Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

37-2. Phẩm Lục trọng (2)

02/05/201111:10(Xem: 14341)
37-2. Phẩm Lục trọng (2)

KINH TĂNG NHẤTA HÀM
Việtdịch: Hòa thượng Thích Thanh Từ - Hiệu đính: Hòa thượngThích Thiện Siêu
ViệnNghiên cứu Phật học Việt Nam - PL 2541 - TL 1997

TẬP 2

XXXVII.2.Phẩm Lục trọng(2)

6.Tôi nghe như vầy:

Mộtthời, Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Còộc.

Bấygiờ Tôn giả Xá-lợi-phất đến chỗ Thế Tôn; cúi lạy ThếTôn rồi ngồi một bên. Khi ấy, Xá-lợi-phất bạch Thế Tôn:

- Naycon đã nhập hạ ở thành Xá-vệ rồi, ý muốn đi du hóa trongnhân gian.

ThếTôn bảo:

- Naychính phải thời.

Xá-lợi-phấtliền từ chỗ ngồi đứng dậy, cúi lạy và lui đi. Xá-lợi-phấtđi chưa bao lâu, có một Tỳ-kheo ôm lòng phỉ báng, bạch ThếTôn rằng:

- Xá-lợi-phấttranh cãi với các Tỳ-kheo mà không sám hối, nay lại du hànhtrong nhân gian.

Bấygiờ Thế Tôn bảo một Tỳ-kheo:

- Thầymau đem lời Ta gọi Xá-lợi-phất đến!

Tỳ-kheođáp:

- Xinvâng, Thế Tôn!

Phậtdạy Tôn giả Mục-liên và Tôn giả A-nan:

- CácThầy mời các Tỳ-kheo trong các phòng đến chỗ Thế Tôn.Vì sao thế? Xá-lợi-phất nhập tam-muội, nay sẽ ở trướcNhư Lai rống tiếng sư tử.

CácTỳ-kheo nghe Phật dạy xong, ai nấy đều tụ tập chỗ ThếTôn, cúi lạy rồi ngồi một bên. Khi ấy Tỳ-kheo kia vânglời Phật dạy đi đến chỗ Xá-lợi-phất, bảo Xá-lợi-phất:

- NhưLai muốn gặp Tôn giả.

Tôngiả Xá-lợi-phất đến chỗ Thế Tôn; cúi lạy Thế Tôn rồingồi một bên. Phật bảo Xá-lợi-phất:

- Thầyvừa đi chưa bao lâu, có một Tỳ-kheo hạnh nhơ đến chỗTa, bạch Ta rằng: 'Tỳ-kheo Xá-lợi-phất tranh cãi với cácTỳ-kheo mà không sám hối, lại du hóa trong nhân gian'. Xem xétcó thực vậy không?

Xá-lợi-phấtbạch Phật:

- NhưLai tự biết việc này.

NhưLai bảo:

- Tatự biết rồi, nhưng nay đại chúng hoài nghi. Nay Thầy ởtrong đại chúng, nên tự biện minh mình trong sạch.

Xá-lợi-phấtbạch Phật:

- Contừ khi sanh ra đến nay tuổi vừa tám mươi, mỗi lúc tự suynghĩ: chưa từng sát sanh, cũng không nói dối, ngay cho khi đùabỡn cũng không nói dối, cũng lại chưa hề cãi cọ kia đây.Ví thử lúc không chuyên ý, có thể làm điều này. Bạch ThếTôn! Nay con tâm ý thanh tịnh há lại cùng người Phạm hạnhđấu tranh sao?

Cũngnhư đất này, chấp nhận vật sạch và cũng nhận vật khôngsạch, phân tiểu dơ uế thảy đều nhận cả, máu mủ đờmdãi trọn chẳng chống nghịch. Song đất này cũng chẳng nóixấu, cũng không nói tốt. Con cũng như vậy, bạch Thế Tôn!Tâm con không di động, há lại cùng người Phạm hạnh tranhcãi mà bỏ đi xa ư? Người tâm không chuyên thì mới như thế.Nay con tâm chánh, đâu lẽ cùng người Phạm hạnh tranh cãimà bỏ đi xa ư?

Cũngnhư nước có thể rửa sạch vật tốt, cũng có thể rửasạch vật xấu. Nước ấy cũng chẳng nghĩ rằng: 'Ta rửasạch cái này, bỏ cái này'. Con cũng như thế, không có tưởngkhác; há lại cùng người Phạm hạnh tranh cãi mà bỏ đi xaư?

Vínhư lửa mạnh đốt cháy núi rừng chẳng chọn tốt xấu,trọn không tưởng niệm. Con cũng như thế, há nên có ý cùngngười Phạm hạnh tranh cãi sao?

Cũngnhư chổi quét không chọn tốt xấu, đều có thể quét sạchtrọn không tưởng niệm. Giống như bò bị cưa hai sừng, hếtsức hiền lành không có hung bạo; khéo có thể dẫn dắt,tùy ý đi đâu, trọn không nghi nan. Thật vậy, Thế Tôn! Tâmcon như thế, cũng không khởi tưởng có điều làm thươngtổn, há lại cùng người Phạm hạnh tranh cãi mà đi xa ư?

Cũngnhư cô gái Chiên-đà-la mặc áo cũ rách, ở trong nhân gianxin ăn cũng không cấm kỵ. Con cũng như thế, bạch Thế Tôn!Cũng không tưởng niệm sẽ khởi tranh tụng mà đi xa.

