Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Một Vài Nét Chấm Phá Qua Những Bài Thơ Của Ht. Thích Trí Thu

10/03/201004:35(Xem: 12039)
Một Vài Nét Chấm Phá Qua Những Bài Thơ Của Ht. Thích Trí Thu

thichtrithu-tuongniem-kyyeu

MỘT VÀINÉT CHẤM PHÁ
QUA NHỮNG BÀITHƠ CỦA HT. THÍCH TRÍ THỦ
ĐạiLãn

Qua sự nghiệp trước tác và dịch thuật của Hòa Thượng thìphần thơ chiếm một tỷ lệ quá ít đối với các phần dịchthuật và sáng tác khác nhất là về Luật và, còn ít hơnnữa đối với cả một đời Ngài đã bỏ ra phục vụ đạopháp và dân tộc, qua nhiều chức năng nhiệm vụ khác nhaunhất là giáo dục và văn hóa là chính của Ngài. Tuy chúngnói lên rất ít ỏi, nhưng không vì thế mà chúng không manglại cho chúng ta một cái nhìn chính xác và rõ ràng hơn vềcuộc đời của Ngài và, cũng từ đây chúng ta mới thấyrõ được chân dung của một bậc Thầy vĩ đại qua chí nguyệnkiên cường của Ngài trong việc “Thượng cầu Phật đạo,hạ hóa chúng sanh.” một cách trọn vẹn như trong bài :

Đốtnén tâm hương trước Phật đài
PhổHiền hạnh cả nguyện nào sai
Hiệnthân cát bụi vào muôn nẻo
Cứubệnh trầm kha khắp mọi nhà.”
(tụngKinh Hoa Nghiêm cảm tác)

Chínhhạnh nguyện của Ngài Phổ Hiền Bồ-tát đã chắp cánh choNgài bay lên cao hơn và, hình như Ngài đã thật sự khế hợpvới pháp môn này. Qua bốn câu thơ như là vừa tán dươnghạnh cả của Ngài Phổ Hiền và cũng như là vừa lập nguyệncho chính mình; những tương ưng ở đây thật tuyệt vời chokhắp không gian vô cùng và thời gian vô tận, nó nói lên chínguyện bền chắc lâu dài qua hai đức trí tuệ và từ bi đượcthể hiện từ hạnh nguyện. Nhưng trước khi Ngài muốn thểhiện hạnh nguyện này Ngài đã phải trải qua những năm thánglau sạch bình bát trong chức năng nối dòng nghiệp Thánh khôngbiết là bao lâu, Ngài đã thật sự không còn nhớ nữa:

Tàokhê nước chảy về đông
Bìnhbát nối dõi lâu không nhớ ngày
Trăngthiền nào có khác xưa
ViênThành ấn chứng đã dày công tu.”
(NướcTào Khê)

Nhữnghuân tập thiền đã đưa đến sự bùng vỡ trong tu tập “Trăngthiền nào có khác xưa” đó chính là cái nhân để từ đóÔn cất cánh bay xa, đó cũng chính là những nổ lực ban đầutrong việc thượng cầu Phật đạo của Ngài và, chúng luônđược thể hiện qua cuộc sống sau này được thể hiệntừ cuộc sống trong hạ hóa chúng sanh không bao giờ ngừngnghỉ qua việc vừa giữ tâm mình luôn luôn trong sáng cùngđem trí tuệ đó sáng soi cho mọi người:

Nộihạc chưa ngừng sân Lão thọ
Ngànmây còn vướng ngõ Hoàng Mai
Nonxanh, pháp nhãn hoa Linh Thứu
Nướcbiếc, thiền tâm bóng Thiện Tài.”
(cảmtác xuân Canh Tuất)

Trướchết, trong hiện tại tấm lòng của Ngài đang được nhữnghình ảnh và các biểu tượng như nội hạc, ngàn mây, nonxanh, nước biếc và cây sân Lão, ngõ Hoàng Mai, hoa Linh Thứu,bóng Thiện Tài đang nuôi dưỡng và làm lớn mạnh hạt giốngan lành giải thoát trong cuộc sống của chính Ngài, đó chínhlà cửa ngõ bước vào Không tâm của ánh sáng trăng thiềnnào khác xa xưa và, sau nữa là ánh sáng đó Ngài vẫn giữmãi nó không bao giờ đánh mất:

Đốtnén hương nguyền thề sám hối
Trướcsau giữ trọn chữ Không Tâm.”
(XuânQuý Mão cảm tác)

