Ngọn gió đưa anh đi mười năm phiêu lãng Nhìn quê hương qua chứng tích điêu tàn Triều Ðông hải vẫn thì thầm cát trắng Chuyện tình người và nhịp thở Trường Sơn
Mười năm nữa anh vẫn lầm lì phố thị Yêu rừng sâu nên khoé mắt rưng rưng Tay anh với trời cao chim chiều rủ rỉ Ðời lênh đênh thu cánh nhỏ bên đường
Mười năm sau anh băng rừng vượt suối Tìm quê hương trên vết máu đồng hoang Chiều khói nhạt như hồn ai còn hận tủi Từng con sông từng huyết lệ lan tràn
Mười năm đó anh quên mình sậy yếu Ðôi vai gầy từ thuở dựng quê hương Anh cúi xuống nghe núi rừng hợp tấu Bản tình ca vô tận của Ðông phương
Và ngày ấy anh trở về phố cũ Giữa con đường còn rợp khói tang thương Trong mắt biếc mang nỗi hờn thiên cổ Vẫn chân tình như mưa lũ biên cương
N.Tr. 4 – 1975
Khung Trời Cũ
Ðôi mắt ướt tuổi vàng cung trời hội cũ Áo màu xanh không xanh mãi trên đồi hoang Phút vội vã bỗng thấy mình du thủ Thắp đèn khuya ngồi kể chuyện trăng tàn Từ núi lạnh đến biển im muôn thuở Ðỉnh đá nầy và hạt muối đó chưa tan Cười với nắng một ngày sao chóng thế Nay mùa đông mai mùa hạ buồn chăng Ðếm tóc bạc tuổi đời chưa đủ Bụi đường dài gót mỏi đi quanh Giờ ngó lại bốn vách tường ủ rủ Suối nguồn xa ngược nước xuôi ngàn.
Tìm Em Trong Giấc Chiêm Bao
Ta tìm em trong giấc chiêm bao Nỗi buồn thu nhỏ hàng cây cao Cháy đỏ mùa đông ta vẫn lạnh Bóng tối vương đầy đôi mắt sâu Yêu em dâng cả ráng chiều thu Em đốt tình yêu bằng hận thù Cháy đỏ mùa đông ta vẫn lạnh Giấc mơ không kín dãy song tù.
Trại giam X.4 Sàigòn 79
Ba bài thơ trên đây trích ra từ tập thơ “Tuệ Sỹ: Giấc mơ Trường Sơn” vừa ấn hành ở Hoa kỳ.
Thơ là nhạc lòng, là tình ca muôn thuở của ý sống, của nguồn thương, của mầm xuân mơn mởn được thể hiện qua âm điệu vần thơ, qua câu hò, tiếng hát, lời ru, ngâm vịnh,..v..v.... mà các thi nhân đã cảm hứng dệt mộng, ươm tơ.
Những vần thơ của các thi sĩ nhả ngọc phun châu là những gấm hoa sặc sỡ, những cung đàn tinh xảo, những cành hoa thướt tha kết thành một bức tranh đời linh hoạt, một bản nhạc sống tuyệt trần, một vườn hoa muôn sắc ngát hương làm tăng thêm vẻ đẹp cả đất trời, làm rung cảm cả lòng người xao xuyến.
Đối tượng của vần thơ là chất liệu men đời được sự dung hợp của đất trời, sự chuyển hoá của vạn vật và sự hoà điệu của lòng người qua khắp nẻo đường trần biến thể, có lúc mặn nồng bùi ngọt, có khi chua chát đắng cay, tủi hờn chia ly, thất vọng chán chường sau những cuộc thế bể dâu, những thăng trầm vinh nhục, chính là nguồn suối mộng rạt rào của các nhà thơ say mơ.
Tôi mặc dù không phải là thi sĩ, nhưng cũng biết thiết tha ho
Đất tâm như quả địa cầu,
Chứa đầy hạt giống hoa mầu hành vi.
Tâm là dòng suối nghĩ suy,
Tâm và hạt giống có gì khác đâu.
5. Tâm không tu phải khổ đau,
Như vượn chuyền nhảy không sao đặng dừng,
Xuống lên ba cõi trầm luân,
Từ thời vô thỉ con đường mênh mang.
Mỗi thế hệ thi ca đều xuất hiện những tâm hồn đặc biệt của các nhà thơ qua từng thế hệ. Phần nhiều, tâm hồn xuất phát từ cảm tính của thi nhân qua mọi sinh hoạt của xã hội.
Tập thơ Hoa Song Đường của nhà thơ Mặc Giang vượt ra ngoài cái vòng tâm tư hiện hữu xưa nay, nó mang tính chất triết lí nhân sinh, chứa chất mọi quy luật sinh tồn mà con người và vũ trụ cố gắng tranh đấu để bảo tồn lẽ sống cùng với vạn hữu.
"Ở đâu cũng có anh hùng
Nơi đâu cũng có kẻ ngu người hiền,
Anh hùng gặp gái thuyền quyên
Ở ngay trong chốn trận tiền hiểu nhau
Tình thương không có đối đầu
Không phân trận tuyến không cầu mong chi
Thực hành nghĩa cử Từ Bi
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường, nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.
May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland, Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below, may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma, the Land of Ultimate Bliss.
Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600 Website: http://www.quangduc.com
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.