Cũngnhư chảo mỡ rỉ chảy khắp nơi, người có mắt thảy đềutrông thấy mọi chỗ rỉ ra. Con cũng như thế, Thế Tôn! Trongchín lỗ rỉ chảy ra bất tịnh, há nên cùng người Phạmhạnh tranh cãi?

Vínhư người nữ tuổi trẻ đoan chánh, lại lấy thây chếtbuộc vào cổ mình rồi chán ghét nó. Thế Tôn! Con cũng nhưthế, chán ghét thân này như thế không khác, há nên cùng ngườiPhạm hạnh tranh cãi mà đi xa sao? Việc này chẳng đúng.

ThếTôn nên tự biết cho. Tỳ-kheo kia cũng nên biết cho. Nếu cóviệc này, mong Tỳ-kheo ấy nhận sự sám hối của con.

Bấygiờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo kia:

- NayThầy phải tự hối lỗi. Vì sao thế? Nếu không hối lỗi,đầu sẽ bể làm bảy mảnh.

Khiấy, Tỳ-kheo kia sợ hãi, lông áo dựng đứng; liền từ chỗngồi đứng lên lễ chân Như Lai, bạch Thế Tôn:

- Naycon tự biết đã xúc phạm Tôn giả Xá-lợi-phất, cúi mongThế Tôn cho con sám hối.

ThếTôn bảo:

- Tỳ-kheo!Thầy hãy tự hướng về Xá-lợi-phất sám hối, nếu khôngđầu sẽ bể làm bảy mảnh.

Tỳ-kheoấy liền hướng về Xá-lợi-phất cúi lạy và bạch Xá-lợi-phấtrằng:

- Cúimong ngài cho tôi sám hối, vì tôi ngu, không phân biệt lẽchân thật.

Bấygiờ, Thế Tôn bảo Tôn giả Xá-lợi-phất:

- NayThầy nên nhận Tỳ-kheo này hối lỗi, lại lấy tay xoa đầuthầy ấy. Vì sao thế? Nếu không cho Tỳ-kheo này sám hối,đầu Thầy ấy sẽ bể làm bảy mảnh.

Xá-lợi-phấtlấy tay xoa đầu Tỳ-kheo, bảo rằng:

- Chấpnhận cho Thầy sám hối. Như ngu như mê, trong Phật pháp nàyrất là rộng lớn; lại có thể tùy thời hối lỗi. Lànhthay! Nay cho Thầy sám hối, sau chớ phạm nữa.

Nhưthếba lần. Bấy giờ Xá-lợi-phất bảo Tỳ-kheo kia rằng:

- Thầychớ phạm nữa! Vì sao thế? Có sáu pháp vào địa ngục, sáupháp sanh lên trời, sáu pháp đến Niết-bàn.

Thếnào là sáu pháp vào địa ngục? Muốn hại người khác; tađã khởi tâm hại này liền hoan hỉ, hớn hở không thể dừngđược; ta sẽ dạy người khiến hại người khác; trong đókhởi tâm hại; đã hại được người trong đó khởi hoanhỷ: 'Ta sẽ được tiếng tăm không tốt này'; chưa khởi việcnày, liền ôm sầu lo. Ðó là có sáu pháp này khiến ngườiđọa đường ác.

Thếnào là sáu pháp khiến người đến chỗ lành? Nghĩa là thângiới đầy đủ, khẩu giới đầy đủ, ý giới đầy đủ,mạng căn thanh tịnh, không tâm sát hại, không tâm tật đố.Ðó là có sáu pháp này sanh ở cõi lành.

Thếnào là tu sáu pháp đến Niết-bàn? Nghĩa là sáu pháp nghĩnhớ. Thế nào là sáu? Nghĩa là thân hành từ, không tỳ vết;miệng hành từ không tỳ vết; ý hành từ không tỳ vết;nếu được lợi dưỡng hay chia cho mọi người không có lẫntiếc; phụng trì cấm giới không tỳ vết; được ngườitrí quý mến. Giới như thế có thể đầy đủ. Có các tàkiến, chánh kiến, Hiền Thánh xuất yếu có thể được dứtgốc khổ; các kiến như thế thảy đều phân biệt rành. Ðólà sáu nên cầu phương tiện tu hành sáu pháp này. Như thế,các Tỳ-kheo, nên học điều này.

Bấygiờ Tỳ-kheo kia lại từ chỗ ngồi đứng dậy, lễ chân Tôngiả Xá-lợi-phất một lần nữa:

- Naycon lại xin sám hối, như kẻ ngu mê, không phân biệt đượcchân thật. Cúi mong ngài Xá-lợi-phất cho con hối lỗi. Saunày con không phạm nữa.

Xá-lợi-phấtnói:

- ChoThầy hối lỗi. Trong pháp Hiền Thánh rất là quảng đại,phải tự sửa lỗi cũ, tu chính mới, chớ có phạm nữa.

Bấygiờ Tỳ-kheo kia nghe Xá-lợi-phất nói xong, hoan hỉ vâng làm.

*

7.Tôi nghe như vầy:

Mộtthời, Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Còộc.

Bấygiờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

- NayTa sẽ thuyết về pháp đệ nhất tối không. Các Thầy khéosuy nghĩ.

