Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

37. “Bỗng nhiên tôi thấy Khuôn mặt đó”

19/07/201114:19(Xem: 6554)
37. “Bỗng nhiên tôi thấy Khuôn mặt đó”

TIỂU SỬ CỦA KRISHNAMURTI
Krishnamurti's biography by Pupul Jayakar
Lời dịch: Ông Không
Tháng 4-2011

PHẦN 6

TÓM TẮT LỜI GIẢNG

1978-1985

CHƯƠNG 37

“Bỗng nhiên tôi thấy Khuôn mặt đó.”

C

hính phủ Sri Lanka mời Krishnaji là khách danh dự khi anh thực hiện những nói chuyện của anh ở Colombo. Nhiều bạn bè của anh đã tháp tùng đến hòn đảo ngọc bích này. Mary Zimbalist, Nandini, và tôi ở đó cùng Krishnaji tại Auckland House, nhà khách chính thức của chính phủ Sri Lanka. Mọi nỗ lực đã được thực hiện bởi chính phủ Sri Lanka để nghênh đón Krishnaji. Anh được mời dự tiệc trà bởi tổng thống, gặp thủ tướng, và được phỏng vấn nhiều lần bởi báo chí. Những nói chuyện được tham dự bởi vô số người – những thầy tu và những người dân thường, Sinhalese và Tamilian, những bộ trưởng và những thư ký đã tụ họp để nghe con người thông minh.

Asit Chandmal cũng ở Colombo. Ông ấy đã đến California và đã gặp gỡ những người khoa học và những người công nghệ đang làm việc về những lãnh vực của những khoa học mới. Ông ấy nói với Krishnaji về thời đại điện tử mà con người đang bị cuốn theo; về những khả năng và những kỹ năng kinh ngạc của những máy tính mới và sự tìm kiếm bộ máy thông minh cao cấp.

Những người khoa học máy tính đang theo đuổi khả năng sáng chế sự thông minh nhân tạo. Họ đang nghiên cứu bộ não con người, thấy nó làm việc như thế nào và liệu nó có thể được tái tạo. Những người khoa học Nhật bản quan tâm rất nhiều. IBM đã bắt đầu nghiên cứu rồi. Krishnaji hăm hở lắng nghe; ngay tức khắc cái trí của anh nhận biết những kích thước và những phương hướng của sự thông minh mới này, điều kỳ diệu của sự thúc đẩy sáng chế của con người, và kèm theo nó những nguy hiểm vô cùng cho sự tồn tại của nhân loại. Vì nhận ra rằng chẳng mấy chốc con người sẽ bị thách thức tại những mức độ chưa từng xảy ra, anh chất vấn Asit không ngớt.

Sau đó, chúng tôi tổ chức những bàn luận về máy tính và bộ não của con người. K nói, “Bộ não có một khả năng vô hạn. Khả năng vô hạn đó đang bị sử dụng cho những mục đích vật chất.” Bằng sự rõ ràng vô cùng anh thấy rằng với khả năng sáng chế, trong một thời gian ngắn những năng lực nào đó của bộ não sẽ được đảm đương bởi máy móc.

“Không còn vận hành nữa, liệu những năng lực này sẽ tàn tạ hay biến mất?” Anh hỏi, “Liệu bộ não sẽ từ từ teo lại? Con người phải hoặc thâm nhập phía bên trong, để cho anh ấy có thể sử dụng những công cụ mới này một cách đúng đắn, hoặc sự nhận biết, từ bi và bản thể của nhân loại như chúng ta biết nó, sẽ biến mất. Chỉ có hai sự chọn lựa rõ ràng: Hoặc chúng ta cam kết vào toàn lãnh vực của giải trí phía bên ngoài, hoặc chúng ta quay vào trong.”

Krishnaji hừng hực cùng nghi vấn. Anh bàn luận nó cùng chúng tôi ở Colombo và sau đó ở Rishi Valley và Madras. Trên hai năm, vấn đề này của bộ não con người và sự thách thức của máy móc đang đảm đương những tiến hành và những năng lực của bộ não là sự quan tâm chính của Krishnaji.

