Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

44. Phẩm Chín nơi cư trú của chúng sanh

02/05/201111:10(Xem: 15837)
44. Phẩm Chín nơi cư trú của chúng sanh

KINH TĂNG NHẤTA HÀM
Việtdịch: Hòa thượng Thích Thanh Từ - Hiệu đính: Hòa thượngThích Thiện Siêu
ViệnNghiên cứu Phật học Việt Nam - PL 2541 - TL 1997

TẬP 3
XXXIV.Phẩm Chín nơi cư trú của chúng sanh

1.Tôi nghe như vầy:

Mộtthời Phật ở tại nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn CấpCô Ðộc.

Bấygiờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

- Cóchín nơi cư trú của chúng sanh, là chỗ chúng sanh ở. Thếnào là chín? Hoặc có chúng sanh, bao nhiêu thân bấy nhiêu tưtưởng. Ðó là cõi Trời và cõi Người.

Hoặccó chúng sanh bao nhiêu thân một tư tưởng. Ðó là cõi trờiPhạm-ca-di, xuất hiện trước nhất.

Hoặccó chúng sanh một thân bao nhiêu tư tưởng. Ðó là cõi trờiQuang Âm.

Hoặccó chúng sanh một thân một tư tưởng. Ðó là cõi trời BiếnTịnh.

Hoặccó chúng sanh vô lượng hư không. Ðó là cõi trời Không xứ.

Hoặccó chúng sanh vô lượng thức. Ðó là cõi trời Thức xứ.

Hoặccó chúng sanh không dùng xứ. Ðó là cõi trời Bất dụng xứ.

Hoặccó chúng sanh có tưởng, không tưởng. Ðó là cõi trời Hữutưởng vô tưởng.

Cácnơi sanh ra có chín tên. Các Tỳ-kheo, đó là chín chỗ cư trúcủa chúng sanh, các loài chúng sanh đã ở, sẽ ở. Cho nên,các Tỳ-kheo! Nên tìm phương tiện xa lìa chín nơi này. Nhưthế, này các Tỳ-kheo, nên học điều này!

Bấygiờ, các Tỳ-kheo nghe lời Phật dạy xong liền vui vẻ vânglàm.

*

2.Tôi nghe như vầy:

Mộtthời đức Phật ở tại nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườnCấp Cô Ðộc.

Bấygiờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

- Tasẽ nói về chín đức của nguyện bố thí, các Thầy khéosuy nghĩ đó, Ta sẽ diễn bày nghĩa ấy.

Khiấy các Tỳ-kheo vâng lãnh lời Phật dạy, Phật bảo các Tỳ-kheo:

- Thếnào là chín đức của nguyện bố thí? Tỳ-kheo nên biết,đàn việt cúng thí thành tựu ba pháp, vật được thí cũngthành tựu ba pháp, người nhận vật thí cũng thành tựu bapháp.

Thếnào là thí chủ đàn việt thành tựu ba pháp? Ở đây, thíchủ đàn-việt được thành tựu lòng tin, thành tựu thệnguyện, cũng không sát sanh. Ðó gọi là thí chủ đàn-việtthành tựu ba pháp.

Thếnào là vật được thí thành tựu ba pháp? Ở đây, vật thíthành tựu sắc, thành tựu hương, thành tựu vị. Ðó là vậtthí thành tựu ba pháp.

Thếnào là người nhận thí thành tựu ba pháp? Ở đây, ngườiđược thí thành tựu giới, thành tựu trí tuệ, thành tựuchánh định. Ðó là người nhận thí thành tựu ba pháp.

Nhưthế, bố thí thành tựu chín pháp này, được quả báo lớn,đến chỗ cam lồ, diệt tận. Phàm thí chủ muốn cầu đượcphước ấy thì nên tìm phương tiện thành tựu chín pháp.Như thế, các Tỳ-kheo nên học điều này!

Bấygiờ, các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.

*

3.Tôi nghe như vầy:

Mộtthời Phật ở tại nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn CấpCô Ðộc.

Bấygiờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

- Cósự việc gọi là thành tựu chín pháp. Thế nào là chín? Làsắc mặt cứng cỏi, không hạ mình, tâm tham, bỏn sẻn, tâmniệm không xả ly, chóng quên, lười suy nghĩ, che giấu việcdâm, không biết đền ơn. Ðó là chín pháp. Này Tỳ-kheo! Ðógọi là thành tựu chín pháp này.

Tỳ-kheoác cũng thành tựu chín pháp. Thế nào là chín? Ở đây, Tỳ-kheoác sắc mặt cứng cỏi, không hạ mình, tâm tham, bỏn sẻn,chóng quên, lười suy nghĩ, che giấu việc dâm, không biếtđền ơn, tâm niệm không xả ly. Ðó là chín pháp.

Thếnào là Tỳ-kheo ác sắc mặt cứng cỏi? Ở đây, Tỳ-kheo áctìm cầu điều không nên tìm cầu, trái với hạnh Sa-môn.Tỳ-kheo như thế gọi là sắc mặt cứng cỏi.

Thếnào là Tỳ-kheo ác chịu nhục? Ở đây, Tỳ-kheo ác ở nơicác Tỳ-kheo hiền thiện mà tự khen mình, hủy báng ngườikhác. Tỳ-kheo như thế gọi là chịu nhục.

Thếnào là Tỳ-kheo sanh tâm tham? Ở đây, Tỳ-kheo ác, thấy tàivật của người khác đều sanh tâm tham. Ðây gọi là tham.

