Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Bài kệ duy nhất của Thiền sư Quảng Nghiêm

18/09/201000:57(Xem: 11554)
Bài kệ duy nhất của Thiền sư Quảng Nghiêm
Thiền sư Quảng Nghiêm (1121 - 1191) người huyện Đan Phượng, tỉnh Hà Tây. Ông tu ở chùa Thánh Ân thuộc huyện Siêu Loại (nay là Thuận Thành, Bắc Ninh).
Ông đã để lại cho đời một bài kệ duy nhất. Thế nhưng cho đến nay, nhiều người đã hiểu và dịch khác nhau. Từ chỗ hiểu đến suy diễn, khoảng cách ngày càng xa. Vậy nên cố gắng trả lại đúng ý cho tác giả bài kệ cũng là điều cần thiết. Tác phẩm Văn học đời Lý (Mai Lĩnh xuất bản 1943) trích dẫn trong Thiền uyển tập anh bài kệ của Thiền sư Quảng Nghiêm, phiên âm và dịch như sau:
Thị tật
Li tịch phương ngôn tịch diệt
Khứ sinh hậu thuyết vô sinh
Nam nhi tự hữu xung thiên chí
Hưu hướng Như Lai hành xứ hành.
Dịch nghĩa :
Cáo bệnh với mọi người
Thoát kiếp rồi bàn câu tịch diệt
Không sinh hãy nói chuyện siêu sinh
Tài trai có chí xông trời thẳm
Giẫm vết Như Lai luống nhọc mình
(Ngô Tất Tố dịch)
Trong Tiểu truyện Thiền sư Việt Nam, phái Vô ngôn thông, Khánh Vân Nguyễn Thụy Hoà lại phiên âm và dịch khác:
Phiên âm :
Li tịch phương ngôn tịch diệt khứ
Sinh vô sinh hậu thuyết vô sinh
(Hai câu sau vẫn giữ nguyên)
Dịch :
Lìa vắng lặng mới nên vắng lặng
Sống vô sinh hiểu lẽ vô sinh
Nam nhi nung chí mau tinh tiến
Noi Phật cùng nhau gắng thực hành.
Ý của hai bản dịch khác hẳn nhau, một bên không theo Như Lai, một bên theo Như Lai.
Vân Thanh trong Lược khảo Phật giáo sử Việt Nam, phiên âm giống như Khánh Vân nhưng lại dịch khác:
Lìa tịch, mới nói tịch diệt đi
Sanh, vô sanh, rồi mới nói "vô sanh"
Nam nhi tự có chí xung thiên
Đừng đến “Như Lai làm chỗ làm”
Trong Thơ văn Lý - Trần, tập 1, Nguyễn Đức Vân, Đào Phương Bình phiên âm tuy khác nhưng dịch nghĩa chẳng khác Ngô Tất Tố là mấy.
Thanh Từ trong Thiền sư Việt Nam dịch cũng tương tự như Ngô Tất Tố.
Cũng có người phiên âm chữ “hưu” ( ) trong câu cuối thành chữ “hựu” ( ). Đọc là “Hựu hướng Như Lai hành xứ hành”. Có nghĩa là “Lại hướng theo Như Lai...”
Vậy nên hiểu như thế nào mới đúng ý tác giả?
Theo tôi, bài kệ có lẽ nên phiên âm và ngắt câu như sau:
Li tịch phương ngôn tịch diệt
Sinh sinh hậu thuyết vô sinh.
(Hai câu sau giữ nguyên)
Thiền sư Quảng Nghiêm thuộc đời thứ 12 (Vân Thanh cho là đời thứ 11) Thiền phái Vô ngôn thông. Tư tưởng của ông chịu ảnh hưởng của Đại thừa Vô ngôn thông là lẽ đương nhiên. Quan niệm về tịch diệt của ông không giống như quan niệm tịch diệt pháp (Santa dharma) của Tiểu thừa. Tiểu thừa đã đối lập giữa tịch diệt và vô tịch diệt, giữa sinh tử và vô sinh tử. Quan niệm sinh tử của Quảng Nghiêm cũng là quan niệm của Thiện Hội. Qua đối đáp giữa thiền sư Vân Phong, đời thứ tư và Thiện Hội, đời thứ ba Thiền phái Vô ngôn thông cũng có thể hiểu rõ hơn về quan niệm tịch diệt, sinh tử của Quảng Nghiêm:
“Vân Phong hỏi Thiện Hội làm sao tránh được sinh tử?
