Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chỉ là hạt bụi giữa đời! (thơ)

01/07/201520:50(Xem: 13160)
Chỉ là hạt bụi giữa đời! (thơ)


 
                         blank
                                    blank
                   Giữ Thân Tâm Thăng Bằng.

         Có hai thầy trò nhà kia làm nghệ sĩ xiếc. Thầy là một người đàn ông góa vợ và học trò là một cô gái nhỏ tên Kathullika. Hai thầy trò đi khắp đó đây trình diễn để kiếm sống. Màn trình diễn thường xuyên của họ là ông thầy đặt một cây tre khá cao trên đỉnh đầu mình, rồi bé gái leo dần lên đầu cây và dừng lại trên đó, để người thầy tiếp tục di chuyển trên mặt đất. Cả hai thầy trò đều phải vận dụng sự tập trung tâm ý đến một mức độ khá cao để giữ thăng bằng và ngăn chặn tai nạn có thể xảy ra.

Có một hôm thầy nói với học trò:
“Này Kathulika, con hãy giữ gìn cho ta và ta sẽ giữ gìn cho con, chúng ta hãy giữ gìn cho nhau để tránh tai nạn thì thầy trò mình mới kiếm được tiền lâu dài được.”
Đứa bé gái trả lời:
“Thưa thầy, có lẽ ta nên làm thế này thì đúng hơn: Mỗi người chúng ta nên tự gìn giữ lấy mình, vì giữ gìn lấy mình chính là gìn giữ cho nhau, tránh được tai nạn và thầy trò mình mới kiếm được tiền.” 

Đức Phật kể câu chuyện này trong kinh Tương Ưng Bộ (Samyutta Nikaya) để ví dụ về sự thực tập chánh niệm của chúng ta. Hình ảnh trò trình diễn đầy nguy hiểm này nói lên được những đặc điểm trong sự thực tập chánh niệm. 

Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta quen phóng tâm ý của mình ra thế giới chung quanh, nên việc chuyển sự chú ý vào bên trong, cảm giác được sức nặng của bộ đầu trên đôi vai cùng với những cử động tinh tế của các bắp thịt trong cơ thể lúc nào cũng có mặt để giữ cho thân ta được thăng bằng, là một thay đổi lớn. Người nghệ sĩ xiếc cũng giống như một thiền giả, đem ý thức trở về với một tiến trình lúc nào cũng đang xảy ra trong ta nhưng thường bị lãng quên. Quay trở về để ý thức được mình là một bước rất quan trọng, nếu ta thật sự muốn tìm hiểu và học hỏi về chính mình.

Và câu chuyện đức Phật kể cũng cho ta thấy tại sao chúng ta nên quan tâm đến hạnh phúc của chính mình trước khi phê phán hay trách móc những việc làm của người khác. Hình ảnh đức Phật đưa ra trình bày rõ sự thật ấy: Chúng ta không bao giờ có thể kiểm soát sự quân bình của người khác. Và hơn thế nữa, bé gái chỉ có thể giữ được sự quân bình của mình nếu người thầy mà cô đang đứng trên vai cũng vững vàng và tin cậy được. Nói một cách khác, phương cách hay nhất để vị thầy giữ cho học trò mình khỏi bị tai nạn là quay nhìn lại bên trong và chú ý đến sự thăng bằng của chính ông. Và điều ấy cũng rất đúng với nhiều vấn đề khác trong cuộc đời ta. 

Phẩm chất của một sự tương quan được sâu sắc và vững vàng hơn khi mỗi bên biết tự săn sóc chính mình, và điều này lại rất quan trọng khi bên này cần nương tựa và tin cậy vào sự vững chãi của bên kia. Sự sống tự nó là một hành động giữ thăng bằng. Mỗi chúng ta đang đi trên một thân tre cao, cố gắng giữ thăng bằng giữa những cơn gió lay động, đong đưa của cuộc đời. Giữ cho mình được an toàn đã là một chuyện khó, đừng nói chi đến việc còn phải lo cho những ai đang đứng trên vai của mình!