Trongphương tiện tương đối để chúng ta bước vào cửaKhông của không cửa nhà Tổ thì đương nhiên những hìnhảnh và những biểu tượng đó cần phải có để chúng talấy làm phương tiện làm nhân cho những bước đi giải thoátkế tiếp, do đó chúng ta rất cần có những phương tiệnđó. Chính vì chúng là những phương tiện tạm thời cầnthiết, nên chúng chính là những nhân tố không thể khôngcó cho chúng ta trong lúc thực hiện hạnh nguyện thượng cầuhạ hóa; nếu không có chúng chúng ta sẽ bị kẹt vào trongthiên chấp của sắc không và, luôn luôn bị chúng trói buộcvào tà kiến đảo điên thị phi khó thoát ra được, như vậychúng ta cầm chắc sẽ bị trôi lăn mãi trong đường sanh tửluân hồi sáu cõi. Ở đây nếu ai ngộ ra được cảnh giớisắc không không tịch, không tự tính này thì sẽ nhận rađược Bát-nhã tính không trong suốt của không tâm và cũngsẽ nhận ra được việc làm của Ôn đối với đất nướcvà dân tộc này:

Tâmsự sắc không ai có biết?
Kìagương Bát-nhã vốn trong ngời.”
(XuânMậu Thân)

Ởđây, từ không tâm của phương tiện đến Không Tâm củacứu cánh, nó cũng giống như sự khác biệt giữa chữ Phậtcủa mê và chữ Phật của ngộ vậy, có nghĩa là khi mê gọilà chúng sanh khi ngộ gọi là Phật thế thôi. Do đó cảnhgiới của sắc không chúng ta cần phải thông suốt, nếu khôngthông suốt ắt sẽ bị chúng làm chướng ngại trong ý niệm“có-không” và, như vậy không đời nào chúng ta vượt quakhỏi sinh tử luân hồi được. Ở đây Hòa Thượng sau khichính tự thân Ôn đã tỏ ngộ được thể cảnh giới sắckhông cùng những diệu dụng của nó như thế nào rồi, thìsau đó Ngài liền nghĩ ngay đến sứ mạng hạ hóa chúng sinhcủa minh đói với tha nhân như thế nào?

Sứmạng làm tròn thân đệ tử
Chiếuđèn diệu huệ giữa đêm sâu.”
(cảmniệm Phật thành đạo)

Sứmạng của các hàng đệ từ đức Đạo sư là trên tìm mọicách để chứng đạt được đạo vô thượng Bồ-đề, dướihoàn thành sứ mệnh hóa độ mọi loài chúng sanh để họđược như mình; đây là một sứ mạng cao cả cho chính tựthân và tha nhân. Khi hai sứ mệnh này hoàn thành trọn vẹnthì lúc đó chúng ta mới hoàn toàn đạt được an vui giảithoát vĩnh viễn. Đó cũng chính là tâm sự gần xa của Ônkhi nhìn hòn non bộ bản đồ Việt Nam mà chạnh nghĩ đếnhiện tình đất nước dân tộc và đạo pháp:

Dùcho Nam Bắc đôi đường,
Đốtlò hương nguyện bốn phương một nhà;
Sớmhôm hướng nẻo Phật đà,
“Sắc,Không” tâm sự đường xa nỗi gần.”
(Cảmđề Non bộ bản đồ Việt Nam)

Tâmsự đường xa nỗi gần của Ôn đối với tha nhân phát xuấttừ lòng từ bi được phát khởi từ trí tuệ không tâm Bát-nhãmà Ngài đã tìm lại được nơi chính mình qua diệu huệ củahạnh nguyện thượng cầu hạ hóa theo gương Bồ-tát PhổHiền. Hòa Thượng luôn luôn ý thức về những trở ngạitrên bước đường hoằng hóa lợi sinh của mình, nhưng vớisự quyết tâm của mình trong tự lợi và lợi tha Ôn vẫnbước đi không một chút do dự, miễn sao bước đi của mìnhvừa lợi mình lợi cho người thì Ngài không ngại:

Dùphải chịu muôn ngàn gian khổ
Conhết lòng vì đạo hy sinh
Nươngtừ quang tìm đến bảo thành
Đặngtự giác giác tha viên mãn.”
(Quỳtrước điện)

Conđường đi đến tự giác giác tha và để hoàn thành giáchành viên mãn thì, ngoài vấn đề hy sinh chịu gian khó quasự thể hiện đức tính từ bi còn phải có sự quyết tâmvà nổ lực hết mình trong tinh tấn mới có thể hoàn thànhđược hạnh nguyện của chúng ta được, nếu không thì sẽbỏ dở giữa đường, đó chính là con đường đưa đếngiác hành viên mãn:

Hướngvề muôn đức từ bi
Đườnglên giác ngạn quyết đi tận cùng.”
(hướngvề)

VàÔn luôn luôn nuôi dưỡng hạnh nguyện này qua những sách tấnchính mình thường ngày trong cuộc sống. Những chất liệunuôi dưỡng cho chính bản tâm Ngài mang chất liệu từ đứctin từ bi kiên cố vào chân lý mang đậm nét trí tuệ, cộngthêm những nổ lực tinh tiến tự nguyện của tự thân dẫnđến mọi sự an lạc cho chính Ngài trong tu tập:

Mộtlòng kính lạy Phật đả
Ngànđời con nguyện ở nhà Như lai
Conhằng bận áo Như lai
Conngồi pháp tọa Như lai muôn đời.”
(tụngkinh Pháp Hoa cảm tác)

Trítuệ và từ bi là đôi cánh được nối thêm để Hòa thượngvượt qua biển khổ sinh tử và hoàn thành sự nghiệp giảithoát cho chính Ngài, vì vậy chúng luôn luôn hiện hữu trongcuộc sống của chính Ngài trong việc thực hành hạnh nguyệnPhổ Hiền của minh. Và cũng từ việc thực hiện hạnh nguyệncủa mình đối với tự thân và tha nhân qua chí nguyện thượngcầu Phật đạo hạ hóa chúng sanh trong chức năng có đượccủa mình đối với dân tộc và đạo pháp mà Ngài đã chịukhông biết bao nhiêu là cay đắng khó khăn thậm chí đếntai tiếng nữa; nhưng Ngài với tâm không của mình vì tựlợi và lợi tha vì dân tộc và đạo pháp mà Ngài cam tâmgánh chịu mọi khổ đau và tai tiếng đó:

Cayđắng nếm dư đầu chót lưỡi
Khenchê nghe đủ giữa vành tai.”
(XuânMậu Thân)

Sựchấp nhận của Ngài qua những phản ứng chung quanh đối vớiNgài không hẳn chỉ là những tiếng bất lợi mà còn có nhữnglời khen ngợi khuyến khích nữa; nhưng giờ đây những khenchê, buồn vui đối với ngài không còn là vấn đề để đặtra và xét lại trong phân biệt nữa, mà là một chấp nhậnvới tâm không, do đó Ngài luôn lưôn dùng nụ cười thay thếcho những phản ứng của Ngài về những dư luận chung quanh:

“Sáubảy xuân thu giữa cuộc đới
Buồnvui mừng giận khéo trêu ngươi
Thânnày đã hứa cùng non nước
Vinhnhục khen chê chỉ mỉm cười.”
(Cảmtác sinh nhật 67 tuổi)

Nụcưới của không tâm luôn thể hiện, chỉ có mình biết mìnhmà thôi, dù thế nhân có hiểu mình hay không hiểu mình cũngmặc, vì chính Ngài mới biết được việc làm của mình vàvới không tâm thì sẽ không tạo ra tác nhân, mà đã khôngtạo ra tác nhân thì làm gì có thọ quả thế thôi. Với Khôngtâm đối với tự thân và đối với mọi người, thật sựgiờ này có lẽ không gì có thể trói buộc được bướcđi của Ngài, Ngài sống với duyên đến, theo với duyên đi,cho dù là bất cứ hoàn cảnh nào đi nữa; thì việc làm đúngnghĩa tùy duyên nên trở thành tự tại.

Xuânvề Mậu Ngọ tuổi lai hy
Chẳngdám khoe chi chẳng muốn gì
Bảoở thì ừ hoan hỷ ở
Kêuđi âu cứ tự nhiên đi
Cảnhkhô lá úa mai nhưng nụ
Mâycuốn sương tan đá vẫn lỳ
Vôtận không thời vô tân ý
Thịchưa từng bận ngại gì phi.”

Đóchính là cách sống đúng của những người con Phật theo đúngnghĩa chỉ dạy của bậc Đạo sư trong sự nghiệp hoằng phápđộ sinh của Ngài. Lúc này mọi chướng ngại nhau trong cuộcsống sẽ được dung thông tất cả trong thời-không vô tận.Ở đây không còn bất cứ một ý niệm nào sai biệt chốngtrái nhau hết cho dù đó là thị hay là phi trên mặt hiệntượng tương đối của sự tướng và, thật sự đây chínhlà cảnh giới giải thoát hiện tiền của những người conhọc Phật thực hành theo Phật.