Thếnào là Tỳ-kheo bỏn sẻn? Ở đây, Tỳ-kheo ác, được y bátkhông cho người dùng chung, thường tự cất giấu. Như thếgọi là bỏn sẻn.

Thếnào là Tỳ-kheo hay quên? Ở đây, Tỳ-kheo ác, phần lớn thườngđể rơi mất những lời diệu thiện, cũng chẳng suy nghĩphương tiện tu, bàn luận chuyện quốc gia binh chiến. Nhưthế gọi là Tỳ-kheo ác thành tựu sự chóng quên này.

Thếnào là Tỳ-kheo ác lười suy nghĩ? Ở đây, Tỳ-kheo ác đốivới pháp cần suy nghĩ mà không suy nghĩ. Như thế gọi làTỳ-kheo ác ít suy nghĩ.

Thếnào gọi là Tỳ-kheo ác che giấu việc dâm? Ở đây, Tỳ-kheoác có việc dâm mà che giấu, không nói với người: 'Nay tôihành dâm chớ để người biết'. Như thế gọi là Tỳ-kheoác che giấu việc dâm.

Thếnào là Tỳ-kheo ác không biết đền ơn? Ở đây, Tỳ-kheo áckhông có tâm cung kính, không hầu hạ thầy và các bậc đángtôn trọng. Như thế gọi là Tỳ-kheo ác không biết đền ơn.

NếuTỳ-kheo ác thành tựu chín pháp này, ghi nhớ không bỏ, thìtrọn không thành đạo quả. Cho nên,này các Tỳ-kheo, đốivới các pháp ác nhớ nên xa bỏ. Như thế, này các Tỳ-kheo,nên học điều này!

Bấygiờ, các Tỳ-kheo nghe xong lời Phật dạy, liền vui vẻ vânglàm.

*

4.Tôi nghe như vầy:

Mộtthời Phật ở tại nước Xá-vệ, rừng Kỳ đà, vườn CấpCô Ðộc.

Bấygiờ, Thế tôn bảo các Tỳ-kheo:

- Chimkhổng tước thành tựu chín pháp. Thế nào là chín ? Ở đây,chim khổng tước dáng dấp đoan chánh, tiếng kêu thanh tao,bước đi khoan thai, làm đúng thời, ăn uống vừa chừng, thườngnhớ tri túc, niệm không phân tán, ít ngủ nghỉ, ít muốn,biết đền ơn. Này các Tỳ-kheo, đó là chim khổng tước thànhtựu chín pháp này.

Tỳ-kheohiền triết cũng thành tựu chín pháp. Thế nào la chín? Ởđây, Tỳ-kheo hiền thiện dung mạo đoan chánh, tiếng nói thanhtao, bước đi khoan thai, làm đúng thời, ăn uống chừng mực,thường nghĩ biết đủ, niệm không phân tán, ít ngủ, cũnglại ít muốn, biết đền ơn.

Thếnào là Tỳ-kheo hiền thiện, dung mạo đoan chánh? Nghĩa làTỳ-kheo ấy những oai nghi ra vào, đi đứng, trọn không mấttư cách. Như thế là Tỳ-kheo hiền thiện, dung mạo đoan chánh.

Thếnào là Tỳ- kheo tiếng nói thanh tao? Ở đây, Tỳ-kheo phânbiệt nghĩa lý, trọn không lầm đoạn. Như thế là Tỳ-kheotiếng nói thanh tao.

Thếnào là Tỳ-kheo bước đi khoan thai? Ở đây, Tỳ-kheo biếtthời hành động không mất thứ tự, lại biết có thể tụngbiết tụng, có thể tập biết tập, có thể im lặng biếtim lặng, có thể đứng dậy biết đứng dậy. Như thế làTỳ-kheo biết thời tiết.

Thếnào là Tỳ-kheo làm đúng thời? Ở đây, Tỳ-kheo cần đi liềnđi, cần dừng liền dừng, tùy thời nghe pháp. Như thế làTỳ-kheo là đúng thời.

Thếnào là Tỳ-kheo ăn uống vừa chừng? Ở đây, Tỳ-kheo đượcthức ăn dư, đem chia cho người cùng ăn, không tham tiếc. Nhưthế là Tỳ-kheo ăn uống vừa chừng.

Thếnào là Tỳ-kheo ít ngủ nghỉ? Ở đây, Tỳ-kheo vào đầu hômtập tỉnh thức, tu tập Ba mươi bảy đạo phẩm không đểrơi mất. Thường dùng cách đi kinh hành, nằm tỉnh giác đểtịnh ý mình, lại vào giữa đêm suy nghĩ về pháp sâu xa,đến cuối đêm thời nằm nghiêng hông bên mặt, hai chân duỗithẳng xếp lên nhau, tư duy suy tưởng về ánh sáng, rồi đứngdậy kinh hành để tịnh ý mình. Như thế là Tỳ-kheo ít ngủnghỉ.

Thếnào là Tỳ-kheo ít muốn, biết đền ơn? Ở đây, Tỳ-kheohầu hạ phụng sự ba ngôi báu, kính vâng sư trưởng. Nhưthế là Tỳ-kheo ít muốn, biết đền ơn.

Nhưthế, Tỳ-kheo hiền thiện thành tưụ chín pháp. Nay chín phápnày nên ghi nhớ vâng làm. Như thế, này các Tỳ-kheo, nên họcđiều này!

Bấygiờ, các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.

*

5.Tôi nghe như vầy:

Mộtthời Phật ở tại nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn CấpCô Ðộc.

Bấygiờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

- Ngườinữ thành tựu chín pháp ràng buộc người nam. Thế nào làchín? Là ca, múa, đàn, hát, cười, khóc, thường tìm cáchthích hợp, tự dùng nhan sắc hình dung, huyễn thuật mê hoặc.Họ toan tính trong bao nhiêu việc ấy, chỉ thích ràng buộcngười nam chặt chẽ; trăm lần ngàn lần không thể so sánh.

NayTa quán sát các việc như vậy, người nữ thích ràng buộcngười nam chặt chẽ, không cho thoát khỏi là như thế. Theođó, người nam bị ràng buộc trong lao ngục.

Chonên, các Tỳ-kheo nên nhớ nghĩ trừ bỏ chín pháp này. Nhưthế, này các Tỳ-kheo, nên học điều này!

Bấygiờ, các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.

*

6.Tôi nghe như vầy:

Mộtthời Phật ở trong vườn trúc Ưu-ca-la, cùng với chúng đạiTỳ-kheo năm trăm người câu hội.

Bấygiờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

- NayTa sẽ nói diệu pháp cho các Thầy phần đầu, phần giữa,phần cuối đều lành, nghĩa lý sâu kín, thanh tịnh tu hànhPhạm hạnh. Kinh này tên là 'Cội gốc của tất cả các Pháp'.Các thầy nên khéo suy nghĩ ghi nhớ.

CácTỳ-kheo thưa:

- Thưavâng, bạch Thế Tôn.

Khiấy, các Tỳ-kheo nghe lời Phật dạy. Phật bảo:

- Thếnào gọi là 'Cội gốc của tất cả pháp ?'.

Ởđây, này các Tỳ-kheo, người phàm phu không gặp giáo lý HiềnThánh, cũng không vâng giữ lời dạy của Như Lai, không gầngũi Thiện tri thức, không nghe lời dạy cuả Thiện tri thức.

Họquán sát đất này, biết một cách như thật rằng: đây làđất, quán sát đất này như là đất thật; đây là nước;đây là lửa; đây là gió. Bốn thứ ấy hợp lại thành conngười. Ðây là sự vui thích của ngu. Trời tự biết là Trời,thích ở cõi trời. Trời Phạm thiên tự biết là Phạm thiên.Trời Ðại phạm tự biết là Ðại phạm. Không thể ra khỏitrời Quang Âm lại tự biết cho cõi trời Quang Âm đến. TrờiBiến Tịnh tự biết là Biến Tịnh. Trời Quảng Quả tựbiết là Quảng Quả không lầm lẫn. Trời A-tỳ-da-đà tựbiết là trời A-tỳ-da-đà. Trời Không xứ tự biết là trờiKhông xứ. Trời Thức xứ tự biết là trời Thức xứ. TrờiBất tưởng vô tưởng xứ tư biết là trời Hữu tưởng vôtưởng xứ.

Thấytự biết là thấy, nghe tự biết là nghe, muốn tự biết làmuốn, trí tự biết là trí, một loại tự biết là một loại,bao nhiêu loại tư biết là bao nhiêu loại, thảy đều đầyđủ tự biết là thảy đều đầy đủ, Niết-bàn tự biếtlà Niết-bàn, tự vui thích trong đó. Vì sao? Vì chẳng phảilà lời nói của bậc Trí.

Nếulà đệ tử bậc Thánh thì đến gặp gỡ bậc Thánh, vângthọ pháp của bậc Thánh, theo Thiện tri thức làm việc, thườnggần gũi bậc Thiện tri thức; quan sát đất, thảy đều biếtchỗ đến của nó rõ ràng, cũng không đắm trước nơi đất,không có tâm nhiễm ô; nước, lửa, gió cũng lại như thế.Trời, Người, Phạm Vương, Quang Âm, Biến Tịnh, Quảng Quả,trời A-tỳ-da-đà, Không xứ, Thức xứ, Bất dụng xứ, Hữutưởng vô tưởng xứ đều thấy, nghe, nhớ biết; một loại,bao nhiêu loại, cho đến đối với Niết-bàn cũng chẳng đắmtrước Niết-bàn, không khởi tưởng Niết-bàn. Vì sao? Ðềudo khéo phân biệt, khéo quan sát.

NếuTỳ-kheo ấy là bậc A-la-hán lậu tận, việc làm đã xong,đã bỏ gánh nặng, cùng tận cội nguồn sanh tử, giải thoátbình đẳng thì người ấy có thể phân biệt đất đai, quánsát không khởi tưởng đắm trước về đất; Người, Trời,Phạm vương cho đến Hữu tưởng vô tưởng xứ, cũng lạinhư thế; cho đến đối với Niết-bàn không đắm trướcNiết-bàn, không khởi tưởng Niết-bàn. Vì sao? Ðều do trừkhử dâm, nộ, si mà được như thế.

Tỳ-kheonên biết! Như Lai Chí Chơn Ðẳng Chánh Giác khéo hay phân biệtvề đất, cũng không đắm trước nơi đất. Vì sao? Ðềudo diệt trừ lưới ái mà được vậy. Nhân hữu nên có sanh,nhân sanh nên có già, chết, thảy đều trừ hết. Cho nên NhưLai thành Vô Thượng Chánh Giác.

KhiPhật nói lời này, lúc ấy các Tỳ-kheo không nghe lời dạynầy. Vì sao? Vì do ma Ba-tuần làm bế tắc tâm ý.

