Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Nhớ thuở Kim Sơn.

01/07/201316:38(Xem: 7475)
Nhớ thuở Kim Sơn.

Nhớ thuở Kim Sơn

Muối dưa nhớ thuở Kim Sơn

Cháo rau đạm bạc, thiệt hơn chẳng nài

Thân thương nghĩa bạn tình Thầy

Công lao khai sáng, ơn tày núi cao

Vô thường một phút xót đau

Ngàn thu vĩnh biệt, ngàn sau thảm sầu!

Thầy về yên cõi vô ưu

Chúng con ở lại bấy chừ bơ vơ!

Đường tu vời vợi ... tuổi thơ

Còn ai dắt dẫn đôi bờ Giác mê?

Đường trần lắm nẻo đi về

Chông gai lắm nẻo nặng nề bước chân

Gót sen con giẫm lên bùn

Thầy ơi! Con phải tự vùng tiến lên

Còn xa Bảo Sở thênh thênh

Biết bao hiểm nạn, phải bền chí tu

Đuốc thiêng xua bóng sa mù

Thương Thầy, thầm nhớ công phu của Thầy

Ơn Thầy nghĩa nặng cao dày

Dạy con khôn lớn, lời Thầy thiết tha:

“Khó thay! ở cõi Ta bà

Như sen thanh khiết nở hoa trong bùn

Tỏa hương vi diệu khắp cùng

Vô biên Pháp giới, dung thông Đạo đời”

Thầy ơi, con nguyện ghi lời

Nguyện tròn sứ mệnh, đẹp vui lòng Thầy

Xe Trâu dong ruổi dặm dài

Sáu đường ba cõi, trong ngoài vào ra

Nguyện vì tự độ, độ tha

Kiên trì công hạnh cao xa nguyện tròn!

Viên Huệ

1993

Cảnh Cũ Kim Sơn

Cảnh cũ Kim Sơn đủ ngọt bùi

Tình sâu Sư Đệ bấy niềm vui

Tương dưa hẩm hút đồng cam khổ

Kinh điển trau giồi quyết luyện trui

Đuốc tuệ chung soi đường thẳng tiến

Đèn Thiền khêu tỏ chí nào lui

Từ bi Thiện Hữu luôn dìu dắt

Cảnh cũ Kim Sơn đủ ngọt bùi.

Xuân Canh Ngọ 1990

Viên Huệ

Nhớ Cảnh Kim Sơn

Nhớ cảnh Kim Sơn luống ngậm ngùi

Thiều quang thoăn thoắt bóng mây trôi

Ni Trường thuở nọ từng vang tiếng

Học chúng ngày nay đã tách rời

Một phút vô thường gieo nỗi thảm

Trăm điều bất hạnh tắt niềm vui

Trái mùa gió chướng phân đôi ngã

Thương kiếp phong trần khách ngược xuôi.

Xuân Canh Ngọ 1990

Viên Huệ

Tưởng niệm ân sư

Cố Trưởng Lão Ni Từ Lâm Tế Chánh Tông

Tứ thập thế, thượng Diệu hạ Tấn Húy Hồng Lầu

Tọa chủ Chùa Kim Sơn, Phú Nhuận

Viện trưởng Kim Sơn Phật Học Ni Trường

Viên tịch: ngày Rằm tháng Hai năm Đinh Hợi

Thế danh: Phạm Thị Xá (1910-1947)

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Thân thương tình Thầy

Thuở ấy, cảnh Kim Sơn, ngày tháng bảy

Lễ quy y quỳ lạy trước Phật đài

Ngắm tượng đồng ngơ ngáo, Phật là ai?

