Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Milarepa Và Đức Đạt Lai Lạt Ma Bài Ca Của Một Ẩn Sĩ

03/11/201016:36(Xem: 6331)
Milarepa Và Đức Đạt Lai Lạt Ma Bài Ca Của Một Ẩn Sĩ

MILAREPA VÀ ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA
BÀI CA CỦA MỘT ẨN SĨ
Bản dịch Việt ngữ của Thanh Liên

Để tạ ơn
Tất cả chúng sinh
là cha mẹ của tôi,
Tôi thực hành tâm linh
ở nơi này.
Nơi chốn này như một hang ổ
của những dã thú hung dữ;
Trước cảnh tượng này,
những người khác sẽ bị kích động
đến độ phẫn nộ.
Thực phẩm của tôi thì giống như thức ăn
của những con heo và chó;
Trước cảnh tượng này,
những người khác sẽ phải
xúc động đến độ nôn mửa.
Thân thể tôi như một bộ xương;
Trước cảnh tượng này một kẻ thù hung dữ
sẽ phải khóc than.
Cách cư xử của tôi dường như
cách cư xử của một kẻ điên,
Và em gái tôi đỏ mặt
vì xấu hổ.
Nhưng sự tỉnh giác của tôi
thực sự là vị Phật;
Trước cảnh tượng này
Đấng Chiến Thắng hoan hỉ.
Mặc dù những khúc xương của tôi
chọc thủng thịt da
trên sàn đá lạnh lẽo này,
tôi đã rất kiên trì.
Thân tôi, cả trong lẫn ngoài,
đã trở thành như rau tầm ma,
nó sẽ chẳng bao giờ mất đi
vẻ xanh xao nhợt nhạt của nó.
Trong hang động cô tịch
nơi hoang dã,
Ẩn sĩ rất quen thuộc
với cảnh cô đơn.
Nhưng trái tim chung thủy của tôi
chẳng bao giờ ngăn cách
Với Đức Phật-Lạt Ma
của Ba Thời.

Trích từ “The Life of Milrepa”
Translated by Lobsang P. Lhalungpa.


Có lần có người hỏi Đức Đạt Lai Lạt Ma:

“Thưa Ngài, đâu là phương cách nhanh chóng nhất, dễ dàng nhất để chứng ngộ sự vô ngã?”

Đức Đạt Lai Lạt Ma đã trả lời với cảm xúc hết sức mạnh mẽ:

“Mặc dù tôi không thể khẳng định là đã đạt được một vài chứng ngộ cao cấp, nhưng ngay cả sự chứng ngộ nhỏ bé mà tôi có được về sự thấu suốt tánh vô ngã cũng là kết quả của một sự nỗ lực trong hơn 30 năm.”

Và sau đó Ngài cúi đầu và khóc.

“Khi Milarepa ban những giáo huấn cuối cùng cho một trong những đệ tử xuất sắc nhất của ngài là Gampopa, ngài đã chỉ cho ông ta những vết chai cứng trên mông đít ngài, kết quả của việc tọa thiền liên tục.”

‘Hãy nhìn đây!’ Milarepa nói với Gampopa. ‘Đây là những gì ta đã phải nhẫn chịu. Đây là dấu vết của sự thực hành của ta và đây là cách mà con phải nhớ rằng việc chứng ngộ Pháp đòi hỏi sự nỗ lực và hứa nguyện nhất tâm.’

Đức Đạt Lai Lạt Ma nhấn mạnh:

“Vì thế đừng nghĩ tới phương cách dễ dàng nhất, xuất sắc nhất hay tầm thường nhất! Hãy suy nghĩ nhiều hơn nữa, nỗ lực nhiều hơn nữa trong nhiều kiếp – đó là điều quan trọng! Mặc dù tôi hoàn toàn quả quyết rằng tôi không thể đạt được mức độ chứng ngộ – thậm chí bằng một phần trăm hay một phần ngàn của những gì Milarepa đã thành tựu – một điều không còn phải nghi ngờ gì nữa. Tôi sẽ dứt khoát thi đua với gương mẫu của Milarepa và nỗ lực đi theo dấu chân ngài!”