Kinhnày tên 'Cội gốc của Tất cả Pháp'. Nay Ta nói đầy đủnhư vậy. Ðiều cần tu hành của Chư Phật, nay Ta đã làmđầy đủ. Các thầy nên ghi nhớ, ở chỗ vắng, dưới cộicây, tâm ý đoan nghiêm tọa Thiền, tư duy nghĩa thâm diệu.Hôm nay không làm, sau hối hận vô ích. Ðây là lời giáo củaTa.

Bấygiờ, các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.

*

7.Tôi gnhe như vầy:

Mộtthời Phật ở tại thành La-duyệt, vườn trúc Ca-lan-đà cùngvới chúng đại Tỳ-kheo năm trăm người câu hội.

Bấygiờ, trong thành La-duyệt có một Tỳ-kheo đau nặng đến nguykịch, nằm một chỗ, đại tiểu tiện, không thể tự ngồidậy, cũng chẳng có Tỳ-kheo nào đến thăm hỏi chăm sóc.Ngày đêm Thầy xưng danh hiệu Phật: 'Sao Thế Tôn chẳng thươngxót ta?'

Khiấy, Thế Tôn dùng Thiên nhĩ nghe Tỳ-kheo ấy kêu than, hướngvề Như Lai. Thế Tôn bèn bảo các Tỳ-kheo:

- Tavới các Thầy đi thăm các phòng liêu, xem xét chỗ ở.

CácTỳ-kheo thưa:

- Thưavâng, bạch Thế Tôn.

Khiấy, Thế Tôn bèn cùng các Tỳ-kheo vây quanh trước sau, đithăm qua các liêu phòng. Tỳ-kheo bệnh xa thấy Thế Tôn đến,liều muốn ngồi dậy mà không cử động nổi. Thế Tôn đếnbên chỗ Tỳ-kheo ấy, bảo rằng:

- Thôi,thôi! Này Tỳ-kheo, đừng tự cử động. Ta tự có chỗ ngồisẵn.

Khiấy, Tỳ-sa-môn Thiên vương biết ý nghĩa của Như Lai, từthế giới Dạ-mã ẩn, đến chỗ Phật, cúi đầu lễ chânPhật, đứng qua một bên.

Thích-đề-hoàn-nhânbiết ý nghĩ trong tâm Như Lai, từ cõi Phạm thiên ẩn, đếnchỗ Phật, cúi đầu lễ chân Phật, lui qua một bên.

TrờiTứ thiên vương biết ý nghĩ trong tâm Như Lai, bèn đến chỗPhật, cúi đầu lễ chân Phật, lui đứng một bên.

Khiấy, Phật hỏi Tỳ-kheo bệnh:

- Hômnay bệnh khổ của Thầy có thuyên giảm chăng?

Tỳ-kheothưa:

- Bệnhkhổ của đệ tử tăng chứ không giảm, rất ít được nhờcậy.

Phậthỏi các Tỳ-kheo:

- Ngườikhám bệnh hiện ở đâu? Người nào đến thăm bệnh?

Tỳ-kheobạch Phật:

- Naymắc phải bệnh này, không có ai trông nom.

Phậtbảo Tỳ-kheo:

- Trướckia, khi Thầy chưa bệnh, có đến thăm hỏi người bệnh chăng?

Tỳ-kheobạch Phật:

- Khôngđến hỏi han các người bệnh.

Phậtbảo các Tỳ-kheo:

- NayThầy không có lợi lành ở trong Chánh pháp. Vì sao? Vì khôngđến hỏi thăm bệnh. Nay Tỳ-kheo chớ lo sợ, Ta sẽ đíchthân cung dưỡng cho Thầy, không để thiếu. Như hiện nay,Ta là người trong cõi Trời, cõi Người, riêng một mình khôngbạn bè, mà cũng có thể thăm hỏi tất cả người bệnh.Người không ai giúp đỡ, Ta vì họ làm người giúp đỡ.Với người mù Ta làm mắt cho họ, cứu giúp các người bệnh.

Khiấy, Thế Tôn tự đổ đồ bất tịnh, lại trải tọa cụcho người bệnh. Tỳ-sa-môn Thiên vương và Thích-đề-hoàn-nhânbạch Phật:

- Chúngcon tự sẽ săn sóc thầy Tỳ-kheo bệnh nầy, xin Thế Tôn chớnhọc sức.

Phậtbảo các Thiên tử:

- CácÔng hãy ngừng. Như Lai tự biết thời. Như Ta tự nhớ lại,thuở xưa khi chưa thành Phật, tu hạnh Bồ-tát, vì hai con chimbồ câu nên bỏ mạng sống, huống gì ngày nay đã thành Phật,lại bỏ Tỳ-kheo nầy ư? Trọn không có việc ấy. Lại, trướcđây Thích-đề-hoàn-nhân không thăm nom Tỳ-kheo bệnh này,Tỳ-sa-môn Thiên vương là vị chủ hộ thế gian cũng khôngđến thăm.

Khiấy, Thích-đề-hoàn-nhân và Tỳ-sa-môn Thên vương đều imlặng không trả lời. Bấy giờ, Thế Tôn cầm chổi quét dọnđất dơ, rồi sắp đặt tọa cụ, lại giặt giũ ba y, đỡTỳ-kheo bệnh bảo ngồi trong bồn nước sạch tắm rửa. Cócác vị Trời ở trên lấy nước thơm rưới vào đó.

