Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

2. Toát yếu những loại pháp linh tinh

08/05/201111:55(Xem: 11013)
2. Toát yếu những loại pháp linh tinh

VI DIỆU PHÁP TOÁT YẾU

Nārada Mahā Thera- Phạm Kim Khánh dịch

Chương VII

SAMUCCAYA-SAṄGAHA-VIBHĀGO
Những phân loại theo Abhidhamma

Missaka-Saṅgaho
Toát yếu những loại pháp linh tinh

3.

(i) Missaka-saṅgahe cha hetu -- lobho, doso, moho, alobho, adoso, amoho.

(ii) Sattajhānaṅgāni -- vitakko, vicāro, pīti, ekaggatā, somanassaṁ, domanassaṁ, upekkhā.

(iii) Dvādasamaggaṅgāni -- sammādiṭṭhi, sammā- saṅkappo, sammāvācā, sammākammanto, sammājīvo, sammāvāyāmo, sammāsati, sammā-samādhi,micchādiṭṭhi, micchāsaṅkappo, micchāvāyāmo, micchāsamādhi.

(iv) Bāvīsatindriyāni -- cakkhundriyaṁ, sotindri- yaṁ, ghāṇindriyaṁ, jivhindriyaṁ, kāyindri-yaṁ, itthindriyaṁ, purisindriyaṁ, jīvitindri-yaṁ, manindriyaṁ, sukhindriyaṁ, dukkhindri-yaṁ, somanassindriyaṁ, domanassindriyaṁ, upekkhindriyaṁ,saddhindriyaṁ, viriyindriyaṁ, satindriyaṁ, samādhindriyaṁ, paññindriyaṁ, anaññātassāmītindriyaṁ, aññindriyaṁ, aññātāvindriyaṁ.

(v) Navabalāni -- saddhābalaṁ, viriyabalaṁ, sati- balaṁ, samādhibalaṁ, paññābalaṁ, hiribalaṁ, ottappabalaṁ, ahirikabalaṁ, anottappabalaṁ.

(vi) Cattāro adhipati -- chandādhipati, viriyā-dhipati, cittādhipati, vimaṁsādhipati.

(vii) Cattāro āhārā -- kabalikāro āhāro, phasso dutiyo, manosañcetanā tatiyo, viññāṇaṁ catutthaṁ.

Indriyesu pan'ettha sotāpattimaggañāṇaṁ anaññātassāmītindriyaṁ, arahattaphalañāṇaṁ aññatāvindriyaṁ, majjhe cha ñāṇāni aññindri- yānī'ti pavuccanti. Jīvitindriyañ ca rūpārūpa- vasena duvidhaṁ hoti. Pañcaviññāṇesu jhānaṅ-gāni, aviriyesu balāni, ahetukesu maggaṅgāni na labbhanti. Tathā vicikicchācitte ekaggatā maggindriyabalabhāvaṁ na gacchati. Dvihetu- ka tihetukajavanesv'eva yathāsambhavaṁ adhipati eko'va labbhati.

Cha hetu pañca jhānaṅgā maggaṅgā nava vatthuto
Soḷasindriyadhammā ca baladhammā nav'eritā.

Cattārodhipati vuttā tathāhārā'ti sattadhā

Kusalādisamākiṇṇo vutto missakasaṅgaho.

§3

(i) Trong phần đại cương của những phân loại linh tinh (13) có sáu Nhân (14): 1. tham, 2. sân, 3. si, 4. không luyến ái (tức vô tham), 5. thiện ý (vô sân), và 6. trí tuệ (vô si).

(ii) Có bảy chi Thiền (15) là: 1. tầm, 2. sát, 3. phỉ, 4. nhất điểm tâm, 5. hỷ, 6. ưu, và 7. xả.

(iii) Có mười hai chi Đạo (16) là: chánh kiến, 2. chánh tư duy, 3. chánh ngữ, 4. chánh nghiệp, 5. chánh mạng, 6. chánh tinh tấn, 7. chánh niệm, 8. chánh định, 9. tà kiến, 10. tà tư duy, 11. tà tinh tấn, 12. tà nhất điểm tâm.

