Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Bài kệ duy nhất của Thiền sư Quảng Nghiêm

18/09/201000:57(Xem: 12669)
Bài kệ duy nhất của Thiền sư Quảng Nghiêm
Thiền sư Quảng Nghiêm (1121 - 1191) người huyện Đan Phượng, tỉnh Hà Tây. Ông tu ở chùa Thánh Ân thuộc huyện Siêu Loại (nay là Thuận Thành, Bắc Ninh).
Ông đã để lại cho đời một bài kệ duy nhất. Thế nhưng cho đến nay, nhiều người đã hiểu và dịch khác nhau. Từ chỗ hiểu đến suy diễn, khoảng cách ngày càng xa. Vậy nên cố gắng trả lại đúng ý cho tác giả bài kệ cũng là điều cần thiết. Tác phẩm Văn học đời Lý (Mai Lĩnh xuất bản 1943) trích dẫn trong Thiền uyển tập anh bài kệ của Thiền sư Quảng Nghiêm, phiên âm và dịch như sau:
Thị tật
Li tịch phương ngôn tịch diệt
Khứ sinh hậu thuyết vô sinh
Nam nhi tự hữu xung thiên chí
Hưu hướng Như Lai hành xứ hành.
Dịch nghĩa :
Cáo bệnh với mọi người
Thoát kiếp rồi bàn câu tịch diệt
Không sinh hãy nói chuyện siêu sinh
Tài trai có chí xông trời thẳm
Giẫm vết Như Lai luống nhọc mình
(Ngô Tất Tố dịch)
Trong Tiểu truyện Thiền sư Việt Nam, phái Vô ngôn thông, Khánh Vân Nguyễn Thụy Hoà lại phiên âm và dịch khác:
Phiên âm :
Li tịch phương ngôn tịch diệt khứ
Sinh vô sinh hậu thuyết vô sinh
(Hai câu sau vẫn giữ nguyên)
Dịch :
Lìa vắng lặng mới nên vắng lặng
Sống vô sinh hiểu lẽ vô sinh
Nam nhi nung chí mau tinh tiến
Noi Phật cùng nhau gắng thực hành.
Ý của hai bản dịch khác hẳn nhau, một bên không theo Như Lai, một bên theo Như Lai.
Vân Thanh trong Lược khảo Phật giáo sử Việt Nam, phiên âm giống như Khánh Vân nhưng lại dịch khác:
Lìa tịch, mới nói tịch diệt đi
Sanh, vô sanh, rồi mới nói "vô sanh"
Nam nhi tự có chí xung thiên
Đừng đến “Như Lai làm chỗ làm”
Trong Thơ văn Lý - Trần, tập 1, Nguyễn Đức Vân, Đào Phương Bình phiên âm tuy khác nhưng dịch nghĩa chẳng khác Ngô Tất Tố là mấy.
Thanh Từ trong Thiền sư Việt Nam dịch cũng tương tự như Ngô Tất Tố.
Cũng có người phiên âm chữ “hưu” ( ) trong câu cuối thành chữ “hựu” ( ). Đọc là “Hựu hướng Như Lai hành xứ hành”. Có nghĩa là “Lại hướng theo Như Lai...”
Vậy nên hiểu như thế nào mới đúng ý tác giả?
Theo tôi, bài kệ có lẽ nên phiên âm và ngắt câu như sau:
Li tịch phương ngôn tịch diệt
Sinh sinh hậu thuyết vô sinh.
(Hai câu sau giữ nguyên)
Thiền sư Quảng Nghiêm thuộc đời thứ 12 (Vân Thanh cho là đời thứ 11) Thiền phái Vô ngôn thông. Tư tưởng của ông chịu ảnh hưởng của Đại thừa Vô ngôn thông là lẽ đương nhiên. Quan niệm về tịch diệt của ông không giống như quan niệm tịch diệt pháp (Santa dharma) của Tiểu thừa. Tiểu thừa đã đối lập giữa tịch diệt và vô tịch diệt, giữa sinh tử và vô sinh tử. Quan niệm sinh tử của Quảng Nghiêm cũng là quan niệm của Thiện Hội. Qua đối đáp giữa thiền sư Vân Phong, đời thứ tư và Thiện Hội, đời thứ ba Thiền phái Vô ngôn thông cũng có thể hiểu rõ hơn về quan niệm tịch diệt, sinh tử của Quảng Nghiêm:
“Vân Phong hỏi Thiện Hội làm sao tránh được sinh tử?
Thiện Hội: Đi vào chỗ sinh tử.
Vân Phong : Chỗ sinh tử là chỗ nào?
Thiện Hội : Nó nằm ngay trong chỗ sinh tử.
Vân Phong : Làm sao hiểu được điều đó ?
Vân Phong chưa hiểu được ý Thiện Hội và Thiện Hội cũng chưa thể làm cho Vân Phong hiểu được.”
Có thể nói Quảng Nghiêm đã làm rõ thêm quan niệm của Thiện Hội:
Li tịch phương ngôn tịch diệt
Nghĩa là bất sinh - bất diệt nằm ngay trong sinh - diệt. Tam luận tông cho rằng “sinh tức vô sinh”. Có nghĩa là tục đế gọi là sinh, thực ra là “giả sinh”, co nghĩa là do nhân duyên hoà hợp mà thành. Cho nên cái mà tục đế gọi là sinh, chân đế gọi là vô sinh.
Bát bất duyên khởi (không chi duyên khởi) của Long Thọ (Nagarjuna) trong Trung luận cũng cùng ý đó: “Bất sinh diệc bất diệt, bất thường diệc bất đoạn, bất nhất diệc bất dị, bất lai diệc bất khứ”.
Câu thứ hai của bài kệ, Ngô Tất Tố phiên âm như trên e rằng không phù hợp với ý của tác giả bài kệ:
Khứ sinh hậu thuyết vô sinh
Chữ khứ ( ), có lẽ do chữ sinh ( ) bị đọc nhầm. Vậy nên đọc là:
Sinh sinh hậu thuyết vô sinh
“Sinh-sinh” (jati-jati), có nghĩa là sống trong cuộc sống bình thường, cuộc sống sinh, tử. Có sống trong cuộc sống sinh tử rồi mới có quyền nói về vô sinh vô tử. Sinh (jati) cũng tức là vô sinh (ajati).
Kinh Dịch, Hệ từ truyện cũng có khái niệm “sinh sinh”: “Sinh sôi nảy nở đó là Dịch” (Sinh sinh chi vị Dịch). Sách Trang Tử, thiên Đại Tông sư cũng có khái niệm này : “Sát sinh giả bất tử, sinh sinh giả bất sinh”. Nguyễn Duy Cần giải thích “Sinh sinh là sống theo cái sống của tư dục”. Có nghĩa là những ai diệt được lòng ham sống thì sẽ không chết, còn những ai ham sống thì không phải thực sự sống.
Câu thứ tư của bài kệ “Hưu hướng Như Lai hành xứ hành”. Muốn hiểu đúng câu này phải đặt nó trong lôgích của hai câu trên, đồng thời cũng cần làm rõ khái niệm Như Lai. Theo Phật học đại từ điển (1): Như Lai, Sanskrit là Tathàgata. Thông thường có thể tách ra thành Tathà và àgata. Tathà có nghĩa là “như vậy”, tương đương với từ “such” trong tiếng Anh. àgata nghĩa là “đến” (lai). Hợp lại là Như Lai, chỉ nhân cách. Thực ra Tathàgata có năm cách hiểu khác nhau:
1. Tathà-gata, chỉ những người đi vào cõi Niết Bàn theo con đường của chư Phật.
2. Tathà-àgata, chỉ những người đã đạt được chân lý.
3. Tathà-àgata, chỉ những người đạt được chân lý giống như chư Phật trong quá khứ.
4. Tathà-àgata, chỉ những người đi theo con đường đức Phật đã đi nhưng hiện thân ở thế gian.
5. Tathà-àgata, chỉ những người theo chân lý hiện thân ở thế gian
Ba cách hiểu trước là cách hiểu của Tiểu thừa. Hai cách hiểu sau là cách hiểu của Đại thừa (không xa rời thế gian). Như vậy Quảng Nghiêm đã hiểu Như Lai (Tathàgata) theo cách hiểu của Đại thừa Vô ngôn thông, có nghĩa là người theo chân lý như đức Phật nhưng lại hiện thân ở thế gian (khác với Tiểu thừa).
Bài kệ có thể phiên âm như sau:
Li tịch phương ngôn tịch diệt
Sinh sinh hậu thuyết vô sinh
Nam nhi tự hữu xung thiên chí
Hưu hướng Như Lai hành xứ hành.
Tạm dịch :
Xa lìa cõi tịch rồi mới nói tới tịch diệt
Sinh trong đời thường (tục đế) rồi mới nói đến vô sinh (Chân đế)
Làm trai (hoặc người tu hành) cần có chí lớn
Đừng theo vết cũ lối mòn của người đi trước.
Toàn bài kệ ý muốn khuyên người tu hành phải tuân theo tôn chỉ cúa đạo Phật. Nhưng không cần tìm Bồ đề ở đâu xa mà chính ngay ở cuộc sống sinh tử của thế gian. Vậy nên người tu hành cần phải có ý chí, tự mình “thắp đuốc lên mà đi”, chứ đừng chỉ bắt chước theo người khác.
Vì vậy đầu đề của bài kệ có lẽ không nên ghi “Đừng theo bước Như Lai”(Hưu hướng Như Lai) như trong Thơ văn Lý - Trần.
Bài kệ của Quảng Nghiêm chứng tỏ Thiền sư Việt Nam đã lãnh hội ý chỉ của Thiền Vô ngôn thông một cách sâu sắc.
Ghi chú:
(1) Thương vụ ấn thư quán Quốc tế hữu hạn công ty. Bắc Kinh, 1994
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
28/07/2021(Xem: 5057)
Chuông Chùa lắng đọng cõi lòng Cho người tỉnh giấc núi sông động mình Thức rồi nhận mặt vô minh Đúng sai phân biệt trọng khinh rõ là Chuông ngân nhắc nhở thiết tha Quy y Tam Bảo an hoà thân tâm Lời Kinh Phật dạy thậm thâm Làm lành lánh ác thăng trầm phôi phai Dưỡng tâm tánh sống hoà hài Tròn ân vẹn nghĩa hôm mai an lành Sống tương tế hướng cao thanh Thương yêu cùng cả ngọn ngành Từ Bi!
27/07/2021(Xem: 11283)
Thật không ngờ trong bối cảnh xã hội mà toàn cầu thế giới đang khẩn trương đối phó với đại dịch kinh hoàng của thế kỷ 21 thế nhưng những người con đầy tâm huyết của Đức Thế Tôn chỉ trong nửa năm đầu 2021 đã thành lập được hai trang Website Phật học tại hải ngoại : Thư viện Phật Việt tháng 2/2021. do nhóm cư sĩ sáng tạo trang mạng của HĐHP, ( hoangpháp.org ) do ban Báo chí và xuất bản của Hội đồng Hoằng pháp tháng 6/2021 thành lập với sự cố vấn chỉ đạo của HT Thích Tuệ Sỹ Từ ngày có cơ hội tham học lại những hoa trái của Phật Pháp ( không phân biệt Nguyên Thủy, Đại Thừa ) , Tôi thật sự đã cắt bỏ rất nhiều sinh hoạt ngày xưa mình yêu thích và để theo kịp với sự phát triển vượt bực theo đà tiến văn minh cho nên đã dùng toàn bộ thời gian còn lại trong ngày của một người thuộc thế hệ 5 X khi về hưu để tìm đọc lại những tác phẩm , biên soạn, dịch thuật của Chư Tôn Đức,qua Danh Tăng, Học giả nghiên cứu khắp nơi .
24/07/2021(Xem: 5864)
thơ của Vương Đình Khoát Bản chất của con người 1/ Vật chất bao nhiêu để biết vừa? Lòng người ước muốn sáng, chiều, trưa Tham lam khó lấp đầy trong túi Thiếu thốn, dư thừa vẫn cứ ưa. Những cái tham của con người 2/ Ngũ cái tham lam nó diệt ta Ăn ngon, mặc đẹp, sắc, danh và Giường nằm ngủ nghỉ say sưa giấc Chẳng biết quanh ta thực chánh tà. Tác hại của lòng tham quá độ 3/ Ngũ dục si mê muốn với thèm Thanh, hương, vị, sắc, xúc tèm lem Thiêu thân tứ đại vòng sinh tử Khó tránh luân hồi, thoát bóng đêm. Đối trị lòng tham như thế nào? 4/ Đáy túi tham lam chẳng thấy vừa Giàu nghèo thiếu, đủ ví nắng mưa Sang hèn, toại chí do ta cả Khổ não ưu tư, chẳng biết thừa. Tham lam đưa ta đến đâu? 5/ Giận dữ, gian tham ngũ dục đồ Tranh giành, cấu xé lắm mưu mô Tương lai ngạ quỷ gieo mình xuống Ác đạo thiêu ta dưới đáy mồ. Phải làm gì khi biết mình tham? 6/ Lửa cháy tro tàn nóng vẫn nung Mong cầu, thấy thiếu mãi vô cùng Giàu sang, khổ não vô tri túc Dục vọng
22/07/2021(Xem: 6816)
Dòng thời gian ....làm thế nào tìm lại được ! Cuộc đời là trường thiền vĩ đại nhất Mỗi sự kiện , tình huống đều do phản ảnh.... Quả, Nhân Thích ứng và trải nghiệm nơi chính bản thân Chính xác , trung thực nhất để vượt qua căng thẳng ! Sự sống luôn biến động không ngừng làm lo lắng ! Vốn vô thường, chỗ bám víu nương tựa .... chênh vênh Công nghệ càng phát triển ô nhiễm mãi cứ tăng lên ? Bài đáp án còn nhiều loay hoay....khó đến chỗ rốt ráo !