Khiấy, Thế tôn tắm rửa cho Tỳ-kheo kia xong, đỡ lại giường,tự tay cho ăn. Thế Tôn thấy Tỳ-kheo ấy ăn xong, đem bátrửa và bảo Tỳ-kheo ấy:

- NayThầy nên bỏ bệnh khổ của ba đời. Vì sao? Tỳ-kheo nênbiết, sanh có khổ ách trong thai, nhân sanh có già. Khi già,hình thể gầy yếu, khí lực kiệt. Nhân già có bệnh, khibệnh nằm ngồi rên rỉ, bốn trăm lẻ bốn thứ bệnh đếnmột lúc. Nhân bệnh có chết, khi chết thì hình hài, thầnthức phân tán đi theo đường lành dữ. Nếu người nhiềutội sẽ vào địa ngục núi đao, cây kiếm, xe lửa, lò than,ăn nuốt nước đồng sôi. Hoặc người ấy làm súc sanh bịngười sai khiến, ăn toàn rơm cỏ chịu khổ vô lượng. Lạikhông thể tính kể trong vô số kiếp người ấy làm thânngạ quỷ, thân cao mười do-tuần, cổ nhỏ như cây kim, lạicó nước đồng rót vào miệng. Trải qua vô số kiếp đượclàm thân người, người ấy bị đánh đập khảo tra khôngtính kể. Lại trong vô số kiếp được sanh lên trời, ngườiấy cũng trải qua ân ái hội họp, lại gặp ân ái biệt ly,tham muốn không chán đủ. Ðược đạo Hiền Thánh bấy giờngười ấy mới lìa khổ.

Naycó chín hạng người được lìa khổ hoạn. Thế nào là chín?Ðó là người hướng A-la-hán, đắc A-la-hán; hướng A-na-hàm,đắc A-na-hàm; hướng Tư-đà-hàm, đắc Tư-đà-hàm; hướngTu-đà-hoàn, đắc Tu-đà-hoàn; và chủng tánh Người là chín.

Thếnên, này Tỳ-kheo! Như Lai ra đời rất là khó gặp, thân ngườikhó được, sanh trưởng vào trung tâm của nước cũng khóđược, gặp bậc Thiện tri thức cũng lại như thế. Nghe nóipháp cũng không thể được. Các pháp cùng sanh với nhau, đúngthời mới có. Tỳ-kheo nên biết, ngày nay Như Lai hiện ởtại thế gian, được nghe Chánh pháp, các căn không thiếu,có thể kham nghe Chánh pháp kia. Hôm nay không siêng năng sauhối không kịp. Ðây là lời dạy của Ta.

Bấygiờ, Tỳ-kheo bệnh ấy nghe Như lai dạy xong, được thấytôn nhan, liền ngay tại chỗ ngồi được Tam minh, lậu tậný giải. Phật bảo Tỳ-kheo:

- Thầyđã rõ được cội nguồn của bệnh chăng?

Tỳ-kheobạch Phật:

- Conđã hiểu cội nguồn của bệnh, xa lìa sanh, lão, bệnh, tửnày, đều là uy thần của Như Lai gia hộ, dùng Tứ đẳngtâm che chở cho tất cả, không lường, không gằn mé, khôngthể xưng kể. Thân, miệng, ý thanh tịnh.

Khiấy, Thế Tôn nói pháp đầy đủ rồi, liền từ tòa đứngdậy đi ra.

Bấygiờ Thế Tôn bảo A-nan:

- Thầymau đánh kiền chùy, để các vị Tỳ-kheo có mặt trong thànhLa-duyệt này cùng đến nhóm họp tại giảng đường PhổHội.

A-nanvâng theo lời Phật, liền nhóm các Tỳ-kheo tại giảng đườngPhổ Hội, và đến trước Phật bạch:

- CácTỳ-kheo đã nhóm họp, cúi xin Thế Tôn biết đúng thời.

Bấygiờ Thế Tôn đi đến giảng đường, lên tòa ngồi. ThếTôn bảo các Tỳ-kheo:

- CácThầy học đạo là vì sợ quốc vương, giặc cướp mà xuấtgia chăng? Tỳ-kheo, hay là vì lòng tin vững chắc, tu Phạm hạnhvô thượng, muốn được xả bỏ sanh, lão, bệnh, tử, ưubi, khổ não, cũng muốn xa lìa Mười hai nhân duyên?

CácTỳ-kheo thưa:

- Ðúngvậy, thưa Thế Tôn.

Phậtbảo các Tỳ-kheo:

- CácThầy sở dĩ xuất gia đồng một Thầy, hòa hợp như nướcsữa, mà không chăm nom lẫn nhau. Từ nay về sau nên lần lượtchăm sóc thăm nom nhau. Nếu Tỳ-kheo bệnh không có đệ tử,trong chúng nên cử người lần lượt làm khán bệnh. Vì sao?Ngoài việc này ra, không thấy có việc gì hơn phước củangười chăm sóc bệnh. Người chăm sóc bệnh như chăm sócTa không khác.

Bấygiờ, Thế Tôn bèn nói kệ:

Nếucó cúng dường Ta,
Vàchư Phật quá khứ,
Phướcđức cúng thí Ta,
Khôngkhác chăm nom bệnh.

Bấygiờ, Thế Tôn dạy lời ấy xong, bảo A-nan:

- Từnay về sau, các Tỳ-kheo mỗi mỗi chăm nom bệnh lẫn nhau. Nếucó Tỳ-kheo biết mà không làm thì các Thầy nên căn cứ theoluật. Ðây là lời giáo giới của Ta.

Bấygiờ, các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.

*

8.Tôi nghe như vầy:

Mộtthời Phật ở taị nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn CấpCô Ðộc.

Bấygiờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

- Cóchín hạng người đáng kính, đáng quý, cúng dường nhữngvị ấy được phước. Thế nào là chín? Ðó là những vịhướng A-la-hán, đắc A-la-hán; hướng A-na-hàm, đắc A-na-hàm;hướng Tư-đà-hàm, đắc Tu-đà-hàm, hướng Tu-đà-hoàn, đắcTu-đà-hoàn, và hạnh chủng tánh Người là chín.

Nàycác Tỳ-kheo, đó là chín hạng người, cúng dường cho cácvị ấy được phước trọn không mất.

Bấygiờ, các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ làm.

*

9.Tôi nghe như vầy:

Mộtthời Phật ở tại thành La-duyệt, vườn trúc Ca-lan-đà cùngvới chúng đại Tỳ-kheo năm trăm người câu hội.

Khiấy, vương tử Mãn-hô đến chỗ Thế Tôn, đầu mặt lễchân Phật, lui ngồi một bên. Vương tử Mãn-hô bạch đứcPhật:

-Contừng nghe Thầy Tỳ-kheo Châu-lợi-bàn-đặc cùng bàn luậnvới Phạm chí Lư-ca-diên, nhưng Tỳ-kheo ấy không thể đốiđáp. Con lại từng nghe trong hàng chúng đệ tử của Phật,người mà các căn ám độn, không có trí tuệ sáng, khôngai hơn Tỳ-kheo này.

Tronghàng Ưu-bà-tắc tại gia của Thế Tôn, dòng họ Cồ-đàm trongthành Ca-tỳ-la-vệ các căn ám độn, tình ý bế tắc.

ÐứcPhật bảo Vương tử:

- Tỳ-kheoChâu-lợi-bàn-đặc có sức thần túc, được pháp hơn người,không tập theo cách đàm luận thế gian. Lại, Vương tử nênbiết, Tỳ-kheo này rất có diệu nghĩ.

Khiấy, vương tử Mãn-hô bạch Phật:

- TuyPhật nói như thế, song trong ý con vẫn còn sanh niệm này:Vì sao có đại thần lực mà không thể cùng luận nghi vớingoại đạo dị học kia? Nay con thỉnh Phật và Tỳ-kheo Tăng,chỉ trừ một mình Châu-lợi-bàn-đặc.

Khiấy, đức Thế Tôn im lặng nhận lời. Vương tử thấy ThếTôn đã nhận thỉnh rồi, bèn đứng dậy, cúi đầu lạy chânPhật, đi quanh về hướng tay mặt ba vòng rồi lui ra. Liềntrong đêm ấy, vương tử sửa soạn các thức ăn uống ngon,trải tọa cụ tốt đẹp. Sáng sớm vương tử đến bạchPhật:

- Ðãđến giờ, nay là đúng thời.

Bấygiờ, Thế Tôn đưa bát cho Tỳ-kheo Châu-lợi-bàn-đặc giữở lại sau, Ngài dắt chúng Tỳ-kheo vây quanh trước sau đivào thành La-duyệt, đến chỗ của vương tử, theo thứ lớpan tọa. Bấy giờ, vương tử bạch Phật:

- Cúixin Thế Tôn trao bát cho con.

Hômnay con muốn tự dâng thức ăn cho Thế Tôn.

Phậtbảo vương tử:

- Bátở tại chỗ của Tỳ-kheo Châu-lợi-bàn-đặc, không mang đếnđây.

Vươngtử bạch Phật:

- Xinthế Tôn bảo một vị Tỳ-kheo về mang bát đến đây.

Phậtbảo vương tử:

- NayÔng hãy tự đi lấy bát Như Lai đến đây.

Bấygiờ, Tỳ-kheo Châu-lợi-bàn-đặc hóa làm năm trăm cội cây,dưới mỗi cội cây đều có Tỳ-kheo Châu-lợi-bàn-đặc ngồi.Vương tử nghe lời Phật dạy, đi về lấy bát, xa thấy dướinăm trăm cội cây đều có Tỳ-kheo Châu-lợi-bàn-đặc ngồiThiền, buộc niệm ở phía trước không tán loạn. Thấy rồi,vương tử liền nghĩ: 'Người nào là Tỳ-kheo Châu-lợi-bàn-đặc?'Vương tử Mãn-hô bèn trở lại chỗ Thế Tôn bạch rằng:

- Conđến vườn ấy, đều thấy toàn là Tỳ-kheo Châu-lợi-bàn-đặc,không biết người nào là Tỳ-kheo Châu-lợi-bàn-đặc. Phậtbảo vương tử:

- Ôngtrở lại bên đó, đến ngay chỗ người ngồi chính giữavườn khảy móng tay nói rằng: 'Ðây thật là Tỳ-kheo Châu-lợi-bàn-đặc,xin mời đứng lên'.

Vươngtử Mãn-hô nghe lời Phật dạy, lại đi vào vườn, đến chỗngười ngồi giữa nói:

- Ðâythật là Tỳ-kheo Châu-lợi-bàn-đặc, xin mời đứng lên.

Vươngtử nói lời ấy xong, năm trăm Tỳ-kheo hóa hiện kia tự nhiênbiến mất, chỉ còn lại một Tỳ-kheo Châu-lợi-bàn-đặc.Khi ấy, vương tử Mãn-hô cùng Tỳ-kheo Châu-lợi-bàn-đặcđến chỗ Thế Tôn, cúi đầu lễ chân Phật, lui qua một bên.

Vươngtử Mãn-hô bạch Phật:

- Cúixin Thế Tôn, nay con tự hối hận, trách mình không tin lờidạy của Như Lai. Vị Tỳ-kheo này có thần túc oai lực rấtlớn.

