Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thái độ của người học Phật qua bài thơ của HT Thích Phúc Hậu

05/01/201112:23(Xem: 10835)
Thái độ của người học Phật qua bài thơ của HT Thích Phúc Hậu

Duc The Ton 1

THÁI ĐỘ HỌC PHẬT QUA BÀI THƠ
CỦA HÒA THƯỢNG THÍCH PHÚC HẬU


 

Kinh điển lưu truyền tám vạn tư
Học hành không thiếu cũng không dư
Năm nay tính lại chừng quên hết
Chỉ nhớ trên đầu một chữ NHƯ

 

Đa số Phật tử Việt Nam ai cũng biết và thuộc lòng bài thơ trên của Hòa Thượng Thích Phúc Hậu. Biết và thuộc lòng bài thơ ấy với tâm tư thưởng ngoạn văn chương trong thơ hơn là lấy đó làm đề cương cho việc học và tu tập Phật pháp. Nếu không nói là không thấy được lời của ngài Phúc Hậu nhắn nhủ khuyến cáo Tăng Ni và Phật tử phải học và tu tập Phật pháp với thái độ thật đúng đắn mới có thể kiến Đạo, tu tập Đạo và đạt Đạo giác ngộ.

Sở dĩ Hòa Thượng Phúc Hậu sáng tác bài thơ ấy, là vì ngài đã tự chứng nghiệm 3 điều giáo vụ thường thức sau đây luôn gắn liền với nhau hiện hữu trong nền đạo lý của Phật, mà người trong đạo Phật Tăng Ni hay Cư sĩ, ai cũng phải tiếp nhận vào lòng, tri hành để tu tâm tích đức, nhờ Đức mà được kiến Đạo, tu tập theo Đạo và đạt Đạo giác ngộ giải thoát bằng Phật pháp không còn pháp nào khác hơn. Ba điều chứng nghiệm ấy là:

Một, thấy được lời Phật dặn dò lại chúng đệ tử xuất gia và tại gia trong mọi thời đại sau Phật nhập Niết Bàn, phải tự mình sao chép, khuyên người khác sao chép, in ấn kinh điển để lưu truyền cho các thế hệ Tăng, Ni, Phật tử ở tương lai được có Kinh, Luật, Luận mà học hỏi, tu tập, phụng sự Đạo pháp… thật rõ ràng nhiều lần trong kinh Pháp Hoa đúng như câu thơ “Kinh điển lưu truyền tám vạn tư”. Do đó chư vị tổ sư, chư tôn đức Tăng già, các bậc Cư sĩ trí thức Phật giáo Việt Nam trong quá khứ và hôm nay đã và đang tri hành lời Phật dặn dò qua các công trình phiên dịch, in ấn nhiều thứ Kinh, Luật, Luận ra Việt ngữ.

Hai, nghiệm thấy lời Phật, chư tổ đã hết lòng căn dặn Tăng, Ni, Phật tử thật kỹ lưỡng rằng, phải học Phật, suốt đời học Phật và thực tập Phật pháp thường xuyên trong mọi môi trường địa vị là thứ dân, khoa bảng, con vua, cháu chúa, triệu phú, chức vụ quyền uy, lãnh đạo tập thể, Phật sự, từ thiện… ngoài đời, trong chốn thiền môn. Tất cả đều nhắm đến mục tiêu trọng yếu là phá trừ ba độc tham, sân, si, mê vọng, chấp ngã, ác kiến… thì mới có thể tích Đức mà kiến Đạo giải thoát sau khi tâm thức an trú trên dòng tâm thanh tịnh. Từ đó tu tập theo dấu Đạo vô ngã đã thấy một cách tinh tấn ba la mật. Phải có ba la mật, tức là ý niệm mong muốn, quyết định đến bờ giác, thì nhất định sẽ đạt Đạo giác ngộ.

