Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

27. “Người quan sát là Vật được quan sát”

19/07/201114:19(Xem: 7100)
27. “Người quan sát là Vật được quan sát”

TIỂU SỬ CỦA KRISHNAMURTI
Krishnamurti's biography by Pupul Jayakar
Lời dịch: Ông Không
Tháng 4-2011

PHẦN 5

THAY ĐỔI TẦM NHÌN

1962-1977

CHƯƠNG 27

“Người quan sát là Vật được quan sát”

T

háng sáu năm 1973, gặp gỡ quốc tế đầu tiên của Krishnamurti Foundation được tổ chức tại Brockwood Park. Achyut, Sunanda, Balasundaram, và tôi đại diện cho Ấn độ. Trong khi giới thiệu chúng tôi cho những thành viên của American và English Foundations, Krishnaji nói về Achyut, “Tôi sẽ giới thiệu Achyut như thế nào đây? Anh ấy là một trong những người chịu trách nhiệm về việc đưa người Anh ra khỏi Ấn độ.”

Chúng tôi bàn luận vấn đề bản quyền và những sách xuất bản. Có một khác biệt cơ bản về quan điểm bản quyền nên được trao quyền cho nơi nào. Cuối cùng, nó được quyết định rằng trong khi bản quyền tiếp tục với English Foundation, Indian Foundation sẽ có quyền xuất bản những nói chuyện và những bàn luận của Krishnaji ở Ấn độ, cũng như in ra một ấn bản quốc tế một lần trong ba năm.

Krishnaji không có những sở hữu ngoại trừ quần áo và cái đồng hồ của anh. Tuy nhiên anh đã trình bày trong di chúc của anh rằng thân thể của anh sau khi chết phải được hỏa thiêu tại bất kỳ nơi nào anh chết, và không đài kỷ niệm nào được dựng lên cho tro hỏa táng của anh. Tại điểm này, khi thấy sự buồn bã trên những khuôn mặt của chúng tôi, Krishnaji đùa, “Nếu tôi chết ở Anh, bạn có thể hỏa thiêu tôi ở ‘Golders Green và rải tro bụi của tôi ở đó.’ ”

Tôi cảm thấy tôi đang chết lặng đi. Tôi nói với anh không nên thiếu nghiêm trang, rằng thân thể của anh thiêng liêng và không bàn chân nào được phép giẫm lên nơi tro hỏa táng của thân thể anh đã chôn xuống. “Chúng tôi sẽ nhận tro hỏa táng và rải chúng trong những con sông của Ấn độ.” Ngay lập tức anh trở nên rất nghiêm nghị, hướng về những người khác và khẳng định, “Thân thể này thiêng liêng.” Người ta quyết định như thế, rằng tro hỏa táng của anh được gửi tới Ấn độ và cuối cùng sẽ trôi trong những con sông đến đại dương.

Ngày 17 tháng mười một, Krishnaji ghé New Delhi trên đường đến Varanasi. Tôi đã thu xếp được phép vào đón anh tại phòng chờ phía bên trong khu hải quan. Tôi thấy Maharshi Mahesh Yogi đang đứng gần bên; ông được choàng vòng hoa và vây quanh bởi những đệ tử của ông. Ngồi chờ hành lý của Krishnaji tôi hỏi, “Maharshi cùng trên chuyến máy bay của anh?” Krishnaji mỉm cười. Anh đã lên máy bay tại Rome, và khi anh đi đến chỗ ngồi anh đi ngang qua một con người có bộ râu quai nón đang ngồi kiết già trên một bộ da cọp. K mang máng nhận ra người đàn ông, nhưng anh không thể nhận xét chính xác. Chốc lát sau người nữ tiếp viên tay cầm một bông hồng đến bên và hỏi liệu anh là Krishnamurti. Khi Krishnaji nói đúng, cô đã trao cho Krishnaji bông hồng và nói rằng Maharshi, người cũng trong chuyến bay này, gửi lời hỏi thăm và tặng bông hồng. Krishnaji chuyển lời cám ơn của anh. Vài tiếng đồng hồ sau anh đi đến nhà vệ sinh và, khi quay lại, đi ngang qua chỗ ngồi của Maharshi. Maharshi bật dậy. Sau khi họ chấp tay lại chào nhau trong namaskaras (hình thức chào hỏi truyền thống ở Ấn độ giữa bạn bè, người lạ, người già hay trẻ), Maharshi chỉ vào chỗ trống kế bên ông và đề nghị họ nói chuyện. Vì thế Krishnaji ngồi xuống. Sau vài câu xã giao, Maharshi nói rằng ông đang đi đến Nepal để tuyên bố một cách mạng thế giới trong ý thức và đề nghị Krishnaji theo cùng ông và hợp tác với ông trong công việc, bởi vì cùng nhau ông cảm thấy họ có thể thay đổi nhân loại. Krishnaji từ chối rất lịch sự, nói rằng anh có nhiều cuộc hẹn và vì vậy nài nỉ được tha thứ. Maharshi tiếp tục thúc giục anh, bởi vì ông cảm thấy rằng việc gì ông đang làm còn quan trọng hơn nhiều. Nói chuyện tiếp tục khoảng một tiếng đồng hồ, sau đó họ chia tay và Krishnaji quay lại chỗ ngồi của anh.