Một buổi sáng tôi yêu cầu Krishnaji cho một gặp gỡ, bởi vì tôi cần những đáp án nào đó cho những nghi vấn khó hiểu đối với tôi. Anh đang ở trong một trạng thái lạ thường; có vẻ anh đang ở phía bên ngoài của anh.

Tôi chất vấn anh về vị trí của anh mà không có thành trì trong sự thật. Tôi nói, “Hầu hết những hệ thống khác của trạng thái thiền định đều bắt buộc sự cần thiết phải có hỗ trợ tại những chặng đường đầu tiên. Anh đã nói lặp đi lặp lại rằng không có những thứ bậc, không có những mức độ. Bước đầu tiên là bước cuối cùng. Nhưng khi tìm hiểu quá khứ theo lịch sử của anh, cũng như trong những nói chuyện thông thường, tôi đã quan sát rằng anh đã trải qua tất cả kriyas, những hành động được biết đến đối với truyền thống tôn giáo. Anh đã tự thí nghiệm với chính anh, anh đã từ chối những giác quan của anh; buộc một miếng băng trên hai mắt của anh trong nhiều ngày để thấy mù lòa có nghĩa ra sao. Anh đã nhịn ăn nhiều ngày, anh đã quan sát sự yên lặng, ‘maun’, trên một năm vào năm 1951. Lý do của anh cho sự yên lặng này là gì?”

“Có thể đó là để tìm ra liệu tôi có thể giữ yên lặng,” Krishnaji nói.

“Nó có giúp đỡ gì được không?”

“Không nhiều lắm,” là đáp lại.

“Tại sao anh đã thực hiện nó?”

“Tôi đã làm những việc điên rồ – ăn không pha trộn tinh bột và chất đạm; chỉ ăn rau; sau đó chỉ ăn chất đạm.”

“Anh đặt sự yên lặng vào cùng loại?” Nandini hỏi.

“Bạn có ý tôi không nói chuyện với bất kỳ người nào – bạn chắc chắn chứ? Không bao giờ nghiêm túc đâu. Không có ý định thuộc tinh thần đằng sau sự yên lặng đâu.”

“Trong sự trải nghiệm đã xảy ra ở Ooty, anh vẫn còn thấy những ảo ảnh. Hiện nay anh vẫn còn thấy những ảo ảnh chứ?” Tôi hỏi.

“Không.” Có vẻ anh không chắc chắn lắm. “Chờ một tí. Thỉnh thoảng tôi có thấy – những chân dung, những hình ảnh? Bạn thấy chắc phải là một việc lạ lùng lắm khi họ phát hiện tôi. Như tôi có thể nhớ được. Bậc thầy K. H. và Buddha luôn luôn hiện diện nơi nào đó trong cái trí của tôi. Lúc trước những hình ảnh của họ thường theo tôi trong một thời gian đáng kể.”

“Anh đã kể về một khuôn mặt đang ở cùng anh, mà hòa vào khuôn mặt của anh.”

“Điều đó đúng.”

“Hôm nay tôi đang hỏi anh, liệu khuôn mặt đó vẫn còn bên anh?”

“Có, thỉnh thoảng. Tôi phải thâm nhập điều này. Tại sao bạn đặt ra cho tôi tất cả những câu hỏi này?”

“Tôi muốn viết một câu chuyện chính xác, không chỉ về những sự kiện; từ quan điểm của tôi những sự kiện không quan trọng lắm.”