(iv) Có hai mươi hai Căn (khả năng kiểm soát) (17) là: 1. nhãn căn, 2. nhĩ căn, 3. tỷ căn, 4. thiệt căn, 5. thân căn, 6. nữ căn, 7. nam căn, 8. mạng căn, 9. tâm căn, 10. lạc căn, 11. khổ căn, 12. hỷ căn, 13. ưu căn, 14. xả căn, 15. tín căn, 16. tấn căn, 17. niệm căn, 18. định căn, 19. tuệ căn, 20. ý nghĩ: "Ta sẽ chứng ngộ cái chưa từng được biết", 21. Chứng Ngộ Cao Thượng Nhất, 22. Căn (khả năng kiểm soát) của vị đã hoàn toàn chứng ngộ.

(v) Có chín Lực (18) là: 1. tín lực, 2. tấn lực, 3. niệm lực, 4. định lực, 5. tuệ lực, 6. tàm lực (hổ thẹn tội lỗi), 7. quý lực (ghê sợ hậu quả của tội lỗi), 8. vô tàm lực, 9. vô quý lực.

(vi) Có bốn Yếu Tố Ưu Thế (19) (Tăng Thượng) là: 1. dục (hay ý-muốn-làm), 2. tấn (hay sự cố gắng), 3. tâm (hay tư tưởng) (20), và 4. trí (hay trí thức).

(vii) Có bốn loại Vật Thực (21) là: 1. vật thực có thể ăn được, 2. xúc (hay cảm thọ do năm giác quan), 3. tác ý, và 4. thức (tái sanh).

Bây giờ, trong những Căn, ý tưởng "Ta sẽ chứng ngộ cái chưa từng được chứng ngộ" có nghĩa là Tu Đà Huờn Đạo tuệ. "Căn" của vị đã hoàn toàn chứng ngộ có nghĩa là A La Hán Quả tuệ. Chứng Ngộ Cao Thượng Nhất là sáu loại tuệ giác ở khoảng giữa. Mạng Căn (hay khả năng kiểm soát sự sống) có hai, là đời sống vật lý và đời sống tinh thần.

Các "Chi Thiền" (22) không nằm trong ngũ quan thức (năm loại thức); Các "Lực" không nằm trong những trạng thái tâm không tinh tấn (23); Các "Chi Đạo", không nằm trong những loại tâm Vô Nhân (24). Cùng thế ấy, trong các loại tâm liên hợp với Hoài Nghi (25) tâm an trụ nhất điểm không tiến đạt đến trạng thái của "Chi Đạo", của "Căn" hay của "Lực". Chỉ có tâm "Ưu Thế" (26) được chứng ngộ một lần, tùy trường hợp, và chỉ trong tốc hành tâm (javana) liên hợp với hai hoặc ba nhân thiện.

Tóm lược

Trong thực tế có sáu Nhân, năm Chi Thiền, chín Chi Đạo, mười sáu Căn, chín Lực đã được trình bày (27).

Cùng thế ấy, có bốn Yếu Tố Ưu Thế, bốn loại Vật Thực, đã được đề cập đến. Như vậy, đại cương các phân loại linh tinh được trình bày trong bảy phương cách, bao gồm những trạng thái thiện và bất thiện.

Chú Giải

13. Missakasaṅgaho, Những Loại Pháp Linh Tinh.

Được gọi như vậy bởi vì trong phần nầy các loại tâm thiện (kusala), bất thiện (akusala) và bất định (avyākata) đều được pha trộn lẫn lộn.

14. Hetu, Nhân.Xem chương I, chú giải 23.

15. Jhānaṅga, Chi Thiền

Jhāna, Thiền, đuợc giải thích là cái gì thiêu đốt tánh cách chướng ngại của các Triền Cái, hay cái gì bám sát nhìn vào đề mục. Cả hai ý nghĩa đều có thể áp dụng cho trạng thái "Thiền", được chứng đắc do tâm an trụ. Sáu Chi Thiền đều được dùng trong hai ý nghĩa nầy. Cũng những chi nầy, khi nằm trong một loại tâm thiện hay bất thiện và có thọ "ưu" phát hiện trong một tâm bất thiện, thì được gọi là jhānaṅgas trong ý nghĩa thứ nhì. Chỉ có thọ "ưu" là bất thiện; tất cả còn lại là thiện, không có tánh cách thiện hay bất thiện, và bất định. Xem chương I.

