Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chấm Dứt Duyên Đời

25/08/201501:58(Xem: 7972)
Chấm Dứt Duyên Đời
       

hoa sung

  Chấm Dứt Duyên Đời
(Chuyện Lại Tra Hòa La Xuất Gia)

 
                        I
 
    Nơi Pháp hội vừa tan khóa giảng
    Người người đều thanh thản hân hoan
          Gió lành bạt đám mây tan
Trầm ngâm suy tưởng lời vàng Thế Tôn
 
    Bừng tỉnh ngộ tâm hồn minh mẫn
    Vội đứng lên kính cẩn quỳ thưa:
          -“ Như Lai ! Mối Đạo chơn thừa,
Làm sao giải thoát dứt chừa oan khiên?
    Dứt sanh tử ưu phiền kiếp trược,
    Dứt luân hồi chứng được vô sanh ?”
          -“ Hay thay !  lời hỏi ngay lành,
 Rèn tâm, luyện chí, chơn thành tiến tu.
    Phải quán tưởng phù du cuộc thế
    Kiên quyết lìa cội rễ tham sân
          Diệt trừ gốc ái nguồn ân
Lánh trần thoát tục dự phần xuất gia.”
 
                        II
 
    Mừng hớn hở về nhà thưa lại
    Mẹ cha phiền, phải trái phân bua:
          -“ Đi tu nào phải chuyện đùa,
Hỏi con nào có kém thua ai nào ?
    Là con một, sang giàu tột bậc
    Vợ ngoan hiền, đẹp nhất:  thiên tiên
          Cớ chi con phải lụy phiền
Dấn thân vào chốn cửa thiền khổ tu ?
    Chốn rừng núi thâm u mạo hiểm
    Đường chông gai nguy biến khôn lường
          Mẹ cha đau khổ sầu thương
Vợ con cam phải nửa đường chia phôi !”
    -“ Chí đã quyết, mẹ thôi đừng cản
    Dẫu sao sao chẳng nản lòng này !”
          Quyết liều tuyệt thực từ nay,
Không ăn, không uống, bảy ngày trôi qua.
    Vợ khóc lóc, mẹ cha rầu rĩ,
    Bạn bè khuyên, năn nỉ hết lời,
          Khăng khăng chí quyết chẳng dời
Cả nhà đành chịu để người ra đi.
 
 
                        III
 
    Thỏa ý nguyện thoát ly thế tục
    Chí tầm sư thúc giục lên đường
          Từ đây khắp chốn du phương
Quyết tu phạm hạnh noi gương Phật Đà
    Vui mối Đạo, ca sa, bình bát
    Tiến trên đường giải thoát thong dong
          Làu làu gương huệ sáng trong
Sa môn oai đức đại hùng đại bi.
    Mùi tục lụy chẳng chi vướng bận
    Hạnh Tăng Già tinh tấn độ sanh
          Ngày ngày khất thực kinh hành
Phước điền gieo rắc căn lành mười phương.
 
 
                        IV
 
    Đường hóa Đạo gia hương ghé lại
    Vẫn ung dung tự tại đứng ngoài
          Bóng người khất sĩ khoan thai
Phú ông chợt thấy lòng hoài xót xa...
    “ Vì kẻ ấy con ta tuyệt thực
    Bỏ nhà đi biền biệt bấy nay
          Thôi thôi chẳng có dông dài...”
Đuổi xua chẳng chút nương tay ngại lời.
 
    Nhà phú hộ của rơi của bỏ
    Bưng cháo thiu trút đổ ra ngoài
          Sa môn trông thấy ngỏ lời
Xin cho dùng bữa, kịp thời cơm trưa.
    Dưới gốc cây cháo thừa ‘độ tận”
    Tiểu đồng nhìn, bỗng nhận ra người
          “ Ôi ! Ôi... Cậu !... Cậu đây rồi !
Cậu về sao chẳng một lời báo tin ?”
    Mẹ kêu khóc, vợ nhìn ngất xỉu
    Cha ân cần chẳng thiếu thức chi,
          Vàng ròng, ngọc báu, lưu ly,...
Công cha của mẹ nở đi phụ phàng !
 
                        V
 
    Bậc Giác Ngộ ngọc vàng khó đổi
    Đạo Chơn Thường một mối vững tin
          Vua nghe cũng phải giật mình
Ngạc nhiên : “ Sao có sự tình thế ni ?”
 
    Rằng: -“ Những kẻ tứ suy đành phải
    Nương cửa Thiền giải đãi qua ngày
          Xuân xanh đang độ sức trai
Song thân còn đủ, trí tài hiên ngang
    Không vướng lụy nguy nàn khổ bịnh
    Vội vàng chi quyết định ly gia
          Xả thân chẳng kể tình nhà
Tu như thế ấy phỏng là ích chi ?”
 