Tháng 11 năm 1974, Krishnaji lại ở Varanasi. Tại một bàn luận nhỏ được tổ chức vào ngày 19 tháng mười một trong phòng khách của anh nhìn ra sông Ganga, tôi hỏi, “Liệu chúng tôi có thể nhận biết những yếu tố chính của lời giảng?” Chúng tôi đã nghe anh được hai mươi lăm năm. Nhiều người trong chúng tôi có thể đưa ra ý nghĩa cốt lõi đối với toàn lãnh vực của hiểu rõ về chính mình, nhưng câu hỏi vẫn còn nguyên: “Lời giảng là gì?”

Krishnaji bị sửng sốt bởi nó; anh yên lặng, thả cho câu hỏi tự khai mở. Cuối cùng, anh nói, “Tôi không biết. Tôi không thể diễn tả nó trong một vài từ ngữ, đúng chứ? Tôi nghĩ tại cơ bản ý tưởng về lời giảng và người được giảng là sai lầm, ít ra đối với tôi. Tôi nghĩ nó là một vấn đề của chia sẻ hơn là được giảng dạy, tham gia hơn là cho hay nhận. Và vì vậy, liệu chúng ta có thể chia sẻ cái gì đó mà không ở trong lãnh vực của thời gian, suy nghĩ, và phương hướng? Liệu chúng ta có thể chia sẻ, hay liệu chúng ta quá bị quy định đến độ chúng ta không biết chia sẻ có nghĩa gì?”

Tiếp theo chúng tôi bàn luận nhiều về vấn đề của tham gia, chia sẻ, và thâu nhận. Krishnaji nói, “Không có người thầy và người được dạy. Liệu nó là một vấn đề của từ bi?”

Sau đó, khi năng lượng được sinh ra bởi đối thoại đã mãnh liệt, bỗng nhiên Krishnaji bình phẩm, “Bạn đang hỏi, ‘lời giảng là gì?’ Đúng chứ? Tôi nói, lời giảng nói, ‘Nơi nào bạnhiện diện, cái khác lạkhông hiện diện.’ ”

Chúng tôi lắng nghe, cái trí yên lặng cùng sự tinh khiết của thấu triệt của Krishnaji. Tiếp theo những lăn tăn của suy nghĩ lại bắt đầu. Chúng tôi bàn luận chất lượng của lắng nghe và sự chín chắn của cái trí.

“Bạn sẽ nói,” K hỏi, “rằng cái trí phải được tự do khỏi bất kỳ chuyển động nào như tích lũy, như hiểu biết, như phương hướng, như ý muốn? Chuyển động hàm ý thời gian. Thời gian là chuyển động. Tôi đang hỏi – liệu thời gian cần thiết để thấy? Hay, liệu nó không cần thiết? Vậy thì làm thế nào một cái trí, toàn cấu trúc của cái trí, thấy cái không thuộc thời gian? Bạn thấy sự nghịch lý?” anh thắc mắc. “Vì vậy, liệu bạn có thể chết đi tất cả những sự việc mà bạn đã thâu lượm – vui thú, đau khổ, tổn thương?”

“Anh hoàn thành sự rèn luyện đó?” Tôi hỏi.

“Dĩ nhiên không. Những rèn luyện, những thực hành đó đều nhỏ nhen. Cái trí, bộ não, được tiến hóa qua thời gian. Nó được ghi lại trong thời gian. Liệu cái trí có thể thấy cái không thuộc thời gian? Chắc chắn không. Vậy thì, cái gì mà nhận biết cái không thuộc thời gian? Hãy tìm ra.”

Vài ngày sau chúng tôi có bàn luận đầu tiên trong những bàn luận cùng những người Phật giáo. Trong số những người có mặt là Rimpoche Samdhong. Một bhikshuk(thầy tu) từ Tây tạng, mặc một bộ quần áo nâu nhạt, cùng một thái độ nghiêm túc và một khuôn mặt không tuổi tác, ông là hiệu trưởng của Institute of Tibetology tại Sarnath. Học giả Jagannath Upadhyaya của Sanskrit University, một người Xã hội, và một học giả của Nagarjuna, những học giả khác từ Sanskrit University, và những người đồng hành của Krishnaji tham dự.

Diễn tả lại nó sau này, Rimpoche Samdhong nói rằng khi ông đặt cho Krishnaji một câu hỏi, Krishnaji phủ nhận câu hỏi và đáp lại bằng cách hỏi ngược Rimpoche. Ông bị bối rối, ông không thể hiểu rõ cách tiếp cận của Krishnaji. Tại cuối bàn luận, và sau đó, sau nhiều năm nghe Krishnaji nói chuyện, người lama đến được sự nhận biết rằng những nghi vấn cơ bản không có những đáp án, nhưng vẫn còn phải được đặt ra. “Krishnaji,” ông nói, “không bao giờ cung cấp một đáp án, không bao giờ đặt bất kỳ vấn đề nào vào một con người. Nhưng thách thức của ông tiếp xúc một mấu chốt nảy mầm phía bên trong, mà giúp đỡ người lắng nghe có thể thức dậy và cho ‘cái gì là’ khai mở.”

Rimpoche Samdhong nói, “Nếu bạn cảm thấy từ bi mà trôi chảy từ Krishnaji, bạn sẽ thấy không có giới hạn đối với ông ấy. Hầu hết những người thầy đều có một tiếp cận bị giới hạn, nhưng sự tiếp cận của Krishnaji không có giới hạn.” Ông bị tác động sâu thẳm bởi Krishnaji, sự hiện diện của anh và những từ ngữ của anh. “Người ta càng có thấu triệt và càng cố gắng hiệp thông cùng Krishnaji nhiều bao nhiêu, ông càng rút sâu bấy nhiêu; những thấu triệt của Krishnaji thăm thẳm vô cùng. Bạn không bao giờ có thể nắm bắt được ông, không bao giờ tiến được gần ông. Bởi vì không có kết thúc, không có giới hạn đối với ông.”

Rajesh Dalal, một chuyên gia kỹ thuật trẻ tuổi vừa tốt nghiệp từ Institute of Technology, Kampur, đến Rajghat để nghe Krishnaji nói chuyện. Bị cuốn hút bởi chiều sâu và sự xác đáng trong lời giảng của Krishnaji. Em là người đầu tiên trong số những giáo sư và những chuyên gia từ bỏ nghề nghiệp và tham gia như một giáo viên trong những trường học của Krishnaji.

Viếng thăm Rajghat của Krishnaji vào tháng mười một năm 1976 dẫn đến gặp gỡ đầu tiên với anh của Rajesh. Em đến phòng của Krishnaji, khá căng thẳng, hơi lo lắng bởi ý tưởng gặp gỡ “một con người vĩ đại.” Krishnaji đón em tại cửa, cầm tay em, và dẫn em đến hàng hiên nhìn ra sông Ganga và cái vườn. Họ ngồi trên đi văng, và Krishnaji nói, “Thưa bạn, làm ơn đừng rụt rè như thế.” Anh bắt đầu hỏi về sống của Rajesh, em sinh ra ở đâu, em sống trong nhà của ai, cha mẹ của em, trường học của em. Sự hiện diện của anh làm vững lòng đến độ Rajesh huyên thuyên, nói về em; trong những từ ngữ của em, “quên bẵng tôi đang nói chuyện với ai. Nó giống như đang nói chuyện với người nào đó mà là một người bạn thân thiết. Khi tôi kể với ông rằng trong trường học và đại học tôi luôn luôn chơi đùa cùng những đồ vật, con người, những ý tưởng, những con số, những từ ngữ, và vân vân, dường như ông vui vẻ lắm và nói, ‘Việc đó tốt lắm.’ ”

Bỗng nhiên Krishnaji trở nên rất yên lặng và nghiêm túc. Rajesh bắt đầu nhận biết sâu sắc về sự yên lặng và bị tác động vô cùng bởi nó. Em bắt đầu ý thức được mặt trời đang lặn và “sự tỏa sáng của màu vàng lẫn màu hồng trong những gợn sóng lăn tăn.” Em ý thức được chuyển động của những chiếc lá đa khi những cơn gió hiu hiu đang đùa giỡn cùng nó và lắng nghe âm thanh của con công trống. Họ ngồi khoảng bốn phút mà không nói lời nào. Rajesh nhìn anh một hai lần, chờ đợi anh phá vỡ sự yên lặng, mà em đang phát giác rằng không thể nào chịu đựng được nữa. Em đang bắt đầu nhận ra sự mênh mang của con người đang ngồi bên em, và sự thân mật mà hai con người đã chia sẻ nhường chỗ cho một cảm thấy của kinh hoàng vô cùng phía bên trong em. Em thấy Krishnaji như bộ phận của con sông, của cây đa và những con chim đang bay qua nó. “Nó là sự kinh hoàng mà bạn cảm thấy khi bạn đối diện với cái gì đó không biết được – cái gì đó rất thăm thẳm.”

Krishnaji nói, “Tôi muốn nói những sự việc nào đó, và điều gì tôi sắp sửa nói không có tinh thần chỉ trích hay chê bai. Tôi thực sự không có, trong quả tim hay cái trí của tôi, bất kỳ ý thức của nhận xét nào. Vì vậy, ngay từ khởi đầu phải hiểu rõ điều đó.

Bỗng nhiên, em nghe tiếng nói của Krishnaji. “Nhìn kìa Rajesh, thế giới đang ở trong sự tối tăm. Nó là thế giới điên rồ. Bạo lực mà bạn trông thấy quanh bạn quả là điên rồ. Và những nơi này – Rajghat, Rishi Valley, Brockwood Park, và Ojai – phải trở thành những trung tâm của ánh sáng. Những người lớn tuổi đã làm rối beng mọi thứ. Họ đã không thực hiện nó. Và những người mới mẻ, những người trẻ tuổi phải thực hiện nó. Bạn hiểu chứ? Tôi hy vọng bạn đã không đến đây để thử nghiệm trong một hay hai năm nhưng cam kết đến cái này.” Khi Rajesh cam đoan với Krishnaji rằng cái này là vấn đề duy nhất mà, một cách sâu thẳm và thực sự có quan trọng trong sống của em, có một nụ cười dịu dàng nhưng bí ẩn trên khuôn mặt của Krishnaji.

Đến lúc đó là thời gian cho Krishnaji đi dạo bộ. Krishnaji vụt đứng dậy và đi vào phòng anh để lấy đôi giầy. Rajesh nhìn cách anh đứng, ngồi, mang giầy, leo lên cầu thang, và bước đi. Em thấy một con người rất sinh động, tám mươi mốt tuổi; ngược lại, Rajesh không thể kiềm chế để thấy rằng em quá luộm thuộm và cẩu thả làm sao – và em mới chỉ hai mươi bốn tuổi. Bỗng nhiên, Rajesh nhận biết tất cả mọi điều mà em phải học hành từ con người này. Và như thể anh hiểu rõ những suy nghĩ của Rajesh, Krishnaji nói, “Chúng ta sẽ gặp nhau thường xuyên hơn. Tôi sẽ thấy rằng bạn theo cùng chúng tôi ở Madras và Rishi Valley.”

