Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Sáu Mươi

05/11/201103:01(Xem: 7323)
Sáu Mươi

Dương Kiền

 

Sáu Mươi

 

1939 - 1949.

 

Ngày 28, đêm tối trời, ở Huế,

Tháng 12 trời giá lạnh căm căm.

Đẻ tôi khóc trong cơn đau hạnh phúc,

Xé lòng ra cho sự sống tươi mầm.

 

Cất tiếng khóc tôi chào mùa lửa đạn,

Thế giới chìm trong tiếng rú cuồng điên.

Lời của đẻ ru buồn hơn tiếng khóc,

Thầy tôi ngồi im lặng những chiều lên.

 

Tôi thơ dại vẫn cười vui với đẻ,

Lẫm chẫm đi níu áo gọi thầy tôi.

Các anh lớn nhường em tô cháo lỏng,

Sáu mươi năm chưa trả được ơn đời.

 

Tôi nhỏ lắm, ngày mùa thu tháng tám,

Quê hương tôi sùng sục những hờn căm.

Tôi ngơ ngác giữa rừng cờ đỏ máu,

Sắc hồng tươi sao nhuốm mt màu tang.

 

Làng Đồng Dụ chạy tản cư ngày ấy,

Quê ngoại ơi, nghèo quá, những đồng không.

Đẻ bương chải ngày cơm rau nửa bữa,

Ôm con thơ nhỏ lệ khóc âm thầm.

 

Anh Lân, anh Hùng trời mưa bắt nhái,

Bằm ra xào với muối thế mà ngon.

Phục hai tuổi chân xiêu không đứng vững,

Thầy vốn ít lời càng ít lời hơn.

 

1950 - 1954.

Hà Nội của tôi,

Hà Nội 50 mờ mờ trí nhớ .

Hà Nội mùa hè Cổ Ngư phượng đỏ,

Hà Nội mùa thu Hoàn Kiếm mờ sương .

Hà Nội lạc rang, kẹo kéo bọc đường,

Quả nhót đỏ tưởng áo mình mưa bụi

Hà Nội những đêm hấp hối,

Giờ giới nghiêm lựu đạn nổ đâu đây.

Thằng H. thất tình đi lính cho Tây,

SuỶt nhảy xuống Điện Biên những giờ phút cuối.

Hà Nội ơi, Hà Nội ơi, thôi đi hấp hối,

Nấc từng cơn, tháng 7, năm tư.

 

Tôi đi, Hà Nội, cuối thu,

Long Biên, cầu sắt, sương mù, gẫy đôi.

Đằng sau Nguyễn Trãi, trường tôi,

Bánh xe lăn, nghiến mảnh đời vỡ tan.

 

1955 - 1963.

Sài Gòn mưa rơi,

Sài Gòn nắng đổ.

Tôi đi hoang mang giữa đường giữa phố,

Nhớ thầy tôi nhắm mắt tuổi chưa cao.

Tôi đi hoang mang giữa trận mưa rào,

Thương đẻ, thương anh, thương mình, bật khóc.

 

Sài Gòn mưa rơi,

Sài Gòn bốc lửa.

Sài Gòn quay cuồng cơn đau lịch sử,

Sài Gòn xuống đường, Sài Gòn đạn nổ.

Sao lòng tôi vẫn đẹp tuổi mười lăm,

Trại Di Cư đàn đúm mấy thằng,

Thằng Hà Huyền Chi, Duyên Anh, NhấtTuấn ...

Thằng Cát, thằng Can, thằng San, thằng Nhuận ...

Chưa ráo máu đầu mơ lấp biển vá trời,

Sách vở không màng trốn học rong chơi,

Thầy Tấn, thầy Khoan lắc đầu ngao ngán.

Tuổi tôi đó, mười lăm mười tám,

Yêu con đường lá đổ me bay.

Nguyễn Du, Tú Xương, Tân Định ... tháng ngày,

Góc phố Hiền Vương, qúan chè Hiển Khánh ...

Yêu Sài Gòn mưa,

Yêu đêm thu lạnh,

Bốn mươi năm như tình lỡ hôm qua.

 

1963 - 1975.

 

Một chín sáu ba

Miền Nam cuốn vào những cơn giông bão.

Những đêm hỏa châu, những tin trên báo,

Cáo phó thằng này, đám táng thằng kia.

Con đầu lòng tôi, cuống rốn chưa lìa,

Cất tiếng khóc đêm 23 hưu chiến.

Tôi đứng giữa trời, đêm đen, thầm nguyện,

Xin đời con đừng giống bố, con ơi!

Nhưng tay tôi nào có với nổi trời,

Khoa sinh Mậu Thân, Khanh mùa hè đỏ lửa!

Những niềm vui có vết đau máu ứa,

Lửa đạn chiến tranh thành lửa đạn đời tôi.

Bảy sáu, khi niềm Nam đã bặt tiếng cười,

Khương chào đời, chào đau thương cả nước.

 

Em yêu ơi,

Chúng ta đã chia nhau hơn nửa cuộc đời

Chúng ta chia nhau rất ít niềm vui, rất nhiều nỗi khổ.

Anh cám ơn em, cám ơn người vợ,

Chịu đau thương trong suốt cuộc đời mình,

Cho lầm lỗi riêng anh,

Cho con chúng ta ra đời vô tội . 

Anh nguyện Đất Trời phút giây sám hối,

Xin Tâm em Phật độ bình anh

Bông Sen hồ Tịnh Tâm nở mãi không tàn,

Đời em đó, thơm hương trong niềm đau nỗi khổ.

