Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Di Lặc Đức Phật Sắp Đến (Một bài hát Tây Tạng)

22/01/201212:14(Xem: 6986)
Di Lặc Đức Phật Sắp Đến (Một bài hát Tây Tạng)
Phat_Di_Lac_2DI LẶC
ĐỨC PHẬT SẮP ĐẾN
(Một bài hát Tây Tạng)
Nguyên tác: Maitreya - The Coming Buddha
Tác giả: Songs and Meditations of the Tibetan Dhyani Buddhas
Chuyển ngữ: Tuệ Uyển -/ 21-01-2012



Ta là Di Lặc, Đức Phật của mặt trời
Ta chiếu soi với lòng từ ái bình đẳng đến tất cả
Ta được gọi là Đức Phật kế tiếp
không phải bởi vì ta sẽ biểu hiện trong hình sắc thân thể
Nhưng bởi vì ta sẽ đến với những ai tiến bộ trên những giai tầng của con đường tâm linh
và nói: " Hãy là những người thân hữu hạnh phúc, và hãy ban bố phước lành."
Ta được gọi là Đức Phật của tình thân hữu
Vì ta xem tất cả chúng sinh là bình đẳng
Và không chấp nhận hệ thống thứ bậc của các tổ chức.

Lòng từ ái của ta chiếu soi một cách bình đẳng trên khắp mọi người, mọi nhóm, mọi nền văn hóa, và mọi thế giới.
Ta kêu tất cả họ sống trong lòng từ ái và bi mẫn bao quát.
Ta vàng kim và trắng bạch, hòa hiệp và tràn đầy thịnh vượng .
Như một sự hòa âm, ta hợp nhất tất cả những chủ đề cạnh tranh trong vũ trụ.

Ta được thấy trong sự lạc quan, trong hy vọng, và trong niềm tin
Và trong những ai tìm cầu cho một ngày mai tốt đẹp hơn
Ta gia hộ cho những ai nản lòng, cô độc
Sợ hãi và buồn thảm
Ta cho họ ra khỏi các ngục tù trong những trái tim của họ
Ta giải thoát chúng sinh khỏi sự giam hảm
và chỉ cho một tương lai rực sáng vô biên.

Có nhiều hình thức giải thoát trong vũ trụ
Trong thiên hà bao la của những hình thức đổi thay vô thường
Mỗi thời khắc của tuệ giác, mỗi thời khắc của trưởng thành
Mỗi lúc xa rời khỏi quá khứ
Là một loại giải thoát.
Xa rời khỏi tự ngã hoàn toàn là một phước báu hiếm hoi
Những ai làm điều này không nhìn đến ta.
Những ai tìm cầu ta cần mạnh mẽ và quyết tâm, trong đời sống và trong thiền quán
Họ cần hy vọng và can đảm, và điều này ta ban cho họ.

Biết rằng có một thế giới toàn hảo hơn
Cho phép họ cải thiện thế giới này
Biết rằng có những Đức Phật và Bồ tát
Cho phép họ cố gắng để tỉnh giác hoàn thiện hơn
Biết rằng có điều đấy đang mong đợi một cách hân hoan
Cho phép những xiềng xích của quá khứ đứt rả ra.

Ta là Đức Phật của hy vọng, và của sự cố gắng
Vì thế các chúng sinh tạm bợ trần gian có thể cải thiện thế giới cho những chúng sinh phù du khác
Mặc dù vũ trụ sinh thành và suy tàn và tái hiện trong rực rở huy hoàng
Ta sẽ ở lại và gia hộ cho vô số những ai cố gắng hướng đến sự thật (chân lý).

Ẩn Tâm Lộ ngày 21-01-2012
http://www.buddhanature.com/buddha/maitreya.html

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/08/2011(Xem: 7260)
Chính tôi được chứng kiến, Phật Thích Ca Mâu Ni Khi ở rừng Lâm Trúc, Thuộc nước La Duyệt Kỳ. Bấy giờ có người nọ Thuộc dòng Bà La Môn, Chăm làm nhưng nghèo kiết,
08/08/2011(Xem: 7259)
Lần nọ ở Xá Vệ, Chính tôi, A Nan Đà, Biết chuyện này có thật, Khi theo hầu Thích Ca. Lúc ấy, Ba Tư Nặc, Ông vua tốt, qua đời, Người lên thay tàn ác, Làm mất lòng nhiều người.
08/08/2011(Xem: 6777)
Lần nọ, ở Xá Vệ, Chính tôi, A Nan Đà, May mắn được chứng kiến Chuyện này của Thích Ca. Hôm ấy, tôi và Phật, Vừa sáng, trời đầy sương, Đi vào thành khất thực Thấy lũ trẻ bên đường Đang chơi trò đắp đất, Xây thành phố, xây nhà, Xây cả kho chứa thóc Và cả những tháp ngà. Một đứa trong bọn chúng Thấy chân Phật phát quang,
08/08/2011(Xem: 7327)
Tôi may mắn chứng kiến Chuyện này của Thích Ca Khi Ngài đang tá túc Trong vườn cây Kỳ Đà. Triều vua Ba Tư Nặc Có vị quan đại thần, Bảy con trai, trong đó Sáu người đã thành thân. Ông giàu có, hiền đức,
08/08/2011(Xem: 7577)
Ở đời có ba việc. Một là việc của mình. Hai, việc của người khác. Ba, việc của thần linh. Ta thất bại, đau khổ, Sợ thần linh, sợ trời. Việc mình làm không tốt, Cứ thích xen việc người. Muốn vui ư? Đơn giản: Hãy làm tốt việc mình. Không xen việc người khác, Không sợ việc thần linh.
01/08/2011(Xem: 9491)
Mùa báo hiếu sao quên thân phụ Luôn nhắc mình lòng nhủ nhớ ơn Công cha như núi Thái sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
01/08/2011(Xem: 8774)
Mỗi người con khi rời xa gia đình, đều mang theo mình là cả một trời thân thương trong lời ru, trong tình thương, trong ánh mắt, trong trái tim bà mẹ.
01/08/2011(Xem: 12158)
"TámTiết thơ giúp tập luyện Tâm thức"là tựa của một bài thơ ngắn do một nhà sư Tây Tạng là Guéshé Langri Tangpa (1054-1123) trước tác với chủ đích giúp phát huy tinh thần giác ngộ qua phép thiền định về hoán chuyển giữa ta và người khác, (một phép thiền định rất phổ thông của Phật giáo Tây Tạng: đó là cách tự nguyện xin được nhận về phần mình tất cả khổ đau của người khác, và trao lại cho họ tất cả những gì đạo hạnh của mình), và xem đấy là mục đích cao cả nhất trong cuộc sống của chính mình... Từ bi là một phản ứng của tâm thức khi nó không thể chịu đựng nổi trước những cảnh khổ đau của người khác và phát lộ những ước nguyện mãnh liệt...
31/07/2011(Xem: 6093)
Làn tóc rối trải dài trên thềm vắng Trăng có về, ngây ngất bức thảm hoang Người lữ hành trên đường đời cô quạnh Từng bước chân nghe nặng nỗi vô thường
31/07/2011(Xem: 6633)
Cuộc đời người, ai là người không đi kiếm mùa xuân, một mùa xuân viên viễn, cho chính mình hoặc gia đình, thân nhân. Một sớm mai thức giấc, nhìn nhau lại hỏi xuân là gì và có mặt tự bao giờ.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567