Phậtbảo vương tử:

- Chophép Ông sám hối, Như Lai nói ra không hai lời. Lại ở thếgian này có chín hạng người đối xử qua lại. Thế nào làchín? Một là biết trước nhơn tình, hai là nghe rồi mớibiết, ba là xem tướng rồi sau mới biết, bốn là quan sátnghĩa lý rồi sau mới biết, năm là biết vị rồi sau mớibiết, bảy là không biết nghĩa không biết vị, tám là họchỏi nơi sức thần túc tư duy, chín là hiểu nghĩa rất ít.Này Vương tử, đó là chín hạng người xuất hiện ở đời.Như thế, này Vương tử, người xem tướng kia trong tám hạngngười bậc nhất, không lầm lỗi.

NayTỳ-kheo Châu-lợi-bàn-đặc này học tập về thần túc, khônghọc các pháp khác. Tỳ-kheo này thường dùng thần túc thuyếtpháp cho người, còn Tỳ-kheo A-nan của Ta xem tướng liền biết,đoán biết nhơn tình, biết Như Lai cần điều này, không cầnđiều này, cũng biết Như Lai cần nói việc này, lìa việcnày, thảy đều rõ ràng. Hiện nay không ai hơn Tỳ-kheo A-nan,đọc rộng các kinh nghĩa, thảy đều khắp hết.

Lại,Tỳ-kheo Châu-lợi-bàn-đặc này có thể hóa hiện một thânhình làm bao nhiêu thân hình, lại trở về hiệp làm một mình.Tỳ-kheo ấy ngày sau sẽ ở trong hư không mà diệt độ. Talại không thấy người nào diệt độ có thể so sánh nhưTỳ-kheo A-nan và Tỳ-kheo Châu-lợi-bàn-đặc.

Khiấy, Phật lại bảo các Tỳ-kheo:

- Tỳ-kheobậc nhất trong hàng Thanh văn của Ta, có thể biến hóa thânhình ra lớn, ra nhỏ, không ai có thể so sánh với Tỳ-kheoChâu-lợi-bàn-đặc.

Khiấy vương tử Mãn-hô, tự tay mang thức ăn, nước uống cúngdường chúng Tăng; rửa bát xong, ngồi bên ghế nhỏ phía trướcđức Phật, chắp tay bạch Phật:

-Cúixin Thế Tôn, cho phép Tỳ-kheo Châu-lợi-bàn-đặc thường đếnnhà con, tùy theo chỗ cần dùng theo y phục, mền nệm, cácvật linh tinh của Sa-môn, đều đến nhà con lấy. Con sẽ cungcấp những vật cần thiết suốt đời.

Phậtbảo vương tử:

- Nayvương tử nên hướng về phía Tỳ-kheo Châu-lợi-bàn-đặcsám hối, đích thân mời thỉnh. Vì sao? Người không có trímuốn biết người trí, việc này khó làm. Còn người tríbiết được người trí, có thể được.

Khiấy, vương tử Mãn-hô liền hướng về Tỳ-kheo Châu-lợi-bàn-đặc,đảnh lễ xưng tên họ, xin sám hối:

- BạchTỳ-kheo đại thần túc, con sanh tâm khinh mạn, từ nay vềsau không dám tái phạm. Cúi xin nhận sự sám hối của con,không dám phạm lại.

Tỳ-kheoChâu-lợi-bàn-đặc đáp:

- Chophép Ông hối lỗi, sau chớ phạm lại, Cũng chớ phỉ bángHiền Thánh. Vương tử nên biết, nếu có chúng sanh phỉ bángThánh nhơn thì sẽ phải đọa ba đường ác, sanh trong địamgục. Như thế, Vương tử nên học theo điều này.

Bấygiờ, Phật thuyết pháp rất vi diệu cho Vương tử Mãn-hô,khuyến khích cho phát sanh hoan hỷ, liền tại chỗ ngồi, nóilời chú nguyện này:

Tếtự, lửa trên hết,
Sáchkinh, tụng trên hết,
Cõingười, vua trên hết,
Cácdòng, biển là trên,
Cácsao, trăng trước nhất,
Ánhsáng, trời bậc nhất,
Trêndưới và bốn phương,
Nhữngloài có hình tướng,
Trờivà Người trong đời,
Phậtlà bậc tối tôn,
Ngườimuốn cầu phước báu,
Cúngdường Phật ba đời.

Bấygiờ, Phật nói kệ này rồi, liền rời tòa đứng dậy. Khiấy, vương tử Mãn-hô nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.

*

10.Tôi nghe như vầy:

Mộtthời Phật ở tại nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn CấpCô Ðộc.

Bấygiờ Thiện tri thức, tức là người có phạm hạnh phân nửa,sẽ hướng dẫn đường lành đến vô vi.

Phậtbảo A-nan:

- Chớnói lời như thế. Nói rằng: 'Bậc Thiện tri thức là ngườiPhạm hạnh phân nửa'. Vì sao? Phàm là bậc Thiện tri thức,tức là người Phạm hạnh trọn vẹn mới dẫn dắt chỉ bảocho người theo mình con đường lành. Ta cũng do Thiện tri thứcmà thành Vô Thượng Chánh Chơn Ðẳng Chánh Giác. Do thành đạoquả, nên độ thoát chúng sanh không thể tính kể, thảy đềukhỏi được sanh, lão, bệnh, tử. Do phương tiện này, nênbiết bậc Thiện tri thức là người Phạm hạnh trọn vẹn.