CácTỳ-kheo đáp:

- Xinvâng, Thế Tôn.

Bấygiờ các Tỳ-kheo vâng lời Phật dạy. Phật bảo:

- Saogọi là pháp đệ nhất tối không? Nếu lúc mắt khởi thìkhởi, cũng chẳng thấy chỗ đến; lúc diệt thì diệt cũngkhông thấy chỗ diệt, trừ pháp giả hiệu nhân duyên. Thếnào là giả hiệu nhân duyên? Nghĩa là cái này có thì cáikia có, cái này sanh thì cái kia sanh, vô minh duyên hành, hànhduyên thức, thức duyên danh sắc, danh sắc duyên lục nhập,lục nhập duyên xúc, xúc duyên thọ, thọ duyên ái, ái duyênthủ, thủ duyên hữu, hữu duyên sanh, sanh duyên tử, tử duyênsầu lo, khổ não, chẳng thể tính kể. Như thế Khổ ấm thànhtựu nhân duyên này.

Khôngđây là không kia, đây diệt thì kia diệt; vô minh diệt thìhành diệt, hành diệt thì thức diệt, thức diệt thì danhsắc diệt, danh sắc diệt thì lục nhập diệt, lục nhậpdiệt thì xúc diệt, xúc diệt thì thọ diệt, thọ diệt thìái diệt, ái diệt thì thủ diệt, thủ diệt thì hữu diệt,hữu diệt thì sanh diệt, sanh diệt thì tử diệt, tử diệtthì sầu lo khổ não thảy đều diệt; tận trừ pháp giảhiệu.

Tai,mũi, lưỡi, thân, ý cũng lại như thế; lúc khởi thì khởicũng không biết chỗ đến, lúc diệt thì diệt cũng khôngbiết chỗ diệt, trừ pháp giả hiệu. Pháp giả hiệu là đâykhởi thì khởi, đây diệt thì diệt.

Sáunhập này cũng không người tạo tác; cũng là pháp danh sắclục nhập. Do cha mẹ mà có thai, cũng không nhân duyên mà có.Ðây cũng giả hiệu. Chỉ cần trước có đối đãi sau bèncó. Ví như dùi cây kiếm lửa. Vì trước có đối đãi, saumới có lửa sanh, lửa cũng chẳng từ cây ra, cũng chẳng lìacây. Nếu lại có người chẻ cây tìm lửa, cũng chẳng thểđược, đều do nhân duyên hội họp rồi sau có lửa. Sáutình này khởi bệnh cũng lại như thế, đều do nhân duyênhội họp, trong đó khởi bệnh. Lúc sáu nhập này khởi thìkhởi cũng chẳng thấy chỗ đến, lúc diệt thì diệt, cũngchẳng thấy chỗ diệt, trừ pháp giả hiệu này. Nhân do chamẹ hội họp mà có.

Bấygiờ Thế Tôn bèn nói kệ:

Trướchết thọ bào thai,
Dầndần như váng sữa,
Rồilại như cục thịt,
Sauchuyển như tượng hình.
Trướcsanh đầu, cổ, ót,
Dầnsanh tay, chân, ngón,
Chitiết mỗi mỗi sanh,
Tóc,lông, móng, răng thành.
Nếulúc mẹ ăn uống,
Cácthứ món ăn ngon,
Tinhkhí làm sống mạng,
Nguồngốc của thọ thai.
Hìnhthể đã hoàn thành,
Cáccăn không thiếu sót,
Domẹ được sanh ra,
Thọthai khổ như thế.

Tỳ-kheonên biết, do nhân duyên hội họp mà có thân này. Lại nữa,Tỳ-kheo! Trong một thân người có ba trăm sáu mươi đốt xương,chín vạn chín ngàn lỗ chân lông, năm trăm mạch máu, nămtrăm gân, tám vạn hộ trùng. Tỳ-kheo nên biết! Thân lụcnhập có tai biến như thế. Tỳ-kheo nên nhớ tư duy họa hoạnnhư thế. Ai tạo xương này? Ai hợp gân mạch này? Ai tạotám vạn hộ trùng này?

Bấygiờ, Tỳ-kheo nghĩ suy điều này, liền đạt nhị quả, A-na-hàmhoặc A-la-hán. Khi ấy Thế Tôn liền nói kệ:

Batrăm sáu mươi xương,
Ởtrong thân người này,
ChưPhật đã diễn nói,
NayTa cũng nói thế.
Gâncó năm trăm sợi,
Sốmạch cũng như thế,
Trùngcó tám vạn thứ,
Chínvạn chín ngàn lông.
Nênquán thân như thế,
Tỳ-kheocần tinh tấn,
Mauđược đạo La-hán,
Vàđến được Niết-bàn.
Phápnày đều không tịch.
Chỗtham của người ngu.
Ngườitrí tâm vui vẻ,
Nghepháp bốn 'không' này.

NàyTỳ-kheo! Ðây gọi là pháp đệ nhất tối không. Ta vì cácThầy nói về pháp tu hành của Như Lai. Nay ta đã khởi tâmtừ bi thương xót, việc Ta làm đã xong. Các Thầy thườngnên nhớ tu hành pháp này. Ở chỗ vắng vẻ, ngồi Thiền tưduy, chớ có giải đãi. Nay không tu hành sau hối hận vô ích.Ðây là lời giáo huấn của Ta. Như thế, các Tỳ-kheo, hãyhọc điều này.

Bấygiờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.

*

8.Tôi nghe như vầy:

Mộtthời, Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Còộc.

Bấygiờ Phạm chí Sanh Lậu đến chỗ Thế Tôn cùng thăm hỏi,ngồi một bên. Khi ấy, Phạm chí bạch Thế Tôn:

- Cù-đàm!Dòng Sát-lợi nay ý muốn cầu điều gì? Có hạnh nghiệp gì?Theo giáo lý nào? Cứu cánh việc gì?

Bà-la-môný muốn việc gì? Có hành nghiệp gì? Theo giáo lý nào? Cứucánh việc gì?

Quốcvương ngày nay ý muốn cầu gì? Có hành nghiệp gì? Theo giáolý nào? Cứu cánh việc gì?

Ðạotặc ngày nay ý muốn cầu gì? Có hành nghiệp gì? Theo giáolý nào? Cứu cánh việc gì?

Ngườinữ ý muốn cầu gì? Có hạnh nghiệp gì? Nghe giáo lý nào?Rốt ráo việc gì?

Bấygiờ Thế Tôn bảo Phạm chí:

- DòngSát-lợi thường ưa đấu tranh, nhiều kỹ thuật, ưa làm việcmuốn cho rốt ráo không nghỉ giữa chừng.

Phạmchí hỏi:

- Phạmchí ý muốn cầu gì?

ThếTôn bảo:

- Phạmchí ý thích chú thuật, cần ở nhà, thích chỗ vắng vẻ,ý để nơi Phạm thiên.

Phạmchí lại hỏi:

- Quốcvương cầu việc gì?

ThếTôn bảo:

- Phạmchí nên biết! Ý vua muốn được việc nước, ý để nơibinh đao gậy gộc, tham đắm tài bảo.

Phạmchí lại hỏi:

- Trộmcướp ý muốn gì?

ThếTôn bảo:

- Trộmthì có ý trộm cắp, tâm để chỗ gian tà, ý muốn khiếnngười không biết việc làm của mình.

Phạmchí lại hỏi:

- Ngườinữ ý muốn cầu gì?

ThếTôn bảo:

- Ngườinữ ý để nơi người nam, tham đắm tài bảo, tâm ràng buộcviệc nam nữ, tham dục tự do.

Bấygiờ Phạm chí bạch Thế Tôn:

- Thậtlà kỳ đặc! Thế Tôn biết hết bao nhiêu sự biến đổi,như thật không dối. Hôm nay Tỳ-kheo ý muốn cầu gì?

ThếTôn bảo:

- Giớiđức đầy đủ, tâm dạo nơi đạo pháp, ý để nơi Tứ đế,muốn đến Niết-bàn. Ðó là điều mong cầu của Tỳ-kheo.

Phạmchí Sanh Lậu bạch Thế Tôn:

- Ðúngvậy, Thế Tôn! Việc làm của Tỳ-kheo ý không thể di chuyển.Nghĩa ấy thật như vậy. Thưa Cù-đàm! Niết-bàn ấy thậtlà vui thích. Như Lai nói đã nhiều. Ví như người mù đượcthấy, người điếc được nghe, ở chỗ tối thấy sáng, ngàynay Như Lai nói cũng như thế, không có khác. Nay tôi việc nướcbận rộn, muốn trở về.

ThếTôn bảo:

- Nênbiết đúng thời.

Khiấy Phạm chí Sanh Lậu liền đứng dậy, nhiễu Phật ba vòngrồi lui đi.

Bấygiờ, Phạm chí Sanh Lậu nghe Phật nói xong, vui vẻ vâng làm.

*

9.Tôi nghe như vầy:

Mộtthời, Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Còộc.

Bấygiờ Phạm chí Sanh Lậu đến chỗ Thế Tôn, cúi lạy rồingồi một bên.

Khiấy Phạm chí bạch Thế Tôn:

- Trongđây có Tỳ-kheo chăng? Làm sao được tu Phạm hạnh không cóthiếu sót? Và thanh tịnh tu Phạm hạnh?

ThếTôn bảo:

- Nếucó người giới luật đầy đủ không phạm điều gì, đấygọi là thanh tịnh tu hành Phạm hạnh. Lại nữa, Phạm chí!Nếu có mắt thấy sắc mà không khởi tưởng dính mắc, khôngkhởi thức niệm; trừ ác tưởng, bỏ pháp bất thiện, nhãncăn được toàn vẹn. Ðó là người này thanh tịnh tu Phạmhạnh. Nếu tai nghe tiếng, mũi ngửi mùi, lưỡi nếm vị, thânbiết xúc chạm, ý biết pháp đều không thức tưởng, khôngkhởi tưởng niệm, thanh tịnh được tu Phạm hạnh, ý cănđược toàn vẹn; người như thế tu Phạm hạnh không có thiếusót.

Bà-la-mônbạch Phật:

- Nhữngngười nào không tu Phạm hạnh? Không đầy đủ hạnh thanhtịnh?

ThếTôn bảo:

- Nếucó người cùng hội họp, đây gọi là không phải Phạm hạnh.

Bà-la-mônbạch Phật:

- Nhữngngười nào sơ sót không hành đầy đủ?