Niềm yêu kính riêng bậc Thầy tôn quý

Vô tư lự, hạnh anh nhi thuỳ mị

Suốt ngày vui chỉ quấn quít bên Thầy

Chú Lăng Nghiêm chăm học để trả bài

Đại Bi Chú cũng làu làu thuần thục

Kinh Di Đà, bài Mông Sơn Thí Thực

Kệ hô chuông lảnh lót giọng ngâm dài

Đường Công phu trầm bổng “Án mò lai

Tát mò lai…” giữ cho đều nhịp trống

Tiếng bảng sớm, hồi chuông khuya vang động

Bước kinh hành, câu niệm Phật hồn nhiên

Chúng con được hướng dẫn học ngồi thiền

Rất nghiêm túc không ngã nghiêng cười giỡn

Đếm hơi thở, niệm thầm không để lẫn

Giữ thế ngồi chỉ mười phút thật yên

Chân xếp Kiết-già, tay chấp hoa sen

Luôn cố gắng để Thầy khen ngoan giỏi

Một viên kẹo, một tán đường, trái chuối

Cùng chia nhau, tình trẻ dại thân thương

Có đôi khi phá quá bị quỳ hương

Quẹt nước mắt, tủi thân rồi hờn dỗi

Lời từ ái dỗ dành con sám hối

Đảnh lễ Thầy cả đồng bọn được tha

Ôi! Ân sư tình biển rộng bao la

Nghĩa huynh đệ thật đậm đà thắm thiết

Một ngày Thu binh biến

Tưởng ngày vui sẽ vô cùng bất tuyệt

Có hay đâu những bất trắc phi thường

Một ngày thu binh biến quá bi thương

Tiếng súng nổ, lửa mịt mù thôn xóm

Chia tay nhau mà âu lo thấp thỏm

Vừa tạm yên trở lại buổi đầu xuân

Cùng gặp nhau chưa kịp để vui mừng

Thầy ngọa bịnh trên sàng thiền áo não

Giặc bố ráp mỗi ngày thêm hung bạo

Chúng tản cư, chùa vắng vẻ quạnh hiu

Thương chúng con Thầy căn dặn đủ điều

Nhắc niệm Phật, dạy Tâm bình, tỉnh thức

Mãn hạ sang thu nắng mưa không dứt...

Bịnh của Thầy có lúc giảm lúc suy

Đủ mọi phương kết hợp Đông Tây Y

Thầy tự biết sớm dự tri thời chí

Rằm tháng hai, đúng Ngọ thời chính thị

Phật Niết-bàn cùng giỗ tổ Phi Lai

Chọn ngày đi theo Phật Tổ cùng ngày

Thân trọng bịnh, tinh thần luôn minh mẫn

Chúng con nhỏ dại, Thầy luôn sách tấn

Dạy ân cần những lẽ phải điều hay

Con không quên, còn nhớ mãi tới nay

Tràng chuỗi hạt, Thầy chia làm kỷ niệm

Một trăm lẻ tám, từng người nhặt nhiệm

Mỗi một hột là một niệm ân cần

Chúng xuất gia, đệ tử khắp xa gần

Đồng câu hội để một lần vĩnh biệt

Lời Thầy dạy

Lời Thầy dạy thật vô cùng tha thiết:

“Các con luôn Chánh niệm chớ tham cầu

Giữ Tam Quy, lấy Giới Luật làm đầu

Luôn phải nhớ câu: “Nhơn thân nan đắc”

Chánh Pháp khó cầu, Minh Sư khó gặp

Sống làm sao cho lợi ích quần sanh

Không sống như “phường giá áo túi cơm”

Cũng chớ như:

“Cục thịt biết đi, tử thi biết nói”

Và luôn phải nhớ “Tứ ân trọng đại”

Tạc ghi lòng câu “Tín thí nan tiêu”

Dẫu tại gia hay xuất gia

Cũng chỉ có bấy nhiêu điều

Chớ phóng dật phải tinh cần

Thúc liễm thân tâm giữ gìn quy giới”

Noi gương Thầy

Lời Thầy dạy, lòng con luôn gắng gỏi

Mong làm sao cho khỏi phụ tình Thầy

Theo dòng đời xuôi ngược khắp đó đây

Gương cao cả nhớ Thầy không ích kỷ

Lòng vị tha, thực thi hạnh bố thí

Yêu và cho bình đẳng trọng Tình Người

Không vị thân dầu có bị thiệt thòi

Bi Trí Dũng trọn đời vì Đạo Pháp

Thầy thị tịch, ơn sâu chưa báo đáp

Con bơ vơ thiếu tình mẹ chắt chiu

Lời sau cùng Thầy dạy mỗi một điều

“Hãy nương về chúng Huê Lâm sư Trưởng”

Cảm đức dày, nhờ thâm ân giáo dưỡng

Được chung nguồn Pháp nhũ lớn khôn dần

Nếp Lục hòa, Giới Định Huệ ân cần

Hạnh Bồ Tát Đạo, gương Thầy nối bước

Kệ thi

Thiền Ni tạo dựng cảnh Kim sơn

Người được nương về Đạo chánh chơn

An ủi dân nghèo quên khó nhọc

Chỉ bày chúng khổ rõ nguồn cơn

Đời là giả tạm nên buông xả

Phật mới từ bi chẳng thiệt hơn

Nối bước Như Lai đường giải thoát

Hoằng khai Chánh Pháp độ phàm nhơn!

