Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Luận Tám: SINH HOẠT THIỀN TRONG CÁC HOẠ PHẨM

06/05/201120:12(Xem: 8457)
Luận Tám: SINH HOẠT THIỀN TRONG CÁC HOẠ PHẨM

Daisetz Teitaro Suzuki
THIỀN LỤẬN
Quyển Hạ
Việt Dịch: Tuệ Sỹ
Phật Học Viện Quốc Tế Xuất Bản PL. 2533 - 1989

LUẬN TÁM
SINH HOẠT THIỀN TRONG CÁC HỌA PHẨM

Đại thừa nổi bật trên hết là nền tôn giáo của Bồ tát và đời sống hiến dâng của Bồ tát (Bodhisattvacaryã, Bồ tát hạnh) là lý tưởng của sinh hoạt Thiền. Tại Ấn Độ, đời sống đó được miêu tả với óc tưởng tượng phong phú cũng như với những trực giác triết học. Rồi từ đó, chúng ta có những bộ kinh vĩ đại của Đại thừa như Hoa nghiêm kinh (Avatamsaka hay Gandavyũha), Bát nhã ba la mật (Prajnãpãramitã), và Diệu Pháp Liên hoa (Saddharmapundarika), và những Bồ tát vĩ đại như Văn Thù (Manjusri), Phổ Hiền (Samantabhadra), Di lặc (Maitreya), và Quán Tự Tại (Avalokitesvara). Trực kiến của tâm linh thấu suốt tất cả những huyền ẩn của tánh thể, tình cảm yêu thương được chớm dậy từ những miền sâu của tâm hồn, kế hoạch vĩ đại cứu rỗi toàn diện bao trùm đến cả những tạo vật hạ đẳng và nhỏ nhoi nhất, nguồn suối sinh lực vô tận và “phương tiện” được vận dụng để chu tất công trình, tất cả những sự kiện mà chúng ta thấy phơi bày ra đó bằng những khuôn mặt siêu nhiên và siêu nhân đều là các thành tố ý thức của Đại thừa.

Khi đạo Bồ tát đến Trung Hoa và được dân tộc này thâu thái, nó trở thành cái mà ngày nay chúng ta gọi là Phật giáo Thiền tông. Nó cởi bỏ trang phục Ấn Độ; những trực giác siêu hình cao vọi của nó được thay thế bằng những khẩu quyết thực tiễn cho đời sống thường nhật chúng ta, và những huyễn ảnh muôn màu phong phú của nó nhường bước cho hoạt động sống thực với công việc đốn củi và trồng thông. Dù vậy, chẳng có gì là bình phàm, thô lậu. Trái lại, bất cứ tinh thần của thiền vận động ở đâu, mọi vật giao tiếp với nó đều khoác lên cái huyền ẩn. Lọ dầu trong tay của Đầu Tử[1] lóe sáng lên không tả xiết; cái vá trong tay của Tuyết Phong[2] không chỉ là một thỏi gỗ mà thôi , chiếc dép cỏ của Triệu Châu[3] xứng đáng chia một góc trong kho tàng bảo bối. Không chỉ vậy mỗi con tôm mà Thiên Tử[4] tiêu thụ vẫn còn sống với chúng ta và trong chúng ta; con heo mà Trư Đầu[5] chứa đầy trong ruột đã đạt tới Phật quả đúng lúc. Người ta nói Đào Thủy (Tôsui)[6] đã ăn ngon lành bằng cái bát ăn xin trong khi đồ đệ của mình khó mà nuốt cho trôi. Sư nói: “Tâm con vẫn còn bị khuấy động bởi những ý tưởng về cái ngon ngọt và cái thiu thúi. Thì cái này mới thúi chớ!” Mặc dù trong trường hợp đặc biệt này chúng ta chưa chắc bắt chước nổi phong độ của Đào Thủy, nhưng cái duy tâm luận tuyệt đối của sư hay kiến giải về Tánh Không của sư phải được nói là thuộc loại thực tiễn nhất. Dù sao, chúng ta không thể từ chối sự kiện rằng ở đâu có đời sống Thiền chân thực thì ở đó có xuất hiện một sự biến chất về giá trị, và người ta bắt đầu sống trong một cảnh giới mà các giác quan không thể vươn tới và cái luận lý dựa trên chúng cũng không.