ThếTôn bảo:

- Nếucó người cùng nữ nhân giao tiếp, hoặc đụng chạm tay chân,ấp ủ trong lòng không quên mất; đó là này Phạm chí, khônghành đầy đủ, rơi vào các dâm dật, tương ưng với dâm,nộ, si. Lại nữa Phạm chí! Hoặc cùng nữ nhân đùa bỡnnói năng qua lại; đó là, này Phạm chí người này hành khôngđầy đủ, rơi vào dâm, nộ, si. Phạm hạnh chẳng đầy đủđể tu hành thanh tịnh. Lại nữa Phạm chí! Nếu có nữ nhândùng mắt ác nhìn nhau mà không di chuyển, trong đó liền khởitưởng dâm, nộ, si, sanh các loạn niệm; đó là, Phạm chí,người này Phạm hạnh chẳng sạch, chẳng tu Phạm hạnh. Lạinữa, Phạm chí! Hoặc có người nghe xa xa, hoặc nghe tiếngkhóc, hoặc nghe tiếng cười, trong đó khởi dâm, nộ, si, khởicác loạn tưởng; đó là Phạm chí, người này chẳng thanhtịnh tu Phạm hạnh, tương ưng với dâm, nộ, si, hạnh khônghoàn toàn. Lại nữa Phạm chí! Nếu có người từng thấynữ nhân, sau lại khởi tưởng, nhớ đến đầu mắt cô gái,trong đó khởi tưởng, ở chỗ vắng vẻ sanh dâm, nộ, si,tương ưng với ác hạnh; đó là, Phạm chí người này chẳngtu Phạm hạnh.

Khiấy, Phạm chí Sanh Lậu bạch Thế Tôn:

- Rấtlà kỳ đặc! Sa-môn Cù-đàm này cũng biết Phạm hạnh, cũngbiết chẳng phải Phạm hạnh; cũng biết lậu hạnh, cũng biếtbất lậu hạnh. Vì sao thế? Nay tôi cũng sanh niệm này: 'Cónhững người cùng nữ nhân đụng chạm tay chân, khởi cácloạn tưởng'. Tôi liền sanh niệm này: 'Người này hạnh chẳngthanh tịnh, tương ứng với dâm, nộ, si'. Ðệ nhất thọ lạclà nữ nhân vậy. Ðáng ham muốn đệ nhất là mắt mắt nhìnnhau. Và nữ nhân ấy hoặc nói, hoặc cười ràng buộc đànông, hoặc cùng nói chuyện ràng buộc đàn ông. Khi ấy tôiliền sanh niệm này: 'Sáu điều này người trọn hành hạnhchẳng thanh tịnh'.

Hômnay Như Lai nói đã nhiều. Ví như người mù được mắt, ngườimê thấy đường, người ngu nghe đạo, người có mắt thấysắc; Như Lai thuyết pháp cũng lại như thế. Nay con tự quyy Phật, Pháp, Tăng chúng. Từ nay về sau con không sát sanh nữa,cúi mong Thế Tôn nhận con làm Ưu-bà-tắc.

Bấygiờ Phạm chí nghe Phật dạy xong, hoan hỉ vâng làm.

*

10.Tôi nghe như vầy:

Mộtthời Phật ở trong rừng phía ngoài thành Tỳ-xá-ly cùng chúngđại Tỳ-kheo năm trăm người câu hội.

Bấygiờ Tôn giả Mã Sư đến giờ đắp y, ôm bát vào thành khấtthực. Khi ấy Ni-kiền Tử Tát-giá xa thấy Mã Sư đến, liềnnói với Mã Sư rằng:

- ThầyÔng thuyết những nghĩa gì? Có những giáo giới gì? Dùng lờidạy gì cho đệ tử?

MãSư đáp:

- Phạmchí! Sắc là vô thường, vô thường tức là khổ, khổ tứclà vô ngã, vô ngã tức là không. Không là kia không phải sởhữu của ta, ta không phải sở hữu của kia. Như thế là điềungười trí học, thọ, tưởng, hành, thức vô thường; ngũthạnh ấm này vô thường, vô thường tức là khổ, khổ tứclà vô ngã, vô ngã tức là không. Không là kia không phải sởhữu của ta, ta không phải sở hữu của kia. Ông muốn biếtthì Thầy ta giáo giới nghĩa như thế, thuyết cho các đệtử nghĩa như thế.

Khiấy Ni-kiền Tử lấy hai tay bịt tai lại nói rằng:

- Thôi!Thôi! Mã Sư! Tôi không ưa nghe nói vậy. Nếu Sa-môn Cù-đàmcó dạy vậy, tôi thực chẳng ưa nghe. Vì cớ sao? Như nghĩacủa tôi: sắc là thường, nghĩa của Sa-môn là vô thường.Hôm nào sẽ gặp Sa-môn Cù-đàm để cùng luận nghị, sẽtrừ tâm điên đảo của Sa-môn Cù-đàm.

