Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chiếc Áo Màu Nâu

11/05/201723:36(Xem: 11599)
Chiếc Áo Màu Nâu
Nu Si Tam Tan (2)



"Nội San Tâm Thị"
Ấn Phẩm Văn Hóa Chùa Kỳ Viên Trung Nghĩa - Nha Trang
Số Đặc Biệt Kính Mừng Phật Đản 2641 (2017)
Trong số này có giới thiệu những thi phẩm của Nữ sĩ Tâm Tấn,
được chư tôn đức chọn đăng mỗi bài thơ trên một trang ảnh nền sinh động thật trang trọng!


 

Chiếc Áo Màu Nâu

Vui gì thi tía với hồng đua
Ngọc giắt vàng đeo rộn cuộc đùa.
Không giày, không dép, lê đôi guốc
Chiếc áo màu nâu mặc bốn mùa.

Năm ngoái, từ thu cho tới đông
Tản cư túi áo vắng hơi đồng
Trung thành chiếc áo màu nâu ấy
Chứng kiến lòng tôi chuyện nhạt, nồng.

Chẳng hợp thời trang, nên áo còn
Bằng không đã đổi gạo mười lon.
Mùa xuân, mùa hạ năm nay vẫn
Áo cũ theo người bàn tay không.

Qua hết mùa thu, nay tiết đông
Màn đen có rọi chút tia hồng:
Tơ nhung vàng thắm và xanh lợt
Muốn trở về tôi… viếng túi đồng.

Lòng ta bình thản, áo nâu ơi,
Tiền dẫu dâng ta áo đẹp rồi
Nghĩa cũ cùng ngươi chưa trả được
Lòng ta chỉ thắm với ngươi thôi.

Huế 1948

Lắng Bên Thiền Thất *

Bước hài không dám động
Ghế đá nhẹ dừng chân
Bóng Bồ Đề phủ rộng
Quanh mình một sắc xuân.
Ta đi thuyền Bát Nhã
Theo dòng Pháp vàng ngân
Hồn sang bờ cõi lạ
Nhịp mõ vời lâng lâng…
Rẽ trúc nhìn qua sáo
Lung linh điểm nến hồng
Âm trầm gieo cõi Tịnh
Lời Pháp vút chân không
Ôi, Hải ngạn chiêu đàn
Thơm vầng xuân như ý
Mắt đọng nắng Ba ngàn
Vương hương từ Vạn kỷ…
Quay lưng, hài giẫm nhẹ
Ngại động cõi Vô Cùng.
Đồi Xuân … tươm phấn lệ
Hoàng hôn Xuân… mông lung.

Nha Trang, Chùa Hải Đức
1975

---------------------------------------------
Một chiều đầu xuân, lên Thiền Thất hầu thăm Hòa Thượng Trí Thủ từ Già Lam về.

 

Mơ cõi lưu ly

Thân loảng vô cùng, tâm biến không
Hư vô nâng nhẹ trí phiêu bồng
Nền xanh ảo hóa gương Nam Hải
Mây trắng siêu hình sóng Phổ môn
Núi dựng Đông Tây: thuyền Bát Nhã
Gió dồn Nam Bắc: mái Viên Thông
Quay đầu mơ cõi lưu ly Bến…
Quên phía sau mình cái ''sắc'' không!

Đài Quán Thế Âm, đèo Rù Rỳ
1972

 

Thương Gần Nhớ Xa
(Tặng các bạn Nha Trang xa xứ)

Nhân tình tợ điểu đồng lâm túc,
Đại hạn lai thời các tự phi

Ôi, bạt ngàn cánh chim bóng hạc,
Cả đại bàng, chim sẻ cũng xa bay!
Một niệm thương, trăm niệm nhớ, hao gầy
Xâu chuỗi hạt đứt tung tràng kỷ niệm.

Đất mẹ ấm … khép hờ khung cửa huyển,
Nấm mồ ôm … tái diễn chuyện ngàn thu.
Ta đi sau để nhận chút đền bù
Món gia bảo: Vườn thơ Đông-chí lạnh.
Ta ươm mãi xuân thu lời mật hạnh:
Nắng hạ bung hương, vận hội chân tài.
Cơn bão qua chỉ sụp đổ đền đài,
Non gấm vóc vẫn ngàn chim hội tụ
Xin xóa cho ai mối sầu xa xứ…


2003

 

Trước Hồ Sen Ngát

Sầu đông nở trắng, nắng trang hồng
Xoan kết cờ điều, lựu trổ bông
Cam vàng rám nắng vàng thăm thắm
Nổi giữa cành xanh lá biếc lồng.

Xuân vắng, chim trời bặt tiếng ca
Đón hè ve trổi giọng ngâm nga.
Hồ xinh gió phẩy đùa duyên nước,
Lòng ngát mùi sen say sắc hoa.

Lòng thanh khiết trời ban hương thanh khiết,
Hồn thanh cao xứng nhận tước vương hầu.
Nết oai nghi tàn lọng đứng chen nhau
Dòng quân tử thấm nhuần ơn nước biếc.
Nhụy chạm ngọc vàng hình dung thế phiệt
Xiêm áo hồng, cánh tuyết dáng trâm anh.
Tự nghìn xưa nhan sắc hãy lưu danh
Muôn mùa hạ hương thanh còn giữ tiết.

