Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

05. Đối diện với đau khổ

17/12/201115:19(Xem: 6913)
05. Đối diện với đau khổ

CON ĐƯỜNG HẠNH PHÚC

Tác giả: Viên Minh
Đồng tác giả: Trần Minh Tài

ĐI DIN VI ĐAU KHỔ

Lo âu và sầu muộnlà hai thứ phiền nãođồng sinh. Ở đâu có lo âu ở đó có phiền muộn. Chúng đồng hiện hữu và liên kết chặt chẽ trong việc chi phối đời sống con người. Chúng ta nên can đảm đối diện với thực tế, không trốn chạy trước áp lực của phiền não. Nghĩa là chúng ta cần phải tìm cách chế ngự những xung động bất an ấy bằng chính sức mạnh của sự nhẫn nại, kiên trì, trầm tĩnh và sáng suốt.

Đau khổ của chúng ta do chính chúng ta tạo nên và tích lũy trong tâm hồn bởi bất lực hay không thấu hiểu được những tình cảm sâu kín nội tại trong chúng ta và đánh giá sai lầm đối tượng ngoại giới. Nếu chúng ta có một kiến thức chân chính và trí tuệ thích ứng để nhận thức thực tánh của vạn hữu, nghĩa là thấy mọi hiện tượng đều là vô thường, khổ, vô ngã. Thấy rằng bản ngãchỉ là vọng tưởng của một tâm hồn bất ổn, thì chúng ta đã tiến xa trong việc tìm kiếm một phương thuốc trị liệu căn bệnh phiền não.

Phải chuyển hóa khối ốc và con tim thế nào để chúng ta có thể xả bỏ tính ngã ái vị kỷcho mục đích cao cả hơn là phụng sự nhân loại, chúng sinh. Đó là một trong những điều kiện giúp chúng ta tìm thấy chân hạnh phúc, vì chính tham lam ích kỷlà một trong những nguyên nhân tạo ra lo âu, phiền muộn.

Chúng ta có những ham muốn, khát vọng, nhữngsợ hãi, lo âumà không biết làm thế nào để tự thanh lọc. Tệ hơn nữa có khi chúng ta không dám nhìn nhận thực trạng đó ngay với chính lương tâm mình. Nhưng dẫu chúng ta có lẩn tránh thì cũng vô phương, vì thực trạng ấy vẫn hiện hữu và bành trướng ảnh hưởng một cách vô thức. Có khi vì không biết nguyên nhân tâm bệnh của mình, chúng ta đã dùng những phương pháp trị liệu sai lầm để đè nén những cơn khủng hoảng tinh thần, nhưng càng bị ức chế những tình cảm này lại tìm lối thoát bằng cách làm xáo trộn sinh hoạt cơ thể để biến thành thân bệnh. Đó là trường hợp một người tìm quên sầu muộn của mình trong rượu chè, cờ bạc hay dùng những thứ dược phẩm có khả năng làm lắng dịu phiền não trong chốc lát như các chất ma túy, cần sa v.v. Phương pháp trị liệu này không những không có hiệu quả lâu bền cho tâm bịnh mà còn làm cho cơ thể suy nhược thêm.

Tất cả bệnh trạng tâm sinh lý ấy đều có thể chữa trị bằng những phương pháp tu dưỡng tinh thần nhưtinh tấn, chánh niệm, thiền định v.v. vì một tâm hồn chưa được chuyển hoá thuần thục là nguyên nhân của mọi phiền muộn, lo âu.

Trước hết chúng ta cần phải cam đảm chịu đựng mọi khổ đau, không nên tỏ ra cho người khác biết những lo âu, sầu muộn của mình vì làm như thế đã không lợi ích gì cho bản thân mà còn gây thêm phiền lụy cho kẻ khác, trừ phi người mà ta thổ lộ tâm trạng riêng tư là người khách quan sáng suốt có thể giúp chúng ta thấy rõ vấn đề và phấn chấn tinh thần để ứng phó tích cực hơn.

Nhưng sự thật chứng minh rằng nhiều người đã đánh mất tình bằng hữu chỉ vì thổ lộ quá nhiều lo âu, phiền muộn của mình với bạn. Chẳng ai muốn nghe những lời than vãn cau có của chúng ta cả. Thật là cao đẹp, nếu chúng ta biết giữ sắc diện tươi tĩnh dù đã gặp nhiều khó khăn trở ngại. Điều này không phải không thể thực hiện được nếu chúng ta thực sự cố gắng. Và đây cũng không phải là thái độ giả dối mà chính là bản lĩnh trầm tĩnh, vô uý trước mọi khó khăn trở ngại.