-“ Vua không rõ:  Thân ni vô chủ      
    Điểm vô thường, sở hữu huờn không
          Một khi tài mệnh tiêu vong
Rừng vàng biển bạc còn mong cậy gì ?
    Điểm vô hộ một khi lâm bệnh
    Có ai thay số mệnh cho mình
          Bá quan khó thể giữ gìn
Lệnh vua khó thể thi hành được chi ?
    Chỉ có Đạo Từ Bi cứu thế
    Độ chúng sanh vượt bể trầm luân
          Hàng vua chúa, kẻ thứ dân
Một lòng tham vọng chẳng phân sang hèn
    Bởi sao ?  Vua từng phen chinh chiến
    Vì phương Nam có biển dầu ngầm
          Bắc phương có mỏ hoàng kim
Đông phương phong phú nhiều hầm mỏ than
    Phương Tây nọ lân bang nhược tiểu
    Dấy binh liền, kẻ yếu liền thua
          Lòng tham thỏa thích ý vua
Gồm thâu bốn cõi, tranh đua mặc tình
    Vay nợ máu sinh linh đồ thán
    Kiếp luân hồi ân oán triền miên
          Sáu đường nhân quả xoay chuyền
Tử sanh, sanh tử... vọng duyên trùng trùng
    Trên nêu rõ tột cùng bốn điểm
    Đời vô thường luân chuyển đa đoan !”
          Vua nghe chợt tỉnh, bàng hoàng
Giác, mê, hai lẽ Đạo Vàng sáng soi.
 
                        VI
 
    Gươm Trí Huệ đoạn rời Nhân Ngã
    Xả chấp mê thong thả đường tu
          Sa môn đúng bậc Trượng Phu
Bốn phương tự tại ngao du độ đời
    Hoằng Đạo cả nơi nơi tỉnh giác
    Đức Từ Bi giải thoát muôn loài
          Chúng sanh “ Chấm dứt duyên đời”
Ta Bà sen nở thảnh thơi cõi Thiền !
   

 Viên Huệ              
Phỏng theo “Giác Mê” của ông Thuần Phong và kịch “Chấm Dứt Duyên Đời”của chúng Phổ Hiền diễn tại chùa Huê Lâm nhân ngày Lễ Tạ Pháp tháng Chạp năm Tân Dậu - Tháng 1 năm 1982.                                                                                               
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/08/2014(Xem: 16933)
Tạ ơn đời gìn giữ (thơ) Thơ: Lãm Thúy Design Thơ Tranh: Kim Loan
06/08/2014(Xem: 12415)
Mỗi người chúng ta được ở trên quả đất này là nhờ công sanh ra và công dưỡng dục của cha mẹ. Trong dân gian VN có những câu ca dao bất hủ như: Công Cha như núi Thái Sơn, Nghĩa Mẹ như nước trong nguồn chảy ra, Một lòng thờ Mẹ kính Cha, Cho tròn chữ Hiếu mới là đạo con...
06/08/2014(Xem: 14863)
Vu Lan lại đến vườn chùa, Chư Tăng Phật tử nhớ mùa tạ ơn. Công Cha như núi Thái Sơn, Nghĩa Mẹ như nước trong nguồn chảy ra, Em này sao nét xót xa, Một thân lủi thủi, vạt tà héo hon, Thưa rằng cha đã lên non, Mẹ theo mây gió hết còn trần gian.
06/08/2014(Xem: 17174)
Vu Lan báo hiếu lại về, Khắp nơi phật tử nhất tề dâng hương. Người người già trẻ bốn phương, Lên cầu cho mẹ, mến thương hết lời. Cửa chùa mở rộng đón mời, Hỏi thăm hiền mẫu trên đời còn không, Mẹ còn, chùa lấy hoa hồng, Cài lên vạt áo, cho lòng thêm tươi. Người nào mẹ đã qua đời, Thì cài hoa trắng, gửi lời nhớ thương.
05/08/2014(Xem: 15102)
Đường dẫn đến chùa xa thật xa Quanh co muôn nẻo cõi Ta Bà Chiều nay gió nhẹ, mây lờ lững Nhẹ bước tìm về dấu vết xa
05/08/2014(Xem: 14550)
Giữa đêm khuya vắng vẻ Mẹ vân vê vuốt nhẹ Vào mái tóc mai con Với tiếng ru nhè nhẹ Ẵm nhẹ con vào lòng Ru con giấc ngủ nồng . Những lời ru của mẹ Thấm sâu vào hồn con Giúp con khi lớn khôn Biết hiếu thảo làm người
05/08/2014(Xem: 12214)
Tình Cha tình Mẹ bao la Tình thương như một thiết tha đậm đà Từ con mở mắt oa oa Dần dà năm tháng con đà lớn khôn
04/08/2014(Xem: 12982)
Cha là chỗ tựa đời con Là rường là cột cho con nương về Gian lao vất vả sớm khuya Miếng cơm manh áo đưa về nuôi con Trọng trách đè nặng vai mòn Sinh nhai kiếm kế nuôi con nên người Dạy con công hạnh ngôn dung
04/08/2014(Xem: 11466)
Sống trên đời ta mặc nhiều lớp áo Từ lớp áo thơ khóc khi chào đời Choàng áo học sinh vùi đầu cùng chữ nghĩa Cởi áo sinh viên ta mong cầu danh lợi
04/08/2014(Xem: 15448)
Rằm Tháng Bảy là ngày Vu Lan Lunar mid-July Ullambana Ngày hạnh hiếu kính dâng Mẹ hiền Filial piety day tribute to Mother Mẹ vì con bao ngày tần tảo ‘Cause Mother you’ve sacrificed Xả thân mình nuôi đàn con thơ Tirelessly for your children
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]