“Ngay từ khởi đầu, C. W. L. và Amma đã nói khuôn mặt đó đã được tạo ra trong nhiều cuộc đời. Tôi còn quá nhỏ không hiểu được điều gì họ nói, nhưng chắc chắn khuôn mặt gây ấn tượng họ nhiều lắm. Họ nói đó là khuôn mặt của Maitreya Bodhisattva. Họ cứ thường xuyên lặp lại điều này, nhưng nó chẳng có ý nghĩa nào với tôi cả, tuyệt đối chẳng có ý nghĩa nào cả. Nhiều, nhiều năm sau, sau cái chết của em tôi, và nhiều, nhiều năm sau đó – tôi không thể nói cho bạn thời gian nào, nhưng một buổi sáng bỗng nhiên tôi thấy khuôn mặt đó, một khuôn mặt đẹp đẽ lạ thường, mà lúc trước thường xuyên ở cùng tôi suốt nhiều năm. Sau đó dần dần khuôn mặt đó biến mất. Tất cả nó bắt đầu sau cái chết của người em.”

“Chúng ta hãy tìm hiểu vấn đề của những ảo ảnh,” tôi nói.

“Trong nhiều, nhiều năm tôi thực sự không hoàn toàn hiện diện ở đó. Thỉnh thoảng, thậm chí lúc này, tôi không hoàn toàn hiện diện ở đó. Ojai hoàn toàn không dính dáng với C. W. L. Tại Ootacamund nó hoàn toàn không dính dáng với Rajagopal và Rosalind. Sau khi tôi đi khỏi Ojai – sau năm 1947 đến 1948, mọi thứ bắt đầu xảy ra, giống như thấy khuôn mặt lạ thường này. Lúc trước tôi thấy nó hàng ngày – khi đang ngủ, khi đang dạo bộ. Nó không là một ảo ảnh. Nó giống như bức tranh đó, một sự kiện thực sự.”

“Anh thấy nó thậm chí ngay cả khi anh thức?” Nandini hỏi.

“Dĩ nhiên, trên những dạo bộ của tôi, nó hiện diện ở đó.”

“Chúng tôi thấy nó ở Ooty. Một thay đổi lạ lùng đang xảy ra trong khuôn mặt của anh,” tôi nói.

“Điều đó đúng.”

“Và anh nói Buddha hiện diện ở đó. Anh nói rằng thỉnh thoảng anh vẫn còn thấy những ảo ảnh.”

“Có một đêm nào đó ở Madras tôi thức dậy cùng khuôn mặt này.”

“Vậy là nó vẫn còn ở đó.”

“Dĩ nhiên.”

“Tôi muốn nắm chắc được nó,” tôi nói.

“Vâng. Đó là, nó không là một ảo ảnh. Nó không là cái gì đó được tưởng tượng ra. Tôi đã thử nghiệm nhiều lần. Nó không là cái gì đó mà tôi mong muốn. Tôi không nói, ‘Ôi, khuôn mặt đẹp đẽ làm sao đâu’ – không ao ước để có nó.”

“Việc gì xảy đến cho anh khi anh có những ảo ảnh này?”

“Tôi nhìn vào khuôn mặt.”

“Có bất kỳ việc gì xảy ra cho anh?”

“Tôi không biết. Nó giống như lau sạch thân thể và khuôn mặt và không khí. Tôi đã thấy khuôn mặt trong bóng tối, trong ánh sáng, trong dạo bộ. Bạn có lẽ nói rằng điều này hoàn toàn điên khùng. Nhưng nó là như thế. Tôi không bao giờ làm bất kỳ việc gì vì bất kỳ lý do tinh thần nào.”

“Trước khi tiến trình huyền bí xảy ra ở Ojai, trong những lá thư của anh gởi đến Lady Emily, anh nói anh đang thiền định mỗi ngày?” Mary Zimbalist hỏi.

“Tất cả thiền định đều thuộc quy tắc của Theosophical Society. Tôi thực hiện nó bởi vì tôi được bảo phải thực hiện nó. Nó là bộ phận thuộc niềm tin của Theosophical Society, nhưng nó không có ý nghĩa gì đối với tôi. Tôi làm tất cả nó một cách tự động.”