Bâygiờ trong thành Tỳ-xá-ly có năm trăm đồng tử tụ tập mộtchỗ nhóm bàn luận. Ni-kiền Tử đến chỗ năm trăm đồngtử, bảo đồng tử rằng:

- Cácem hãy cùng đến chỗ Sa-môn Cù-đàm. Vì sao thế? Ý ta muốncùng Sa-môn kia thảo luận, khiến Sa-môn kia thấy được đạochánh đế. Sa-môn nói sắc là vô thường nhưng như nghĩ củata sắc là thường. Ví như lực sĩ tay nắm dê lông dài, tùyý dẫn đi khắp nơi không nghi nan; nay ta cũng lại như thế,cùng Sa-môn kia luận nghị, tùy ta buông bắt không có nghi nan.Ví như voi mạnh hung bạo có sáu ngà ở trong núi sâu đùachơi không khó gì; nay ta cũng lại như thế, cùng Sa-môn ấyluận nghị không có nghi nan. Ví như hai trượng phu mạnh mẽbắt một người yếu đuối, đặt trên lửa nướng tùy ýxoay trở cũng không khó khăn; nay ta cùng ông ấy luận nghĩacũng không nghi nan. Trong luận nghị của ta, voi còn có thểbị hại huống là người; cũng hay khiến voi chạy Ðông, Tây,Nam, Bắc há không bằng người sao? Nay kèo cột trong giảngđường này là vật vô tình còn có thể khiến cho di chuyển,hà huống cùng người luận nghị có thể thắng được ta?Ta sẽ khiến ông ấy phun máu từ mặt mũi ra mà chết.

Trongnhóm đó, hoặc có đồng tử nói:

- Ni-kiềnTử trọn chẳng thể luận nghị với Sa-môn, chỉ e Sa-mônCù-đàm sẽ luận nghị lại Ni-kiền Tử.

Hoặccó người nói:

- Sa-mônchẳng thể cùng Ni-kiền Tử luận nghị; Ni-kiền Tử có thểcùng Sa-môn luận nghị.

Khiấy Ni-kiền Tử liền nghĩ rằng: 'Nếu khiến Sa-môn Cù-đàmnói như Tỳ-kheo Mã Sư thì đủ cho ta đối đầu. Nếu lạicó nghĩa khác thì nghe xong sẽ biết'.

Ni-kiềnTử liền dẫn năm trăm đồng tử, trước sau vây quanh đếnchỗ Thế Tôn, thăm hỏi xong ngồi xuống một bên.

Khiấy, Ni-kiền Tử bạch Thế Tôn:

- Thếnào, Cù-đàm có giáo giới gì, dùng giáo giới gì dạy cácđệ tử?

Phậtbảo Ni-kiền Tử:

- Ðiềucủa Ta nói sắc là vô thường, vô thường tức là khổ, khổtức là vô ngã, vô ngã tức là không, không tức là kia khôngphải (do) sở hữu của ta, ta không phải sở hữu của kia;thọ, tưởng, hành, thức, năm thạnh ấm thảy đều vô thường,vô thường tức là khổ, khổ thì vô ngã, vô ngã là không.Không là kia không sở hữu của ta, ta không phải sở hữucủa kia. Giáo giới của Ta, nghĩa này như vậy.

Ni-kiềnTử đáp:

- Tôichẳng ưa nghe nghĩa này. Vì cớ sao? Như tôi hiểu nghĩa, sắclà thường.

ThếTôn bảo:

- NayÔng hãy chuyên tâm ý, tư duyên về diệu lý, sau hãy nói.

Ni-kiềnTử nói:

- Naytôi nói sắc là thường, năm trăm đồng tử này, nghĩa nàycũng thế.

ThếTôn bảo:

- NayÔng nói sắc là thường, năm trăm đồng tử này nghĩa cũngvậy.

ThếTôn lại bảo:

- NayÔng đã tự mình biện thuyết, vì sao lại dẫn năm trăm ngườikia?

Ni-kiềnTử đáp:

- Naytôi nói sắc là thường. Sa-môn muốn nói năng những gì?

ThếTôn bảo:

- NayTa nói: sắc là vô thường cũng lại vô ngã; tạm dối hộihọp có sắc này; cũng không chân thật, không chắc chắn cũngnhư đám tuyết, là pháp môn diệt, là pháp biến đổi. NayÔng vừa nói sắc là thường. Ta lại hỏi Ông, hãy tùy ýđáp Ta.

Thếnào Ni-kiền Tử? Chuyển luân Thánh vương lại ở nước mìnhđược tự tại không? Lại Ðại vương ấy, người khôngđáng chết mà giết chết, người không đáng trói lại trói,có được không?

Ni-kiềnTử đáp:

- ThánhVương này có sức tự tại ấy. Người chẳng đáng giếtcó thể giết, người chẳng đáng trói có thể trói.

ThếTôn bảo:

- Thếnào, Ni-kiền Tử, Chuyển luân Thánh vương sẽ lại già chăng?Ðầu bạc, mặt nhăn, áo quần dơ bẩn?

Khiấy Ni-kiền Tử làm thinh chẳng đáp. Thế Tôn hỏi hai ba lần.Ông ta cũng hai ba phen làm thinh chẳng đáp. Khi ấy lực sĩKim Cang Mật Tích, tay cầm chày kim cang, ở trên hư không bảo:

- NayÔng không đáp lại luận này, thì ở trước Như Lai, ta sẽđập đầu Ông thành bảy mảnh.

Bấygiờ Thế Tôn bảo Ni-kiền Tử:

- Ônghãy nhìn lên hư không.

Ni-kiềnTử ngước nhìn không trung, thấy lực sĩ Kim Cang Mật Tích,lại nghe nói giữa không: 'Ông không đáp luận của Như Lai,ta sẽ đập đầu Ông bể làm bảy mảnh'. Ni-kiền Tử thấyrồi kinh sợ, áo lông dựng lên, bạch Thế Tôn:

- Cúimong Cù-đàm, hãy cứu giúp cho. Nay hãy hỏi luận, tôi sẽđáp.

