Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Từ "Động Hoa Vàng" tới những trang "Kinh Ngọc"

14/01/201222:47(Xem: 11415)
Từ "Động Hoa Vàng" tới những trang "Kinh Ngọc"

tulipvang_1


TỪ “ĐỘNG HOA VÀNG” TỚI NHỮNG TRANG “KINH NGỌC”

Huệ Trân

“Mùa Xuân bỏ vào suối chơi

Nghe chim hát núi gọi trời xuống hoa

Múc bình nước mát về qua

Ghé thôn mai nọ, hỏi trà mạn xưa ”

Chỉ bốn câu thơ mà đã hiện lên đôi nét chấm phá về “Gã từ quan” Phạm Thiên Thư.

Là người Việt Nam yêu thơ, yêu nhạc, ít có ai chưa từng một lần được nghe những giòng nhạc mượt mà, phổ từ suối thơ lục bát Phạm Thiên Thư qua tập thơ “Động Hoa Vàng”

Phạm Thiên Thư tự họa:

Rằng xưa có gã từ quan

Lên non tìm động hoa vàng ngủ say

Mà nào gã có ngủ say! Chỉ là những giấc mộng tuyệt vời, qua cả tiếng cười lẫn lệ chảy.

Từ nhiều thập niên, Động Hoa Vàng cũng được nâng niu trong cặp sách học trò, được kín đáo tỏ bày trong thư tình gửi vội, được chắp cánh lên cao trong âm thanh lồng lộng không gian, được nức nở đợi chờ, được hân hoan hạnh phúc … vì ai bước vào Động Hoa Vàng cũng có thể thấp thoáng thấy bóng mình đâu đó, để gửi cho nhau, để hát với nhau, dù là phút chia tay hay hội ngộ.

“Chim từ bỏ động hoa thưa

Người từ tóc biếc, đôi bờ hạ đông

Lên non kiếm hạt tơ đồng

Đập ra chợt thấy đôi dòng hạc bay”

Từ trong thơ, đã có nhạc. Và từ trong thơ nhạc, đã hóa hiện thành tranh, bức tranh thủy mạc linh động như vạn hữu đang dập dìu tình tự. Thể thơ lục bát dân tộc đấy, tìm chi tận thơ Đường thơ Mật mới vẽ được Hoàng Hạc Lâu “Tình xuyên lịch lịch Hán Dương Thụ. Phương thảo thê thê Anh Vũ Châu!”

Động Hoa Vàng ở đâu? Có lẽ khách thơ chẳng cần biết, khi rung cảm tự thẳm sâu đã nghe và thấy được cả:

Tiếng chim trong cõi vô cùng

Nở ra bát ngát trên rừng quế hương

Lạ!

Mỗi câu thơ là mỗi mênh mông của sát na giác ngộ. Ngộ cái thấy và cả cái không thấy. Người đó, tưởng như bình dị trần thân trong tầm tay với, mà sao thoáng chốc bỗng vượt chín tầng mây khiến mộng chợt tỉnh, mà đâu là thực:

Thư em ướp nụ lan vàng

Lời em gió núi chiên đàn thoảng xa

Áo em phất cõi Di Đà

Ngón chân em nở đóa hoa Đại Từ

Cứ thế, mộng và thực đan nhau. Gã từ quan không ngủ say mà khách thơ theo chân gã, lại bồi hồi lần bước tới vô-môn-quan. Vì cửa-không-cánh-cửa nên người vào chẳng mở mà người ra cũng chẳng đóng. Vào hay ra đều tự tại đến, đi mới thấy ta và vạn hữu không hai:

Mùa xuân mặc lá trên ngàn

Mùa thu mặc chú bướm vàng tương tư

Động Nam Hoa có thiền sư

Đổi kinh lấy rượu tâm hư uống tràn!

A ha! Đạt tới thế thì đâu chẳng là Động Hoa Vàng của gã từ quan, và nhẹ nhàng từ luôn cả những trược phiền ràng buộc:

Thì thôi, tóc ấy phù vân

Thì thôi, lệ ấy còn ngần dáng sương

Thì thôi, mù phố xe đường

Thôi thì thôi nhé! Đoạn trường thế thôi!

Và khách thơ không băn khoăn gì khi thấy người ấy vẫy tay:

Trần gian chào cõi mộng này

Sông Ngân tìm một bến ngoài hóa duyên.

Quả thật, người đã hóa duyên.

Thi sỹ Phạm Thiên Thư đã hóa duyên thành Thầy Tuệ Không. Người đã xuất gia năm 1964 và hoàn tục năm 1973. Những dấu mốc thời gian đó như chẳng làm nên khác biệt gì trong thâm tâm của một người đã:

Thâu hương hiện kính bồ đề

Phấn son chìm lắng hạt mê luân hồi.

Thầy Tuệ Không Phạm Thiên Thư “đã có sáng kiến và can đảm thi hóa kinh Kim Cang để cúng dường Chánh Pháp” như lời của cố Hòa Thượng Thích Minh Châu đã giới thiệu cuốn Kinh Ngọc khi Ngài đang là viện trưởng Viện Đại Học Vạn Hạnh. Ngài viết rằng: “Tôi nói sáng kiến vì rất ít có Phật tử, nếu không phải là chưa có, đã dùng thể thơ mà diễn đạt nghĩa chân không diệu hữu của Đại Thừa. Tôi nói can đảm, vì chỉ có tuổi trẻ mới can đảm làm những chuyện phi thường, và thật là phi thường khi cả gan thi-hóa bản kinh “Ưng vô sở trú nhi sanh kỳ tâm”.

Trước khi khai kinh, thơ đã quỳ xuống, cực kỳ trang trọng:

Nguyện cúng dường kinh tạng thơ hoa

Trải tam thế mộng một tòa sắc hương

Kiếp sau làm chim trong sương

Về bay hóa độ mười phương trời vàng

Đây cũng là lời nguyện của Chư Bồ Tát, quay lại Ta Bà độ chúng sanh. Từ đây, thơ không còn lục bát nữa, mà là nhịp mõ của thanh âm tiếng kệ diệu kỳ.

Cúng dường và phát nguyện rồi, thơ vẫn quỳ trước Tôn Kinh để:

Ngợi kinh:

Thân như sương đầu cỏ

Tụ mười cõi trăng sao

Nhập dòng thơ thâm diệu

Mộng thức dưới hoa đào.

Dâng kinh:

Cánh lan ngọc cong cong

Mười viền trăng thu khuyết

Hoa khép tay trầm hương

Quy-y tôn kính Phật.

Mở kinh:

Giấy cỏ hoa mây trắng

Chép đôi dòng kinh thơ

Suối nào vi diệu dụng

Trang nghiêm cõi Phật thừa.

Từ đây, cánh cửa Kim Cang đã mở rộng. Chuông đã điểm. Mõ đã ngân. Người thơ chắp tay mà thi-hóa từng trang kinh để mỗi lời Phật dạy là một đóa sen thơm:

Con chim thu cõi tịnh

Cũng về hội ta-bà

Trùng trùng mây mây biếc

Hoa trải cúng dường hoa

Trong khu vườn mai trắng

Sương đọng mấy tầng hoa

Sao tụ nước Xá Vệ

Hương ngát mười cõi xa

Trên trụ đá mây đỏ

Trải chiếu cõi Lưu-Ly

Phật kết kim cương tọa

Chim tụng pháp diệu kỳ

Hai ngàn năm trăm vị

Tỳ-kheo rực pháp y

Dưới thềm đá mây nổi

Dưới thềm hoa uy nghi

Địa danh và cảnh trí nơi Đức Thế Tôn sắp giảng Kinh Kim Cang Đại Thừa được thi-hóa như thế. Thơ đã thoát tục, bước lên pháp tòa:

Giữa đại chúng tịch mịch

Hiền giả Tu Bồ Đề

Đứng dậy chắp tay ngọc

Hoa trắng trải hoàng y

Đối tượng để Đức Thế Tôn giảng kinh Kim Cang là ngài Tu Bồ Đề, như đối tượng trong kinh A Di Đà là ngài Xá Lợi Phất. Chỉ khác, trong kinh Kim Cang, ngài Tu Bồ Đề thỉnh hỏi và Đức Thế Tôn giải đáp, còn trong kinh A Di Đà là dạng vô vấn tự thuyết, nghĩa là không ai hỏi, nhưng Đức Thế Tôn đã từ bi, chọn ngài Xá Lợi Phất để giảng giải về cõi Tịnh Độ của Đức Phật A Di Đà do chúng sanh được lợi lạc.

Trang kinh Kim Cang đã mở.