Người ta nói rằng có một cõi khác cho các môn đệ Thiền tông thường của đời sống thường nhật, cái đó được chứng tỏ bằng những kiểu cách kỳ dị, độc hành, quái đản của họ. Cung cách của họ không cho phép dự đoán hay suy luận hay lý lẽ. Thường thường là bất ngờ. Tuy nhiên, lạ ở chỗ, trong nó vẫn có cả cái tươi mát cũng như phấn khởi. Khi chúng ta được những mẫu sự truyện của các Thiền sư, hay bất ngờ gặp những họa phẩm mặc hội miêu tả đời sống của họ, chúng ta nhận ra đâu là một sợi xích sắt của công ước đạo đức và tri thức mà lúc nào chúng ta cũng lôi theo. Sợi xích không phải luôn luôn được chế tạo bằng sắt; đôi khi được chế bằng chất liệu cực mỏng như sợi tơ sen - và một ý tưởng ngủ vùi trong xó tối của tâm thức thì cũng thế; nhưng nặng biết bao, và mạnh biết bao. Chân tay chúng ta cũng bị buộc trói chặt như vậy? Khi chúng ta cảm thấy mình rất tự do chúng ta vẫn không sao đá bay đi được sợi tơ sen của ngã ý thức Cái cõi được biểu tượng qua Bố Đại nhảy múa, Bồ Đề Đạt Ma vượt biển trên một cành lau, cặp nhà thơ cuồng ngạo với một cây chổi và cây viết, và những thứ khác, cõi đó hoàn toàn vượt ngoài tầm tay của hạng phàm phu sinh tử. Ấy thế mà cõi đó lại quyến rũ và ngây người biết bao!

Thế giới nội tại thường xuyên được trình bày một cách khách quan, tức vô ngã. Thiên nhiên phơi mở cho những ảnh tượng của riêng nó được phác họa mà không cần sự can thiệp của người. Thiên nhiên có những thể sắc của nó, và chúng được bộc lộ bằng các tảng đá, núi non, sông ngòi, cây gỗ, chim chóc, người ta, và cỏ dại. Tinh thần của thiên nhiên vận chuyển ở giữa đó. Nghệ sĩ Thiền bắt chộp lấy - và chỉ có thể, khi nghệ sĩ đánh mất mình trong thiên nhiên, hay đúng hơn, khi nghệ sĩ trở thành dụng cụ tự nguyện kỳ cùng trong đôi tay thiên nhiên, và rồi từ đó biết bao nhiêu họa phẩm sơn thủy được các nghệ sĩ mặc hội để lại. Vì không can dự gì đến cái gọi là những thực tại mời mọc các giác quan, những họa phẩm sơn thủy này mới không có màu sắc và viễn cận. Thế nhưng, chúng ta để ý một tinh thần nào đó đang bay liệng trên những ngọn núi, những con nước, hay bất cứ những sự vật nào khác. Gần đây, chừng nghe nói nhiều về việc “chinh phục” thiên nhiên từ phương Tây, nhưng quan niệm đó hoàn toàn xa lạ với chúng tôi ở Viễn đông, bởi vì đối với chúng tôi thiên nhiên là một người bạn nào phải là kẻ thù. Không hiểu thiên nhiên, đó là lỗi chúng ta, đâu phải tại thiên nhiên. Ngay cả lúc thiên nhiên chừng như cực kỳ đe dọa, thiên nhiên vẫn chưa hề tỏ tình cảm ác ý nhắm vào chúng ta, như hành động của những kẻ gian ác loài người. Vì vậy nghệ sĩ biết thiên nhiên rất rõ, khi chàng ở trong trạng thái vô tâm (acitta); và đương nhiên chúng ta nhận thấy rằng các Thiền sư không ngớt nhắc nhở thiên nhiên, suốt trong lịch sử của Phật giáo Thiền tông.

Sau hết, các thiền sư không chỉ là những người yêu thiên nhiên, họ cũng không bị đầu độc bởi ông “Thượng đế” của mình, cái ông Thượng đế mà họ cất kỹ trong lòng riêng. Họ là những nhân công xã hội, họ phụng sự xã hội theo lối riêng của mình.

Khi các Bồ tát ở trong cảnh giới Tự thọ dụng thân (Sambhogakaya) của mình, các ngài phục sức theo lối mà chúng ta có thể gọi là lễ phục của các ngài, rất tề chỉnh và trong tư thế trang trọng. Trong các Mạn đà la (Mandala) của Nhân ngôn tông, tất cả các đức Phật và các Bồ tát được trình bày như thế, và trong các họa phẩm của Tịnh độ tông cũng vậy, với mức độ nào đó. Khi lý tưởng Bồ tát được hạ thấp gần với đời sống con người trên mặt đất, tức là khi ngài hiện hình bằng Hóa Thân (Nirmanakaya) của mình, ngài tham gia công vụ thực tiễn phụng sự chúng sinh, thái độ siêu việt của ngài, quá cứng rắn và quá xa xôi, dần dà trở thành mềm dịu, gần như thế, và qua trung gian của sự biến thái “thế tục hóa”. Nói thế có nghĩa là, Bồ tát hiện hình trong tư thái dung dị hơn, và xuất hiện trong chiếc áo bồng bềnh giản dị, lột bỏ hết mọi văn vẻ. Bấy giờ ngài là một khuôn mặt dễ thân thiện hơn. Ngài không chễm chệ trong một thánh đường làm đối tượng sùng bái, nhưng ngài có đó để sống giữa chúng ta, làm một mẫu người thường như chúng ta.