“Khi anh ‘lớn lên, hồi tỉnh,’ liệu nó là một lóe sáng hay liệu nó là cái gì đó đã chín chắn mà anh không biết?” Tôi hỏi.

“Trong một lóe sáng, một cách tự nhiên. Lúc trước tôi kinh hãi những lời thề, những kiêng khem, những giữ gìn trong trắng, những không được giận dữ. Tôi không bao giờ thề nguyền. Nếu tôi không ưa thích việc gì, chấm dứt. Nếu tôi ưa thích, tôi tiếp tục nó.”

“Khi người ta đọc quyển Notebook Sổ tayvà sau đó đọc những nói chuyện của năm 1948, người ta phát giác có một nhảy vọt cơ bản trong những lời giảng. Liệu có một nhảy vọt luôn luôn đang xảy ra?”

“Vâng, nó luôn luôn đang xảy ra, trong bộ não của tôi, phía bên trong. Lần này sau khi đi từ London đến Bombay và kế tiếp Madras, đêm đầu tiên đó ở Madras, tôi cảm thấy bộ não nổ tung; có một chất lượng, ánh sáng, vẻ đẹp lạ thường. Việc này luôn luôn đang xảy ra, nhưng không phải mỗi ngày. Như thế sẽ là một nói láo. Điều gì cần thiết là sự yên lặng…

“Tôi nhận ra rằng những sự việc đều xảy ra khi anh ở một mình. Nó xảy ra khi anh được đoán rằng ‘bị bệnh’ rất nặng năm 1959, ở Srinagar và sau đó ở Bombay. Tôi chưa bao giờ chắc chắn được liệu rằng anh bị một căn bệnh hay việc gì khác. Khi kết thúc bất kỳ bệnh tật trầm trọng nào, anh đều đưa ra những nói chuyện lạ thường.”

“Bệnh tật có lẽ là một tẩy rửa,” Krishnaji nói.

“Tôi biết anh bị bệnh vào hai dịp ở Bombay. Tôi đã có mặt. Có một bầu không khí lạ thường khi anh bị bệnh.”

“Tôi nhớ anh bị bệnh ở Bombay,” Nandini kể. “Anh bị viêm cuống phổi. Chúng tôi phải hủy bỏ những nói chuyện. Anh bị sốt lên đến 103 hay 104 độ F. Bỗng nhiên anh muốn ói mửa. Vì vậy tôi chạy đi lấy một cái chậu. Tôi cầm tay anh. Tôi thấy anh sắp sửa ngất xỉu. Tôi vội gọi lớn tiếng và anh nói, ‘Không, không.’ Giọng nói của anh đã thay đổi. Khuôn mặt của anh đã thay đổi. Cái người ngồi dựng đứng khác hẳn cái người đã bị ngất xỉu. Anh lại khỏi bệnh.

“Anh bảo với tôi không được để thân thể một mình; chỉ ngồi ở đó. Anh nói, ‘Không bao giờ được căng thẳng khi gần tôi; không bao giờ được lo lắng, đừng cho phép quá nhiều người lại gần tôi. Ở Ấn độ họ không bao giờ để một người bệnh ở một mình.’ Anh bảo tôi ngồi yên lặng và sau đó anh nói, ‘Tôi phải nói cho bạn điều này. Bạn biết cách giúp đỡ một người sắp chết? Nếu bạn biết rằng người nào đó sắp sửa chết, giúp đỡ anh ấy yên lặng, giúp đỡ anh ấy quên đi những tích lũy của anh ấy, được tự do khỏi những phiền muộn của anh ấy, khỏi những vấn đề của anh ấy, giúp đỡ anh ấy từ bỏ những quyến luyến của anh ấy, tất cả những sở hữu của anh ấy.’ Anh yên lặng và sau đó anh nói, ‘Nó chỉ là một bước nhảy qua.’ Và khuôn mặt của anh sáng lên. ‘Nếu bạn không thể thực hiện việc đó, bạn là nơi bạn là, bạn vẫn còn ở nơi bạn là.’ ”

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]