Đối với Rajesh nó là một tuôn tràn của thương yêu và hạnh phúc. Em trải nghiệm một trạng thái nhận biết yên lặng và quay về phòng, em ý thức rõ ràng được mọi thứ quanh quanh em – những bông hồng, những con thuyền trên sông, và những con sóc đang cùng nhau đùa giỡn. Cái trí sinh động hơn bao giờ trước kia.

Năm 1979, Krishnaji sẽ thực hiện những bàn luận cùng những giáo viên của Rishi Valley. Rajesh Dalal tham gia. Krishnaji nói về sự cần thiết phải sáng tạo sự tin cậy trong học sinh. Rajesh, đang ngồi bên phải Krishnaji, chú ý một cách đặc biệt ngày hôm đó. Toàn vấn đề của học sinh phải có sự tin cậy và sự tự tin trong người giáo dục là, Krishnaji nói, “trọng điểm đối với sự tiến hành của giáo dục.” Anh liên tục thách thức khán giả của anh, quẳng lại những vấn đề cho họ, thúc bách họ phải thâm nhập và trả lời từ chiều sâu.

Rajesh kể lại với tôi, “Em rất tỉnh táo, đang nhìn ngắm và đang lắng nghe. Rồi bỗng nhiên Krishnaji hướng về em và hỏi, ‘Rajesh, bạn nói gì đây?’ Em giữ yên lặng, không cần thiết phải trả lời. Lại nữa sau năm hay mười phút, anh nói với những giáo viên, ‘Thưa các thầy, liệu các thầy sẽ bước xuống những bục giảng của các thầy và nói cùng những học sinh của các thầy rằng các thầy cũng giống hệt như các em học sinh – rằng các thầy cũng có những sợ hãi, những ganh tị, những tổn thương. Vậy là các em sẽ thấy rằng các thầy chân thật và tin cậy các thầy. Liệu các thầy sẽ thực hiện việc này?’ Có lẽ em đã mong đợi để nghe điều gì đó thâm sâu hơn thế này. Cũng vậy em cảm thấy rằng em đã thiết lập được sự liên hệ như thế cùng các em học sinh của em. Vì vậy, em buột mồm nói ra và giọng đầy xúc cảm. “Thưa ông, tôi đã thực hiện việc đó. Nhưng, từng đó cũng chưa đủ. Ông không thể cứ nói tôi bị hoang mang và có sợ hãi. Ông phải được tự do khỏi sợ hãi, nếu học sinh muốn tin cậy ông.”

Rajesh tiếp tục. “Ông quay lại phía em, cầm tay em, và nói, ‘Rajesh, thực hiện nó ngay lúc này.’ Cái nhìn chằm chằm của ông và những từ ngữ của ông giống như một sợi dây thòng lọng đang xiết cổ em. Nó là một trải nghiệm lạ thường. Mãnh liệt của nó làm tê liệt em và em không thể thốt lên lời. Ngay tức khắc ông nhận ra việc đó và, quay cái nhìn chằm chằm của ông khỏi em, bắt đầu bàn luận cùng những giáo viên khác. Nhưng đầy dịu dàng và thương yêu ông tiếp tục vỗ nhè nhẹ bàn tay của em, như thể để nói, ‘Người bạn của tôi, tôi hiểu rõ điều gì bạn vừa trải qua.’ ”

Thấy rằng Rajesh đang theo một sống hoàn toàn kiêng khem và trong trắng, và nhận biết những căng thẳng đang nảy sinh, K nói chuyện với em về tình dục. Krishnaji nói, “Tình dục giống như một bông hoa mỏng manh, một ngọn lửa mãnh liệt, tinh tế và hiếm hoi. Nó phải được chăm sóc và được ấp ủ. Bạn phải đặc biệt cảnh giác khi nó không đang vận hành như sự tự nhiên đã dự tính. Buông thả tình dục vận hành một cách tự do là phí phạm năng lượng; đè nén nó một cách tàn nhẫn là hủy diệt cái gì đó tinh tế và đẹp đẽ lạ thường. Vì vậy, hãy nhìn ngắm nó đầy thân tình, nuôi dưỡng nó, cho phép nó tự-khám phá về chính nó và khai mở – không từ chối nó và cũng không nhượng bộ nó.”

Krishnaji liên tục yêu cầu chúng tôi, “Hãy thách thức tôi. Thực hiện đi. Thách thức của các bạn không đủ mãnh liệt.”

Chúng tôi ở Madras và anh bắt đầu bàn luận về sự thay đổi mau lẹ đang xảy ra trong thế giới. Trong phương Tây, từ giữa những năm 1960, một phản ứng chống lại chủ nghĩa vật chất và chủ nghĩa tiêu thụ đã dẫn đến một sôi sục to tát giữa những người trẻ. Một trống rỗng khủng khiếp đang lan tỏa mọi hình thái của sống. Áp lực đang được sinh ra bởi sự tàn phá môi trường và sự khai mở những bí mật của thiên nhiên và sự sử dụng chúng vô trách nhiệm như những món đồ chơi của công nghệ, không thể bị duy trì nơi những tài nguyên đang có của những cái trí và những thân thể trẻ trung. Những bất bình thường đang trở thành những bình thường.