Khi quan niệm về “Hóa Thân” đó trải qua một cuộc biến thái nữa, Bồ tát đích thực là láng giềng của chúng ta. Ngài Bồ tát ông hay Bồ tát bà cũng đi chợ mua đồ, ngài bửa củi, ngài chép kinh, ngài làm việc trong xưởng, ngài làm thơ ký trong văn phòng; thời xưa, bà Bồ tát thậm chí còn làm kỹ nữ.

Diễn tả theo cách khác, điều này có nghĩa rằng Phật tính (Buddhata) có trong mỗi người chúng ta, trong mọi chúng sinh. Chỉ khi nào nhìn thấy, chúng ta trực nhận Bồ tát trong một hóa thân nào đó của ngài. Khi một Văn Thù (Manjusri), hay một Phổ Hiền (Samantabhadra), hay một Quán Thế âm (Avalokitesvara), hiện thân trong đẳng cấp xã hội chúng ta theo kiểu đó, chúng ta gặp ngài Bồ tát ông hay ngài Bồ tát bà mỗi ngày và và mỗi nơi trong mọi bước đường thường nhật của đời sống Chúng ta làm cái việc nghèo cùng nhất, chúng ta thực hiện hành vi vô nghĩa nhất, đó cũng là sự thần biến (vikurvita), sự nghiêm sức (lalita) của Bồ tát, và tất cả những việc kỳ diệu mà các nhà Đại thừa Ấn Độ đã làm nổi và đã được ghi chép rất nhiều trong vô số kinh điển của họ, tất cả cũng đã được thực hiện bởi Huệ Năng và Hoằng Nhẫn, Han San và Thập Đắc; hơn thế nữa, bởi nơi anh Giáp Ất, Trương Tam, Lý Tứ. Điều cần thiết để ý thức được sự kiện đó, để thấy phải thực hiện ra sao, chính là việc mở ra con mắt Bát nhã của riêng chúng ta.

Với những nhận xét đại khái này, và với những gì đã được nói trong các trang sách trên, cũng như trong hai tập Thiền luận trước, độc giả sẽ có thể hiểu ý nghĩa của những minh họa này, và tự mình khám phá ra đâu là các thông điệp của Thiền tông.

Những “vấn đáp” (monđô) dưới đây sẽ phác họa thêm các điểm mà tôi thường xuyên ghi nhận trong các luận của tôi về chuyển hướng thực tiễn của tâm lý Trung Hoa khi bộc lộ đạo lý của Phật giáo Thiền tông, và cũng cung cấp cho độc giả chìa khóa để mở cửa vào kho tàng trân bảo của sinh hoạt Thiền.

Nghiêm Dương tôn giả[7], ở Tân hưng, có thầy tăng hỏi:

“Phật là gì?”

“Cục đất”

“Pháp là gì?”

“Đất lăn.”

“Tăng là gì?”

“Ăn cháo ăn cơm.”

Khi tôn giả được hỏi về ý nghĩa ứng vật hiện hình của Phật, ngài nói :

“Mang giùm cái ghế đằng kia lại đây.”

Huệ Giác, ở Dương châu[8], có thầy tăng đến kèo nài hỏi:

“Từ xa xăm đến kiếm sư, xin sư dạy dỗ đạo Thiền.”

“Việc quan gia nghiêm nhặt, không cho phép an bài.”

“Sư không có phương tiện (upaya) gì sao?”

“(Vì ông từ xa đến,) nghỉ đêm trên bếp lửa đi.”

Phụng thiền sư, ỡ Quốc thanh viện[9], có thầy tăng hỏi:

“Gia phong của hòa thượng ra sao?” (nghĩa là, những nét đặc sắc trong tông môn sư, trong giáo pháp của sư là gì?)

“Một cái bàn, một cái ghế, một bếp lửa, và những cánh cửa sổ”

“Bổn phận người xuất gia là gì?”