ThếTôn bảo:

- Thếnào, Ni-kiền Tử, Chuyển luân Thánh vương có già chăng? Cũnglại đầu bạc, răng rụng, da dùn, mặt nhăn chăng?

Ni-kiềnTử đáp:

- Sa-mônCù-đàm! Tuy có lời này nhưng theo nghĩa của tôi, sắc làthường.

ThếTôn bảo:

- Ôngkhéo suy nghĩ rồi sau hãy đáp. Nghĩa trước và sau chẳng tươngưng với nhau, chỉ hãy luận rằng Chuyển luân Thánh vươngrồi có già không? Cũng sẽ đầu bạc, răng rụng, da dùn,mặt nhăn chăng?

Ni-kiềnTử đáp:

- Chuyểnluân Thánh vương cũng sẽ già.

ThếTôn bảo:

- Chuyểnluân Thánh vương thường hay ở nước mình tự do. Vì cớsao chẳng thể khỏi già, khỏi bệnh, khỏi chết? (Bảo là)Ta không già, bệnh, chết, ta là thường thì đáng lẽ phảiđược như thế, nghĩa này có thể được không?

Ni-kiềnTử làm thinh không đáp, sầu lo chẳng vui, lặng lẽ chẳngnói, thân thể tuôn mồ hôi, thấm ướt y phục, thấm chỗngồi và ướt cả đất.

ThếTôn bảo:

- Ni-kiềnTử! Ông ở trong đại chúng rống như sư tử. 'Ðồng tửcác em! Cùng ta đến chỗ Cù-đàm để cùng luận nghị; tasẽ hàng phục như bắt dê lông dài, tùy ý dắt đi khắp nơikhông có nghi nan. Cũng như voi lớn vào trong nước sâu, tùyý dạo chơi không có sợ. Cũng như hai trượng phu mạnh mẽbắt một người yếu ớt, để trên lửa nướng tùy ý xoaytrở'. Ông cũng lại nói: 'Ta thường hay luận bại voi lớn,cột kèo thảo mộc như thế, toàn là vô tình, cùng chúng luậnnghị có thể khiến cho co duỗi, cúi, ngước, cũng có thểkhiến dưới nách chảy mồ hôi'.

Bấygiờ Thế Tôn vén ba y lên, chỉ cho Ni-kiền Tử:

- Ôngxem Như Lai không có chút mồ hôi chảy. Ngược lại bây giờÔng mồ hôi thấm đất.

Ni-kiềnTử làm thinh chẳng đáp. Bấy giờ có một đồng tử tênlà Ðầu-ma ở trong chúng kia. Khi ấy đồng tử Ðầu-ma bạchThế Tôn:

- Naycon đủ sức nhận có điều thi hành, cũng muốn được nói.

ThếTôn bảo:

- Tùyý nói đi.

Ðồngtử Ðầu-ma bạch Phật:

- Vínhư cách làng xóm không xa, có ao tắm tốt, nhưng ao tắm ấycó trùng nhiều chân. Nhân dân lớn, nhỏ, trai, gái trong làngđến ao tắm bắt trùng này ra, lấy đá ngói ném trùng nàybị thương, chặt hết chân. Trùng này muốn trở vào nước,trọn không được. Ni-kiền Tử này cũng lại như thế, banđầu hung hăng muốn cùng Như Lai tranh luận, ôm lòng tật đốvà kiêu mạn. Như Lai trừ hết không sót chút nào. Ni-kiềnTử này không thể đến luận nghị với Như Lai lần nào nữa.

Bấygiờ Ni-kiền Tử bảo đồng tử Ðầu-ma rằng:

- Ôngngu mê không phân biệt được chân ngụy, ta không nghị luậnvới Ông, ta nghị luận với Sa-môn Cù-đàm.

Ni-kiềnTử bạch Phật:

- Xinhỏi nghĩa lý, tôi sẽ thuyết nữa.

ThếTôn bảo:

- Thếnào Ni-kiền Tử? Chuyển luân Thánh vương muốn cho già, bịnh,chết chẳng đến, có thể được chăng? Vị Thánh Ðại vươngkia quả có được toại nguyện chăng?

Ni-kiềnTử đáp:

- Quảkhông toại nguyện.

- Muốncho có sắc này, muốn cho không có sắc này, có kết quả chăng?

Ni-kiềnTử đáp:

- Khôngkết quả, Cù-đàm!

ThếTôn bảo:

- Thếnào, Ni-kiền Tử? Sắc là thường hay vô thường?

Ni-kiềnTử đáp:

- Sắclà vô thường.

- Nếulại vô thường thì là pháp biến đổi, Ông lại thấy đâylà ngã, cho ngã là sở hữu của kia chăng?

- Không,Cù-đàm!

- Thọ,tưởng, hành, thức là thường hay vô thường?

- Vôthường.

ThếTôn bảo:

- Nếulại vô thường, là pháp biến đổi, Ông thấy có chăng?

- Không.

ThếTôn bảo:

- Ngũthạnh ấm này thường hay vô thường?

Ni-kiềnTử đáp:

- Vôthường.

Phậtnói:

- Nếulại vô thường là pháp biến đổi, Ông có thấy có chăng?

