Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

"Thi Vương" thơ say viết về Phật Đản, Pháp Nạn

05/04/201322:25(Xem: 21415)
"Thi Vương" thơ say viết về Phật Đản, Pháp Nạn

“THI VƯƠNG” THƠ SAY

VIẾT VỀ PHẬT ĐẢN, PHÁP NẠN

Giác Đạo Dương Kinh Thành

Lịch sử luôn trao tận tay từng số phận thuận nghịch của duyên trần (biệt nghiệp) để từ đó hòa mình vào vận mạng chung của cộng nghiệp. Nhà thơ Vũ Hoàng Chuơng là một trong rất nhiều thí dụ điển hình đó mà bài thơ Lửa Từ Bi là điểm son sáng chói nhất.

Bài thơ ấy đã đốt cháynhững trang sách ố vàng của định kiến hẹp hòi khiến bóng đen, mặt tối của những tư tưởng tù túng, của những ngòi bút cong phải dần lùi xa, và cũng chính bài thơ làm nóngnhiều thế hệ văn đàn, để tất cả đều có chung cảm giác… ngơ ngác!

Vũ Hoàng Chương vốn từng có biệt danh Nhà Thơ Say mà! Say bất kể giờ giấc, ở đâu và trong trường hợp nào. Công thức hành say của nhà thơ này là 24/7/30. Đó không không phải là ngày tháng năm đâu, mà là say 24 giờ một ngày, uống 7 ngày trong tuần và uống 30 ngày trong một tháng!(theo:Bloggger choichoi81-Tamtay.vn).

Về một mặt khác, chính sự kiện Pháp nạn 2507 đã kéo nhà thơ Vũ Hoàng Chương từ văn đàn xa xôi bay bổng bên bàn rượu về thâm nhập với thực tại bằng nỗi đau chung của Phật Giáo VN. Và khi đã hòa vào vận mệnh chung của Pháp nạn thì tầm vóc thi ca của nhà thơ bỗng rực sáng hơn nhờ vào tinh thần dấn thân vô úy đó, dù lúc nào bên mình cũng có bầu rượu cay đắng của thế nhân.

Các tác phẩm mang dấu ần thời gian đó có thể tạm liệt kê sau: Thơ Say (1940), Mây (1943),Trương Chi, Vân Muội, Hồng Điệp (1944), Thơ Lừa (1948), Rừng Phong (1954), Hoa Đăng (1959), Tâm Sự Kẻ Sang Tần (1961), Lửa Từ Bi (1963), Ta Đợi Em Từ Ba Mươi Năm (1970), Đời Vắng Em Rối Say với Ai (1971), Chúng Ta Mất hết Chỉ Còn Nhau (1973).vv…

Như vậy Thơ say đứng đầu và mở ra cho ông một nét chuyên biệt trong sự nghiệp thơ ca. Biệt danh nhà thơ saytừ đó được ra đời.

Ruợu và thơ luôn gắn liền nhau mà Lý Bạch xưa kia từng triết lý “Ba Chén Thông Đạo Lớn/ Một Hồ Hợp Tự Nhiên”.Nhà thơ Vũ Hoàng Chương của chúng ta cũng xác định “Em Ơi Lửa Tắt Bình Khô Rượu/ Đời Vắng Em Rồi Say Với ai” (bài Đời Vắng Em Rồi). Đó là biệt nghiệp đời ông vậy.

Nhà thơ từng tốt nghiệp trường Albert Sarraut, từng theo học Đại Học Luật Hà Nội, từng theo học môn toán và từng đại diện văn đàn thi nhân Việt nam dự các hội nghị, liên hoan nước ngoài nhiều lần. Điều này có nghĩa là ông thuộc giới tây họctheo cách gọi thời bấy giờ và có đầy đủ điều kiện thuận lợi để bước vào cuộc sống Tâynhư thói thường thời mất nước. Ông lại đi ngược con đường ồn ào đó để rồi rẽ ngoặt, dùng kiến thức ấy dàn trải những nỗi niềm nhân thế qua ngòi bút thơ ca.