“Buổi sáng nói lời chào mừng, buổi tối nói lời trân trọng”.

“Đại ý của Phật pháp là gì?”

“Thích Ca là ngưu đầu ngục tốt, Tổ sư là mã a diện bà”.

Vân nham Đàm Thành[10], nhân đang quét dọn: Qui Sơn đến và nói:

“Bận rộn quá há!”

“Nên biết chẳng có người bận rộn.”

“Vậy thì phải có mặt trăng thứ hai.”

Đàm Thành đưa chổi lên và nói: “Mặt trăng thứ hai là cái này?”

Qui Sơn cúi đầu và bỏ đi.

Lúc khác, Đàm Thành đang làm đôi dép cỏ, thì Động Sơn đến hỏi:

“Muốn có một con mắt; nhờ sư chỉ dạy không biết có được không?”

“Để cho ai vậy?”

“Không có ai cả”

“Nếu có, ông để vào đâu?”

Động Sơn không đáp, rồi sư nói:

“Người hỏi xin một con mắt - y là con mắt?”

“Không phải mắt”, Động Sơn nói:

Thiền sư thét lên tiếng la “Chu Choa" nghe dễ sợ

BỔ TÚC VÀ ĐÍNH CHÍNH CỦA NGUỜI DỊCH

BỔ TÚC LUẬN MỘT ĐOẠN 4
(các trang 23-31)

Trong các trang này, tác giả vì không ghi rõ xuất xứ chính xác, nên khi dịch, tôi không tìm đọc nguyên bán chữ Hán để đối chiếu. Nhưng tài liệu chữ Hán mà tôi sử dụng khi phiên dịch hoàn toàn dựa vào hai bản Đại tạng kinh. Bản đắc dụng nhất là Taisho. Kế đó là bản tục tạng chữ Vạn. Do đó, lúc đọc các chú thích xuất xứ của tác giả, thấy nói trích từ các tác phẩm phát kiến được tại Đôn hoàng, mà tôi lại không có, cho nên mắc phải những sơ xuất đáng tiếc. Những đoạn bổ túc dưới đây, nguyên văn chưa chắc đồng với các thủ bản của tác giả, nhưng xét theo văn lý, hầu hết giống nhau, chỉ trừ văn cú có nhiều chỗ đáo trang giữa bản dịch tiếng Anh và nguyên bản Hán.

Về ba đoạn bổ túc dưới đây, đoạn thứ nhất nói về vô tâm, nguyên văn được tìm thấy trong một tác phẩm nhan đề Quán vô tâm luận, được gán cho Bồ Đề Đạt Ma (có Chữ Thích đứng đầu làm họ; lối gọi tên này hiếm thấy trong những gì liên hệ đến vị cha đẻ của Thiền tông Trung Hoa này).

Hai đoạn kế tiếp là những đoạn trích từ bài pháp của Đạo Tín trong Lăng già sư tư ký, được nói là của sư Tịnh Nguyên đời Đường soạn. So nguyên văn, hình như có nhiều chỗ tôi dịch sai. Vậy mong độc giả sửa hộ những đoạn nào thấy rõ là sai lạc quá trớn.

Ngoài ra, trong đoạn 6 của Luận 1, từ trang 41 đến 45, được nói là trích từ Ngữ lục của Thần Hội. Cho đến bây giờ, tôi vẫn chưa đọc được một chữ của bản Ngữ lục này. Trong Tuyển tập của Hồ Thích, tôi chỉ đọc được một bài khảo chứng của Hồ Thích, khảo chứng lịch sử về Ngữ lục của Thần Hội, và một bài về tiểu truyện của Thần Hội; nhưng không tìm ra đoạn trích dẫn nào của Hồ Thích tương đương với đoạn này. Tôi đã cố gắng dựa vào Hiển tông luận của Thần Hội, in trong Truyền đăng lục, để tìm một vài dụng ngữ cần thiết. Tuy nhiên, vẫn còn quá nhiều thiếu sót.

I. QUÁN VÔ TÂM LUẬN

(được cho là của Thích Bồ Đề Đạt Ma chế. Ấn hành trong Đại tạng Taishô, No 2831, tập 85, tr. 1269-1270a. Nguyên bản có thể chia làm hai phần. Phần đầu, nói chi tiết về Vô tâm, qua hình thức vấn đáp. Phần hai, các bài tụng và các giải thích khác về Vô tâm. Dưới đây, trích nguyên văn và phiên âm phần một).

觀 無 心 論 

夫至 理 無 言 , 要 假 言 而 顯 理 , 大 道 無 相 , 為 接 麁 而 見 形 , 今 且 假 立 二 人 共 談 無 心 之 論 矣 .

弟 子問 和 尚 曰 : 有 心 無 心 ?

答 曰 : 無 心 .

問 曰 : 既 云 無 心 , 誰 能 見 聞 覺 知 ? 誰 知 無 心 ?

答 曰 : 還 是 無 心 既 見 聞 覺 知 , 還 是 無 心 能 知 無 心 .

問 曰 : 既 若 無 心 , 即 合 無 有 見 聞 覺 知 , 云 何 得 有 見 聞 覺 知 ?

答 曰 : 我 雖 無 心 , 能 見 能 聞 覺 能 知 .

問 曰 : 既 能 見 聞 覺 知 , 即 是 有 心 , 那 得 稱 無 ?

答 曰 : 只 是 見 聞 覺 知 , 即 是 無 心 , 何 處 更 籬 見 聞 覺 知 別 有 無 心 , 我 今 恐 汝 不 解 , 一 一 為 汝 解 説 , 令 汝 得 悟 眞 理 , 假 如 , 見 终 日 見 ,由 為 無 見 , 見 亦 無 心 , 聞 终 日 聞 ,由 為 無 聞 , 聞 亦 無 心 , 覺终 日 覺 , 由 為 無 覺 , 覺 亦 無 心 , 知 终 日 知 由 為 無 知 , 知 亦 無 心 , 终 日 造 作 , 作 亦 無 心 , 故 云見 聞 覺 知 總 是 無 心

問 曰 :若 為 能 得 知 是 無 心 ?

答 曰 :汝 但 仔 細 推 求 看 心 作 何 相 貌 , 其 心 復 可 得 , 是 心 不 是 心 ?為 復 在 内 ? 為 復 在 外 ? 為 復 在 中 間 ?如 是 之 處 推 求 覓 心 了 不 可 得 , 乃 於 一 切 處 求 覓 了 不 可 得 , 當 知 即 是 無 心 

問 曰 : 和 尚 既 云 一 切 處 總 是 無 心 , 即 合 無 有 罪 福 , 何 故 眾 生 輪 迴 六 趣 生 死 不 斷 ?

答 曰 : 眾 生 迷 妄 , 於 無 心 中 而 妄 生 心 , 造 種 種 業 , 妄 執 為 有 , 足 可 致 使 輪 迴 六 趣 生 死 不 斷 , 譬 如有 人 於 暗 中 見 杌 為 鬼 , 見 繩 為 蛇 , 便 生 恐 怖 , 眾 生 妄 執 亦 復 如 是 , 於 無 心 中 妄 執 有 心 , 造 作 種 種 業 而 寔 無 不 輪 迴 六 趣 , 如 是 眾 生 若 遇 大 善 知 識 教 令 坐 禪 覺 遇 無 心 , 一 切 業 瘴 盡 皆消 跌 生 死 即 斷 , 譬 如 暗 中 日 光 照 而 暗 皆 盡 , 若 悟 無 心 , 一 切 罪 業 亦 復 如 是 .

問 曰 : 弟 子 愚 昧 , 心 猶 未 了 審 , 一 切 處 六 根 所 用 者 應 ?

答 曰 : 語 種 種 施 為 ,煩 惱 菩 提 , 生 死 涅 槃 , 定 無 心 否 ?

答 曰 : 定 是 無 心 ,只 為 眾 生 妄 執 有 心 即 有一 切 種 煩 惱 生 死 菩 提 ,涅 槃 , 若 覺 無 心 即 無 一 切 煩 惱 生 死 涅槃 , 是 故 如 來 為 有 心 者 説 有 生 死 , 菩 提 對 煩 惱 得 名 , 涅 槃 者 對 生 死 得 名 , 此 皆 對 治 之 法 , 若無 心 可 得 , 即 煩 惱 菩 提 亦 不 可 得 , 乃 至 生 死 涅 槃 亦 不 可 得 .

問 曰 : 菩 提 槃 既 涅 不 可 得 , 過 去 諸 拂 皆 得 菩 提 , 此 謂 可 乎 ?

答 曰 : 但 以 世 諦 文 字 之 言 得 , 於 眞 諦 寔 無 可 得 , 故 維 摩 經 云 : 菩 提 者 不 可 以 身 得 , 不 可 以 心 得 , 又 金 綱 經 云 :無 有 少 法 可 得 , 諸 拂 如 來 但 以 不 可 得 而 得 ,當 知 有 心 即 一 切 有 , 無 心 即 一 切 無..

