Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Bố Thí Cúng Dường (thơ)

10/03/201203:49(Xem: 14909)
Bố Thí Cúng Dường (thơ)

Phat Di Da

BỐ THÍ VÀ CÚNG DƯỜNG



Sống, phải làm việc thiện,
Mà không mong đợi gì.
Việc thiện giúp tâm sáng,
Hỷ Xả và Từ Bi.

Bi là giúp người khác
Thoát nỗi khổ cuộc đời.
Từ - đem niềm vui đến
Cho tất cả mọi người.
Làm việc thiện, chủ yếu
Là bố thí, cúng dường.
Không toan tính, vụ lợi,
Trọn vẹn tình yêu thương.
Bố thí là gieo thiện,
Gieo mầm đức, sau này
Người gieo hái quả phước
Từ việc làm hôm nay.
Bố thí không nhất thiết
Giá trị lớn, hoặc nhiều,
Để cúng dường Tam Bảo,
Và giúp đỡ người nghèo.
Phật dạy, giúp kẻ khó
Trong cuộc sống đời thường
Là việc làm kính Phật,
Cũng một dạng cúng dường.
Bố thí phổ biến nhất
Là cho tiền, thức ăn,
Tức tài thí, vật thí,
Đáng quí và rất cần.
Nhưng quan trọng hơn cả
Là Pháp Thí, tức là
Giúp người khác cùng hiểu
Và theo Phật Thích Ca.
Vì người biết theo Phật
Là người sống có tâm,
Xa lánh những điều ác,
Giúp hạt thiện nảy mầm.
Pháp Thí là phổ biến
Giáo lý Phật Thích Ca
Bằng viết hoặc in sách,
Phân phát cho mọi nhà.
Giúp một người hiểu biết,
Thì về sau người này
Sẽ giúp tiếp người khác
Hiểu cái đúng, cái hay.
Cứ thế, chân lý Phật,
Bác ái và từ bi,
Sẽ dần dần lan tỏa,
Chiến thắng Tham Sân Si.
Cuối cùng - Vô Úy Thí
Là đem lại tình thương,
Niềm vui, sự tĩnh tại
Trong cuộc sống ngày thường.
Thí chủ sẽ tìm cách,
Bằng lời dạy, lời khuyên,
Giúp người khác nghị lực,
Niềm tin và bình yên.
Tóm lại, như Phật dạy,
Làm bố thí giúp người
Là việc làm đẹp nhất 
Suốt trong cả kiếp người.
Đức Phật cũng từng dạy:
Cứu được một mạng người
Hơn xây bảy chùa lớn,
Dù cao đẹp nhất đời.
Giá trị của bố thí
Không ở ít hay nhiều,
Mà ở lòng thí chủ,
Ở tình thương, tình yêu.
*
Xưa, có cô gái nọ
Sống bằng nghề ăn xin.
Một lần, đứng trước cửa
Ngôi chùa ở làng bên.
Qua cánh cổng, cô thấy
Các sư ngồi trong sân,
Chia những thứ ít ỏi
Mới xin được cùng ăn.
Dẫu là người hành khất,
Nhịn suốt ngày là thường,
Cô vẫn thấy ái ngại,
Và chợt muốn cúng dường.
Cô sờ túi, thất vọng,
Tiền chỉ đúng một đồng.
Biết mua gì vào cúng,
Ai được ăn, ai không?
Cuối cùng cô quyết định
Mua một bát muối đầy,
Các sư ăn sẽ đủ,
Thậm chí được mấy ngày.
Sư trụ trì biết chuyện,
Liền mời cô vào chùa,
Tiếp rước như Bồ Tát,
Dùng cả lọng tua rua.
Nhờ sự cúng dường ấy,
Cô gái này về sau
Trở thành vợ hoàng tử,
Cao quí và rất giàu.
Một hôm, cô cho chở
Cả một xe vàng đầy
Vào dâng ngôi chùa ấy.
Thế mà rồi lần này
Sư trụ trì đón tiếp
Không khác khách bình thường,
Bất chấp sự giàu có,
Địa vị người cúng dường.
Cô hỏi thì ngài đáp:
Bát muối đầy ngày xưa
Là những gì cô có,