Giống như một con sóng, sự hoang mang và sự hỗn loạn đang tràn ngập những cậu trai và những cô gái đến tuổi trưởng thành, mà đang phản kháng. Vô số “những đứa trẻ nở hoa” này đã xuống đường; giống như những fakirhay những khất sĩ, họ là những người lang thang chân đất mới của quả đất này. Họ chọn quê hương ở Ấn độ, từ khắp thế giới gặp gỡ nhau ở Nepal, Vanarasi, Goa. Họ đang gieo những hạt giống của một văn hóa mới mẻ, dù khác thường như thế nào, đang tìm kiếm để tái thiết lập sự hiệp thông cùng thiên nhiên và con người của họ. Họ tìm kiếm nó trong thuốc men, trong âm nhạc, trong yoga, trong tình dục. Chống chiến tranh, chống ganh đua, chống đạo đức giả, chống “nhiều hơn” của xã hội tham lợi, họ quan tâm đến tình yêu và đang tồn tại. Lang thang khắp những châu lục, thậm chí trong những thất bại của họ họ cũng đã mang đến hoàn cảnh của con người một khoảng ngừng êm ả của sự đau khổ. Nhưng họ là một thế hệ mất mát.

Chúng tôi bàn luận về cách mạng văn hóa ở Trung quốc. Sự thí nghiệm hàng triệu người trẻ để xâm chiếm và phá hoại môi trường sống đã gây kinh hoàng. Nó là một hành động không còn từ bi, và yếu tố tàn bạo vốn có sẵn trong nó là một khiếp hãi. Cũng vậy nó đã thất bại và để lại thảm họa và hủy diệt.

Krishnaji hỏi chúng tôi điều gì đang xảy ra cho những người trẻ ở Ấn độ. Chúng tôi kể cho anh về phong trào Naxatite. Nó đã bắt đầu trong vùng nông thôn West Bengal, nhưng đã mau chóng thâm nhập vào những trường đại học, cuốn hút vào môi trường của nó những sinh viên trẻ tuổi, những người trí thức thất nghiệp, cũng như những cậu trai và cô gái từ những gia đình giàu có đang phản kháng chống lại tình trạng sống lúc này. Trẻ tuổi, tàn nhẫn, bạo lực, những quan tâm của họ là hủy diệt những giá trị và những cấu trúc kinh tế đang tồn tại. Mỉa mai thay, những người có học thức và những chuyên gia trẻ từ cùng hoàn cảnh môi trường, bị quáng mắt bởi những bùng nổ trong khoa học và công nghệ và những cơ hội không giới hạn xuất hiện trên chân trời phương Tây, đang hướng về phương Tây, đang tìm kiếm để chia chác trong một hũ vàng dường như không cạn.

Ở nông thôn Ấn độ người ta cảm thấy những làn gió thay đổi khôn lường. Quyền hành đang chuyển vào những bàn tay của những nhóm giai cấp mới, những người tạm gọi là chậm tiến đang bắt đầu nhận ra uy quyền của những phiếu bầu. Trong những thành phố một thoái hóa gia tăng đang đảm đương.

Một bạo lực hủy diệt chung, một phân chia tại mọi mức độ, và một vô cảm gia tăng đang tràn lan khắp mảnh đất Ấn độ. Krishnaji nói anh đã thấy việc này đang xảy ra. Khi anh đi khắp quốc gia anh nhận thấy sự suy sụp chung trong những giá trị và khuynh hướng né tránh trách nhiệm. “Người ta quan sát việc này không chỉ trong những nhật báo, nhưng còn cả việc gì đang xảy ra quanh chúng ta ở xã hội; việc gì đang xảy ra cho chúng ta tại vùng ngoại biên của sống, nhưng cũng còn cả từ việc gì đang xảy ra phía bên trong. Người ta thấy sự không hòa hợp, dư thừa dân số, vô cảm, một dửng dưng đang gia tăng đối với con người và môi trường.” Sự đòi hỏi thiết tha của anh cho một cách mạng trong nền tảng của cái trí, mãi mãi không suy giảm.

Khi ở Madras Krishnaji, trong những nói chuyện trước công chúng và những bàn luận, đưa ra một nghi vấn cơ bản: liệu có một sự việc như một cá thể, hay liệu con người chỉ là một chuyển động của tập thể? Những thấu triệt vào bản chất của tập thể chỉ ra rằng nó được tạo thành từ truyền thống, niềm tin, hiểu biết, và trải nghiệm của những quyển sách. Krishnaji nói rằng muốn là một cá thể, phải có một cách mạng trong tập thể trong cách mà nó được phơi bày trong hiểu biết và truyền thống; và vì vậy con người phải khám phá sự thoái hóa riêng của anh ấy.

Đặt ra những nghi vấn này là cần thiết: “Những nghi vấn mà không có những đáp án. Để cho nghi vấn quẳng con người vào chính anh ấy và phương cách mà cấu trúc của sự suy nghĩ vận hành.”

Từ Madras, Krishnaji đi đến Bombay. Nhận biết rằng trong hàng thiên niên kỷ con người đã tìm kiếm sự tự do trong phía bên ngoài và trong phía bên trong, Krishnaji thâm nhập vào toàn vấn đề của sống, học hành, quan sát. Anh nói, “Học hành là quan sát và hành động.” Giống như những người khoa học quan sát qua kính hiển vi, anh yêu cầu khán giả “quan sát, nhìn ngắm những sự vật như chúng là, không biến dạng chúng để phù hợp những khuynh hướng và những thành kiến.” Anh nói về sự tìm kiếm của con nguời để được tự do khỏi đau khổ và bạo lực.

