi

Thần hủy diệt, thần bảo tồn

đã sát cánh chung vai

trong trò chơi quá nhiều thách đố

Để bi khốn thay

thân phận con người

cứ miệt mài xây tổ

Lẽ hoại thành nghe lòng mắt cay cay!

Lẽ hoại thành - khói tụ, tan mây...

Ôi! Một thời dân tộc Môn qua đây

Họ là một loài người tiến hóa bậc cao

Họ đến như làn mây lành

khoác tâm hồn nắng ấm

Rồi họ ra đi

mà dấu chân còn lấp lánh bụi sương

Để bây giờ

ngàn năm sau

bất diệt một mùi hương!

Ôi! Tôi đã đi thăm xứ xứ Bagan

Nơi đây con người

vận xà-rông xám chàm đất mục

Thân xác khô gầy gập lưng lạy Phật

Những tràng hoa lài,

hoa sứ tươi thơm

Chư sư khất thực qua ngày

bình bát toàn cơm

Cơ cực bữa ăn chan mùi khổ hạnh

Những cô gái bôi má bột cây

để gìn da giữ sắc

Còn giữ nụ cười đôn hậu ngây thơ

Những gã trung niên chuông gõ điện thờ

Mắt hấp háy nhìn hòm công đức

Những đứa trẻ cõi còm,

đói lòng kiếm xin vài "chạt"

Đôi mắt xanh trong!

Bi cảm tình người!

Ôi! Nhưng mà sao cách biệt một trời!

Mà phú quý

chỉ để dành cho người quý tộc?

Mà giàu sang

chỉ để dành cho giai cấp chiến sĩ?

Và mọi tiện nghi, xa hoa

ưu đãi giới thương buôn?

Còn thủ-đà-la, chiên-đà-la

thì sống trong cảnh bần cùng

thiếu áo, thiếu cơm

Thiếu cả những nhu cầu tối thiểu?

Ôi! Tôi đã ngồi rất lâu

để trầm tư mặc tưởng

Để nghĩ về những ngôi chùa tháp nguy nga

Để nghĩ về những công trình tôn giáo

như cung điện hoàng gia

Mà không hiểu lưỡng nguyên giá trị

Mà không hiểu sự cân phân tâm vật

Nơi dân tộc lạ kỳ này

tín ngưỡng duy linh!

Ôi! Tôi đã đi thăm cả một cõi tâm kinh

Mà cảm nghe cây lá bên đường

cũng sáng lên hoa chữ

Những nét chạm khắc rêu đen

Những con rồng giấu mình trong những bia đá vỡ

Nơi những tòa gạch nâu già

tuổi tác tuế sương!

Ôi! Huyền sử Bagan!

Bốn mươi ngàn tháp cổ Bagan!

Vi diệu mùi hương

Hương công đức

Hương tín tâm

Hương thâm u mật độ

Cùng hương tình, hương cảnh

của đất nước dễ thương nầy!

Ôi!

Cảm xúc bài thơ

chỉ như một thoáng khói mây

Xin tri tạ một lần tao ngộ

Ta hẹn ngươi, Bagan,

trên dặm về cổ độ

Nơi cõi Phật, lòng mình

lặng lẽ, vô ngôn!

Vẫy tay chào

chùa tháp dập dờn hương!

