Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Quan Âm Thị Kính

23/04/201304:26(Xem: 12751)
Quan Âm Thị Kính

QUAN ÂM THỊ KÍNH
Truyện Thơ: Tâm Minh Ngô Tằng Giao
Tranh Minh Họa: Hương Bối

LỜI NÓI ĐẦU

quanamthikinhTruyện “Quan Âm Thị Kính” không rõ xuất hiện từ thời nào và do ai sáng tác ra. Thoạt tiên truyện là một khúc hát chèo gồm nhiều đoạn, với ngôn từ rất bình dị và tự nhiên, rõ ràng là một khúc hát của dân quê, của đại chúng. Về sau mới có truyện thơ “Quan Âm Thị Kính” xuất hiện, được viết bằng thể thơ “lục bát”, mang nhiều ý nghĩa thâm thúy của cả đạo Nho lẫn đạo Phật. Người ta phỏng đoán rằng tác giả chắc phải là một người có học thức.

Truyện “Quan Âm Thị Kính” thấy có bản in năm 1868 mang tiêu đề là “Quán Âm Chú Giải Tân Truyện”, bằng chữ Nôm. Tất cả gồm 788 câu thơ “lục bát” và một lá thư của tiểu Kính Tâm gửi về cha mẹ được viết theo lối văn “biền ngẫu”.

Bản in đầu tiên bằng chữ quốc ngữ do Nguyễn Văn Vĩnh ấn hành năm 1911. Nhân vật chính trong truyện là Thị Kính, một hóa thân của “Bồ Tát Quan Thế Âm”. “Bồ Tát” có nghĩa là người tu hành gần đến bậc Phật và thường có lòng từ bi cứu khổ cho khắp cả mọi chúng sinh.

“Quan” là quan sát, xem xét, lắng nghe. “Thế” là thế gian, là cõi đời. “Âm” là âm thanh, là tiếng nói. “Quan Thế Âm” là lắng nghe các âm thanh, các tiếng kêu cứu của người thế gian đang bị lâm nạn, đang chìm trong biển khổ để đến cứu vớt họ.

Theo nghĩa kinh điển nhà Phật hai chữ “quan” và “quán” có đồng một nghĩa. Chính vì thế mà người ta có thể nói là “Quan Thế Âm” hay “Quán Thế Âm” cũng được. Về sau người ta gọi tắt là “Quan Âm” hay “Quán Âm”.

Tóm tắt truyện “Quan Âm Thị Kính” như sau: Có một người nam tu hành qua chín kiếp. Gần thành Phật. Cuối cùng chỉ vì một thoáng tà tâm nên bị đầu thai xuống trần thế làm con gái. Tên Thị Kính. Cô gái lấy chồng là Thiện Sĩ. Bị nghi oan là muốn giết chồng. Cô trở về nhà cha mẹ. Cải trang thành người nam. Tìm đến chùa Vân xin đi tu. Được gọi là chú tiểu Kính Tâm. Trong làng có ả Thị Mầu lẳng lơ, mang thai, đổ tội cho tiểu là cha đứa trẻ. Tiểu không nhận tội, bị làng tra khảo và mọi người chê bai. Sư chùa Vân phải lãnh tiểu về. Thị Mầu sinh con đem đến bỏ cho tiểu. Tiểu nhẫn nhục nuôi trẻ. Khi tiểu qua đời mọi người mới biết tiểu là người nữ. Gia đình Thị Mầu phải lo việc tang ma. Thị Mầu xấu hổ tự tử chết. Trong đám tang Kính Tâm có sự hiện diện của cha mẹ Kính Tâm cùng chàng Thiện Sĩ và đứa trẻ con Thị Mầu. Kính Tâm siêu thăng thành Phật Quan Âm. Cha mẹ và đứa trẻ cũng được siêu thăng. Riêng Thiện Sĩ thời làm con vẹt đứng nhờ một bên.

