Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Vãng Sanh (thơ)

08/03/201222:22(Xem: 10814)
Vãng Sanh (thơ)

Phat Di Da 4

VÃNG SANH

Đôi khi rất đơn giản,
Ta nghĩ sống làm người,
Chết là coi như hết.
Ngắn ngủi một cuộc đời.
Vì thế ta sống vội,
Chỉ biết ngày hôm nay,
Không lo, không chuẩn bị
Cho thế giới sau này.
Không sợ luật Nhân Quả,
Không biết vòng Luân Hồi,
Ta buông xuôi, sống thả,
Kiểu bèo dạt mây trôi.
Không một lần tự hỏi,
Không vương vấn trong đầu:
Chúng ta từ đâu đến,
Và chết sẽ về đâu?
*
Sau sáu năm khổ hạnh,
Thái tử Tất Đạt Đa
Ngồi lặng lẽ thiền định
Dưới cây bồ đề già.
Sáng ngày thứ bốn chín,
Mồng Tám tháng Mười Hai,
Ngài chứng đạo Vô Thượng,
Trở thành Phật, và Ngài
Nay hoàn toàn giác ngộ,
Tường tận hết Lục Thông,
Biết được Sinh và Tử,
Luật Luân Hồi quay vòng.
Ngài nói rằng người chết,
Trong vòng bốn chín ngày,
Sẽ vãng sanh trở lại 
Trong sáu cõi dưới đây:
Một, người tu Thập Thiện,
Nhiều công đức với đời,
Khi chết, được siêu thoát,
Vãng sanh lên Cõi Trời.
Hai, người giữ Ngũ Giới,
Chuyên tâm làm việc lành,
Khi lâm chung sẽ được
Vào Cõi Người vãng sanh.
Những người tu Thập Thiện,
Siêu thoát lên Cõi Trời,
Khi hưởng hết phước báo,
Lại quay về Cõi Người.
Ba, người có công đức,
Nhưng còn Tham Si Sân,
Ngạo mạn và ích kỷ,
Sẽ vào cõi Quỉ Thần.
Cõi này còn được gọi
Là cõi A Tu La.
Nửa tốt và nửa xấu
Như hầu hết chúng ta.
Ba Cõi còn lại khác:
Tùy tội lỗi của mình,
Mà khi chết buộc phải
Đầu thai thành Súc Sinh,
Hoặc Ngạ Quỉ, quỉ đói,
Hay đày đọa suốt đời
Dưới chín tầng Địa Ngục
Tăm tối, không mặt trời.
Phật nói: Số người chết
May mắn được đầu thai
Thành người, ít như đất
Dắt ở móng tay Ngài.
Tức là số còn lại
Khổ nhiều kiếp, nhiều đời,
Cho đến khi hết nợ
Mới lại được làm người.
Các chúng sinh khi sống
Phải sống thiện hàng ngày
Để tránh ba Cõi Dữ
Của các kiếp sau này.
Luân Hồi và Nhân Quả
Là Luật của đất trời.
Không ai thoát được nó,
Cả vật và cả người.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
27/04/2023(Xem: 2743)
Mai này đi vào núi Đường mây bặt dấu hài Thân tâm chút cát bụi Điểm hồng đời thêm vui!
27/04/2023(Xem: 5258)
Kính đa tạ quý Giảng Sư đã truyền trao kinh nghiệm, Khi chọn lựa chủ đề tinh yếu giáo pháp Như Lai Hành trình độ sanh, xuyên suốt 45 năm dài Mà kinh “Tứ Thập Nhị Chương” có thể gọi là tiêu biểu !
27/04/2023(Xem: 4877)
Đã mấy tháng nay, cứ sáng ra tôi lại nhận được một bài thơ, đều đặn. Có bài là một pháp số, có bài là một tâm nguyện mà hành giả sau khi tu tập chiêm nghiệm đúc kết lại, nhất là khi đã trải qua mọi biến cố thăng trầm, hiểu sự hữu hạn của kiếp người khi mỗi ngày trôi qua là một phần thưởng kéo dài sự sống nên làm sao sống vui, sống trọn vẹn với tri kiến về đạo pháp. Nhà thơ, hành giả, Thầy Thích Đồng Bổn đã cảm nhận nguồn thơ tuôn trào qua kiến