Chánh niệm là một phương tiện giúp ta thực hiện được việc ấy: quay lại nhìn vào bên trong, giữ thăng bằng và an trú nơi một điểm trọng tâm tĩnh lặng làm gốc rễ quân bình cho tất cả. Phẩm chất của năng lượng chánh niệm trong giờ phút hiện tại - thân tre mà chúng ta đang đứng - có thể là yên tĩnh, vững vàng, và bất động. Lúc ấy, sự an toàn của ta và những người nương tựa vào ta sẽ vô cùng bảo đảm. 
Và ngược lại thì cho dù ta có trách móc, phê bình hay chỉ trích kẻ khác bao nhiêu, điều đó cũng sẽ không khôi phục lại cho ta một sự quân bình nào hết. 

Cũng có thể có người hiểu lầm và cho rằng sự thực tập này là ích kỷ. Nhưng nói như vậy là ta quên rằng đức Phật cũng có nhấn mạnh về sự liên hệ mật thiết giữa ta và người khác. Người thầy cố gắng giữ sự thăng bằng của mình là vì muốn bảo vệ cho người học trò của chính mình. Lúc đầu, ông ta đề nghị rằng mình sẽ lo cho sự thăng bằng của người học trò, đó là một biểu hiện của tình thương, nhưng tình thương ấy phải được soi sáng bằng tuệ giác. Cũng như một người đang bị lún sâu trong bùn lầy thì làm sao có thể giúp được ai khác nữa? Anh ta phải tự mình thoát ra và đứng trên mặt đất vững chắc trước đã. Khả năng giúp đỡ người khác của ta hoàn toàn tùy thuộc vào sự vững vàng và quân bình của chính mình.

Khi ta hộ trì cho chính ta là ta đang hộ trì cho người khác. Khi ta hộ trì cho người khác là ta đang hộ trì cho chính ta. Bằng cách thực tập chánh niệm và làm cho nó được tăng trưởng. Và thế nào là trong khi hộ trì cho người khác là ta hộ trì cho mình? Bằng cách nhẫn nhịn, bất hại và tình thương. Bạn có nhận thấy ranh giới giữa mình và người khác đã biến mất không? Khi ta nhẫn nhịn và có tình thương đối với người khác là ta đang ban rải tâm từ đến chính mình. Thật vậy, giúp đỡ người khác là một phương pháp nhiệm mầu nhất để săn sóc cho hạnh phúc của chính ta, cũng như khi ta gây hại cho người khác là một cách gián tiếp gây hại cho chính mình. 

Theo giáo lý của đức Phật thì mọi hành động - karma - của ta đều dựa trên tác ý của mình, nó không chỉ ảnh hưởng đến thế giới “bên ngoài” mà còn tác động đến chính con người và tâm tánh của ta. Những gì ta nghĩ, ta nói, ta làm sẽ định hướng và làm thành con người của mình, và rồi ta lại tạo dựng và ảnh hưởng đến thế giới chung quanh qua những phẩm chất ý thức và sự hiểu biết sâu sắc của chính ta. Quay lại nhìn vào bên trong một cách cẩn trọng và thường xuyên, và giữ một thăng bằng. Tất cả đều tùy thuộc vào sự thực tập chánh niệm ấy của ta.
 
Andrew Olendzki
Mây Vô Danh dịch
 
 
blank
 
Chỉ là hạt bụi giữa đời!

Nhớ rằng mình là người bình thường.

Luôn tự xem mình là người bình thường làm cho lòng ta thanh thản. 
Nếu bạn là người ở cương vị càng cao mà biết tự coi mình là người bình thường thì bạn lại càng được kính trọng. Đối với đa số người điều này thật không dễ dàng, vì vậy dù chỉ là một anh binh nhì cũng vẫn có thể ngạo mạn khinh người y hệt một tướng binh tài ba mắc chứng ''Công thần''. 

Nghĩ mình là người bình thường thì trên đời này chẳng có gì quan trọng lắm! 
Ta cứ ung dung tự tại sống cuộc sống của mình, làm những việc phải làm. 
Chúng ta thường nghe nói: "Cái khó nhất ở đời là biết dừng ở chỗ nào" và "Cái cần thiết nhất là biết mình". 