Quanhững vần thơ chúng tôi trích ra từ tập I trong ba tập củaTrí Thủ toàn tập, cho chúng ta một cái nhìn đúng hơn vềNgài và, cho chúng ta thấy được cái vĩ đại của Ngài trongchí nguyện thượng cầu Phật đạo hạ hóa chúng sanh, cùngsự thể hiện nếp sông tự tại qua cuộc sống. Chúng ta nhữngkẻ hậu bối đi sau chỉ ghi lại những gì có được mộtcách ít ỏi qua những bài thơ của Ngài để lại, đối vớitoàn bộ những gì Ngài đã cống hiến cho Phật Giáo ViệtNam và dân tộc này qua sự nghiệp giáo dục và văn hóa củaNgài như lược sử và những cống hiến được ghi lại quaba tập Trí Thủ Toàn tập đã ghi lại để chúng ta có thểnhận thức đúng hơn về Ngài.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
31/12/2021(Xem: 5929)
Chợt đâu chim khách reo ngàn trúc, Cây cỏ quanh vườn mở hội ha? Nắng ấm vén mây xem đào chợ Sương xanh phủi bụi ngắm lan nhà Buồn vui chẳng thiệt dăm tờ lịch Thua được đâu hơn mấy cuộc trà Bàn sách gầy hương chờ bạn quý Then cài, gối chữ đón xuân qua!
30/12/2021(Xem: 6995)
Lời vàng Hòa Thượng ban truyền: Điều thiện nên phải tinh chuyên thực hành Dù cho gặp cảnh phân tranh Khoan hồng tha thứ làm lành cho xong
30/12/2021(Xem: 9945)
Không lâu nữa ta sẽ rời trần thế Chuyện thị phi, phiền toái kiếp lang thang Chuyện lợi danh, sướng khổ hợp ly tan Còn chi nữa khi quan tài khép lại
29/12/2021(Xem: 8215)
Kiến Sơ chùa cổ bặt không ngôn Diện vách nhiều năm hướng nội tâm Cảm hoá thiền tăng trao kệ ngọc Thiền tông hưng khởi rạng trời Nam
29/12/2021(Xem: 5710)
Nam Quốc thân lâm kiến trụ thiền Pháp Vân cổ tự dịch kinh truyền Khai thông đạo pháp minh quang ấn Pháp hoá hưng long ánh đạo viên
29/12/2021(Xem: 5082)
Thế kỷ 21 …đại dịch kinh hoàng nhiều biến thể Khắp nơi trên thế giới …dương tính gia tăng Chủng ngừa mũi thứ ba …..y tế khăng khăng Sẽ vui sống an vui ..không lo lắng
29/12/2021(Xem: 5038)
Cung tán Tổ Sư Khương Tăng Hội Trí tuệ tinh thông xiễn đạo thiền Hoằng dương Phật pháp độ trần duyên Dịch kinh thuyết pháp tu thiền định Chuyển hoá mê vương thoát khổ phiền
26/12/2021(Xem: 5806)
Chúc mừng, Tưởng niệm suốt năm qua Sinh nhật, Biệt ly….cứ mãi là Tiếp cận, liên hệ trong kiếp sống Tinh tế khéo nhìn ..tỉnh thức ra, Nhiều kinh Phật dạy …lời tha thiết! Chỉ toàn giả hợp …nào phải TA Ngũ ấm thịnh suy …tám điều Khổ Niết Bàn …..đoạn diệt” Ảo Ngã” …mà
25/12/2021(Xem: 10692)
Nhà thơ Tôn Nữ Hỷ Khương - 86 tuổi, tác giả tập "Còn gặp nhau" - qua đời lúc 4h sáng 24/12 tại nhà riêng. Ông Trần Bá Thùy - chồng nhà thơ - cho biết bà qua đời vì nhiều bệnh nền như suy thận, viêm gan siêu viên B, xuất huyết dạ dày. Cách đây vài tháng, bà nhập viện điều trị nhưng sức khỏe yếu, gia đình đưa về nhà chăm sóc hồi tháng 10. Do không ăn uống được, truyền đạm không vào nên thể trạng bà ngày càng suy giảm. Những ngày cuối đời Tôn Nữ Hỷ Khương thương nhớ người con đã qua đời cách đây hai năm. Trên giường bệnh, bà thường nhắc về con. Hay tin Hỷ Khương lâm bệnh nặng, nhiều tuần qua, các đồng nghiệp, bạn bè ghé nhà, khiến bà xúc động. Gia đình mong muốn lưu giữ dấu ấn thơ ca của Hỷ Khương, để con cháu sau này nhớ đến. Ông Bá Thùy cho biết năm nay có in một cuốn lịch, bìa là ảnh của Hỷ Khương, nội dung gồm những câu thơ được yêu thích của bà như: "Còn gặp nhau thì hãy cứ vui/Chuyện đời như nước chảy hoa trôi/Lợi danh như bóng chim chìm nổi/Chỉ có tình thương để lại đời...
25/12/2021(Xem: 7844)
Còn tuần nữa thôi, năm 2022 sẽ đến . Biết thời gian trôi mãi chẳng chịu dừng Biết giới hạn đời người ...nhưng lại thấy mừng Có lẽ nhờ học Đạo tinh thần luôn tươi trẻ! Vẫn tràn đầy năng lực, niềm vui chia sẻ Đón nhận thử thách ...như cơ hội tiến tu Vui trong nhiệm vụ ...nghĩ chi đến Xuân, Thu Học được thêm bí quyết sống có hạnh phúc !
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]