Truyện “Quan Âm Thị Kính” đề cao các hạnh trì giới, tinh tấn và nhẫn nhục cùng cực. Ngoài ra truyện còn đề cập tới hai vấn đề là chữ “hiếu” và chữ “nhân” của người xuất gia theo đạo Phật. Tiểu Kính Tâm tuy xuất gia nhưng lòng thương nhớ cha mẹ vẫn tràn đầy. Người xuất gia không chấm dứt tình cảm với gia đình mà chỉ nâng tình cảm đó lên một bình diện rộng lớn với một mức độ thắm thiết, sâu sắc và cao cả hơn mà thôi. Quan niệm hiếu không chỉ nhắm vào mỗi việc chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ bằng vật chất mà còn phải tìm mọi cách để độ cho cha mẹ thoát khỏi vòng sinh tử luân hồi, vì Đạo Phật là đạo giải thoát. Kính Tâm mặc dù bị Thị Mầu vu oan, chịu khổ sở, nhưng vẫn hết lòng nuôi con Thị Mầu chu đáo, tận tình như nuôi con đẻ của chính mình. Bởi vì Đức Phật dạy người xuất gia phải có lòng từ rộng lớn, phải thương yêu tất cả mọi chúng sinh như là người mẹ thương yêu con ruột của mình.

Như vậy bà Thị Kính, tức tiểu Kính Tâm, xuất gia tu Đạo Phật đã đền đáp đầy đủ công ơn cha mẹ, đồng thời lại giúp đời, cứu người. Cả hai chữ hiếu và chữ nhân đều vẹn toàn. Tinh thần Phật Giáo đã là một ngọn hải đăng chói sáng hướng dẫn cho bà Thị Kính trong hành trình vượt qua con sông mê để vươn tới bến bờ giác ngộ, để bà Thị Kính trở thành tiểu Kính Tâm và sau đó tiểu Kính Tâm trở thành Đức Phật Quan Âm. Truyện “Quan Âm Thị Kính” được lưu truyền trong dân gian qua các thế hệ cả hơn một thế kỷ rồi nhưng vì chất chứa nhiều từ ngữ và điển tích khó hiểu nên gây trở ngại cho người đọc. Trong cuốn “TRUYỆN THƠ QUAN ÂM THỊ KÍNH” này soạn giả đã đọc lại truyện xưa, dựa vào các lời chú thích, nhất là tham khảo cuốn “Giải Thích Truyện Quán Âm Thị Kính” của Thiều Chửu, để gần như theo sát với nguyên bản mà kể lại toàn bộ câu truyện, cũng bằng thơ “lục bát”, với lời lẽ bình dị, cho người đọc dễ hiểu hơn.

DIỆU PHƯƠNG

2008

XEM CHI TIẾT NỘI DUNG: QUAN ÂM THỊ KÍNH TRUYỆN THƠ PDF

Bài đọc thêm:

NGUỒN GỐC TÍCH TRUYỆN QUAN ÂM THỊ KÍNH VÀ QUAN ÂM DIỆU THIỆN

Sự Tích Quan Âm Thị Kính, Nhất Hạnh (audio)