問 曰 : 和 尚 既 云 於 一 切 處 盡 皆 無 心 , 木 石 亦 無 心 , 豈 不 同 於 木 石 乎 ?

答 曰 : 而 我 無 心 , 心 不 同 木 石 . 何 以 故 ? 譬 如 天 鼓 , 雖 復 無 心 ,自 然 出 種 種 妙 法 教 化 眾 生 ,又 如 如意 珠 , 雖 復 無 心 , 自 然 能 作 種 種 變 現 , 而 我 無 心 亦 復 如 是 , 雖 復 無 心 ,善 能 覺 了 諸 法 寔 相 , 具眞 般 若 , 三 身 , 自 在 應 用 無 妨 , 故 寶 積 經 云 :以 無 心 意 而 現 行 , 豈 同 木 石 乎 ?夫 無 心 者 即 眞 心也 , 眞 心 者 即 無 心 也 .

問 曰 : 今 於 無 心 中 作 若 為 修 行 ?

答 曰 : 但 於 一 切 事 上 覺 了 , 無 心 即 是 修 行 , 更 不 別 有 修 行 , 故 知 無 心 即 一 切 , 寂 滅 即 無 心 也 .

弟 子於 是 忽 然 大 悟 , 水 知 心 外 無 物 , 物 外 無 心 , 擧 止 動 用 皆 得 自 在 , 斷 諸 疑 網 更 無 罣 礙 .

PHIÊN ÂM

Phù Chí lý vô ngôn, yếu giả ngôn nhi hiển lý. Đại đạo vô tướng, vị tiếp thô nhi hiện hình. Kim thả giả lập nhị nhân cộng đàm Vô tâm chi luận hỉ.

Đệ tử vấn hòa thượng viết: Hữu tâm? Vô tâm?

Đáp viết: Vô tâm.

Vấn viết: Ký vân Vô tâm, thùy năng kiến văn giác tri? Thùy tri Vô tâm

Đáp viết: Hoàn thị Vô tâm ký kiến văn giác tri. Hoàn thị Vô tâm năng tri Vô tâm.

Vấn viết: Ký nhược vô tâm, tức hiệp vô hữu kiến văn giác tri. Vân hà đắc hữu kiến văn giác tri?

Đáp viết: Ngã tuy Vô tâm, năng kiến năng văn năng giác năng tri.

Vấn viết: Ký năng kiến văn giác tri, tức thị hữu tâm, na đắc xưng vô ?

Đáp viết: Chỉ thị kiến văn giác tri, tức thị Vô tâm. Hà xứ cánh ly kiến văn giác tri biệt hữu Vô tâm? Ngã kim khủng nhữ bất giải, nhất nhất vị nhữ giải thuyết linh nhữ đắc ngộ chân lý. Giả như, kiến chung nhật kiến do vi vô kiến. Kiến diệc Vô tâm. Văn chung nhật văn do vi vô văn. Văn diệc Vô tâm. Giác chung nhật giác, do vi vô giác. Giác diệc Vô tâm. Tri chung nhật tri, do vi vô tri. Tri diệc Vô tâm. Chung nhật tạo tác, tác diệt vô tác. Tác diệc Vô tâm. Cố vân kiến văn giác tri tổng thị Vô tâm

Vấn viết: Nhược vi năng đắc tri thị Vô tâm?

Đáp viết: Như đản tử tế suy cầu khán tâm tác hà tướng mạo kỳ tâm phục khả đắc, thị tâm bết thị tâm Vi phục tại nội? Vi phục tại ngoại? Vi phục tại trung gian? Như thị chi xứ suy cầu mịch tâm liễu bất khả đắc. Nãi ư nhất thiết xứ cầu mịch liễu bất khả đắc. đương tri tức thị Vô tâm.

Vấn viết: Hòa thượng ký vân: nhất thiết xứ tổng thị vô tâm. Tức hiệp vô hữu tội phước. Hà cố chúng sinh luân hồi lục thú sinh tử bất đoạn?

Đáp viết: Chúng sinh mê vọng, ư vô tâm trung nhi vọng sinh tâm, tạo chủng chủng nghiệp, vọng chấp vi hữu, túc khả trí sử luân hồi lục thú sinh tử bất đoạn. Thí như hữu nhân ám trung kiến ngột vi quỷ, kiến thằng vi xà, tiện sinh khủng bố. Chúng sinh vọng chấp diệc phục như thị. Ư Vô tâm trung vọng chấp hữu tâm, tạo tác chủng chủng nghiệp. Nhi thật vô luân hồi lục thú. Như thị chúng sinh nhược ngộ đại thiện tri thức giáo linh tọa thiền giác ngộ Vô tâm, nhất thiết nghiệp chướng tận giai tiêu diệt, sinh tử tức đoạn Thí như ám trung nhật quang chiếu nhi ám giai tận. Nhược ngộ Vô tâm, nhất thiết xứ tội nghiệp diệc phục như thị.