Người luôn nhớ tự coi mình là người bình thường sẽ dễ "biết mình" và cũng dễ "biết dừng" đúng lúc trong mọi tình huống giữa đời.

Hề chi một phận đời riêng
Buông hơi nằm xuống mà nghiêng đất trời
Thiếu ta, đời cũng vậy thôi!
Ta là hạt bụi giữa đời bao la..

Namo Buddhaya
blank

blank
blank
blank
blank
 
Hình ảnh ngày tu Bát Quan Trai cùng Thiền Sinh Sợi Nắng Nam Cali Saturday July 11 -2015
 
blank
blank
blank
blank
blank
blank
blank
blank
blank
blank
blank
blank
blank
blank
blank
blank
blank
blank
blank
blank
blank
blank
blank
blank
           blank
             
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
25/05/2014(Xem: 10997)
Hãy thắp sáng tâm mình Một ngọn đèn Tỉnh Thức Ngàn bóng tối vô minh Cũng cúi đầu, phủ phục.
24/05/2014(Xem: 11676)
Hoàng Sa cùng với Trường Sa Hai vùng quần đảo là nhà Việt Nam Đã nhiều thế kỷ đan thanh Biết bao sử sách rành rành khắc ghi Cộng Tàu, ngang ngược kiêu kỳ Bá quyền xâm thực, cướp đi, dễ nào
22/05/2014(Xem: 13165)
Kể từ tiếng khóc chào đời Thế gian vui đón thêm người hài nhi Lớn theo tham ái sân si Bụi trần vững bước chân đi dặm đời
21/05/2014(Xem: 14240)
Hầu hết chúng ta lớn khôn đều bắt đầu từ dòng sữa mẹ. Tạo hóa đã ban cho mẹ một bầu sữa ngọt ngào, giúp trẻ sơ sinh có đầy đủ các dưỡng chất và kháng thể mà hiếm có một hợp chất dinh dưỡng nhân tạo nào có thể thay thế được. Và những dòng sữa ấy cũng chính là một phần thân thể của mẹ.
21/05/2014(Xem: 13594)
" 98 tuổi đời Ba Ra Đi Thôi chẳng còn lưu luyến gì, Cháu con đầy đủ nhờ ơn phước Ông bà cha mẹ hãy còn ghi. Tấm lòng chân thật từ bi
19/05/2014(Xem: 16379)
Thầy Minh Đức Triều Tâm Ảnh đã tới thăm Nam California trong những ngày cuối tháng qua. Thầy là một nhà sư nổi tiếng đa tài, giỏi nhiều ngôn ngữ, cũng như xuất sắc về thơ, văn, biên khảo, thư pháp, họa pháp, cờ tướng, sắp đặt vườn cảnh, hiểu ngôn ngữ của đá và cây. Và thầy cũng là một vị tôn túc trong nhà Thiền, với tên gọi trong chùa là: Tỳ kheo Giới Đức, Sư trưởng Huyền Không Sơn Thượng.
17/05/2014(Xem: 10808)
Bạch thầy, con là ai ? - Con là một đứa con lai Nửa lai đức Phật, nửa lai Ta bà. Con là nửa trái me già Nửa kia còn lại thì là.. chôm chôm. Cuộc đời con thích ôm đồm 28 ngày mặn, 2 hôm muối mè.
15/05/2014(Xem: 11422)
Đời người tính tuổi một trăm Mẹ con nay đã tám lăm tuổi già Nhìn Mẹ con thấy xót xa Đôi chân khập khễnh vào ra Mẹ lần Khi xưa Mẹ quá tảo tần
14/05/2014(Xem: 13626)
Xưa kia Từ Phụ đản sanh Chính là đem lại an lành thế gian Vì đời khổ lụy bất an Chúng sanh phải chịu muôn ngàn đau thương
12/05/2014(Xem: 10043)
Mẹ luôn là dòng suối mát Là suối nguồn rưới mát đờii con. Thức khuya dậy sớm trông nom Miếng cơm manh áo cho con ấm lòng
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]