19/07/2021(Xem: 5372)
Nửa cuộc đời sinh sống nơi nhộn nhịp Thành phố hoa lệ chưa lúc nào im vắng thế này Tim nhói đau … nhìn phong toả kéo dài Bạn bè người thân … bao giờ gặp lại ? Dây thân ái tình người khắp nơi… Hải ngoại Đóng góp nhiều lần … không vơi nỗi xót xa Nơi đất lạ … Còn phải lo chút tuổi già Và cứ thế … tình quê hương miên mang thương nhớ ! Không riêng gì thành phố xưa tôi ở
19/07/2021(Xem: 5789)
Tình cờ giở lại bài ca hay ngày trước! "MỞ RỘNG LÒNG, TIM ĐỪNG ĐỂ ĐÓNG BĂNG MẮT ĐỪNG CHE, ĐỪNG QUYẾT ĐOÁN KHĂNG KHĂNG" Thời xưa đó, nào đâu tôi hiểu được !
18/07/2021(Xem: 5764)
Thầy hành con cũng ôm cam Hướng tâm đóng góp chẳng màng ni tê Sao cho giải thoát mờ mê Để niềm khổ não chuyển bề vui tươi Vầng Trăng xin tặng cho người Sáng soi khắp cả mọi nơi rõ ràng Bóng đêm trùm phủ miên man Bình minh thức tỉnh Tâm càng tịnh thanh Chuyển dời theo hướng thiện lành Tâm hồn thư thới trong xanh cuộc đời Giai nhân dầu đẹp tuyệt ơi! Chỉ là cái đẹp nhất thời ngoài thân
17/07/2021(Xem: 6772)
Kính dâng Thầy bài thơ trình pháp sau khi nghe được bài pháp thoại tuyệt vời trưa hôm nay tại Trường Hạ Pháp Hoa nhờ đối con lại có thêm một tài liệu mới về Pháp Hoa đề cương với lời chỉ dạy của Sư Ông Làng Mai Thích Nhất Hạnh . Kính tri ân Thày đã tạo nhiều Phước duyên cho chúng đệ tử giữa thời đại dịch kinh hoàng này ? Kính chúc Thầy và quý Chư Tôn Đức tại khoá An Cư kiết Đông được pháp thể khinh an . Kính, HH
14/07/2021(Xem: 5196)
Âm nhạc trong ngày giản cách ! Kính dâng Thầy bài thơ để sách tấn các bạn đang chịu phong tỏa giản cách khắp nơi từ Việt Nam đến Sydney đang bị ảnh hưởng của biến thể Delta lây lan .. Kính chúc Thầy mọi điều cát tường luôn hiện đến , HH Âm nhạc, thơ văn không thể thiếu trong cuộc sống ! Xã hội, bối cảnh ...khiến sáng tạo đổi thay Âm điệu, tiết tấu biểu hiện nội tâm được hài hoà ! Yêu thích ...đấy do tương quan đồng cảm xúc
13/07/2021(Xem: 4915)
Hôm nay, chúng ta cùng bàn với nhau về đề tài Hạnh Phúc Hạnh Phúc, là một đề tài rất xưa cũ nhưng bao giờ nó cũng mới như ngày hôm nay, vì nó chính là điều mà chúng ta và cả toàn nhân loại này không ngừng tìm kiếm, nghĩ về... Có bao giờ con người không sống vì hạnh phúc? Hầu như mục tiêu của đại đa số con người của thời đại này là vươn đến sự thành công, giàu có, và dường như không ai bảo ai mọi người đều công nhận rằng hạnh phúc thường đi đôi với sự giàu sang.. Thế nhưng, có một câu nói thật đơn giản song khiến chúng ta suy tư rất nhiều: ''Người giàu chưa hẳn là người hạnh phúc, mà người hạnh phúc mới là người giàu''(Due de Levi's) Theo ý nghĩa câu nói trên, chúng ta có thể phân chia hạnh phúc làm hai loại.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]