Và từng bước thong dong, thơ rải hoa trên mỗi câu hỏi, đáp, làm kinh ngạc những ai lần đầu có tập thi-hóa này trên tay. Với thể thơ năm chữ, Kim-Cang-kinh bước vào hồn người như những đóa quỳnh hương nở nhẹ trong đêm, qua từng lời Phật dạy:

Chúng sinh như sương tụ

Chúng sinh như mây tan

Mười cõi bóng mây nổi

Nhập Vô-Dư Niết-Bàn

Vô lượng, vô biên độ

Mà không một chúng sinh

Đồng cùng như tánh trí

Từ biển lặng vô minh

Khi Phật chỉ bày về pháp bố thí, thơ ngân nga như vầy:

Thực hành pháp bố thí

Chẳng chấp thức căn trần

Vô ngã, vô sở trụ

Vô ngại cõi phù vân

Như mười phương sao biếc

Mười phương cõi hư không

Bố thí vô tướng trụ

Công đức chẳng suy lường

Tinh thần Kim-Cang-kinh cô đọng trong lời dạy:

Không pháp nào vô thượng

Phương tiện, phương tiện thôi!

Ngài chưa thuyết một pháp

Vì tánh chẳng y lời.

Đạt ý, như thực ý

Lìa lời, như thực lời

Đạt trí, như thực trí

Ý, lời, ngọn sóng khơi

Khi xưa, thi hào Nguyễn Du từng than thở là tụng Kim Cang ngàn lần vẫn chưa nắm bắt được ý kinh, dù ngay lời kinh, Phật đã dạy:

Người chấp Như-Lai pháp

Là không hiểu nghĩa mầu

Nghe pháp không chấp pháp

Cầu pháp không người cầu

Tôi hằng phương tiện thuyết

Mê ngộ có xa đâu!

Vô lượng kiếp kiếp sau

Người khởi tâm thanh tịnh

Biết cầu pháp nơi đâu?

Tìm mộng trong giấc mộng

Người mê, chẳng thấy mê

Xưa nay không ngã, pháp

Tìm đâu lối bồ-đề!

Trái tim của Kim-Cang-kinh là bốn câu kệ mà hành giả thường nương tựa kinh ngày đều khắc cốt ghi tâm:

Nhất thiết hữu vi pháp

Như mộng huyễn bào ảnh

Như lộ diệc như điện

Ưng tác như thị quán.

đã được nhà thơ thi-hóa như sau:

Trùng trùng pháp hữu vi

Như huyễn mộng bọt nước

Như bóng chớp sương mai

Thường quán tưởng như thị

Từ Động Hoa Vàng:

Sư lên chót đỉnh rừng thiền

Trong tim chợt thắp một viền tà dương

Ngón tay nở nụ đào hương

Cầm nghiêng Tịnh-Độ một phương diệu vời

Tới Kinh Ngọc:

Bồ Tát khởi sinh tâm

Thanh tịnh như hư không

Vô nguyện, vô sở trụ

Viên mãn một tâm đồng

Như mưa khắp phương cõi

Riêng gì chốn tây đông.

quả là tâm người chẳng lay động mới tạo nên gạch nối kỳ diệu, hiển lộ Bát Nhã Ba La Mật giữa mộng và thực, giữa tục và tăng, phá vỡ hàng rào chấp ngã từng cản bước bao người tìm vào biển tuệ. Nên qua Kim Cang, Đức Thế Tôn nghiêm túc mà dạy rằng:

Ba mươi hai tướng ngọc

Chẳng quán được Như Lai

Dùng sắc không thấy Phật

Pháp thân nào trong ngoài

Dùng thân vàng thấy Phật

Dùng khánh ngọc cầu ta

Người đó lạc tà đạo

Đũa ngọc gắp sao tà.

Và thầy Tuệ Không Phạm Thiên Thư đã thi-hóa đoạn cuối kinh Kim Cang, thật trung thực như mỗi lần Đức Phật dứt lời thuyết giảng:

Phật nói kinh này rồi

Hoa cúng dường phơi phới

Chim tụng vi diệu âm

Mây về mười cõi giới

Trưởng lão Tu Bồ Đề

Tỳ-khưu, tỳ-khưu-ni

Ưu Bà Tắc, Bà-Di

Khắp cõi quỷ, trời, người

Hoan hỷ bừng pháp hội.

Khép kinh:

Chẳng nương bè trúc ngọc

Vượt qua suối mây hồng

Con chim vô lượng kiếp

Về tha trái nhãn không

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Huệ Trân

(Ngày về lại Tào-Khê tịnh thất, tụng Kinh Kim Cang)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/01/2016(Xem: 7819)
Xưa kia ở chốn núi rừng Có đàn khỉ nọ khoảng chừng năm trăm Họp bầy nô rỡn quanh năm, Một hôm khỉ rủ nhau thăm bìa rừng Có cây cổ thụ nhiều tầng Mọc bên bờ giếng sáng ngần ánh trăng. Giếng sâu. Dưới đáy nước trong Trăng tròn in bóng bềnh bồng nổi trôi Khỉ kêu: "Thôi chết! Nguy rồi! Mặt trăng rơi xuống giếng khơi đây này
07/01/2016(Xem: 8648)
Lập Tịnh Xá: Khai truyền mối đạo Cho chúng sanh nương náu tu hành Dắt người đến chỗ thiện lành Trau tâm dồi trí để thành hiền nhân. Lập Tịnh Xá: Xây nền đạo đức Cho chúng sanh tiến bước lên đường Về miền Cực Lạc Tây Phương Là nơi cảnh Phật Niết Bàn an vui.
05/01/2016(Xem: 11233)
Dòng tộc Họ Hồ tại Việt Nam Được khai sinh từ một người duy nhất Đã hơn một ngàn năm Xuất phát tại Hương Bào Đột Quỳnh Đôi, Quỳnh Lưu, Nghệ An Vào thời đại Nhà Ngô - Nhà Đinh Đại Cồ Việt Ngài chính là Đức Nguyên Tổ Hồ Hưng Dật Ngài mang họ Hồ, một tộc họ Bách Việt Văn võ tuyệt siêu, học vị trạng nguyên
02/01/2016(Xem: 27460)
Trần Nhân Tông (chữ Hán: 陳仁宗; 7 tháng 12 năm 1258 – 16 tháng 12 năm 1308,) là vị vua thứ 3 của nhà Trần trong lịch sử Việt Nam. Ông trị vì 15 năm (1278 – 1293) và làm Thái Thượng hoàng 15 năm. Trần Nhân Tông được sử sách ca ngợi là một trong những vị vua anh minh nhất trong lịch sử Việt Nam. Ông có vai trò lãnh đạo quan trọng trong Chiến tranh Nguyên Mông-Đại Việt lần 2 và lần 3. Trần Nhân Tông cũng là người đã thành lập Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, lấy pháp hiệu là Đầu ĐàHoàng Giác Điều Ngự. (Tham khảo từ trang Web. Vikipedia.org VN.)
30/12/2015(Xem: 9280)
Phụng Phật chăm lo phổ hoá truyền Trì hành Kinh Pháp lẽ đương nhiên Tam ngôi vô thượng không gì sánh Bảo giữ chơn thường trọn phúc duyên Phổ cập nhân sinh trong Tứ chúng Biến cơ mầu nhiệm trải nhân thiên Trang Nhà phương tiện tuỳ tâm hưởng Quảng Đức sáng soi Chánh Pháp truyền.
27/12/2015(Xem: 9152)
Lặng im dõi mắt nhìn thôi Thấy người hạnh phúc đứng ngồi bên nhau Nguyện người chung thủy trước sau Gia đình êm ấm đừng bao giờ buồn Tình người đẹp mãi luôn luôn
27/12/2015(Xem: 11595)
Có chàng lãng tử lưu lạc giang hồ từ thuở thiếu thời, bỗng một hôm nghe hung tin người cha già rời bỏ trần gian, lòng bồi hồi nhớ đến lời dặn dò năm xưa của cha, lời rằng, “Dù vui, buồn giữ mãi cái tâm trong.” Chàng lãng tử đó là nhà thơ Nguyễn Hoàng Lãng Du, một trong mười nhà thơ -- gồm Bạch Xuân Phẻ, Hàn Long Ẩn, Huyền, Nguyên Lương, Nguyễn Hoàng Lãng Du, Nguyễn Phúc Sông Hương, Nguyễn Thanh Huy, Phan Thanh Cương, Trần Kiêm Đoàn, và Tuệ Lạc -- có mặt trong tuyển tập thơ Tâm Trong vừa mới được nhà sách lớn nhất thế giới Amazon phát hành vào trung tuần tháng 12 năm 2015.
27/12/2015(Xem: 9016)
Mến Đức hiền nhu, bậc Sĩ tài Tặng Người Trưởng tử Đức Như Lai Hoà trong Tứ chúng, Đời ghi nhớ Thượng cảm muôn nơi, Đạo cảm hoài Thích tử vo tròn nguyền phụng Phật Tâm hành Chánh Pháp rạng tương lai Phương châm cứu khổ, Quan Âm hiện Quảng Đức thơm danh chí nguyện Ngài.
26/12/2015(Xem: 7901)
Một làn gió làm biết bao lá rụng Xa cành rồi chiếc lá có buồn không? Nhìn lá bay nghe lạnh ở trong lòng Lá nhẹ quá nên bay theo chiều gió
23/12/2015(Xem: 7437)
Dừng lại nơi góc lặng yên Bụi đường thăm hỏi cái nhìn trần ai Thinh thinh bóng Phật một vài Im im bút cọ mệt nhoài nghỉ ngơi
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]