Ba, nghiệm thấy một số ít Tăng, Ni trung niên xuất gia và nhiều Phật tử không chịu học Phật pháp, chỉ thích tụng niệm ma chay, từ thiện, Phật sự, cúng dường Tam Bảo, tổ chức cúng tế, hội tề tranh cãi… Đó là một bệnh trầm kha di truyền khó chữa cho tới hôm nay vẫn tiếp tục hiện hữu. Đó là một thực trạng ai cũng biết. Vì thế Hòa Thượng Phúc Hậu sáng tác bài thơ ấy như là tiếng chuông cảnh tỉnh, nhắn nhủ và khẳng định rằng, con đường giải thoát sinh tử là phải học Phật pháp để thấy lý Đạo vô ngã, tin và tu tập theo lý đạo ấy một cách tích cực sẽ đạt Đạo giác ngộ. Cách học Đạo giải thoát do mỗi cá nhân tự chọn, nhưng không ngoài kinh sách giảng luận Phật pháp và kể cả băng giảng cassette, DVD, CD, chứ không phải các chức vụ trưởng, phó trong Phật giáo, Phật sự, từ thiện… mà gọi là học Phật pháp, cho là con đường giải thoát! Những ngôi vị ấy, các việc làm ấy là sở trụ ôn tập qua thái độ trí thức Phật giáo là tâm tỉnh thức ở lời nói và hành động vô ngã thanh tịnh, lục hòa, đức độ, ái ngữ, khiêm cung, chan chứa tình người, tình đạo Phật tại chốn thiền môn và phố thị thế gian trong giao tế đối đãi bình đẳng như nhau. Thái độ học và thực tập Phật pháp của người Phật tử là ở chỗ đó, nói như lời kinh:”Phật pháp hiện hữu không hạn định thời gian quá khứ, hiện tại, tương lai. Ở đâu có vô tình và hữu tình chúng sinh, ở đó có Phật pháp hiện hữu”.

Các chốn chùa chiền, nói theo sở chấp của người chấp tướng, là nơi đó có Phật pháp không đâu khác hơn. Ấy thế vậy mà, có những vị khoa bảng đầy người, giàu có, con vua cháu chúa, trưởng phó chức vụ Phật giáo tại các chùa công cộng, lại thiếu sự nhã nhặn, không ái ngữ, không khiêm cung, tranh cãi hằn học, bất hòa, oán hờn đối với các bạn đạo đồng môn trong đối đãi. Trong khi đó họ đối đãi với các cấp thế nhân ngoài xã hội rất là ái ngữ tuyệt vời, khiêm cung đúng lễ, tay bắt mặt mừng, cười vui hỷ hả tận đáy lòng…! Hai thái độ đối đãi không bình đẳng đó, mà người xưa thường nói “khôn nhà dại chợ”. Khôn chỗ này dại chỗ kia là hạng người thế gian. Người Phật tử phải có tâm bình đẳng, nếu khôn nên khôn cả hai nơi, nếu dại nên dại cả hai nơi.

Nhưng thái độ học và thực tập Phật pháp của người nam nữ Phật tử không khôn và cũng không dại, luôn thấy biết trong tỉnh thức, nếu không nói là tâm tư thường hằng trật tự trong đời sống thực tại, theo nghĩa thực tại là Chân Như.

Là Tăng Ni nói riêng, vai trò hoằng dương chánh pháp hóa độ chúng sinh trên nhiều mặt, nhưng được tựu trung ở 2 mặt chính yếu sau đây: đó là nói pháp khai mở tâm vô minh chúng sinh được chuyển hóa thành Bồ Đề tâm vô ngã thanh tịnh. Tiếp tục duy trì và phát triển tam tạng kinh điển cho các thế hệ Tăng Ni và Phật tử hậu lai. Cho nên Tăng Ni được đào tạo tại các Phật Học Viện để được có 3 nền giáo dục trong thân tâm. Được có 3 nền giáo dục, Tăng Ni đều có thái độ học Phật rất là thông thái cao rộng. Thông thái ở nghĩa là giáo pháp khi đưa vào lòng, tất cả được điều hòa thành sở hữu pháp tánh riêng cho mình, điều đó mới là trọng yếu hơn là được tính năm, tính lớp, văn bằng. Chứng thực điều đó, chư tôn đức Việt Nam trong quá khứ xa xưa, đâu có văn bằng, thứ lớp cao, trung… mà quý ngài đã đạt Đạo giác ngộ giải thoát như Hòa Thượng Thích Phúc Hậu do quý ngài có thái độ trầm tư quán chiếu vào trần cảnh qua suy nghiệm khế lý của bài pháp đã học, nên đã thấy rõ được lý Đạo vô ngã, tu tập theo đó mà đạt Đạo giác ngộ (Phật Đạo) giải thoát cho mình, cho người.

Người Tăng Ni phải học Phật. Không học Phật lấy đâu ra lý Đạo mà phá trừ vô minh, tam độc! Học Phật bằng thái độ quán chiếu vào bản thể vạn hữu trong đó có ta và người để thấy thân tâm ta và người có trật tự hay vô trật tự! So sánh lời Phật nói trong kinh và trần cảnh khác hay giống nhau! Do vậy thái độ học và thực tập Phật pháp của hàng Tăng Ni và Phật tử không hạn định thời gian nào được kiến Đạo. Và cũng không hạn định phải học cho hết ba tạng Kinh, Luật, Luận! Học làm sao cho tâm thức được thấy rõ các thứ Đạo; Phật Đạo, Bồ Tát, Thanh Văn, Duyên Giác Đạo, Thiên, Nhân, Atula, Địa Ngục, Ngạ Quỷ, Súc Sanh Đạo, rồi nói cho mọi người Phật tử được biết, ai muốn giải thoát sinh tử hãy nói lời Phật, làm theo Phật, đối đãi với mọi người như Phật để thành Phật. Nếu chưa thành Phật, thì thành Bồ Tát, Thanh Văn, Duyên Giác. Tệ lắm thì cũng phải Thiên, Nhân quả vị.

Người Tăng Ni thấy rõ các thứ Đạo rồi nhờ học Phật không nhiều, không ít, không dư, không thiếu, đủ để tích Đức mà kiến rõ lý Đạo giải thoát của Phật, tu tập theo lý Đạo vô ngã ấy cho mình, cho người để đạt Đạo giác ngộ.

Nhờ học Phật đúng cách, đúng thái độ, Tăng Ni, Phật tử được có Đức. Nhờ Đức mà Tăng Ni không quy phục, cúi đầu trước vương quyền, không xu nịnh kẻ giàu có, quyền uy lãnh đạo, không bị các tha lực thế gian lèo lái, không bôn ba đi tìm chức vị, vân vân và vân vân… Tùy duyên và bố thí bất nghịch ý của người Tăng bảo không có các hành vi nói trên ở bản thân.

Pháp tùy duyên là nhắm vào căn cơ chúng sinh mà có. Tức là tùy đối tượng mà Tăng Ni nói bài pháp. Chẳng hạn đối tượng có tâm tham vọng chức quyền dày đặc trong tâm nên gây đau khổ, phiền não cho mọi người suốt bao  nhiêu năm rồi, thì phải nói bài pháp phá trừ tam độc Tham, Sân, Si. Nói một lần đối tượng chưa từ bỏ tâm tham, nói lại bài pháp đó đến những năm, bảy lần cho đến khi nào đối tượng tỏ ngộ rồi trở lại tính người, tính Phật thì mới thôi, nói qua bài pháp khác, từ bi chẳng hạn. Chứ đối tượng còn đang tham sân si, hung dữ, ăn nói cộc cằn, mà nói bài pháp từ bi, thì họ không thể tiếp nhận được lý Đạo từ bi.

Trong thời Phật còn tại thế, tôn giả Mục Kiền Liên xét thấy bà bán bánh ít trần ở cái quán nhỏ bên đường đang có tâm tham lam bỏn xẻn. Ngài Mục Kiền Liên liền đến khất thực. Bà ấy ngỏ lời chào hỏi vui vẻ lắm, nhưng bà không bố thí lúc đó, bà nói lời hẹn: “Thưa ngài Mục Kiền Liên, sáng mai ngài đến, con sẽ cúng dường cho”. Ba lần sáng mai, mà bà không cúng dường cho tôn giả Mục Kiền Liên, rồi bà lại hẹn nữa.

Để gieo vào tâm linh bà bán bánh được có phước báu giàu có ở kiếp sau, tôn giả Mục Kiền Liên liền nói bài pháp về công đức bố thí tài cho Tam Bảo. Ngài Mục Kiền Liên nói bài pháp ấy cho bà bán bánh đến những bảy lần. Nên chi bà ta liền đứng lên chấp tay cung kính lễ bái và dâng cúng cho ngài Mục Kiền Liên một cái bánh. Sau đó ngài Mục Kiền Liên không bao giờ đến lại, vì đã khai mở tâm bỏn xẻn của bà được có tâm từ bi bố thí rồi.

Cách nói pháp của tôn giả Mục Kiền Liên rất đúng theo lời Phật dạy. Nói theo danh từ thời đại là đúng sư phạm. Ta thấy chư tôn đức Phật giáo trên thế giới nói chung, Phật giáo Việt Nam nói riêng, chư vị giáo thọ (giáo sư) giảng sư trong quá khứ và hôm nay trên vận hành thuyết pháp độ sanh đều đúng theo lời Phật dạy, tức là đúng sư phạm của thiền môn.