 

1975 - 1999

 

Một chín bảy lăm,

Không phải riêng đi tôi sụp đổ,

Không phải riêng con tôi không có miếng ăn.

Tất cả chúng ta tự mất chính mình,

Dù chịu đóng đinh,

              Cũng không thể nào cứu chuộc .

 

Một chín chín chín,

Đời tôi đi lao đao từng bước,

Bước hôm nay không biết bước ngày mai.

Người yêu tôi, người ghét tôi ơi,

Hãy đến với nhau bằng những nụ cười.

Tôi cảm tạ rưng rưng hàng nước mắt.

 

Tôi cám ơn đời, cám ơn tất cả,

Đã cho tôi giây phút yêu thương.

Dù chỉ phút giây, quỶ giá vô cùng,

Đóa hoa nở trong đời tôi giá lạnh.

 

Sáu mươi! Sáu mươi!

Bắt chước người xưa nâng ly mà hát,

Vui mà chi?

Buồn mà chi?

Đời ta chẳng qua hề ly rượu nhạt,

Rượu nhạt mà say hề cứ say đi.

Sáu mươi! Sáu mươi!

Vỗ tay mà hát,

Nâng ly mà hỏi,

Sáu mươi! Sáu mươi!

Đi đâu mà vội

Đi về đâu?

Biết về đâu?

Trăm năm rồi cũng qua cầu ...

 

Dương Kiền

   02.12.1999

***************

                   GỬI DƯƠNG KIỀN

 

Mày buồn hát giọng Sáu Mươi,

Tao nghe sóng nhớ đầy vơi nát lòng.

Già đời bạn với long đong,

Mưa bay Hà Nội cười rung gác mày.

 

Sài Gòn khóc ướt chiều say,

Ngu ngơ tình ái mượn vay tiếng cười.

Chung muôn kỷ niệm quá thời,

Tha hương chung nôi biển trời đớn đau.

 

Tao buồn trắng tóc bạc râu,

Mày than bể ngực khối sầu còn nguyên.

Ráng cười đi nhé bạn hiền,

Thiếu niên mạt lộ, cao niên mạt thời.

 

Sáu Mươi tuổi thẹn qua rồi,

Còn bao năm nưa ngậm ngùi với quê?

Người rằng sống gửi thác về,

Rượu rằng: sống thác đâu hề hấn chi.

 

Hà hà...mai mốt cụng ly,

Còn không lệ sảng mà chia với đời?

Khóc cho sinh bất phùng thời,

Khóc thân tơi tả, khóc người lầm than.

 

Khóc cho điêu đứng Việt Nam,

Ô hô!!! xương lạnh mồ oan bốn trời.

 

                                hàhuyềnchi

                                Noel 2000

 

 

 

(Cảm đề bài thơ 60  Dương Kiền)

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
16/05/2010(Xem: 7883)
Thầy từ phương xa đến đây, Chúng con hạnh ngộ xum vầy. Đêm nay chén trà thơm ngát, Nhấp cho tình Đạo dâng đầy. Mừng Thầy từ Úc tới thăm, Đêm nay trăng sáng ngày rằm. Thầy về từ tâm lan tỏa, Giữa mùa nắng đẹp tháng Năm
10/03/2010(Xem: 11893)
Qua sự nghiệp trước tác và dịch thuật của Hòa Thượng thì phần thơ chiếm một tỷ lệ quá ít đối với các phần dịch thuật và sáng tác khác nhất là về Luật và, còn ít hơnnữa đối với cả một đời Ngài đã bỏ ra phục vụ đạopháp và dân tộc, qua nhiều chức năng nhiệm vụ khác nhaunhất là giáo dục và văn hóa là chính của Ngài.
10/03/2010(Xem: 9075)
Ba La Mật, tiếng Phạn Là Pu-ra-mi-ta, Gồm có sáu pháp chính Của những người xuất gia. Ba La Mật có nghĩa Là vượt qua sông Mê. Một quá trình tu dưỡng Giúp phát tâm Bồ Đề. Đây là Bồ Tát đạo, Trước, giải thoát cho mình,
10/03/2010(Xem: 13691)
Tên Phật, theo tiếng Phạn, Là A-mi-tab-ha, Tức Vô Lượng Ánh Sáng, Tức Phật A Di Đà. Đức A Di Đà Phật Là vị Phật đầu tiên Trong vô số Đức Phật Được tôn làm người hiền. Ngài được thờ nhiều nhất Trong Ma-hay-a-na, Tức Đại Thừa, nhánh Phật Thịnh hành ở nước ta.
01/10/2007(Xem: 9635)
214 Bộ Chữ Hán (soạn theo âm vận dễ thuộc lòng)
20/10/2003(Xem: 34073)
Tình cờ tôi được cầm quyển Việt Nam Thi Sử Hùng Ca của Mặc Giang do một người bạn trao tay, tôi cảm thấy hạnh phúc - hạnh phúc của sự đồng cảm tự tình dân tộc, vì ở thời buổi này vẫn còn có những người thiết tha với sự hưng vong của đất nước. Chính vì vậy tôi không ngại ngùng gì khi giới thiệu nhà thơ Mặc Giang với tác phẩm Việt Nam Thi Sử Hùng Ca. Mặc Giang là một nhà thơ tư duy sâu sắc, một nhà thơ của thời đại với những thao thức về thân phận con người, những trăn trở về vận mệnh dân tộc, . . . Tất cả đã được Mặc Giang thể hiện trong Việt Nam Thi Sử Hùng Ca trong sáng và xúc tích, tràn đầy lòng tự hào dân tộc khi được mang cái gène “Con Rồng Cháu Tiên” luân lưu trong huyết quản.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]