Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Cá trăm đầu

08/08/201115:59(Xem: 9134)
Cá trăm đầu

ca vang

CÁ TRĂM ĐẦU

Chính tôi được chứng kiến
Chuyện này của Thích Ca
Khi Ngài ở Vườn Trúc
Của nước Ma Kiệt Đà.

Đức Thế Tôn ngày nọ,
Cùng đệ tử ra đi
Khất thực tận một nước
Có tên Tỳ Xá Ly.

Trên bờ sông Lê Việt,
Ngài ngồi cùng tỳ kheo,
Thưởng thức chút hơi mát
Giữa nắng nóng buổi chiều.

Quanh chúng tôi lúc ấy
Năm trăm người chăn trâu,
Năm trăm người đánh cá,
Đang kéo lưới bên cầu.

Năm trăm người kéo lưới,
Kéo mãi vẫn không lên.
Họ phải nhờ mấy bác
Đang chăn trâu kề bên.

Cuối cùng họ kéo được
Một con cá khổng lồ
Có trăm cái đầu thú
Như hổ, lợn, trâu, bò…

Mọi người thấy cá lạ,
Tranh nhau xem, ồn ào.
Phật dẫn các đệ tử
Đến xem thử thế nào.

Khi thấy con cá ấy,
Trăm chiếc đầu, Thích Ca
Bèn lên tiếng hỏi nó:
“Ca Tỳ Lê đấy à?”

“Thưa vâng,” con cá đáp.
“Kiếp sau ngươi làm gì?”
“Kiếp sau con phải sống
Dưới địa ngục A Tỳ.”

Nghe cá đáp, thấy lạ,
Chính tôi, A Nan Đà,
Muốn biết rõ sự việc,
Bèn hỏi Phật Thích Ca.

Phật nói, nhiều kiếp trước,
Có ông Bà La Môn,
Thời Đức Phật Ca Diếp.
Ông này có anh con

Khá thông minh, tài giỏi,
Nhưng ngạo mạn, hợm mình.
Tranh luận với người khác,
Thường tỏ ý coi khinh.

Không ít lần hỗn láo,
Cậu gọi các sa-môn
Bằng tên các loài vật,
Đủ các loài, các con.

Đến đây, Đức Phật nói:
“Các đệ tử lắng nghe.
Con người phạm thượng ấy
Chính là Ca Tỳ Lê.

Vì sự hỗn láo đó
Mà nhiều kiếp xưa nay
Anh ta bị nghiệp chướng
Thành con cá thế này.”

Tiếp đến, Ngài giảng pháp.
Năm trăm người chăn trâu,
Năm trăm người đánh cá,
Nghe, sáng láng trong đầu.

Rồi cả nghìn người ấy
Quì trước Phật Thích Ca,
Muốn qui y theo Phật,
Mong sớm được xuất gia.

Đức Phật rất hoan hỉ,
Nói: “Tỳ Kheo Thiện Lai!”
Lập tức thành phật tử,
Họ cùng đi theo Ngài.