27/04/2023(Xem: 4006)
Nhân dân ta yêu thơ, thích làm thơ cũng là chuyện đáng mừng, bởi ít ra đó cũng là niềm vui nơi trần thế. Đạo Phật nói đời là bể khổ, nhưng hơn bảy mươi năm chìm nổi trong bể khổ ấy, tôi thấy không thiếu niềm vui. Tôi tin, hễ ai tìm được niềm vui cho mình, cho người quanh mình là hạnh phúc. Phật hoàng Trần Nhân Tông cũng từng nhắc nhở: “Gia trung hữu bảo hưu tầm mịch/ Đối cảnh vô tâm mạc vấn thiền” (Trong nhà có báu thôi tìm kiếm/ Đối cảnh vô tâm chớ hỏi thiền). Phật tạ i tâm. Tâm tức Phật. Phật tức Tâm. Nếu ai thấy được tâm tịnh thì lập tức thành Phật, nhưng chuyện đó xa xôi quá; theo tôi, trước mắt cứ như lời bài hát của Trịnh Công Sơn: “Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui” trong bể khổ ở cõi Ta bà này là sướng lắm rồi.
27/04/2023(Xem: 5228)
Cuộc đời vốn dĩ vô thường Xuân sang năm ấy bây giờ tàn phai Giật mình tỉnh giấc bàn hoàn Kiếp người nhanh quá chỉ mành treo chuông
26/04/2023(Xem: 2529)
Học lời dạy Phật là bước đầu căn bản Tìm thấy trong Kinh, Luật, Luận đấy mà Tuỳ căn cơ tìm phương tiện hợp ra Với MP3, video pháp thoại chủ đề thực tiễn !
26/04/2023(Xem: 2192)
Mạt Pháp nào hay sanh nhầm thời Oán kết nhau chi đáng nực cười Cá chậu,chim lồng ai giải thoát ? Chiến tranh, dịch bịnh thảm đầy vơi!
25/04/2023(Xem: 3266)
“Con đường trúc biếc“ là tuyển tập 40 bài thơ của nhà thơ Thanh Trúc, trải dài hơn 50 năm của một dòng sống, kể từ lúc tác giả còn ngồi ở ghế nhà trường cho đến bây giờ. Với tác giả, dù mái tóc đã trải qua hai giai đoạn đen và bạc, và dù hai mái đầu tuần tự nhường chỗ cho nhau nhưng vẫn còn đó một tâm hồn không hề đổi thay trong dâu bể và tâm hồn ấy vẫn trong trắng tinh khôi màu nguyên thể, màu của trúc biếc, màu của chân tâm thường trú, bất sanh bất diệt.
25/04/2023(Xem: 4268)
Thầy hát cùng chúng tôi bằng cả trái tim. Thầy rất thích nghe các con của Thầy hát bài này. Bài thơ ấy cũng hàm chứa một sự thực tập rất sâu sắc mà Thầy muốn nhắn nhủ. Đêm nay, giữa khung cảnh ấm tình này, Thầy đã hát và phát âm rõ ràng nhiều từ. Các con của Thầy vui quá, xúc động quá, nhiều sư em đã vừa hát vừa đưa tay lên quẹt những giọt nước mắt không ngăn được. Mà thực sự không ai cần phải cố gắng ngăn cản những giọt nước mắt hạnh phúc ấy. Các anh chị em đã nói lên niềm vui khi nghe được những từ Thầy phát âm tròn chữ trong bài hát. “Bạch Thầy, Thầy hát rõ chữ lắm!”,
23/04/2023(Xem: 3482)
Vọng niệm từ đâu bỗng nảy ra Gặp em trong chốn bụi phồn hoa Nói cười ân ái như mê loạn Một kiếp thu vào trong cánh hoa
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]