Trích trong tạp chí Mandala tháng 3 năm 2001
Bản dịch Việt ngữ của Thanh Liên
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/08/2011(Xem: 9455)
Mùa báo hiếu sao quên thân phụ Luôn nhắc mình lòng nhủ nhớ ơn Công cha như núi Thái sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
01/08/2011(Xem: 8762)
Mỗi người con khi rời xa gia đình, đều mang theo mình là cả một trời thân thương trong lời ru, trong tình thương, trong ánh mắt, trong trái tim bà mẹ.
01/08/2011(Xem: 12152)
"TámTiết thơ giúp tập luyện Tâm thức"là tựa của một bài thơ ngắn do một nhà sư Tây Tạng là Guéshé Langri Tangpa (1054-1123) trước tác với chủ đích giúp phát huy tinh thần giác ngộ qua phép thiền định về hoán chuyển giữa ta và người khác, (một phép thiền định rất phổ thông của Phật giáo Tây Tạng: đó là cách tự nguyện xin được nhận về phần mình tất cả khổ đau của người khác, và trao lại cho họ tất cả những gì đạo hạnh của mình), và xem đấy là mục đích cao cả nhất trong cuộc sống của chính mình... Từ bi là một phản ứng của tâm thức khi nó không thể chịu đựng nổi trước những cảnh khổ đau của người khác và phát lộ những ước nguyện mãnh liệt...
31/07/2011(Xem: 6080)
Làn tóc rối trải dài trên thềm vắng Trăng có về, ngây ngất bức thảm hoang Người lữ hành trên đường đời cô quạnh Từng bước chân nghe nặng nỗi vô thường
31/07/2011(Xem: 6623)
Cuộc đời người, ai là người không đi kiếm mùa xuân, một mùa xuân viên viễn, cho chính mình hoặc gia đình, thân nhân. Một sớm mai thức giấc, nhìn nhau lại hỏi xuân là gì và có mặt tự bao giờ.
31/07/2011(Xem: 7111)
Xin gửi đến nhau tâm tình của người con Phật, khi chung quanh mây mù của lòng tham sân si còn dày đặc. Bàn tay, tấm lòng của chúng ta đến với nhau với tâm tư vì người, sẽ là những hạt tư lương đẹp tràn lan trên mọi nẽo đường vũ trụ, sẽ làm ấm lòng người và nước mắt có rơi, cũng chỉ là nước mắt của hạnh phúc, vì còn những con người vẫn mang tâm nguyện làm đẹp cuộc đời…
30/07/2011(Xem: 9709)
Tiếng chuông chùa mãi ngân vang, vào lúc buổi bình minh vừa thức giấc hay lúc chiều về, đem theo âm thanh ấm cúng, chan chứa tâm tình, lan rộng ra khắp không gian. Từ bao đời qua, tiếng chuông chùa trở thành nề nếp đẹp của văn hoá tâm linh cho mọi người, với nhịp khoan thai, nhịp nhàng, trong âm vang như chứa những niềm vui, hỷ lạc, một tấm lòng nào đó, khó diễn tả được.
26/07/2011(Xem: 8906)
Quán tưởng (thơ)
26/07/2011(Xem: 7905)
Chiều thăm điệu Hảo (thơ)
25/07/2011(Xem: 7558)
Tôi bước chân qua những phố phường Bụi trần uế tạp gót chân vương… Lòng chưa nhận định niềm Chơn Giả Cảnh hý trường hay bãi chiến trường? Mây quấn non sông hận ngút trời Ngàn năm oán khí vẫn chưa trôi… Danh từ “Dân Tộc” say binh lửa Máu lệ càng thêm ngập Biển Đời.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567