Vấn viết: Đệ tử ngu muội, tâm do vị liễu thẩm, nhất thiết lục căn sở dụng giả ứng?

Đáp viết: Ngữ chủng chủng thi vi, phiền não Bồ đề sinh tử Niết bàn định vô tâm phủ?

Đáp viết: Định thị Vô tâm. Chỉ vị chúng sinh vọng chấp hữu tâm tức hữu nhất thiết chủng phiền não, sinh tử, Bồ đề, Niết bàn. Nhược giác Vô tâm tức vô nhất thiết phiền não, sinh tử, Niết bàn. Thị cố Như Lai vị hữu tâm giả thuyết hữu sinh tử. Bồ đề đối phiền não đắc danh. Niết bàn giả đối sinh tử đắc danh. Thử giai đối trị chi pháp. Nhược vô tâm khả đắc, tức phiền não Bồ đề diệc bất khả đắc. Nãi chí sinh tử Niết bàn diệc bất khả đắc.

Vấn viết: Bồ đề Niết bàn ký bất khả đắc, quá khứ chư Phật giai đắc Bồ đề. Thử vị khả hồ?

Đáp viết: Đản dĩ thế đế văn tự chi ngôn đắc. Ư chân đế thật vô khả đắc. Cố Duy ma kinh vân: Bồ đề giả bất khả dĩ thân đắc, bất khả dĩ tâm đắc. Hựu Kim cang kinh vân: Vô hữu thiểu pháp khả đắc. Chư Phật Như Lai đản dĩ bất khả đắc nhi đắc. đương thi hữu tâm tức nhất thiết hữu, vô tâm tức nhất thiết vô.

Vấn viết: Hòa thượng ký vân nhất thiết xứ tận giai vô tâm. Mộc thạch diệt vô tâm. Khởi bất đồng mộc thạch

Đáp viết: Nhi ngã vô tâm, tâm bất đồng mộc thạch. Hà dĩ cố? Thí như thiên cổ, tuy phục vô tâm, tự nhiên xuất chủng chủng diệu pháp giáo hóa chúng sinh. Hựu như như ý châu, tay phục vô tâm, tự nhiên năng tác chủng chủng biến hiện. Nhi ngã vô tâm diệt phục như thị. Tuy phục vô tâm, thiện năng giác liêu chư pháp thật tướng, cụ chân bát nhã, tam thân, tự tại ứng dụng vô phương. Cố Bảo tích kinh vân: Dĩ vô tâm ý nhi hiện hành. Khởi đồng mộc thạch hồ? Phù vô tâm giả tức chân tâm dã. Chân tám dã tức vô tâm dã.

Vấn viết: Kim vô tâm trung tác nhược vi tu hành?

Đáp viết: Đản nhất thiết sự thượng giác liễu vô tâm tức thị tu hành. Cánh bất biệt hữu tu hành. Cố tri vô tâm tức nhất thiết. Tịch diệt tức vô tâm dã. Đệ tử thị hốt nhiên đại ngộ. Thủy tri tâm ngoại vô vật, vật ngoại vô tâm. Cử chỉ động dụng giai đắc tự tại. Đoạn chư nghi võng cách vô quái ngại.

II. XẢ THÂN PHÁP

(trích Lăng già sư tư ký, Đại tạng Taisho, No 2837, tập 85 trang 1290 a-b).

凡 捨 身 之 法 , 先 定 空 空 心 ,使 心 境 淨寂 , 鑄 想 玄 寂 , 令 心 不 栘 , 心 性 寂 定 , 即 斷 攀 緣 , 窈 窔 冥 盟 , 凝 淨 心 虚 ,則 幾泊 恬 乎 , 泯 然 氣盡 , 住 清 淨 法 身 , 不 受 後 有 , 若 起 心 失 念 , 不 免 生 也 受 , 此 是 前 定 心 境 , 法 應 如 是 , 此 是 作法 , 法 則 無 作 , 夫 無 作 之 法 , 眞 寔 法 也 , 是 以 經 云 : 空 , 無 作 , 無 願 , 無 相 , 則 眞 解 脫 , 以是 義 故 , 寔 法 無 作 ,捨 身 法 者 , 即 假 想 身 橫 看 , 心 境 明 地 , 即 用 神 明 推 策 , 大 師 云 莊 子 説 :天 地 一 指 , 萬 勿 一 馬 , 法 句 經 云 :亦 不 為 一 , 為 欲破 諸 數 , 淺 智 之 所 聞 ,謂 一 以 為 一 , 故 莊 子 猶 滯 一 也 , 老 子 云 : 窈 兮 冥 兮 , 其 中 有 精 , 外 雖 亡相 内 上 存 心 ,華 嚴 經 云 : 不 著 二 法 , 以 無 一 二 故 , 維 摩 經 云 :不在 内 ,不 在 外 , 不 在 中 間 , 故 知 老 子 猶 滯 精 識 也 .