Thành tâm dâng nhà chùa.
Còn bạc vàng, châu báu
Cô dâng cúng hôm nay,
Tất nhiên chùa đa tạ,
Nhưng tiền cúng lần này
Là tiền của nhà nước,
Tức là tiền của dân.
Cô chỉ thay mặt họ
Để cúng dường cầu thân.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
12/08/2014(Xem: 16817)
Mỗi độ Thu sang nhớ bóng Người Chiều xa vẳng lại tiếng chuông rơi Mục Liên Tôn Giả bừng tâm thể Thần túc bay cao tỏa rạng ngời Tìm xem bóng Mẹ tận U minh Ngục tối mở toang thoáng bóng hình Lòng hiếu dâng lên tràn cõi mộng Bát cơm hóa hiện tưởng ân sinh
11/08/2014(Xem: 12921)
Cảm xúc nghe CD Đạo Ca Kỷ Yếu 20 năm Tu Viện Quảng Đức . Tôi nghe tiếng đồng ca vang vọng trùng dương Tiếng đồng ca vang cùng trời đất ... Tiếng đồng ca của những người con Phật Từ Trời Úc, Australia vọng về ...
09/08/2014(Xem: 15825)
Ngày Rằm tháng Bảy Vu Lan Cũng là ngày giỗ tròn năm Cha hiền Bàn thờ hình ảnh gia tiên Khói nhang theo gió xuôi miền xa xăm Vu Lan năm trước Cha nằm Thiên thu giấc ngủ an lành nghỉ ngơi Thương Cha tay nắm không rời A Di Đà Phật lệ rơi trong lòng
09/08/2014(Xem: 17330)
Tạ ơn đời gìn giữ (thơ) Thơ: Lãm Thúy Design Thơ Tranh: Kim Loan
06/08/2014(Xem: 12806)
Mỗi người chúng ta được ở trên quả đất này là nhờ công sanh ra và công dưỡng dục của cha mẹ. Trong dân gian VN có những câu ca dao bất hủ như: Công Cha như núi Thái Sơn, Nghĩa Mẹ như nước trong nguồn chảy ra, Một lòng thờ Mẹ kính Cha, Cho tròn chữ Hiếu mới là đạo con...
06/08/2014(Xem: 15240)
Vu Lan lại đến vườn chùa, Chư Tăng Phật tử nhớ mùa tạ ơn. Công Cha như núi Thái Sơn, Nghĩa Mẹ như nước trong nguồn chảy ra, Em này sao nét xót xa, Một thân lủi thủi, vạt tà héo hon, Thưa rằng cha đã lên non, Mẹ theo mây gió hết còn trần gian.
06/08/2014(Xem: 17776)
Vu Lan báo hiếu lại về, Khắp nơi phật tử nhất tề dâng hương. Người người già trẻ bốn phương, Lên cầu cho mẹ, mến thương hết lời. Cửa chùa mở rộng đón mời, Hỏi thăm hiền mẫu trên đời còn không, Mẹ còn, chùa lấy hoa hồng, Cài lên vạt áo, cho lòng thêm tươi. Người nào mẹ đã qua đời, Thì cài hoa trắng, gửi lời nhớ thương.
05/08/2014(Xem: 15562)
Đường dẫn đến chùa xa thật xa Quanh co muôn nẻo cõi Ta Bà Chiều nay gió nhẹ, mây lờ lững Nhẹ bước tìm về dấu vết xa
05/08/2014(Xem: 14938)
Giữa đêm khuya vắng vẻ Mẹ vân vê vuốt nhẹ Vào mái tóc mai con Với tiếng ru nhè nhẹ Ẵm nhẹ con vào lòng Ru con giấc ngủ nồng . Những lời ru của mẹ Thấm sâu vào hồn con Giúp con khi lớn khôn Biết hiếu thảo làm người
05/08/2014(Xem: 12610)
Tình Cha tình Mẹ bao la Tình thương như một thiết tha đậm đà Từ con mở mắt oa oa Dần dà năm tháng con đà lớn khôn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]