- Không.

- Thếnào Ni-kiền Tử? Ông nói là thường. Lý này không trái vớinghĩa sao?

Khiấy, Ni-kiền Tử bạch Phật:

- Naycon ngu si không phân biệt chân đế nên mới khởi lòng muốntranh luận với Cù-đàm mà nói sắc là thường. Ví như sưtử mạnh, từ xa thấy người đến mà có tâm sợ sệt sao?Không có việc đó. Hôm nay Như Lai cũng lại như thế, khôngcó mảy may sợ sệt. Nay con cuống hoặc, không rõ nghĩa sâu,dám xúc nhiễu Sa-môn Cù-đàm.

Ngàiđã nói quá nhiều, ví như người mù được mắt, ngườiđiếc được nghe suốt, người mê được thấy đường, ngườikhông mắt thấy sắc. Sa-môn Cù-đàm cũng lại như thế, dùngvô số phương tiện vì con thuyết pháp. Nay con xin quy y Sa-mônCù-đàm, Pháp và Tỳ-kheo Tăng. Từ nay về sau con xin trọnđời làm Ưu-bà-tắc, không sát sanh nữa. Cúi mong Cù-đàmvà Tỳ-kheo Tăng nhận lời con thỉnh. Con muốn cúng cơm trưacho Phật và Tỳ-kheo Tăng.

Bấygiờ Thế Tôn yên lặng nhận lời. Ni-kiền Tử thấy ThếTôn đã nhận lời mời, liền từ chỗ ngồi đứng dậy nhiễuPhật ba vòng, cúi lạy rồi đi. Ông ta đến chỗ của cácđồng tử ở Tỳ-xá-ly, bảo các đồng tử rằng:

- CácÔng định cúng dường ta những gì thì ngay bây giờ cung cấpcho ta, chớ để lỡ thời. Nay ta thỉnh Sa-môn Cù-đàm và Tỳ-kheoTăng ngày mai thọ thực.

Khiấy các đồng tử mỗi người đều lo bày biện các thứcăn uống, đem đến cho ông ta. Rồi ngay đêm đó, Ni-kiền Tửbày biện đủ các thức ăn uống ngon ngọt, trải tọa cụtốt đẹp, rồi đến bạch Phật:

- Ðúngthời, nay đã đến giờ, cúi mong hạ cố.

Bấygiờ Thế Tôn đến giờ, đắp y ôm bát cùng Tỳ-kheo Tăngvào thành Tỳ-xá-ly, đến nhà Ni-kiền Tử, ngồi vào chỗtheo thứ tự. Ni-kiền Tử thấy Phật và Tỳ-kheo Tăng ngồiyên rồi liền tự tay châm chước các món ăn uống. Khi thấyPhật và Tỳ-kheo Tăng ăn xong và rửa tay rồi, ông lấy mộtghế nhỏ đến trước Như Lai ngồi, muốn được nghe pháp.

Bấygiờ Thế Tôn thuyết diệu luận cho ông ta. Nghĩa là thí luận,giới luận, luận sanh thiên, dục là uế ác, dâm là hạnhbất tịnh, xuất yếu là vui. Thế Tôn thấy Ni-kiền Tử tâmý khai mở theo pháp chư Phật, Thế Tôn thường thuyết làKhổ, Tập, Diệt, Ðạo, Ngài bèn thuyết hết cho Ni-kiền Tử.Khi đó, Ni-kiền Tử ở ngay chỗ ngồi, các trần cấu dứtsạch, được pháp nhãn thanh tịnh.

ThếTôn liền nói kệ:

Tếtự, lửa trên hết
Thithơ, tụng là đầu
Trongngười, vua cao nhất
Cácsông, biển là nguồn.
Trongsao, trăng sáng nhất
Ánhsáng, mặt trời hơn,
Trêndưới và bốn phương
Cácvật ở dưới đất.
Trờicùng với nhân loại.
Phậtlà đấng vô thượng.
Ngườimuốn cầu đức này
Chánhgiác là tối thượng.

Bấygiờ Thế Tôn nói kệ xong, liền từ chỗ ngồi đứng dậyđi. Khi đó, năm trăm đệ tử của Ni-kiền Tử nghe thầy mìnhnhận Phật giáo hóa, mới bảo nhau rằng:

- Ðạisư của chúng ta tại sao lại thờ Cù-đàm làm thầy?

Rồicác đệ tử này ra khỏi thành Tỳ-xá-ly, đứng ở giữa đường.Lúc ấy, Ni-kiền Tử muốn đến chỗ Phật nghe pháp. ThếTôn thuyết pháp cho Ni-kiền Tử, khuyến khích cho hoan hỉ.Nghe pháp xong, Ni-kiền Tử liền từ chỗ ngồi đứng lên lễPhật, và lui đi.

Ðệtử Ni-kiền Tử từ xa thấy thầy mình đến liền bảo nhau:

- Ðệtử Sa-môn Cù-đàm đang trên đường đi đến.

Rồihọ dùng đá ngói đánh chết ông ta. Các đồng tử nghe Ni-kiềnTử bị đệ tử giết chết, liền đến chỗ Thế Tôn cúilạy, rồi ngồi xuống một bên. Các đồng tử bạch ThếTôn:

- Ni-kiềnTử được Như Lai giáo hóa, bây giờ bị đệ tử giết chếtrồi. