Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Milarepa Và Đức Đạt Lai Lạt Ma Bài Ca Của Một Ẩn Sĩ

03/11/201016:36(Xem: 9223)
Milarepa Và Đức Đạt Lai Lạt Ma Bài Ca Của Một Ẩn Sĩ

MILAREPA VÀ ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA
BÀI CA CỦA MỘT ẨN SĨ
Bản dịch Việt ngữ của Thanh Liên

Để tạ ơn
Tất cả chúng sinh
là cha mẹ của tôi,
Tôi thực hành tâm linh
ở nơi này.
Nơi chốn này như một hang ổ
của những dã thú hung dữ;
Trước cảnh tượng này,
những người khác sẽ bị kích động
đến độ phẫn nộ.
Thực phẩm của tôi thì giống như thức ăn
của những con heo và chó;
Trước cảnh tượng này,
những người khác sẽ phải
xúc động đến độ nôn mửa.
Thân thể tôi như một bộ xương;
Trước cảnh tượng này một kẻ thù hung dữ
sẽ phải khóc than.
Cách cư xử của tôi dường như
cách cư xử của một kẻ điên,
Và em gái tôi đỏ mặt
vì xấu hổ.
Nhưng sự tỉnh giác của tôi
thực sự là vị Phật;
Trước cảnh tượng này
Đấng Chiến Thắng hoan hỉ.
Mặc dù những khúc xương của tôi
chọc thủng thịt da
trên sàn đá lạnh lẽo này,
tôi đã rất kiên trì.
Thân tôi, cả trong lẫn ngoài,
đã trở thành như rau tầm ma,
nó sẽ chẳng bao giờ mất đi
vẻ xanh xao nhợt nhạt của nó.
Trong hang động cô tịch
nơi hoang dã,
Ẩn sĩ rất quen thuộc
với cảnh cô đơn.
Nhưng trái tim chung thủy của tôi
chẳng bao giờ ngăn cách
Với Đức Phật-Lạt Ma
của Ba Thời.

Trích từ “The Life of Milrepa”
Translated by Lobsang P. Lhalungpa.


Có lần có người hỏi Đức Đạt Lai Lạt Ma:

“Thưa Ngài, đâu là phương cách nhanh chóng nhất, dễ dàng nhất để chứng ngộ sự vô ngã?”

Đức Đạt Lai Lạt Ma đã trả lời với cảm xúc hết sức mạnh mẽ:

“Mặc dù tôi không thể khẳng định là đã đạt được một vài chứng ngộ cao cấp, nhưng ngay cả sự chứng ngộ nhỏ bé mà tôi có được về sự thấu suốt tánh vô ngã cũng là kết quả của một sự nỗ lực trong hơn 30 năm.”

Và sau đó Ngài cúi đầu và khóc.

“Khi Milarepa ban những giáo huấn cuối cùng cho một trong những đệ tử xuất sắc nhất của ngài là Gampopa, ngài đã chỉ cho ông ta những vết chai cứng trên mông đít ngài, kết quả của việc tọa thiền liên tục.”

‘Hãy nhìn đây!’ Milarepa nói với Gampopa. ‘Đây là những gì ta đã phải nhẫn chịu. Đây là dấu vết của sự thực hành của ta và đây là cách mà con phải nhớ rằng việc chứng ngộ Pháp đòi hỏi sự nỗ lực và hứa nguyện nhất tâm.’

Đức Đạt Lai Lạt Ma nhấn mạnh:

“Vì thế đừng nghĩ tới phương cách dễ dàng nhất, xuất sắc nhất hay tầm thường nhất! Hãy suy nghĩ nhiều hơn nữa, nỗ lực nhiều hơn nữa trong nhiều kiếp – đó là điều quan trọng! Mặc dù tôi hoàn toàn quả quyết rằng tôi không thể đạt được mức độ chứng ngộ – thậm chí bằng một phần trăm hay một phần ngàn của những gì Milarepa đã thành tựu – một điều không còn phải nghi ngờ gì nữa. Tôi sẽ dứt khoát thi đua với gương mẫu của Milarepa và nỗ lực đi theo dấu chân ngài!”