[PDF]Sự Tích Quan Âm Thị KínhNhất Hạnh

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/06/2020(Xem: 6244)
Bốn giờ khuya sáng một thời Thời tiết bốn độ lạnh ơi , muốn ...hàng Thôi thì tại chỗ nghiêm trang Công phu không Phật, không nhang tự mình Nhớ xưa “Vô tự chân kinh” Căn cơ còn kém khó mình ngộ khai Nhủ thầm từng bước học hoài Mỗi ngày kệ cú , lâu dài giải ngôn Phương tiện tuỳ chọn pháp môn Tịnh, Thiền, khế hợp tuệ khôn sáng dần
06/06/2020(Xem: 6920)
01. Mái Chùa Quê Hương 02. Mỏng Như Sương 03. Ngàn Bóng Cây Xanh 04. Ngôi Nhà Hạt Cải 05. Pháp Thân Đồng Thể 06. Phước Duyên Thù Thắng 07. Tạ Ơn Tam Bảo 08. Trái Tim Rạng Nở Mặt Trời 09. Trái Tim Mẹ Hiền 10. Trì Kinh Pháp Hoa 11. Bâng Khuâng Tứ Tuyệt 12. Bảy Mươi Là Tuổi Thiếu Nhi … 13. Trăm Năm Ngẫu Hứng 14. Cho Nhau 15. Cô Bé Chùa Hương 16. Cỏ 17. Về Chốn Bình Yên 18. Việt Đạo 19. Không nên xem việc kiến thiết xây dựng chùa VIỆT NAM QUỐC TỰ là trường hợp bình thường
06/06/2020(Xem: 6468)
Kính dâng Thày bài thơ để cùng các bạn hữu đón mừng Lễ Phật Đản lần thứ 2644 được tổ chức trang nghiêm và trọng thể vào 7/6/2020 tại Tư Viện QĐ dù số người tham dự rất hạn chế nhưng trên livestream sẽ làm bao Phật tử xúc động không ngăn dòng lệ sung sướng như năm nào luôn thành kính tri ân Đức Từ Phụ . Kính HH Kính lạy Đấng Thế Tôn, Bậc Đại Giác ! Lời dạy của Ngài liễu liễu thường tri , Vẫn biết Như Lai không đến không đi ... Vượt bộc lưu... không dừng lại, không bước tới. !
04/06/2020(Xem: 6877)
Chùa quê … muôn thuở … chùa quê Tha hương ngàn dặm … nhớ về cố hương . Nhớ về là nhớ … để thương Rêu phong mái ngói gió sương dãi dầu Chung tình chung nghĩa … trước sau Chim trời… đất Bụt … rốn nhau … tự tình
03/06/2020(Xem: 8868)
Chùm Thơ Ngũ Ngôn Đạo & Đời CUỐI NGÀY Vạt nắng chiều nhân nhượng Níu ngày mới trôi dần Vách già ngăn gắng gượng Tâm phóng dật bao lần…
02/06/2020(Xem: 7672)
Thao thức chợt thấy ngẩn ngơ! Bao năm đơn độc vẫn vơ khóc cười Cuối thu sao dễ hổ ngươi ? Sương mù, gió lạnh chút lười ...à ơi! Tiến lên cần phải gọi mời, Đồng hành thiện hữu góp lời khuyến tâm Dù cho đôi lúc sai lầm , Ngã rồi , gượng dậy
01/06/2020(Xem: 15278)
Như mái nhà vụng lợp, Mưa tiền xâm nhập vào. Cũng vậy tâm không tu, Tham dục liền xâm nhập.
01/06/2020(Xem: 9010)
Vần thơ tặng TT Thích Nguyên Tạng Trụ Trì Tu Viện Quảng Đức Thượng cầu làm Phật độ sanh Tọa trên cánh nhạn lượn quanh bầu trời Thích làm Phật sự nơi nơi Nguyên do cũng bởi độ người hữu duyên Tạng tâm từ ẩn bi nguyền Quảng truyền Phật Đạo Đức viên hành trình. Nam Mô A Di Đà Phật Tu Viện Vĩnh Đức 31/5/2020 TK.Thích Hạnh Hiếu
31/05/2020(Xem: 6206)
Từng giọt lệ rơi trong niềm hoan hỷ! Khám phá ra tự ngã bấy lâu nay, Giấu kín đậy che nhiều lớp phủ thật dầy… Bằng học vị, ngữ ngôn toàn lý thuyết ! Tánh so đo, đố kỵ khi chưa tận diệt Luận bàn chi đến hai chữ “ NGÃ KHÔNG “Đại phước duyên, kinh bách dụ giúp …thông!
31/05/2020(Xem: 6801)
Bàn tay Ông khô khốc Héo úa theo năm tàn Qua mấy thời hốt vốc Chỉ tay mòn giàu sang
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]