Myanmarlife hotel

Đêm 3/12/2008.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
28/09/2016(Xem: 8437)
Bao la độ lượng giữa đời nầy Chất chứa khoan dung bỏ dở hay. Rác thối phân dơ đều ngậm trọn, Thây ươn gỗ mục vẫn ôm đầy. Ngàn năm chôn chặt không xao xuyến, Vạn thuở vùi sâu chẳng giãi bày. Lá biếc hoa tươi nhờ chuyển hóa, Thế gian thắm nghĩa động tâm lay.
27/09/2016(Xem: 8417)
Nghiệp ác theo ta suốt cả đời Khổ đau cùng cực chẳng nào ngơi Do nhân bất thiện từ muôn kiếp Quả báo hiện tiền ập tới thôi Nước mắt cuộc đời tuôn chảy mãi Sông dài biển rộng ngập ngàn khơi Nay ta tìm đến bờ tuệ giác Vui đạo từ bi đẹp cuộc đời .
27/09/2016(Xem: 8121)
Quảng Đức trang nhà tận Úc Châu Nguyên Tạng Tỳ Kheo xướng khởi đầu Xiễn dương Phật Pháp qua mạng lưới Thời đại @ có khác đâu
27/09/2016(Xem: 9571)
GIỮ TRỌN NIỀM TIN Đời xuất sĩ hoà mình trong cuộc sống Đi vào đời mang hạt giống tuệ bi Dẫu biết rằng thế cuộc lắm thị phi Bao tâm huyết không bao giờ thay đổi . Áo đã cởi mà tâm ta chẳng mỏi Mặc kệ đời luôn cứ mãi đãi bôi Ta chỉ cần theo pháp Phật tu bồi Dưỡng đạo đức sống đời không chấp ngã . Khi ta chết xin đưa về biển cả Rãi tro tàn trên sóng nước đại dương Xin cảm ơn dù cuộc sống có vô thường Ta vẫn giữ trọn niềm tin nơi Chánh Pháp . Tánh Thiện 26-9-2016
22/09/2016(Xem: 20965)
Đã có nhiều người nói và viết về nhạc sĩ Hằng Vang . Phần nhiều là những bài viết trong sáng, chân thực. Thiết tưởng không cần bàn cãi, bổ khuyết . Viết về anh, nhạc sĩ Hằng Vang, tôi chỉ muốn phác một tiền đề tổng hợp cốt tủy tinh hoa tư tưởng, sự nghiệp sáng tác của anh ; rằng : Anh là một nhạc sĩ viết rất nhiều ca khúc cho nền âm nhạc Phật Giáo Việt Nam, anh là một thành phần chủ đạo trong dòng chảy âm nhạc nầy ngay từ khi khởi nghiệp sáng tác thời phong trào chấn hưng Phật giáo, xuyên suốt qua nhiều biến động lịch sử trọng đại của PGVN cho đến tận bây giờ, anh vẫn miệt mài, bền bĩ cảm xúc, sáng tạo trong dòng chảy suối nguồn từ bi trí tuệ đạo Phật.
22/09/2016(Xem: 11936)
Chuông chùa vang tiếng gọi Thức tỉnh khách đường xa Bao tháng ngày say đắm Chẳng nhớ lại lòng ta
21/09/2016(Xem: 8823)
Linh Sơn câu hội nhớ Ân sư Từ thuở khai sơn nơi cõi hư Tự viện dựng xây trên thế giới Thi văn xuất bản khắp hoàn cầu Giới thân tiếp độ nguồn Bát-nhã
21/09/2016(Xem: 8130)
Bây giờ con mớ Bây giờ con mới hiểu ra Tu hành trước nhất thoát qua mê lầm Tụng kinh, gỏ mõ, thỉnh chuông Pháp thực tập để tâm buông niệm tà Thứ hai là phải vượt qua Cái thân bạc nhược trẻ già buông trôi Lòng từ tinh tấn trau dồi Đi về chân vẫn thảnh thơi bước thiền Thứ ba tỉnh thức qua đêm Tìm nguồn sáng để soi miền chân tâm Bớt gian dối, bớt si sân Thêm bi, trí, dũng cho gần thiện nhân Đến chùa là việc rất cần Nguyện quy Tam bảo, Tứ ân đáp đền Học thầy, học bạn chớ quên Chuyển hóa tâm tánh trở nên hiền hòa Tiền tài, danh vọng, xa hoa Tu hành cần phải tránh xa nảo phiền Sống theo “Bát chánh” làm quen Chánh niệm sẽ giúp ta thêm sáng lòng Bây giờ con mới hiểu thông Bôn ba cho lắm cũng vòng trầm luân Tự mình thắp sáng đèn tâm Soi đường đuốc tuệ theo chân Phật đà Cũng nhờ con đã hiểu ra Muốn tu hành phải bước qua luân hồi Từ bi, trí tuệ sáng soi Vào trong bể khổ cứu người lầm than Những điều quan trọng cần làm Phải luôn theo dõi thời gian “tâ
21/09/2016(Xem: 11965)
Lần cuối cùng, đến tiễn ông đi Bút cạn, thơ đâu biết nói gì Nhớ mãi nụ cười anh nhi ấy Bàn tay phe phẩy lúc phân ly
20/09/2016(Xem: 15176)
Người ơi! mở cánh cửa lòng Để cho trời đất mênh mông hiện vào Mỗi bình minh đến ngọt ngào An lành trên mỗi tế bào thân, tâm.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]