Trích trong tạp chí Mandala tháng 3 năm 2001
Bản dịch Việt ngữ của Thanh Liên
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
29/07/2018(Xem: 7127)
Cuộc sống vẫn có lúc nầy lúc khác Bao thăng trầm vướng bận giữa thế gian Như lòng ta không an định vững vàng Dễ cuốn hút theo dòng đời chảy xiết . Biết bao kẻ tham cầu mê học thuyết Người thượng căn xem như gió cuốn đi Duyên cho ai học Phật quyết hành trì Chẳng chạy đuổi (ngũ dục) mà bỏ quên Chánh Pháp . Lời Phật dạy đừng gây bao nghiệp ác Làm việc lành khiêm tốn với tha nhân Cung dưỡng Thầy hiếu kính nghĩa song thân
28/07/2018(Xem: 7531)
Mùa An Cư năm nay cúng cháo, Thầy phân công chỉ bảo rõ rành (sadi) Viên Từ, Minh Hạnh đồng hành Cúng cháo thí thực, lo nhanh buổi chiều. Lòng thắc mắc của nhiều Phật tử. Cúng cơm đi, sao cứ cháo hoài Dọn lên món khác đổi thay Thức ăn sẵn có, cơm chay đủ đầy.. Lời giải thích sau đây cho biết Các lễ nghi đặc biệt từ xưa Nghi thức Phật Giáo Đại Thừa Cứu giúp quỷ đói, bị đưa đọa đày
28/07/2018(Xem: 8999)
NGẮM cảnh sắc cõi không kỳ diệu TRĂNG lung linh soi chiếu đêm trường LĂNG GIÀ tròn sáng như gương Soi trong bóng tối, dẫn đường chúng sanh.... Núi Lăng Già non xanh biển biếc Đảo xa xôi Phật thuyết giảng kinh Tên núi xưa đặt cho kinh Lăng Già nay gọi - Bộ Kinh Đại Thừa. Chốn nơi đây năm xưa Phật dạy Tỉnh giác ngộ nội tại từng phần Giúp cho Hành Giả đạt tâm Rõ Như Lai tạng vốn hằng chúng sanh. Kinh giáo lý trở thành cốt tủy Của Thiền Tông và Duy Thức Tông Bồ Đề Sơ Tổ khai thông
27/07/2018(Xem: 10900)
NGỒI tĩnh tọa ngắm dòng nước chảy THUYỀN từ bi gác mái xuôi dòng BÁT NHÃ rời bến sang sông, Hướng bờ Chánh Giác, thoát vòng tử sinh.
25/07/2018(Xem: 10990)
Phố vắng đêm về sương lạnh rơi Nhặt khoan âm hưởng tiếng rao mời Tìm cơm chẳng quản chân cày đất Kiếm áo nào e mặt bán trời
23/07/2018(Xem: 10360)
Đẹp quá hoa Sen nở sáng ngời Thanh tao tinh khiết dịu dàng ơi Hương lùa, gió mát tâm thanh tịnh Giữa cõi hồng trần nắng nhẹ vơi
20/07/2018(Xem: 8617)
Miền im ắng nhìn qua khung sắt nhỏ Nghe tiếng bò nhai cỏ, cỏ sinh nhai Chốn dập dìu còn níu giữ chân ai Nghe thậm thượt tiếng thở dài nhung nhớ
19/07/2018(Xem: 8290)
Tu dưỡng thắm hoa, đầm nở sen; Ngộ nhàn nên giải được cuồng điên. Mù tăm dạ tối ... đời mê muội; Sáng láng lòng vui... kiếp tĩnh yên. Nhu tánh...bỡi trau dồi đức hạnh; Ác tâm... do rước chuốt ưu phiền. Thù căm bỏ xóa: đường con chọn; U tịnh nhập thiền...cõi thánh tiên.
17/07/2018(Xem: 7151)
Ngồi nghe dĩ vãng vọng âm Tiếng buông thõng thượt Lời thầm nhỏ nhoi
11/07/2018(Xem: 7502)
Trầm hương dâng sớm yên bình Hậu sinh tưởng niệm bóng hình Tổ Sơ Truyền đời nét chữ vần thơ Lừng danh Tuy Lý vương gia hoàng triều
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]