Con người đã suy nghĩ về nghi vấn của bạo lực này suốt hàng triệu năm – bạo lực như đối nghịch với hòa bình, hung hăng như đối nghịch với từ bi, tốt lành như đối nghịch với xấu xa. Những con người đã sống cùng nghi vấn này. “Tại sao?” anh hỏi. “Chúng ta phải giải đáp được nghi vấn này, không phải bằng những từ ngữ, nhưng trong những quả tim riêng của chúng ta, không phải giải thích qua loa nó hay biện hộ nó, nhưng để thấy rằng chúng ta không-bạo lực, trong câu nói của chúng ta, trong những cử chỉ của chúng ta, trong hoạt động của chúng ta.

“Nếu bạn quan sát,” Krishnaji nói, “con người không có một ý thức của vẻ đẹp – vẻ đẹp như sự nhạy cảm không chỉ phần thân thể, nhưng còn cả quả tim và cái trí. Nhạy cảm là thông minh. Liệu người ta có thể nhận biết vẻ đẹp lạ thường của quả đất, sự trù phú của một cánh đồng lúa, vẻ đẹp của một khuôn mặt, của một nụ cười, và sự buồn bã của những giọt nước mắt? Nếu không có sự hiểu rõ như thế không chỉ vẻ đẹp mà đôi mắt thấy, nhưng còn cả vẻ đẹp của sự nhận biết rõ ràng không bị biến dạng, con người không bao giờ có thể được tự do khỏi bạo lực. Muốn hiểu rõ bạo lực, người ta phải được tự do khỏi từ ngữ đó. Và người ta không thể được tự do nếu không có nhạy cảm cùng vẻ đẹp của mọi thứ quanh quanh bạn. Phải có tự do để tìm ra tình yêu là gì. Bạn biết, từ ngữ tự do là một từ ngữ nguy hiểm. Đối với hầu hết mọi người, tự do có nghĩa là làm bất kỳ việc gì họ ưa thích, một tự do khỏi những kiềm chế của xã hội, đạo đức của xã hội.

“Tự do khỏi cái gì đó là một việc, và tự do cho chính nó là một việc khác. Chỉ trong phủ nhận mới có tự do. Bằng cách học hành về vô-trật tự, có trật tự. Muốn học hành về sợ hãi cần một cái trí rất tinh tế. Cùng đang chết là đang sống.

Bạn phải chết đi ngày hôm qua, để sống ngày hôm nay, và thế là có tình yêu. Bạn đã được trao tặng một mảnh đất và bạn đã làm gì cho mảnh đất đó? Muốn trồng cây cối trên nó, bạn phải có năng lượng, đam mê, thôi thúc, mãnh liệt. Nếu bạn sống theo cách này, vậy thì sự giàu có bạn đã khám phá trở nên rõ ràng, linh động, sinh động.

“Sống trong hiện tại là thấy trong kính hiển vi, không phải lệ thuộc vào ước muốn của bạn hay ước muốn của tôi, thấy trong kính hiển vi làm thế nào quá khứ trôi chảy qua hiện tại và nổ bùng vào tương lai. Nhưng chừng nào quá khứ còn bị trói buộc trong hình ảnh của quá khứ, làm thế nào quả tim có thể sống trong hiện tại? Và tình yêu là hiện tại, không phải ngày mai.”

Khi anh nói, cái trí, đang lắng nghe bằng sự mãnh liệt vô cùng, là một cùng những từ ngữ của anh.

“Bạn đã làm gì cho sống của bạn?” anh hỏi. “Đừng nói, ‘Tôi sẽ thành tựu tại sống kế tiếp.’ Chỉ có hiện tại, vẻ đẹp của hiện tại, sự phong phú của hiện tại. Bạn đã có sống này, cái sự việc lạ thường này được gọi là sống mà trong đó có đau khổ, vui thú, sợ hãi, tội lỗi, và tất cả những hành hạ và cô độc và tuyệt vọng của sống cùng vẻ đẹp của sống. Và bạn đã làm gì với nó? Một sống đã được trao tặng cho bạn, cái sự việc quý giá nhất trong thế giới, và bạn đã làm gì? Bạn đã xuyên tạc nó, hành hạ nó, xé nát nó ra thành từng mảnh nhỏ, phân chia nó, tạo ra bạo lực, hủy diệt, hận thù, sống một sống không-tình yêu, không-từ bi, không-đam mê.

“Nghi vấn được đưa ra và đáp án chỉ nằm trong hiện tại, không phải trong ngày mai hay trong quá khứ, mà đưa ra nghi vấn, bạn đang làm gì “ngay lúc này” với sống của bạn? Và nếu bạn có thể giải đáp nghi vấn này, bạn sẽ tìm được tình yêu là gì.” Sự đam mê, sự mãnh liệt của quan tâm của anh giống như một cơn gió bao bọc chúng tôi khi chúng tôi lắng nghe, kích thích những tế bào não, làm hồn nhiên cái trí.

Krishnaji cũng đang thực hiện những bàn luận nhóm nhỏ. Anh hỏi chúng tôi, “Liệu tôn giáo đã thất bại ở Ấn độ? Ở Ấn độ sannyas khất sĩ, ashrams thiền viện, đã trở thành một hình thức của phản kháng tôn giáo. Đi tới mặt trăng, sống dưới đại dương, ghép tim con người; nếu không có từ bi những vấn đề thuộc sự tồn tại của con người tiếp tục. Liệu chúng ta có thể quan sát bằng đôi mắt không bao giờ bị vấy bẩn, bị làm nông cạn bởi sự dửng dưng vô cảm? Muốn có cái này, thấy tổng thể, một chất lượng khác hẳn của cái trí phải được cần đến.”

Trong những bàn luận chúng tôi đã tìm hiểu bản chất của người quan sát và sự liên quan của anh ấy với vật được quan sát, một mấu chốt trọng điểm trong lời giảng của K. Krishnaji nói, “Trong ngay động thái của quan sát những vật, liền có tiến trình đặt tên mà cản trở sự nhận biết. Trong ngay động thái này, bản chất của cái gì được quan sát, đang trải qua sự thay đổi.”

Anh nói về thấu triệt như được sinh ra từ cái trí đang quan sát. Chính là khi cái trí, quả tim, bộ não được chuyển thành một trong chú ý mà sự phân chia giữa sự nhận biết thuộc tôn giáo và sự nhận biết thuộc khoa học mới biến mất. “Tự do khỏi cái đã được biết hiện diện phía bên trong những tế bào não. Khi những khe rãnh không còn tồn tại, bộ não sinh động. Trong trạng thái này có một thay đổi thuộc thân thể.”

Trong những bàn luận của anh, Krishnaji phủ nhận vai trò của anh như nguời thầy và những người lắng nghe anh như những môn đồ. Anh nói về “đang học hành,” một trạng thái nơi sự liên hệ của người thầy và người môn đồ trải qua một thay đổi hoàn toàn. Học hành cần năng lượng và sự hiếu kỳ mãnh liệt và một tự do để thâm nhập. Điều này hiện diện cùng sự quan sát, một trạng thái trong đó tất cả uy quyền và tất cả thứ bậc dựa vào cái tinh thần kết thúc. Anh nói về chính anh ấy như một cái gương mà trong đó những người lắng nghe thấy chính họ, cùng một tầm nhìn không bị biến dạng hay bị quy định.

“Hành động của học hành là hành động của đang sống. Học hành là một chất lượng của cái trí, một thái độ mà còn quan trọng nhiều hơn cả cái gì được học hành.”

Trong những nói chuyện của anh, anh trình bày rất chi tiết trong những bàn luận. Nói về bộ não và sự cần thiết phải có an toàn của nó, anh nói, “Bộ nào cần có an toàn và trật tự, nó cũng đòi hỏi sự hòa hợp. Nếu không hòa hợp, không có an toàn. Hòa hợp có nghĩa trật tự, và bộ não sống và nó đã sống được hàng ngàn năm trong vô trật tự, mà có nghĩa xung đột. Vì vậy [nó] ở trong xung đột không những phía bên trong, nhưng còn cả phía bên ngoài; và trong xung đột này, cả phía bên trong lẫn phía bên ngoài, nó đã tìm được loại an toàn nào đó. Nó chấp nhận xung đột như một phương cách của sống, và trong đó nó đã tìm được sự an toàn. Mặc dù nó tạo ra vô trật tự vô cùng, mặc dù nó mang lại sự hủy diệt cho chính nó, nó đã chấp nhận sự hỗn loạn này, sự hoang mang này, bởi vì nó không biết phải làm gì. Bộ não đó mà đã bị quy định suốt hàng triệu năm để chấp nhận những giá trị mà mang lại thảm họa thực sự cho chính nó, bị quy định theo cách đó, và nó chấp nhận tình trạng bị quy định đó và sống trong tình trạng bị quy định đó như sự an toàn.

“Hãy theo dõi,” Krishnaji tiếp tục, “Bạn đã chấp nhận quốc tịch, đúng chứ? Nhưng nếu bạn quan sát, sự an toàn tạo ra chiến tranh. Khi bạn chấp nhận chủ nghĩa quốc gia, và bạn chấp nhận nó bởi vì bạn đã tìm được an toàn trong nó, an toàn đó hoàn toàn bị hủy diệt bởi vì chủ nghĩa quốc gia luôn luôn phân chia; và nơi nào có một phân chia phải có xung đột. Vậy là chủ nghĩa quốc gia của bạn, mà trong đó bộ não đã tìm được sự an toàn, đang tạo ra sự hủy diệt riêng của nó.

“Bộ não của chúng ta, những tế bào não, chính chúng đã bị quy định suốt hàng ngàn và hàng triệu năm. Và nếu không có sự đột phá trong tình trạng bị quy định này, sẽ luôn luôn có thảm họa, sẽ luôn luôn có đau khổ, sẽ luôn luôn có hoang mang, sẽ luôn luôn có không hòa hợp.

“Và thế giới đang hừng hực cháy. Ngôi nhà đang cháy và bạn phải đáp lại nó bằng một cái trí trong sáng. Không lệ thuộc vào tình trạng bị quy định riêng của bạn. Vì vậy nghi vấn là, liệu bộ não có thể, liệu toàn cấu trúc con người này có thể, trải qua một cách mạng lạ thường, thay đổi to tát, để cho nó là một cái trí trong sáng?” anh ngừng lại.