Bất hạnh của chúng ta phát xuất từ nhận thức sai lầm về bản chất và mục tiêu tối hậu của cuộc sống,chính vô minh chi phối nhận thức sai lầm này để đưa đến kết quả là tà kiến và tà tư duy. Quan niệm và tư tưởng sai lầm thì lời nói và hành động cũng sai lầm, lời nói và hành động sai lầm tức là tà ngữ và tà nghiệp. Cũng chính quan niệm và tư tưởng sai lầm đưa đến cố gắng sai lầm (tà tinh tấn), nuôi mạng sai lầm (tà mạng).

Vì nhận thức đóng một vai trò quan trọng trong việc định đoạt một đời sống hạnh phúc hay khổ đau như thế nên Đức Phật đã dạy rằng: "Ở đâu có phiền muộn lo âu khởi sinh, chúng chỉ khởi sinh nơi kẻ thiểu trí chứ không khởi sinh nơi người trí tuệ".

Nếu tư tưởng tiêu cực (bất thiện) sinh ra lo âu, sầu muộn và tư tưởng tích cực (thiện) đưa đến an lạc, tự tin, thì sự chọn lựa giữa hai loại tư tưởng này hoàn toàn tùy thuộc vào ý chí tự do của chúng ta. Và như thế, nếu cố gắng mỗi người có thể kiểm sát được những sinh hoạt nội tâm của mình.

Những định luật khách quan từ ngoại giới có thể chi phối chúng ta nhiều phương diện, nhưng không thể chi phối được tư tưởng chúng ta trừ phi chúng ta quá thụ động, tiêu cực, không đủ sức tự chủ. Ngay cả đời sống vật chất ngày nay cũng không hoàn toàn lệ thuộc vào trời đất vì khoa học đã một phần nào hiểu biết và chế ngự được ảnh hưởng của thiên nhiên. Những bệnh tật nguy hiểm, những thiên tai khủng khiếp mà ngày xưa được xem là hình phạt của trời đất hay là cơn thịnh nộ của quỉ thần đã bị con người chế ngự dần dần. Nếu đời sống tinh thần có thể chủ động được và một khi " tâm dẫn đầu các pháp, tâm làm chủ, tâm tạo tác tất cả"như kinh Dhammapada đã dạy thì tất cả tâm bệnh lo âu, phiền muộn, sợ hãi v.v. dù khó khăn cách mấy cũng đều có thể chữa trị tận gốc.

Người ta có lý khi nói rằng: "Lo âu làm cho con người chóng già hơn năm tháng".Băn khoăn sợ hãi ở mức độ bình thường là bản năng tự vệ, nhưng nếu để chúng trở thành những nguồn động lực thường trực chi phối chúng ta mà chúng ta không thể kiểm sát được thì thật là nguy hiểm, vì chúng có thể làm đảo lộn sinh hoạt tâm sinh lý bình thường và có khi đưa đến căng thẳng, suy nhược, tâm thần phân liệt v.v. Các nhà y học cho biết phần lớn bệnh tâm thần do bị lo sợ chi phối thường xuyên. Thậm chí có người không đủ nghị lực đối dầu với phiền não, đã tìm lấy cái chết như một lối thoát cuối cùng.

Người Phật tử hiểu rằng: Lẩn trốn khổ phiền bằng cái chết là vô ích, vì thực ra dù chết đi họ vẫn còn mang theo mầm móng phiền não trong tận đáy vô thức (bhavanga) để chờ dịp trổ quả ở kiếp sống lai sinh. Như một tội nhân vượt ngục, anh ta khó có thể sống an lành khi án trạng vẫn còn, chỉ khi nào được phóng thích anh mới thoát khỏi cảnh tù đày. Cũng vậy, chỉ khi nào phiền não được giải phóng chúng ta mới được an vui tự tại.

Khổ đau và sầu muộn chỉ là kết quả của những nhân bất thiện đã và đang được tạo ra. Phật giáo nói rằng: "Bậc thiện trí thức chỉ sợ nhân chứ không sợ quả" có nghĩa là cố gắng của chúng ta không phải để lẩn tránh trách nhiệm về hành động sai lầm đã làm, mà chỉ để tránh gieo thêm những sai lầm mới. Như một người vay nợ phải vui lòng mà trả, vì đó là bổn phận tất nhiên, không nên miễn cưỡng trốn tránh trong lo âu, sợ hãi và hay hơn hết là không nên vay thêm nợ mới.

Đức Phật không còn bị chi phối bởi những phiền não nội tâm, tuy vậy đôi khi Ngài vẫn gặp những trợ ngại từ bên ngoài đưa đến. Ngài luôn luôn trầm tĩnh đón nhận mọi trợ lực bất cứ từ đâu tới vì chung qui những phiền nhiễu ấy là dư âm của những nghiệp lực quá khứ của Ngài.