Thái Bá Tân
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
19/08/2020(Xem: 6879)
Thức Tỉnh Một kiếp nhân sinh, một kiếp sầu. Vô thường có hẹn với ai đâu! Đã chưa tát cạn sông phiền não, Thì vẫn xoay vòng bể khổ đau! Bởi chẳng nhân lành từ kiếp trước, Nên không quả ngọt ở ngày sau. Nhất tâm thường niệm Di Đà Phật, Mới thấy vô biên lẽ nhiệm mầu!
17/08/2020(Xem: 7115)
Trải Nghiệm và Thăng Trầm Giọt lệ mừng rơi mỗi khi tỉnh giấc ! Văng vẳng lời pháp thoại đã giúp trừng tâm, Lắng gạn nhiễm ô vi tế âm thầm, Vọng tưởng Ngã. Nhân cầu ...hành tác ! Những thăng trầm làm cái nhìn đổi khác, Lý thuyết ngôn từ ... chạy theo đã quá xa Căn bản phiền não càng phát tán rộng ra Đạp gai mới dừng lại ... cái đau trải nghiệm !
16/08/2020(Xem: 6287)
Y vàng dứt bỏ giận hờn Vai oằn sứ mạng, pháp môn độ người Sứ giả dẫm bước muôn nơi Xiển dương chánh Pháp cho đời bình an. Trần gian có lúc thăng trầm Thuyền từ vững chắc chèo dần qua sông, Mặc cho sóng gió, bão dông
14/08/2020(Xem: 8687)
Khi chim còn sống trên đời Chim ăn kiến nhỏ thấy thời khó chi, Nhưng khi chim bị chết đi Kiến thời ăn nó có gì khó đâu.
14/08/2020(Xem: 7481)
Dù ta không có bạc tiền Vẫn còn bảy thứ để đem tặng người. * Một là “nhan thí”: nụ cười Tặng bằng nét mặt vui tươi của mình Hân hoan, niềm nở, chân thành Miệng cười gieo mối cảm tình muôn nơi.
14/08/2020(Xem: 6505)
Đi làm Phật sự phải tùy tâm Nếu không, vướng mắc những sai lầm Thần tiên ngó xuống đều bất mãn Phật và Bồ-tát chẳng tán ngâm
14/08/2020(Xem: 9116)
1/ Tâm dẫn đầu mọi pháp Tâm chủ, tâm tạo tác Nếu nói hay hành động Với tâm tư ô nhiễm Khổ não sẽ theo ta Như xe , theo vật kéo. Thế gian tâm vốn đứng đầu Là duyên kết nối là cầu tương giao Nhiễm tâm sóng biển xôn xao Sóng vang gào thét, nước trào bọt trôi. Khổ đau trong kiếp luân hồi
13/08/2020(Xem: 10800)
Ngày anh ra đi, tôi không được biết. Một tuần sau, Xuân Trang gọi điện thoại từ Mỹ báo tin anh đã mất. Tôi lên đồi thông Phương Bối, chỉ nhìn thấy anh ngồi trên bàn thờ với nụ cười châm biếm, ngạo nghễ mà tôi thường gặp mỗi lần lên thăm chị Phượng và các cháu. Tôi được biết gia đình anh Nguyễn đức Sơn qua sư cô Chân Không. Dạo ấy, khoảng năm 1986, sư cô có nhờ tôi cứ 3 tháng mang số tiền 100 usd lên cho gia đình anh. Tới Bảo Lộc tôi nhờ 2 người con của Bác Toàn dẫn tôi lên gặp anh. Trước khi đi, bác Toàn có can ngăn tôi: Cô đừng đi, đường lên Phương Bối khúc khuỷu, cây rừng rậm rạp khó đi, hơn nữa ông Sơn kỳ quái lắm, ông ấy không muốn nhận sự giúp đỡ, mà nếu có nhận, ông ấy không cảm ơn, còn chửi người cho nữa. Tôi mỉm cười: Không sao đâu, tôi chịu được mà! Đường lên Phương Bối khó đi. Chúng tôi lách qua đám tre rừng, thật vất vả. Cơn mưa cuối mùa và gió lạnh đang kéo tới, chúng tôi phải đi nhanh để kịp đến nhà ông Sơn, một nhân vật quái đản -theo lời nhận xét của gi
11/08/2020(Xem: 6018)
Thì thầm cùng hạt bụi Kính bạch Thầy, nghe qua pháp thoại của Thầy về các Bồ Tát thường tụng niệm và mới đây qua Pháp thoại của Sư Thúc về “ Năm loại trí tuệ” con đã chiêm nghiệm và đúc kết hai bài thơ này . Kính dâng đến Thầy với muôn vàn đa tạ vì trong mùa đại dịch này con mới được nghe những lời giảng của những bậc giảng Sư quá uyên thâm trong Phật Pháp và chứa đựng Tâm Đại Từ Đại Bi Kính chúc sức khỏe Thầy , kính HH Đây quả hiện tại, nhân gieo từ ngàn kiếp ! Nên niềm tin vững chắc đã thành hình. Dù còn nhiều bụi bám vẫn theo mình Rất vi tế ẩn núp trong vườn tâm đâu đấy !
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]