Năm 1964- Phật lịch 2508, Giáo Hội long trọng tổ chức kỷ niệm Đệ Nhất Chu Niên Pháp Nạn với nhiều chương trình có nội dung phong phú và điểm nhấn chính là lễ đài Phật Đản hoành tráng nhất chưa từng có ở Bến Bạch Đằng Sài Gòn.

Sự kiện này nhà thơ say Vũ Hoàng Chương sau Lửa Từ Biđã thả tâm tư mình vào sự kiện muôn thưở ấy bằng một bài thơ dài có tựa đề Trường Ca Ngày Phật Đản.

Bài thơ này như một hồi ức toàn cảnh về những tháng ngày đau thương và kiên cường của PGVN, trong còn có tám em đoàn sinh Oanh Vũ GĐPT của sự kiện đài phát thanh Huê. Bài thơ cũng còn là một bài “Văn tế”cho thế lực u minh mà Bồ Tát Quảng Đức đã có lời phát nguyện dùng thân mình làm đuốc soi sáng(Xin xem nội dung toàn bài thơ đính kèm).

Ngày Đệ Nhất Chu Niên Pháp Nạn ấy là cả một khoảng trời cao rộng cho hàng triệu tấm lòng người con Phật rũ bỏ bao phiền muộn để từ đó vươn lên kiến tạo thêm nhiều trang sử mới. Nhà thơ Vũ Hoàng Chương tuy cũng chỉ là một chủng tử bên hàng triệu triệu chủng tử mang hạt giống Từ Bi khác, nhưng bằng thơ ca, Ông đã tạo nên điểm nhấn cho từng thời, từng sự kiện khác nhau giữa thời thế và với Phật giáo.

Vì vậy, trong những năm đất nước còn trong khói lửa chiến tranh và Phật giáo vẫn cón phải đương đầu với nhiều nghịch duyên mới, mỗi mùa Phật Đản khi ấy với người con Phật luôn là dịp để gởi gấm những tâm tình của mình tung lên khắp ba cõi.

Phật Đản 2516 (1972), nhà thơ sayVũ Hoàng Chương đã gởi gấm những tâm tình đó trong bài thơ Mừng Phật Đản 2516 như sau:

Hoa Nghiêm chợt tỉnh kiếp nào xưa
Cho tấm lòng xuân đẹp mấy bờ
Chuông khánh Hàn San, đêm nhiệt đới
Thuyền vào…tay ngọc rắc như mưa
Cây bên sông đứng hai hàng chữ
In xuống thời gian nghĩa bất ngờ
Vành vạnh trăng lên từ đáy nước
Hải triều vang dội hướng mây đưa.
Mây phong nếp áo ngàn xưa
Mở tung hương sắc hội mưa hoa này
Tròn duyên Thiên nữ chắp tay
Chúng sinh bao kiếp đọa đày sạch trơn.

Thủ bút và chữ ký của tác giả

Năm 1976 nhà thơ say Vũ Hoàng chương của chúng ta đã lặng lẽ từ giã thế gian này giữa lúc bộn bề lo toan cơm áo, bỏ lại sau lưng nhiều luyến tiếc, bởi nếu ông còn sống có lẽ hôm nay Kỷ Niệm 50 Năm Pháp Nạn PGVN có sự đóng góp tiếng nói của chính mình vào đại cuộc, để thế hệ Phật tử kế thừa không ngỡ ngàng với một nhà thơ saymà sao mặn mòi đến Phật giáo, đến Phật Đản hằng năm như vậy.

Bài viết này xin được kết thành một vòng hoa, thành kính tưởng niệm hương linh nhà thơ Vũ Hoàng Chương, hương linh nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ nhân kỷ niệm 50 năm Pháp nạn PGVN - Những người làm văn hóa văn nghệ PG khi sống biết làm “nóng” thi đàn, biết dậy màu hoa đạo nhưng khi ra đi lại lặng lẽ …không ngờ!

Thành Kính!