Tuy nhiên bên hành lang ngôi nhà Phật giáo Việt Nam có số ít Tăng Ni trẻ được xuất thân từ các trường cao đẳng Phật Học, nhưng hành đạo không lấy gì làm đúng sư phạm cho lắm. Trong đó bị chắp vá, lúng túng không tự nhiên, bị mất trật tự… Có lẽ do vì quá còn trẻ, mặc dù đúng 30 hay trên 30 tuổi, là tuổi làm nên sự nghiệp của thế gian gọi là “tam thập nhi lập”. Nhưng trong Phật giáo tuổi ấy chưa có thể nhi lập giáo thọ, trù trì, đốc giáo trường sở, phải là tứ thập (40) mới nhi lập các chức vụ, do được có bản lĩnh, khí khái trượng phu. Bằng không, dễ bị các thế lực ma đạo khuynh loát, lèo lái ra khỏi quỹ đạo chánh pháp. Đó là về phía Tăng Ni học Phật.

Về phía Phật tử tại gia nếu mong cầu con đường giải thoát sinh tử, phải học Phật. Không học Phật sẽ bị vấp và vướng vào nhiều thứ phiền não, cực đoan và ngớ ngẩn không trả lời được khi có người ngoài Phật giáo hỏi rằng, nghe nói Đạo Phật chủ trương vô ngã, vậy vô ngã là gì, xin anh chị cho biết! Có người khác thắc mắc rằng, tại sao Phật, Pháp, Tăng là ba ngôi báu, báu ở chỗ nào? Và người khác lại hỏi, làm các Phật sự, bố thí, cúng dường, từ thiện, xã hội… có phải là pháp môn tu tập để phá trừ cái tâm vô minh chấp pháp, chấp tướng, phải không? Ngay cả trong giới Phật tử cũng thắc mắc hỏi nhau, chị ơi, anh ơi! Tại sao Đức Phật cứ chủ trương không, cái gì cũng không cả, là sao? Gặp các bà, các ông có học và thực tập Phật pháp đúng thái độ liền trả lời: Đức Phật chủ trương không cái gì? Không tham lam địa vị, chức quyền, không sân, si, ngã mạn, chấp trước, không bè phái cực đoan, độc tài, độc diễn, không nghi ngờ, vu oan, chuyện không có nói có, v.v… Chứ Đức Phật đâu có chủ trương không thương yêu nhau! Không vui cười, hạnh phúc! Không mưu sinh cho đời sống! Không ân nghĩa, lễ độ! Vân vân…

Người Phật tử không học Phật thì làm sao có thể biết được những gì trong Phật giáo đang có, đang chủ trương ở các hình thái thực thể và vô tướng ở tâm linh! Không học thì lấy gì để giải thoát sinh tử, lấy gì để trả lời cho người ngoài Đạo Phật? Nếu im lặng là đồng lỏa lời xuyên tạc của kẻ xấu hay nói theo, tức cùng với ma nói sai chánh pháp. Nếu tự trả lời thì không trúng lý đạo, như thế là oan cho Phật ba đời. Cho nên Phật tử phải học Phật pháp. Học bằng cách nào đó, không hạn định phải học kinh này, pháp nọ, nhiều hay ít, học với ai, khi nào, ở đâu… không thành vấn đề, miễn sao đủ để thấy Đạo giải thoát, rồi tu tập theo đó mà đạt Đạo giác ngộ là được, đúng như tinh thần ở hai câu đầu của bài, mà Hòa Thượng Phúc Hậu đã chỉ cho ta thấy sau đây:

Kinh điển lưu truyền tám vạn tư

Học hành không thiếu cũng không dư

Hai câu thơ trên là thời điểm học Phật pháp và thực tập Phật pháp vào lòng ở thực tại tri hành và quán niệm tư duy trước cảnh trần sau khi học qua lý của bài pháp một cách thường trực và miệt mài sâu thẳm vào tâm thức. Đó là thái độ học, hay còn gọi là đi vào Đạo vô ngã giải thoát. Bởi vì tất cả kinh điển Phật nói nhiều cách, cách nào đi nữa vẫn không ra ngoài lý Đạo vô ngã. Cho nên không cần học hết ba tạng kinh điển có đến hàng ngàn thứ kinh khác nhau. Học một vài thứ kinh hay một vài bài pháp ngắn gọi là pháp số hợp với căn cơ hoàn cảnh, trình độ của mình có tính cách đào sâu, đi sát bài học. Nếu học nhiều quá sẽ bị rối trí khó thấy Đạo như người bị lạc vào rừng không biết đường ra do không đủ khả năng, không đúng thái độ và không đúng cách học. Còn học ít quá, lại thêm hời hợt, không quan tâm mong muốn kiến Đạo, học vì phong trào mang hình thức phô trương cho có. Học như vậy là không đúng thái độ.