Nam Mô Kim Sơn Đường Thượng Bổn Sư Trưởng Lão Ni tam bái

Đệ tử Viên Huệ

Kỷ niệm ngày trở lại chùa Kim Sơn - 1993

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/02/2013(Xem: 13334)
Nhân một hôm đến tại tư thất thăm cụ Ngô Trọng Anh, Giác Lượng đọc được bài thơ của Cụ Hoàng Văn Minh, tức nhà thơ Điền Viên, đăng trên Đặc San của Hội Người Việt Cao Niên, vùng Hoa Thịnh Đốn Xuân Kỷ Sửu (2009). Với tựa đề: NƯỚC NON
08/02/2013(Xem: 20830)
Cuốn Nhị Thập Tứ Hiếu Được viết vào đời Nguyên. Tác giả - Quách Cự Nghiệp, Một túc nho, người hiền. Hai mươi tư gương tốt Về đạo hiếu xưa nay
08/02/2013(Xem: 9968)
Nối truyền Đức Tổ Minh Quang Du Tăng Khất Sĩ dẫn đoàn hoá duyên, Xưa Tổ hành đạo khắp miền Nay ta noi dấu trọn nguyền kiếp tu.
07/02/2013(Xem: 18639)
Nửa thế kỷ Tôn Sư vắng bóng, Ánh Đạo Vàng tỏa rộng muôn phương Hôm nay tổ chức huy hoàn Hằng năm kỷ niệm, đàn tràng tôn nghiêm. Môn đồ Tứ chúng ngưỡng chiêm,
06/02/2013(Xem: 10864)
Bước đi từng bước vào chánh niệm Dáng khoan thai uy lực vô cùng Phật kinh hành đất chuyển trời rung Oâi! Huyền diệu bước chân giải thoát
06/02/2013(Xem: 7695)
Xuân về thăm lại cố hương Cây đa bến cũ thân thương mái chùa Ngô khoai hương lúa bốn mùa Dòng kinh biến đổi đất chua ngàn đời Nhạn về én lượn nơi nơi Mái chèo khua nước sao rơi đầy thuyền Cô thôn nữ hát đưa duyên Giao mùa nắng ấm hoa viền cành xuân
04/02/2013(Xem: 11524)
Trên đỉnh Phù Vân Đường lên Yên Tử mây dìu bước Qua suối Giải Oan đá dẫn đường Hoa yên dấu ấn thời Điều Ngự Bảo Sát âm vang một cõi Thiền Rừng tháp đây rồi lưu chấn tích Mái chùa che cả một giang sơn Chùa Đồng vang dội linh thiêng núi Cột đá uy nghiêm đứng giữa dòng Hàng tùng che mát lòng nhân thế Gốc sứ nhả hương giữa bụi trần Sỏi đá rêu phong còn biết nói Người đời sao nỡ để ai quên
04/02/2013(Xem: 13436)
Không được gọi là nhà thơ nhưng rất nhiều người VN vẫn có thể làm thơ. Thơ phổ biến khắp nơi với đủ loại người. Thơ không đọc bình thường như văn mà ngâm lên du dương trầm bổng, lại thêm các loại đàn sáo, tranh, bầu... sau thêm đàn nguyệt phụ họa nên ngâm thơ là một loại hình nghệ thuật cổ truyền, thuần túy VN. Ai cũng có thể đọc thơ một cách diễn cảm nhưng để ngâm thì phải biết cách. Bồng mạc, sa mạc, lẩy Kiều... Để nắm những cách thức ấy phải là người chuyên môn, thường xuyên luyện giọng chứ không phải tự nhiên ai cũng ngâm được.
30/01/2013(Xem: 11482)
Thi tính phản ảnh thật rõ nét qua kinh sách cũng như phong cách của những người tu hành đãảnh hưởng sâu đậm đến các sinh hoạt văn hóa của hầu hết các quốc gia Phật Giáo ÁChâu. Thi phú nói chung có khả năng khơi động những xúc cảm sâu kín và thanhcao nơi con người giúp họ vượt lên trên các bản năng thô thiển và trói buộc củasự sống.
29/01/2013(Xem: 10326)
Áo này mẹ dệt cho con Nắng mưa hai buổi gánh mòn bờ vai Áo một mảnh tình chia hai Mai này áo rách không phai lời nguyền Áo giải thoát, áo phước điền Áo che mát cả nhân thiên bốn loài.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]