16. Maggaṅgāni, Chi Đạo.

Nơi đây danh từ được dùng trong ý nghĩa phổ thông, tức là cái gì dẫn đến trạng thái hạnh phúc, trạng thái bất hạnh, và Niết Bàn (sugatidugatīnaṁ nibbānassa ca abhimukhaṁ pāpanato maggā -- Bản Chú Giải). Trong mười hai Chi Đạo, bốn yếu tố sau cùng dẫn đến trạng thái bất hạnh; tất cả còn lại dẫn đến hạnh phúc và Niết Bàn. Một cách chính xác, mười hai Chi Đạo kể trên là chín tâm sở nằm trong những loại tâm khác nhau. Trong bốn chi bất thiện, tà kiến là tâm sở hiểu biết sai lầm bất thiện (diṭṭhi cetasika), tà tư duy, tà tinh tấn, và tà nhất điểm tâm là ba tâm sở vitakka, vāyāma, và ekaggatā cetasika (tầm, tinh tấn, và nhất điểm tâm) nằm trong các loại tâm bất thiện.

Chánh kiến có nghĩa paññā cetasika (tâm sở trí tuệ); chánh tư duy, chánh tinh tấn, chánh niệm, và chánh nhất điểm tâm là những tâm sở tầm, tinh tấn, niệm, và nhất điểm tâm nằm trong những loại tâm thiện và bất định. Chánh ngữ, chánh nghiệp, và chánh mạng là ba tâm sở virati, tiết chế, nằm chung trong các loại tâm siêu thế và riêng rẽ nằm trong những loại tâm thiện tại thế. Tám loại tâm đầu tiên chỉ nằm chung trong tám loại tâm siêu thế. Bát Chánh Đạo có nghĩa là tám tâm sở đặc biệt nầy.

17. Indriya, Căn, hay khả năng kiểm soát.

Được gọi như vậy bởi vì những loại tâm nầy có một năng lực kiểm soát trong lãnh vực riêng của mình. Năm căn đầu là năm giác quan, đã có được mô tả trước. Căn thứ sáu và căn thứ bảy được gọi chung là bhāvindriya, tánh căn (tức tánh nam hay tánh nữ). Mạng Căn là cả hai, danh mạng căn và sắc mạng căn. Căn số 10, 11, 12, 13, và 14 là năm loại thọ. Căn số 15, 16, 17, 18, và 19 cả hai được xem là những khả năng, Căn, và những năng lực, Lực, bởi vì hai loại nầy chi phối những loại tâm đồng phát sanh và khắc phục những năng lực đối nghịch. Ba Căn cuối cùng thật vô cùng quan trọng và thuộc về siêu thế. Danh từ anaññātaṁ có nghĩa là Niết Bàn, trước đây chưa từng bao giờ được biết. Đến khi thành đạt tầng Thánh đầu tiên (sotāpatti) mới chứng ngộ Tứ Diệu Đế lần đầu tiên. Do đó tuệ giác của Sotāpatti Magga, Tu Đà Huờn Đạo, được gọi là anaññātaṁ ñassāmi't'indriyaṁ. Sáu loại tuệ giác ở khoảng giữa, từ Tu Đà Huờn Quả đến A La Hán Quả được gọi là "aññā" (xuất nguyên từ "ā" = tuyệt hảo + căn "ñā", hiểu biết), tuệ giác tối thượng. Bởi vì trí tuệ nằm trong bảy loại tâm siêu thế nầy kiểm soát tất cả 37 Yếu Tố của sự Giác Ngộ. (tức 37 bồ đề phần, hay 37 phẩm trợ đạo) nên gọi là Indriya, Căn, hay khả năng kiểm soát.

Một vị A La Hán được gọi là Aññātāvī bởi vì Ngài đã chứng ngộ trọn vẹn bốn Chân Lý Thâm Diệu. Yếu tố cuối cùng là tuệ giác tối thượng của vị A La Hán trong tầng A La Hán Quả.