Tâm Tấn




Nu Si Tam Tan (7)Nu Si Tam Tan (6)Nu Si Tam Tan (5)Nu Si Tam Tan (4)Nu Si Tam Tan (3)Nu Si Tam Tan (2)Nu Si Tam Tan (1)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
16/07/2010(Xem: 15237)
Vừa qua, được đọc mấy bài thơ chữ Hán của thầy Tuệ Sĩ đăng trên tờ Khánh Anh ở Paris (10.1996) với lời giới thiệu của Huỳnh kim Quang, lòng tôi rất xúc động. Nghĩ đến thầy, nghĩ đến một tài năng của đất nước, một niềm tự hào của trí tuệ Việt Nam, một nhà Phật học uyên bác đang bị đầy đọa một cách phi pháp trong cảnh lao tù kể từ ngày 25.3.1984, lòng tôi trào dậy nỗi bất bình đối với những kẻ đang tay vứt "viên ngọc quý" của nước nhà (xin phép mượn từ này trong lời nhận xét của học giả Đào duy Anh, sau khi ông đã tiếp xúc với thầy tại Nha trang hồi năm 1976: "Thầy là viên ngọc quý của Phật giáo và của Việt Nam ") để chà đạp xuống bùn đen... Đọc đi đọc lại, tôi càng cảm thấy rõ thi tài của một nhà thơ hiếm thấy thời nay và đặc biệt là cảm nhận sâu sắc tâm đại từ, đại bi cao thượng, rộng lớn của một tăng sĩ với phong độ an nhiên tự tại, ung dung bất chấp cảnh lao tù khắc nghiệt... Đạo vị và thiền vị cô đọng trong thơ của thầy kết tinh lại thành những hòn ngọc báu của thơ ca.
28/06/2010(Xem: 31883)
Ba môn vô lậu học Giới Định Tuệ là con đường duy nhất đưa đến Niết bàn an lạc. Muốn đến Niết-bàn an lạc mà không theo con đường này thì chỉ loanh quanh trong vòng luân hồi ba cõi. Nhân Giới sinh Định, nhân Định phát Tuệ– ba môn học liên kết chặt chẽ vào nhau, nhờ vậy mới đủ sức diệt trừ tham ái, đẩy lùi vô minh, mở ra chân trời Giác ngộ. Nhưng Giới học mênh mông, Định học mêng mông, Tuệ học mênh mông; nếu không nắm được “Cương yếu” thì khó bề hiểu biết chu đáo, đúng đắn. Không hiểu biết đúng đắn thì không sinh tâm tịnh tín; không có tâm tịnh tín thì sẽ không có tịnh hạnh, như vậy, con đường giải thoát bị bế tắc. Như một người học hoài mà vẫn không hiểu, tu hoàí mà vẫn không cảm nhận được chút lợi ích an lạc nào.
19/05/2010(Xem: 9628)
Đừng tưởng cứ trọc là sư Cứ vâng là chịu, cứ ừ là ngoan Đừng tưởng có của đã sang Cứ im lặng tưởng là vàng nguyên cây Đừng tưởng cứ uống là say Cứ chân là bước cứ tay là sờ Đừng tưởng cứ đợi là chờ Cứ âm là nhạc cứ thơ là vần Đừng tưởng cứ mới là tân
16/05/2010(Xem: 7906)
Thầy từ phương xa đến đây, Chúng con hạnh ngộ xum vầy. Đêm nay chén trà thơm ngát, Nhấp cho tình Đạo dâng đầy. Mừng Thầy từ Úc tới thăm, Đêm nay trăng sáng ngày rằm. Thầy về từ tâm lan tỏa, Giữa mùa nắng đẹp tháng Năm
10/03/2010(Xem: 11938)
Qua sự nghiệp trước tác và dịch thuật của Hòa Thượng thì phần thơ chiếm một tỷ lệ quá ít đối với các phần dịch thuật và sáng tác khác nhất là về Luật và, còn ít hơnnữa đối với cả một đời Ngài đã bỏ ra phục vụ đạopháp và dân tộc, qua nhiều chức năng nhiệm vụ khác nhaunhất là giáo dục và văn hóa là chính của Ngài.
10/03/2010(Xem: 9105)
Ba La Mật, tiếng Phạn Là Pu-ra-mi-ta, Gồm có sáu pháp chính Của những người xuất gia. Ba La Mật có nghĩa Là vượt qua sông Mê. Một quá trình tu dưỡng Giúp phát tâm Bồ Đề. Đây là Bồ Tát đạo, Trước, giải thoát cho mình,
10/03/2010(Xem: 13728)
Tên Phật, theo tiếng Phạn, Là A-mi-tab-ha, Tức Vô Lượng Ánh Sáng, Tức Phật A Di Đà. Đức A Di Đà Phật Là vị Phật đầu tiên Trong vô số Đức Phật Được tôn làm người hiền. Ngài được thờ nhiều nhất Trong Ma-hay-a-na, Tức Đại Thừa, nhánh Phật Thịnh hành ở nước ta.
01/10/2007(Xem: 9679)
214 Bộ Chữ Hán (soạn theo âm vận dễ thuộc lòng)
20/10/2003(Xem: 34136)
Tình cờ tôi được cầm quyển Việt Nam Thi Sử Hùng Ca của Mặc Giang do một người bạn trao tay, tôi cảm thấy hạnh phúc - hạnh phúc của sự đồng cảm tự tình dân tộc, vì ở thời buổi này vẫn còn có những người thiết tha với sự hưng vong của đất nước. Chính vì vậy tôi không ngại ngùng gì khi giới thiệu nhà thơ Mặc Giang với tác phẩm Việt Nam Thi Sử Hùng Ca. Mặc Giang là một nhà thơ tư duy sâu sắc, một nhà thơ của thời đại với những thao thức về thân phận con người, những trăn trở về vận mệnh dân tộc, . . . Tất cả đã được Mặc Giang thể hiện trong Việt Nam Thi Sử Hùng Ca trong sáng và xúc tích, tràn đầy lòng tự hào dân tộc khi được mang cái gène “Con Rồng Cháu Tiên” luân lưu trong huyết quản.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]