“Hãy quan sát điều này rất cẩn thận. Bạn đã sử dụng lý tưởng của không-bạo lực. Nó là một trong những bịp bợm kỳ cục nhất mà bạn đã đùa giỡn cùng chính bạn và tất cả những người thầy và tất cả những mahatmađã liên tục dạy bảo về nó. Bây giờ, hãy quan sát nó, hãy tìm hiểu nó, học hành về nó, trao quả tim và cái trí của bạn vào nó. Bạn muốn an toàn; đó là chính nền tảng của bộ não. Thế là bạn tìm kiếm an toàn trong một ý tưởng hay trong một lý tưởng của không-bạo lực. Thế là có một phân chia giữa bạo lực và lý tưởng, và vì vậy mâu thuẫn, vì vậy đạo đức giả, vì vậy vô trật tự và tham vọng. Khi sự kiện thực sự là bạo lực, bạn đang giả vờ có không-bạo lực. Thế là những tế bào não sục sạo từ không khả năng này để giải quyết được bạo lực, một lý tưởng, và thế là sự phân chia theo sau và có mâu thuẫn lẫn xung đột.

“Vậy là, bạn thấy rằng có an toàn chỉ trong sự thật rằng sống không có an toàn, nhưng là một chuyển động liên tục. Đó là sự thật, và trong sự thật đó có an toàn.

“Liệu bạn đã học hành?” anh hỏi. “Trong học hành đó về sự thật, toàn cấu trúc, toàn phản ứng của những tế bào não trải qua một thay đổi lạ thường. Nó sống trong một kích thước tổng thể của chuyển động, một chuyển động toàn bộ, không phải một chuyển động tách rời. Trật tự, mà là hòa hợp, không có khuôn mẫu. Trật tự, mà là hòa hợp, chỉ hiện diện khi có tự do khỏi vô-trật tự. Trật tự chỉ hiện diện khi có hiểu rõ, học hành, về vô-trật tự. Và từ học hành về vô-trật tự – không phải học hành làm thế nào để mang trật tự vào vô-trật tự, mà bạn không bao giờ có thể thực hiện – từ học hành đó trật tự hiện diện, một cách tự nhiên.”

Krishnaji tìm hiểu những từ ngữ “quan sát,” “nhìn ngắm,” “học hành.” “Liệu người quan sát, cái người mà học hành, liệu anh ấy khác biệt với sự việc anh ấy đang quan sát hay đang học hành? Sự kiện rằng luôn luôn có người quan sát và vật được quan sát, trong bản thể của nó là sự phân chia, vô-trật tự. Chừng nào còn có người quan sát, người trải nghiệm, người suy nghĩ, người mà nói ‘Tôi đang học hành’ và tự-tách rời chính anh ấy khỏi vật được quan sát, người trải nghiệm và cái sự việc mà anh ấy đang học hành, chừng nào còn có sự phân chia này, luôn luôn nó sẽ tạo ra xung đột, như tất cả những phân chia đều như thế, và vì vậy hoang mang và vì vậy vô-trật tự.”

Sau đó, anh hỏi những người lắng nghe anh liệu rằng họ quan sát vô-trật tự như một người đứng ngoài đang nhìn vào trong, hay liệu họ thấy rằng không có người quan sát gì cả? “Liệu bạn thấy rằng bạn là vô-trật tự?” Anh đang nói với những khoảng ngừng chen vào giữa. “Nếu bạn là người quan sát, đang nhìn ngắm vô-trật tự trong chính bạn và quanh quanh bạn, bạn tách khỏi vô-trật tự; và thế là bạn mà đang nhìn ngắm, để tạo ra trật tự, và thế là bạn đang tạo ra vô-trật tự bởi vì có sự tách rời.

“Vì vậy, bạn quan sát vô-trật tự như thế nào là điều quan trọng lạ thường. Nếu bạn quan sát nó từ phía bên ngoài như thể bạn độc lập khỏi nó, như thể bạn không dính dáng với nó hay như thể bạn sẽ tạo ra trật tự, ‘bạn’ là một mảnh của những mảnh còn lại. Liệu ‘bạn’ mà đang nhìn ngắm vô-trật tự khác biệt vô-trật tự? Bạn là bộ phận của vô-trật tự đó, ngược lại bạn sẽ không biết nó, ngược lại bạn sẽ không nhận ra vô-trật tự. Bạn là bộ phận của vô-trật tự đó, bạn, người quan sát là người tạo tác của vô-trật tự đó.

“Nếu bạn thấy sự thật của nó, bạn được tự do. Bởi vì nó là sự thật duy nhất, mà không dính dáng gì với vui thú và đau khổ, học hành và thấy sự thật, (mà) làm tự do những tế bào não khỏi tình trạng bị quy định của chúng, thế là lúc đó bộ não là một bộ não mới mẻ.

“Bạn thấy vẻ đẹp của cái này? Bạn biết, giống như thấy vẻ đẹp của một lá cọ trong bầu trời quang đãng, thấy nó, không phải như một người quan sát cùng tất cả hiểu biết lẫn bất lực lạ thường của anh ấy, nhưng nhìn ngắm nó mà không có người quan sát, thấy chuyển động lạ thường của lá cọ đó – thế là trong cùng cách, nhìn ngắm là học hành. Và trong học hành là chuyển động tổng thể của sự sống mà trong đó không có sự tách rời, và vì vậy nó là một sống của hòa hợp vô cùng, và hòa hợp có nghĩa tình yêu.”

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com