Thiện Hội: Đi vào chỗ sinh tử.
Vân Phong : Chỗ sinh tử là chỗ nào?
Thiện Hội : Nó nằm ngay trong chỗ sinh tử.
Vân Phong : Làm sao hiểu được điều đó ?
Vân Phong chưa hiểu được ý Thiện Hội và Thiện Hội cũng chưa thể làm cho Vân Phong hiểu được.”
Có thể nói Quảng Nghiêm đã làm rõ thêm quan niệm của Thiện Hội:
Li tịch phương ngôn tịch diệt
Nghĩa là bất sinh - bất diệt nằm ngay trong sinh - diệt. Tam luận tông cho rằng “sinh tức vô sinh”. Có nghĩa là tục đế gọi là sinh, thực ra là “giả sinh”, co nghĩa là do nhân duyên hoà hợp mà thành. Cho nên cái mà tục đế gọi là sinh, chân đế gọi là vô sinh.
Bát bất duyên khởi (không chi duyên khởi) của Long Thọ (Nagarjuna) trong Trung luận cũng cùng ý đó: “Bất sinh diệc bất diệt, bất thường diệc bất đoạn, bất nhất diệc bất dị, bất lai diệc bất khứ”.
Câu thứ hai của bài kệ, Ngô Tất Tố phiên âm như trên e rằng không phù hợp với ý của tác giả bài kệ:
Khứ sinh hậu thuyết vô sinh
Chữ khứ ( ), có lẽ do chữ sinh ( ) bị đọc nhầm. Vậy nên đọc là:
Sinh sinh hậu thuyết vô sinh
“Sinh-sinh” (jati-jati), có nghĩa là sống trong cuộc sống bình thường, cuộc sống sinh, tử. Có sống trong cuộc sống sinh tử rồi mới có quyền nói về vô sinh vô tử. Sinh (jati) cũng tức là vô sinh (ajati).
Kinh Dịch, Hệ từ truyện cũng có khái niệm “sinh sinh”: “Sinh sôi nảy nở đó là Dịch” (Sinh sinh chi vị Dịch). Sách Trang Tử, thiên Đại Tông sư cũng có khái niệm này : “Sát sinh giả bất tử, sinh sinh giả bất sinh”. Nguyễn Duy Cần giải thích “Sinh sinh là sống theo cái sống của tư dục”. Có nghĩa là những ai diệt được lòng ham sống thì sẽ không chết, còn những ai ham sống thì không phải thực sự sống.
Câu thứ tư của bài kệ “Hưu hướng Như Lai hành xứ hành”. Muốn hiểu đúng câu này phải đặt nó trong lôgích của hai câu trên, đồng thời cũng cần làm rõ khái niệm Như Lai. Theo Phật học đại từ điển (1): Như Lai, Sanskrit là Tathàgata. Thông thường có thể tách ra thành Tathà và àgata. Tathà có nghĩa là “như vậy”, tương đương với từ “such” trong tiếng Anh. àgata nghĩa là “đến” (lai). Hợp lại là Như Lai, chỉ nhân cách. Thực ra Tathàgata có năm cách hiểu khác nhau:
1. Tathà-gata, chỉ những người đi vào cõi Niết Bàn theo con đường của chư Phật.
2. Tathà-àgata, chỉ những người đã đạt được chân lý.
3. Tathà-àgata, chỉ những người đạt được chân lý giống như chư Phật trong quá khứ.
4. Tathà-àgata, chỉ những người đi theo con đường đức Phật đã đi nhưng hiện thân ở thế gian.
5. Tathà-àgata, chỉ những người theo chân lý hiện thân ở thế gian
Ba cách hiểu trước là cách hiểu của Tiểu thừa. Hai cách hiểu sau là cách hiểu của Đại thừa (không xa rời thế gian). Như vậy Quảng Nghiêm đã hiểu Như Lai (Tathàgata) theo cách hiểu của Đại thừa Vô ngôn thông, có nghĩa là người theo chân lý như đức Phật nhưng lại hiện thân ở thế gian (khác với Tiểu thừa).