Giác Đạo Dương Kinh Thành
Ý kiến bạn đọc
01/10/201614:43
Khách
người đang ở miền cực lạc mà hình hài của ông như đang hiển hiện đâu đây quanh ta!
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/01/2015(Xem: 17138)
Chúng tôi cùng được sinh ra từ một người cha, một người mẹ. Chúng tôi cùng được lớn lên trong một căn nhà, lúc lớn, lúc nhỏ, lúc chỗ này, lúc chỗ kia, nhưng cuộc sống gia đình tương đối êm ấm, thuận hòa. Cha mẹ chúng tôi thương yêu, kính thuận nhau, và cũng hết mực thương yêu con trẻ, không bao giờ có ý ngăn cản sự góp mặt chào đời của mỗi đứa chúng tôi trong gia đình ấy. Vì vậy mà anh chị em ruột thịt chúng tôi thật là đông: đến 7 gái, 7 trai! Bầy con lớn như thổi, thoắt cái mà người chị cả đã trên 70, và cậu em út thì năm nay đúng 50. Anh chị em chúng tôi, mỗi người mỗi ý hướng, mỗi sở thích khác nhau, chọn lấy lối sống của mình theo lý tưởng riêng, hay theo sự xô đẩy của hoàn cảnh xã hội. Nhiều anh chị em đã đi thật xa, không ở gần ngôi từ đường bên ngoại mà mẹ đang sống với chuỗi ngày cuối đời ở tuổi cửu tuần.
09/01/2015(Xem: 11090)
Ấm áp không phải là khi Ngồi cận kề bên bếp lửa, Mà là lúc ta ngồi giữa Một bầu không khí thương yêu!
07/01/2015(Xem: 18808)
Hôm nay Thánh Đản Phật Di Đà Chúng con dâng phẩm vật hương hoa Quỳ trước đài sen, con kính lễ Với trọn niềm tin, dạ thiết tha…
07/01/2015(Xem: 11379)
Mọi người đều thích an vui Ít ai chấp nhận ngậm ngùi khổ đau Vậy thì hãy sống với nhau Thuận hòa tốt đẹp sớm mau thành tài Phát tâm tu phước lâu dài Việc làm giữ đức tương lai rạng ngời
28/12/2014(Xem: 12039)
Đừng phản cảm những lời vô ý thức Đừng để lòng những bực tức vu vơ Đừng bận tâm những thái độ hững hờ Đừng sân giận những người hay gây sự
22/12/2014(Xem: 12938)
Về cõi Phật có trăm ngàn vạn lối Chẳng ai hay ai dở gì đâu Người qua sông không chỉ bằng cầu Mà có thể bằng muôn ngàn phương tiện
22/12/2014(Xem: 10972)
Như Lai là đến tùy duyên Là đi tự tại giữa miền hư không Tựa như những giọt nắng hồng Vô tư xuống chốn dương trần rồi tan
18/12/2014(Xem: 15170)
Một bình hoa và một nén nhang thơm Con niệm Phật kính dâng ngày giỗ mẹ Giữ chính tâm để nhiệm mầu nghi lễ Con nguyện cầu linh hồn mẹ siêu thăng
18/12/2014(Xem: 13145)
Hỏi 1: PGS.TS lý giải như thế nào về những trường hợp trong thực tế như "cháu bé ở Vụ Bản"; đấy có phải là tái sinh luân hồi hay không? Trả lời: Câu chuyện cháu bé ở Vụ Bản theo những người trong cuộc đã được nhiều người đưa lên phương tiện truyền thông. Đây là một vấn đề thuộc lĩnh vực nghiên cứu tâm linh khá thú vị cần được nghiên cứu nghiêm túc mới có thể kết luận được. Ta biết rằng, con người là thể tổng hòa của hai mặt vật chất và tinh thần và loài người có hai đời sống là vật chất và tinh thần đang quện hòa nhau tương hỗ với nhau.
18/12/2014(Xem: 10910)
Sắc hương ngàn dịu vợi Xuân-Hạ-Thu-Đông… rồi! Chỉ ngoài kia gió mới Thinh lặng vầng mây trôi.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]