Một hôm Đức Phật cùng Đại Đức Ānandavào khất thực trong thành Kosambi, bị hoàng hậu Magandhà xúi giục dân chúng trong thành hễ gặp Đức Thế Tôn và Tăng chúng ở đâu thì phải tìm cách phỉ báng, lăng nhục. Nghe như vậy Đại Đức Ānandabạch với Đức Phật rằng:

- Bạch Đức Thế Tôn, người trong xứ này hủy báng chúng ta, vậy chúng ta nên đi xứ khác.

Đức Phật mỉm cười nói:

- Này Ānanda, nếu người ở xứ ấy cũng sẽ hủy báng chúng ta thì sao?

- Bạch Đức Thế Tôn, chúng ta lại đi nơi khác.

- Này Ānanda, nếu nơi kia người ta cũng hủy báng nữa thì phải làm sao?

- Bạch Đức Thế Tôn, chúng ta lại đi xứ khác nữa vậy.

- Này Ānanda, làm như vậy không phải đâu. Phiền não sinh ở nơi nào thì diệt ở nơi đó. Chúng ta phải ở đây nhẫn nhịn cho đến bao giờ họ hết hủy báng rồi hãy đi. Như vị võ tướng dũng cảm xông pha nơi trận mạc, không sợ gươm đao, không khiếp tên đạn, chúng ta hãy thản nhiên, bình tĩnh trước những lời tán dương hay phỉ báng.

Như vậy thái độ của bậc thiện trí là không sợ khổ đâu. Chúng ta cần phải sáng suốt tìm ra nguyên nhân làm cho chúng ta lo âu, sầu muộn để tìm biện pháp thích nghi khả dĩ diệt tận gốc rễ của chúng, chứ không cần lẩn tránh hay bực bội phàn nàn.

Một nhà phân tâm học nổi tiếng khi được hỏi phương pháp nào hoàn hảo nhất để khắc phục lo sợ, ông ta trả lời: "Hãy làm lợi lạc tha nhân".Vì tâm trong một lúc chỉ có một đối tượng nên hai tư tưởng đối nghịch không thể cùng hiện hữu, chúng chỉ có thể thay thế hay kế tục nhau, nên khi có tư tưởng tích cực thì tư tưởng tiêu cực vắng mặt. Như thế khi tâm hồn chúng ta mang tư tưởng vị tha thì không có sự hiện hữu của tư tưởng ích kỷ và như chúng ta đã đề cập ở trên, tư tưởng tiêu cực vị kỷ là nguyên nhân của mọi lo âu sầu muộn. Thật vậy, đúng như lời nhà phân tâm học, một trong những phương pháp hoàn hảo nhất để giải trừ lo sợ là cố gắng làm lợi ích cho tha nhân.

Đức Phật là bằng chứng cụ thể nhất về đức tính vị tha và cũng chính vì thế Ngài đã dễ dàng ung dung tự tại trong mọi tình huống khó khăn nhất của cuộc sống, đã thoát ly mọi lo âu, sầu muộn, phiền não, khổ đau trong vòng sinh tử luân hồi. Nếu chúng ta biết chia sẻ và cảm thông với khổ đau của người khác, thì cũng đã làm vơi dịu nỗi khổ của chính mình. Một người thật sự muốn được hạnh phúc không nên phá hoại hạnh phúc của kẻ khác. Tìm hạnh phúc bằng cách lừa đảo, hãm hại kẻ khác là hạ sách bất chính, vì "Ta có thể lừa dối vài người bất cứ khi nào, và tất cả mọi người trong một thời gian nào đó, nhưng ta không thể lừa dối tất cả mọi người mãi mãi", như Abraham Lincoln đã nói.

Tất cả những ham muốn, khát vọng, những cố găng, nỗ lực của con người hầu như đều nhằm vào việc tìm kiếm một đời sống hạnh phúc. Nhưng nếu quá vị kỷ, tư lợi, người ta có thể dẫm đạp lên hạnh phúc của tha nhân. Và khi bị kẻ khác phản ứng không thuận lợi người ta dễ sinh ra bất mãn, nóng nảy hoặc hung dữ. Như thế hóa ra khi đi tìm hạnh phúc vô tình lại rước thêm phiền lụy. Vì một người không thể có hạnh phúc khi nội tâm chứa đầy bất mãn sân hận và lo âu sợ hãi.

Tuy lòng vị thacó thể đối trị những phiền não thôdo tính vị kỷ gây ra, nhưng để đoạn trừ tận gốc phiền não vi tếthì cần phải có trí tuệ quán chiếu (vipassanā nāna) hay thiền Tứ Niệm Xứ, lấy thực tại đương xứ làm đối tượng giác niệm thì mới có thể rốt ráo thoát khỏi phiền não khổ đau.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]