Bài kệ có thể phiên âm như sau:
Li tịch phương ngôn tịch diệt
Sinh sinh hậu thuyết vô sinh
Nam nhi tự hữu xung thiên chí
Hưu hướng Như Lai hành xứ hành.
Tạm dịch :
Xa lìa cõi tịch rồi mới nói tới tịch diệt
Sinh trong đời thường (tục đế) rồi mới nói đến vô sinh (Chân đế)
Làm trai (hoặc người tu hành) cần có chí lớn
Đừng theo vết cũ lối mòn của người đi trước.
Toàn bài kệ ý muốn khuyên người tu hành phải tuân theo tôn chỉ cúa đạo Phật. Nhưng không cần tìm Bồ đề ở đâu xa mà chính ngay ở cuộc sống sinh tử của thế gian. Vậy nên người tu hành cần phải có ý chí, tự mình “thắp đuốc lên mà đi”, chứ đừng chỉ bắt chước theo người khác.
Vì vậy đầu đề của bài kệ có lẽ không nên ghi “Đừng theo bước Như Lai”(Hưu hướng Như Lai) như trong Thơ văn Lý - Trần.
Bài kệ của Quảng Nghiêm chứng tỏ Thiền sư Việt Nam đã lãnh hội ý chỉ của Thiền Vô ngôn thông một cách sâu sắc.
Ghi chú:
(1) Thương vụ ấn thư quán Quốc tế hữu hạn công ty. Bắc Kinh, 1994
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
03/05/2012(Xem: 11796)
Ta đi tìm bạn phương nào Nhòa đôi tròng mắt, lao đao thân gầy Xuôi về Đông lại lên Tây...
03/05/2012(Xem: 10931)
Cứu xét Tâm Tánh thì đừng cầu không khúc mắc, vì không khúc mắc thì sở học không thấu đáo.
03/05/2012(Xem: 9566)
Những dấu buồn cất giữ đã bao năm Nay nói hộ nhau nghe bằng biểu tượng Đáy mắt mẹ, khoảng đắng cay còn đọng
02/05/2012(Xem: 12407)
Xin xót thương những linh hồn ngạ quỷ Đừng sát sinh, đừng giỗ tiệc đua đòi Mình hưởng thụ, nhưng họ thêm đau khổ
28/04/2012(Xem: 9740)
Trần gian cung phụng Đản sanh Mỗi Tâm mỗi Bụt viên thành truyện xưa Quản chi tạt gió xan mưa...
26/04/2012(Xem: 10822)
Bài này khuyết danh và có niên đại khoảng năm 1950, HT Thích Như Điển đã đọc cho Hạnh Tuệ chép lại để lưu truyền.
26/04/2012(Xem: 9936)
Thôi em hãy cứ phiêu bồng, Để ta kiết giới tu đông một mình, Soi gương đối diện bóng hình, Đập gương chợt thấy mông mênh đất trời
26/04/2012(Xem: 10994)
Bao la biển rộng sông dài. Tháng Tư ấm đậm tình người Việt Nam Lũy tre hiện mái chùa làng...
26/04/2012(Xem: 6444)
Tu không đòi hỏi cấp bằng Tu không đòi hỏi lăng xăng suốt ngày Tu không đòi hỏi trường chay Tu không cần phải suốt ngày kệ kinh Tu là phải biết soi mình Xét suy tội lỗi nhẹ khinh não phiền
22/04/2012(Xem: 5837)
Xuân tha phương nhớ quê nhà da diết Nhớ ngôi chùa từng sinh hoạt ngày xưa Chùa Pháp Bão chuyên tu học sớm trưa Đã gắn bó mười năm dài tu tập
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com