Cả hai cách học trên không đúng thái độ học Phật của người mong cầu con đường giải thoát, do vậy mà thường nghĩ sai, làm sai chánh đạo trong các Phật sự, huống là  kiến Đạo lại càng không thấy!

Tất cả lời luận giảng trên ở hai hạng người học Phật không đúng thái độ, do vậy có học vào mà không đạt kết quả kiến Đạo như người đi đêm không đèn, được gọi là vào được mà không ra được. Bởi vì một đằng, do không đủ trình độ, thiếu thông minh, có tinh thần học, nhưng quá ham hố học nhiều thứ kinh, lại thêm không tuần tự tư duy, quán chiếu, cố sức nhét vào tâm nhiều lý Đạo, cuối cùng không thấy dấu Đạo vô ngã ở bài pháp nào cả! Trong khi đó Đạo lý vô ngã nằm ngay trong mỗi bài pháp đang học.

Một đằng khác, thấy thiên hạ học, cũng học theo, nhưng hời hợt, không quan tâm, không quyết tâm kiến Đạo, qua loa cho có lệ, để cho Tăng, Ni biết mình có đến tu học.

Nói rõ hơn, Phật tử mong cầu con đường giải thoát là phải học và thực tập Phật pháp cho đúng thái độ, thì mới đủ lý đạo trong tâm. Từ đó tâm mới thấy dấu Đạo vô ngã mà tu theo nó để đạt Đạo giác ngộ giải thoát, giống như người đã thấy được hình tướng vật báu hiện hữu ló dạng trên đồi cao trước mặt, liền tự vạch lối đi thẳng lên không quanh co, đi tuần tự lên ngay vật báu, lấy vật báu mang về. Hay là giống như người bị mất trâu, đi tìm và đã thấy được dấu chân trâu, từ đó cứ theo dấu chân trâu liền bắt gặp con trâu, dắt trâu về.

Tất cả lý giải trên gọi là vào được và ra được. Tức là học Phật đúng cách, đúng thái độ học, nếu không nói là đủ lý Đạo để thấy Đạo, tu Đạo và đạt Đạo, chứ không thiếu, cũng không dư. Cho nên có số hành giả mới học Phật được vài tháng đã ngộ được Đạo vô ngã, có vị một năm, có vị hai năm mới ngộ Đạo vô ngã giải thoát. Thấy một cách thường trực không bị gián đoạn. Bởi vì một khi hành giả đã thấy được lý Đạo vô ngã rồi, liền sau đó không giữ lại trong tâm lý nghĩa bài pháp, xả bỏ hết, quên hết tất cả âm thanh, sắc hình quá khứ, từ bỏ địa vị chức tước thực tại, hết hân hoan vui mừng về sự nghiệp giàu sang, không còn mọi thứ tham vọng, không luyến ái của mất hay còn, hoan hỷ bao dung đầy tình người với mọi người, luôn bố thí cúng dường với tinh thần vô ngã ba la mật, không giận hờn, thương ghét, vân vân… Chỉ nhớ trong tâm là phải tu tập theo dấu Đạo giải thoát để phá trừ cho hết vô minh, hữu ngã, phiền não, ác trược… để cho tâm được trống rỗng. Tâm đó là chân tâm, chân như giữa dòng đời đầy ô trược mà tâm ta không bị dính mắc vào ô trược dòng đời! Đúng như lời của Hòa Thượng Phúc Hậu nói ở hai câu thơ cuối sau đây của bài thơ:

Năm nay tính lại chừng quên hết

Chỉ nhớ trên đầu một chữ NHƯ.




Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
25/03/2022(Xem: 5394)
Con Kính tặng Cụ Bà Tâm Thái (Mẫu thân của TT Tâm Phương, TT Nguyên Tạng, NS Tâm Vân) bài thơ này, vì Cụ Bà đã cho chúng con thêm niềm tin và hạnh tinh tấn, mỗi ngày Cụ Bà miên mật hai thời niệm Phật sáng- tối, ngoài thời gian này cụ bà lúc nào cũng giữ mình trong đời sống chánh niệm, tay không rời chuỗi hạt và nghe pháp thoại. Đó là hạnh phúc giản đơn mà ít người biết hưởng ? Kính chúc Cụ Bà Tâm Thái sống lâu trăm tuổi để tiếp tục lan toả hạnh tinh tấn đến cho mọi người. HH
23/03/2022(Xem: 4400)
Kiếp con người sướng vui hay đau khổ? Câu hỏi này đặt dấu hỏi chính ta Quả và Nhân muôn kiếp mới chính là Tốt hay xấu do Duyên ta tạo tác.
21/03/2022(Xem: 6545)
Bạn đã từng yêu thơ, đã từng đọc thơ, đã từng làm thơ, đã từng say đắm với thơ... tôi tin rằng bạn sẽ đứng tim khi đọc tới những dòng: cổng chùa khuya chưa khép bầy sao rủ nhau về soi trong hồ nước biếc tiếng hạc buồn lê thê Tôi đã đứng tim như thế, đã kinh ngạc đọc đi đọc lại các dòng thơ trên. Tôi đã nghiêng đầu, áp tai sát trang giấy để nghe xem tiếng hạc buồn lê thê thế nào. Tôi đã nghiêng trang giấy qua lại để xem có ngôi sao nào rơi ra từ giữa những dòng thơ. Khi đó, tôi đã thắc mắc vì sao có hình ảnh cổng chùa chưa khép trong thơ, có phải vì nhà sư thi sĩ đã đi lạc nơi phố chợ và quên mất lối về.
21/03/2022(Xem: 4723)
Sống an yên giữa dòng đời hối hả Đơn giản biết đủ trong mọi nhu cầu Giữ lòng thanh tịnh tu học chuyên sâu Điều không như ý …vẫn diễn ra suôn sẻ !
20/03/2022(Xem: 6048)
Những tưởng Ninh Giang Thu Cúc sẽ gác bút sau tập nhận định “Đọc Kiều Thương Khách Viễn Phương” nhưng nào có được - bởi nghiệp dĩ đeo mang nên mới có Kiều Kinh gởi đến quý vị. Với tuổi tác và bệnh trạng – tác giả muốn nghỉ viết để duy dưỡng tinh thần, trì chú niệm kinh và chung sống an yên cùng căn bệnh nghiệt ngã là xẹp cột sống lưng... Thế nhưng; với tiêu chí – còn thở là còn làm việc, tác giả không cam chịu là người vô tích sự vì thế NGTC vẫn viết (dù trong tư thế khó khăn) mong đóng góp chút công sức nhỏ nhoi cho nền Văn học nước nhà.
19/03/2022(Xem: 9088)
Thuở xưa có một anh kia Nấu đường cát trắng chuyên nghề đã lâu Một hôm đang bận, chợt đâu Có ông khách nọ sang giàu đến thăm
17/03/2022(Xem: 6916)
Tạ thâm ân những lần bên bờ vực thẳm Mầu nhiệm, gần gũi thay Đức Quán Thế Âm. Cứu khổ muôn loài vô biên Ứng hoá thân Người thọ nhận cảm ứng chỉ mình mình hiểu, Vì có nói chẳng ai tin cũng không thể hiểu !
17/03/2022(Xem: 7370)
Đại xuân mơ vẳng tiếng chuông ngân Tỉnh khách lợi danh rõ mộng trần Vượn hú đêm khuya nghe tiếng kệ chim kêu buổi sớm ngộ phù vân Chiều buông ảo ảnh vờn mây nước Sáng tỏa sương mù đón Mặc nhân Tọa chủ tĩnh lòng theo Phật hiệu Nhẹ tơn tâm trí hướng thanh tân
16/03/2022(Xem: 7101)
Vào chùa học hạnh khiêm cung Ra sân gặp mộ anh hùng Nam mô Oai linh toả sáng đền thờ Hoa thơm chánh điện Dòng thơ tươm vần Tháp vườn sau vắng chuông ngân
15/03/2022(Xem: 5344)
Hoá duyên khất thực độ tha, Tay ôm bình bát ngàn nhà gieo duyên. Tâm lành bố thí hạnh nguyền, Kết tràng hạnh phúc chẳng riêng Ta bà.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]