18. Balāni, Lực.

Chín "Lực" nầy được gọi như vậy bởi vì không thể bị những năng lực đối nghịch làm chao động, và bởi vì các loại tâm nầy giúp tăng cường những loại tâm khác đồng phát sanh. Bảy Lực đầu tiên là thiện; hai Lực cuối cùng là bất thiện. Bảy Lực đầu tiên, theo thứ tự, đối nghịch với những trạng thái không có đức tin, lười biếng, lơ đểnh, phóng dật, vô minh, không hổ thẹn tội lỗi, và không ghê sợ hậu quả của tội lỗi. Hai Lực bất thiện cuối cùng chỉ nằm trong mười hai loại tâm bất thiện và củng cố vững chắc những loại tâm đồng phát sanh với nó.

19. Adhipati, Ưu Thế.

Có quyền thế cao trội, hay quyền lãnh chúa. Sự khác biệt giữa adhipati và indriya nên được hiểu biết rõ ràng. Adhipati, quyền thế ưu trội, có thể ví như một ông vua, người lãnh đạo một quốc gia, có toàn quyền cai trị một vương quốc, là chúa của tất cả các vị bộ trưởng. Indriya, căn, ví như vị bộ trưởng của nhà vua, chỉ kiểm soát riêng biệt bộ của mình mà không thể lấn quyền qua một bộ khác. Như nhãn căn chẳng hạn, chỉ có thể kiểm soát những sắc pháp cùng tồn tại trong mắt mà không thể kiểm soát những khả năng của tai. Trong trường hợp của adhipati, thì có quyền thế hơn, chi phối toàn thể những yếu tố cùng tồn tại với mình mà không có sự đối kháng nào. Không có hai adhipati có thể tác hành cùng một lúc. Trái lại, Indriya ở những bộ phận khác nhau như mắt, tai, mũi v.v... có thể cùng tồn tại trong một lúc.

20. Citta, Tâm, hay Tư Tưởng.

Nơi đây citta ám chỉ tiến trình javana. Vimaṁsā hàm xúc tuệ căn (paññindriya).

21. Āhāra, Vật Thực.

Nơi đây danh từ āhāra đuợc dùng trong nghĩa chất dinh dưỡng, thức ăn. Kabalīkārāhāra, vật thực ăn được, cấp dưỡng chất bổ cho cơ thể vật chất. Phassāhāra, thức ăn của xúc giác, cấp dưỡng chất bổ cho năm loại thọ. Manosaṁ- cetanāhāra, thức ăn cho tâm, là những tâm sở tác ý (cetanas) nằm trong 29 loại tâm thiện và bất thiện tại thế. Những "thức ăn cho tâm" nầy cấp dưỡng chất bổ, hay tạo nên hiện tượng tái sanh trong tam giới. Viññaṇāhāra có nghĩa là vật thực cho thức tái sanh, cấp dưỡng những tâm sở và các sắc pháp (nāma-rūpa) đồng khởi sanh cùng một lúc. Có 19 loại thức tái sanh. Trong trường hợp những chúng sanh Vô Tưởng thì nó chỉ cung cấp sắc pháp. Trong cảnh Vô Sắc Giới thì nó chỉ cung cấp danh pháp. Trong kiếp sống của những chúng sanh có đủ năm uẩn thì nó cấp dưỡng cả hai danh và sắc.

22. Không có chi Thiền nằm trong mười loại thức, bởi vì cảm thọ yếu, và không có sự tri giác đối tượng.

23. Trạng thái không tinh tấn là mười sáu loại tâm, tức là mười loại thức, hai tiếp thọ tâm, ba suy đạc tâm, và ngũ môn hướng tâm (pañcadvārāvajjana). Tâm Nhất Điểm nằm trong đó cũng không mạnh lắm.

24. Vô Nhânlà 18 ahetuka-cittas, tâm không có nhân.

25. Tâm Nhất Điểmnằm trong loại tâm có hoài nghi chỉ giúp tâm giữ quân bình. Tâm nầy không mạnh.

26. Không có adhipati,tâm sở ưu thế, trong những loại tâm không nhân (ahetuka) và tâm có một nhân (ekahetuka cittas).

27.

Một cách chính xác có năm chi Thiền, bởi vì ba loại thọ có thể được xem là một; Chi Đạo có chín vì tà tư duy, tà tinh tấn, và tà nhất điểm tâm được bao gồm, theo thứ tự, trong Tầm, Tấn và Nhất Điểm Tâm; Căn (Indriya) có mười sáu khi năm loại thọ được gom chung làm một, và ba loại tâm siêu thế nằm trong paññā, trí tuệ.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]