Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Gọi tiếng muôn trùng

20/10/201102:38(Xem: 9685)
Gọi tiếng muôn trùng

canh dep
GỌI TIẾNG MUÔN TRÙNG

Cư sĩ Liên Hoa

Từng cánh chim vội vã bay về, tìm lại tổ ấm sau một ngày bay xa, tìm thức ăn…Bầu trời đẹp quá, nên thơ, huyền ảo, mông lung dù trải qua bao chập chùng mưa nắng thất thường.

Mặt trời ngả bóng, ánh ráng chiều thong thả toả rộng, cành cây lung lay theo cơn gió, và chúng ta có một ngày để gọi muôn trùng về trong từng sát na của cuộc sống, như từ bao đời trôi qua.

Ở nơi cuối ngả chân trời, vầng mây vẫn tròn trịa thương yêu, đem tin yêu vào cuộc sống, vì vốn dĩ cuộc sống là những bất toàn, dù mưa gió cuộc đời có là cuồng phong bão tố, dậy sóng nhân gian, nhưng cố hương của một kiếp người vẫn như bàng bạc đâu đây, trong từng bước chân, hơi thở, nụ cười. Chúng ta đi tìm gì cho đời sống, cho kiếp nhân sinh, cho nhau khi bao la vẫn vô cùng, khi bàn tay vẫy gọi là từng cơn sóng ngút ngàn lan toả, khi một niệm trở về, chỉ còn là tịch liêu mật niệm.

Chén trà chưa vơi cạn
người lữ khách đâu rồi
tìm gì trong ngày tháng
bỏ quên mảnh trăng xưa..


Đời sống không chỉ là bung ra, thổi tốc mảnh tâm, đi truy tìm tự ngã trong một chốn sơn khê nào đó, hay trong những đô thị sầm uất, trong một cõi hoang vu, khi các mùa vẫn là suối nguồn của pháp giới, hiện hình “bất sanh bất diệt” trong các duyên khởi, có còn mất được. Chúng ta làm gì trong những bước đi hối hả, trùng trùng, lay bờ cát huyễn, động những mảnh trăng làm rơi rụng, tan hoà trong vô cùng ảo vọng.

Em hỏi tôi đời sống là gì và có gì còn để nắm chặt trong bàn tay xưa cũ? Ta hỏi em đường đi sao vẫn bước, để tạp niệm chan hoà trong cõi tâm bao lần xao động của những đợt sóng chập chờn hư ảo? Con người hỏi nhau sao vô thường là những gì không nắm bắt được, một thoáng mây bay, một dòng sinh tử, một khởi đầu đi đến chấm dứt, một khoảng không gian gần gủi trở nên hoang vu trên đảo cô liêu, một mảnh trăng tâm bỏ hoang bám đầy rêu mốc của phiền não cuộc đời?

Ai ngồi ngắm ánh trăng rơi, ai tìm soi chiếu ốc đảo của tự tâm, ai bắt sợi mềm hơi thở, ai mỉm cười dung dị với pháp giới, ai cảm nhận được thanh tịnh đến từ nhiễm uế … người đó là người đang sống, tỉnh thức, bởi nhận thức được nhiệm mầu trong mỗi một niệm của cuộc sống.

Con đường vẫn nở hoa, để em thấy vô cùng trong hiện tại, để chúng ta có cõi lòng lắng nghe tiếng chim hót vào buổi sương mai, mà trong cuộc sống xô bồ, bận rộn, quên mắt đi lời ca thanh thót, tiếng gọi muôn trùng…

Tiếng nói đó đang ở đây, trong từng sát na một, trong những rời bỏ ảo vọng bon chen, trong một tâm trong, gương soi vọng lại. Xin đừng để bước chân hoang vỡ trên đường trở về làm tái diễn cuộc nhân sinh và nuớc mắt lại rơi xuống vì những toan tính của ái ngã, vọng tâm…


Sáng chiều nghe chim hót
nhìn dãy hoa hàng giậu
lan man trên song cửa
lặng yên ngắm mây trời

gió đong đưa hơi thở
toả ngát trời hương thơm
chừng như tiếng chuông vọng
hoà lẫn buổi sương mai

chú tiểu giật mình thức
con chim réo bờ tai
có lẽ đêm say ngủ
bỏ quên cả vọng đài

đời trôi trong tịch mặc
nghe tiếng hát muôn trùng
vô tình trong hư ảo
e đánh vỡ vầng trăng ..


một ngày Thu

03.10.2011

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
28/01/2012(Xem: 12370)
Bỗng chợt thấy già nua nào có tuổi, Chẳng buồn lo, hân hoan lòng tràn ngập. Ngày tháng trôi, ra đi từng bước nhỏ
26/01/2012(Xem: 11517)
Nhâm Thìn năm mới ước mơ Xin dùng tâm khảm họa thơ tặng đời Cầu cho thế giới, muôn loài Sống trong hạnh phúc, vui say hòa bình
23/01/2012(Xem: 11695)
Có lẽ Ngài chỉ mượn cảnh mùa xuân để diễn đạt sự chứng ngộ của Ngài. Mà sự chứng ngộ của riêng Ngài thì làm sao kẻ phàm phu tục tử như chúng ta có thể thấu triệt được.
23/01/2012(Xem: 18214)
Xuân hiểu là một bài thơ ngũ ngôn tứ tuyệt xinh xắn, trong trẻo, hồn nhiên, thuần túy tả cảnh buổi sớm mùa xuân thật thơ mộng. Bài thơ có lẽ được viết khi Trần Nhân Tông còn trẻ...
22/01/2012(Xem: 9622)
này cô, cô ni nhỏ xin giữ thật vắng lặng từng bước cô đi thật dịu dàng hãy lắng nghe từng góc chùa tiếng gió xao xác của rừng thiền năm xưa
22/01/2012(Xem: 8950)
Ta là Di Lặc, Đức Phật của mặt trời Ta chiếu soi với lòng từ ái bình đẳng đến tất cả Ta được gọi là Đức Phật kế tiếp không phải bởi vì ta sẽ biểu hiện trong hình sắc thân thể Nhưng bởi vì ta sẽ đến với những ai tiến bộ trên những giai tầng của con đường tâm linh và nói: " Hãy là những người thân hữu hạnh phúc, và hãy ban bố phước lành."
22/01/2012(Xem: 10645)
Trước khi định nói điều gì Ta nên học hạnh nhu mì lắng nghe, Trước khi chỉ trích, cười chê Ta nên nhìn lại tự phê phán mình.
21/01/2012(Xem: 10415)
này cô, cô ni nhỏ xin giữ thật vắng lặng từng bước cô đi thật dịu dàng hãy lắng nghe từng góc chùa tiếng gió xao xác của rừng thiền năm xưa kể lại một thời Đức Phật đã ngồi vắng lặng
20/01/2012(Xem: 12511)
Tuổi trẻ chưa tường tỏ sắc không Tâm xuân vừa đến trăm hoa lòng Chúa Xuân hiện hữu thừa chân lý Giường Thiền tĩnh toạ thấy hồng rơi. (Tâm Thường Định dịch)
18/01/2012(Xem: 15483)
Viết, để khen tặng người trong cuộc đã vì tình thương, sự sống, vượt qua mọi lằn mức của khổ đau, chịu đựng và thân phận - TNT Mặc Giang
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]