Lạinữa, A-nan, nếu có thiện nam tử, thiện nữ nhơn, kính vângtheo Thiện tri thức thì lòng tin được tăng nhiều, văn, thí,tọa, đức, thảy đều đầy đủ. Thí như trăng càng tròn,ánh sáng càng tăng hơn ngày thường gấp bội. Ðây cũng lạinhư vậy, nếu có thiện nam tử, thiện nữ nhơn gần gũi Thiệntri thức, thì lòng tin, chỗ học hỏi, sự ghi nhớ, trí tuệcủa người ấy thảy đều tăng lên. Do phương tiện nên biếtbậc Thiện tri thức là người Phạm hạnh trọn vẹn.

Nếungày xưa Ta không kính vâng theo Thiện tri thức thì trọn vẹnsẽ không được Phật Ðăng Quang thọ Ký. Do đã kính vângbậc Thiện tri thức, nên Ta được Phật Ðăng Quang thọ ký.Do phương tiện này nên biết, bậc Thiện tri thức là ngườiPhạm hạnh trọn vẹn.

NàyA-nan, nều thế gian không có bậc Thiện tri thức thì sẽ khôngcó thứ tự tôn ti về phụ mẫu, sư trưởng, huynh đệ, tôngthân, ắt sẽ giống như loài heo chó, tạo các duyên ác, gieotrồng tội duyên trong địa ngục. Có Thiện tri thức nên phânbiệt có cha mẹ, sư trưởng, huynh đệ, tông thân.

Lúcấy, Thế Tôn bèn nói kệ:

Thiệntri thức chẳng ác,
Vìpháp, không vì ăn,
Dắtdẫn nơi đường lành,
Ðíchthân bậc Tôn nói.

Chonên, này A-nan, chớ lại nói lời: 'Bậc Thiện tri thức làngười Phạm hạnh phân nửa'.

Bấygiờ, A-nan nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.

*

11.Tôi nghe như vầy:

Mộtthời Phật ở lại tại thành La-duyệt, trong núi Kỳ-xà-quậtcùng với chúng đại Tỳ-kheo năm trăm người câu hội.

Lúcấy, Thích-đề-hoàn-nhân từ cõi trời Ba mươi ba ẩn, bayđến chỗ Phật, cúi đầu lễ chân Phật, lui ngồi một bênvà bạch Phật:

- LoàiNgười và Trời có những tưởng niệm gì? Ý mong muốn điềugì?.

Phậtbảo:

- Thếgian trôi giạt, tánh ý không giống nhau, con đường của mỗiloài mỗi khác, tưởng niệm chẳng phải một. Thiên đế nênbiết, khi xưa, trải qua bao số A-tăng-kỳ kiếp, Ta cũng sanhý nghĩ này: 'Loài Trời và chúng sanh ý niệm thú hướng việcgì? Cầu nguyện điều gì?' Từ kiếp đó đến ngày nay, Takhông thấy có một người âm cùng giống nhau. Thích-đề-hoàn-nhânnên biết, chúng sanh ở thế gian khởi tưởng điên đảo.Vô thường thì khởi tưởng là thường, vô lạc thì khởitưởng là lạc, vô ngã thì khởi tưởng là hữu ngã, bấttịnh thì tưởng là tịnh, đường chánh tưởng là đườngtà, điều ác tưởng là điều phước, điều phước tưởnglà điều ác.

Dophương tiện này nên biết, các loài chúng sanh, căn tánh củachúng khó lường, tánh hạnh mỗi mỗi khác nhau. Nếu khiếnchúng sanh hết thảy đồng một tư tưởng, không có nhiềutư tưởng, ắt không thể biết chín nơi cư trú của chúngsanh, cũng khó phân biệt chín nơi cư trú của chúng sanh. Nơidừng trụ của thần thức cũng khó hiểu biết rõ, cũng lạikhông biết có tám đại địa ngục, đường dẫn đến súcsanh cũng khó biết, không phân biệt có địa ngục khổ, khôngbiết sự hòa quý của bốn dòng họ, không biết con đườngdẫn đến A-tu-la, cũng không biết cõi trời Ba mươi ba, nếunhư hết thảy đồng một tâm. Nên biết cõi trời Quang Âmlà do chúng sanh có bao nhiêu loài, tưởng niệm cũng bấy nhiêuthứ.

Chonên biết có chín nơi cư trú của chúng sanh, có chín nơi thầnthức dừng trụ; biết có tám đại địa ngục, ba ác đạo,cho đến cõi trời Ba mươi ba cũng lại như thế. Do phươngtiện này biết các loại chúng sanh, căn tánh của họ khôngđồng nhau, việc làm mỗi người cũng khác.

Khiấy, Thích-đề-hoàn-nhân bạch Phật:

- Lờinói của Như Lai rất là kỳ diệu. Căn tánh của chúng sanh,hành động không giống nhau, tưởng niệm mỗi khác. Do chúngsanh kia hành động không giống nhau, cho đến xanh, vàng, trắng,đen, dài, ngắn không đồng.

BạchThế Tôn, chư Thiên nhiều việc, con muốn trở về cõi Trời.

Phậtbảo Thích-đề-hoàn-nhân:

- Nênbiết đúng thời.

Thích-đề-hoàn-nhânliền từ tòa đứng dậy, cúi đầu lễ chân Phật, lui ra.

Bấygiờ, Thích-đề-hoàn-nhân nghe Phật dạy xong, vui vẻ vânglàm.

Chínnơi, thí, khổng tước,
Hệphước, cội gốc pháp,
Bệnh,cúng dường, Bàn-đặc,
Phạmhạnh, bao nhiêu tưởng.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]