PHIÊN ÂM

Phàm xả thân chi pháp, tiên định không không tâm, sử tâm cảnh tịnh tịch, chú tưởng huyền tịch, linh tâm bất di. Tâm tánh tịch định, tức đoạn phan duyên, yểu yểu minh minh, ngưng tịnh tâm hư, tắc cơ bạc điềm hồ! Dẫn nhiên khí tận, trụ thanh tịnh pháp thân, bất thọ hậu hữu. Nhược khởi tâm thất niệm, bất miễn thọ sinh dã. Thử thị tiền định tâm cảnh, pháp ưng như thị. Thử thị tác pháp. Pháp bản vô pháp. Vô pháp chi pháp, thủy danh vi pháp. Pháp tắc vô tác. Phù vô tác chi pháp, chân thật pháp dã. Thị dĩ kinh vân: không, vô tác, vô nguyện, vô tướng, tắc chân giải thoát. Dĩ thị nghĩa cố, thật pháp vô tác. Xả thân pháp giả, tức giả tưởng thân hoành khán. Tâm cảnh minh địa, tức dụng thần minh suy sách. Đại sư vân: Trang Tử thuyết: Thiên địa nhất chỉ, vạn vật nhất mã. Pháp cú kinh vân: Diệc bất vi nhất. Vị dục phá chư số, thiển trí chi sở văn, vị nhất dĩ vi nhất. Cố Trang Tử do trệ nhất dã. Lão Tử vân: Yểu hề minh hề, kỳ trung hữu tinh. Ngoại tuy vong tướng, nội thượng tồn tâm. Hoa nghiêm kinh vân : Bất trước nhị pháp, dĩ vô thất nhị cố. Duy ma kinh vân: Bất tại nội, bất tại ngoại, bất tại trung gian, tức thị chứng. Cố tri Lão Tử do trệ tinh thức dã.

III QUÁN TỰ THÂN.

(lọc. cit. tR. 1288 a-b)

[1] Đầu Tử Đại Đồng (819-914), là một Thiền sư lớn khoảng cuối đời Đường. Lúc sư đang sống trong một thảo am ở núi Đầu tử, Triệu Châu đến kiếm. Triệu Châu gặp sư đang trên đường đi về am; sau khi khám phá ra sư là ai, Triệu Châu hỏi: “Ngài có phải là sư ở núi Đầu tử không?”. Đầu Tử không đáp thẳng, mà nói: “Xin cho một đồng xu để mua trà và muối”. Triệu Châu đến am trước, khi Đầu Tử đi lang thang trở về; bước vào ngồi lặng lẽ đợi chủ nhân. Thấy sư về với một lọ dầu, Triệu Châu hỏi: “Từ lâu nghe tiếng Đầu Tử, té ra là một gã bán dầu.” Đầu Tử nói: “Ngài thấy lọ dầu nhưng không thấy Đầu Tử.” “Đầu Tử ở đâu?” Nhà sư bán dầu đó trả lời: “Dầu, dầu!” 

[2] Tuyết Phong (822-908) được kể là lúc nào cũng mang theo một cái vá, hay cái muỗng gỗ trên đường hành cước. Ý là dùng để nấu nướng mỗi khi đến viếng ngôi chùa nào. Nấu nướng là một trong những phận sự quan trọng nhưng nặng nhọc trong nhà chùa. Tuyết Phong cố ý muốn đặt mình vào việc cần cù nặng nhọc đó, mà phần lớn người ta muốn tránh. 

[3] Xem Thiền luân I, bản Việt. trang 451. 

[4] Xem các hình XXI và XXI.

[5] Xem hình XXI 

[6] Mất năm 1683. Trước, sư ngụ tại một Thiền viện giàu có ở Kyùshù, Nhật Bản, nhưng một hôm, sau khi quá nổi tiếng, sư bỏ đi làm một gã hành khất lang thang. 

[7] Truyền Đăng lục XI

[8] Ibid

[9] Ibid

[10] 782 – 481, Ibid., XIV
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]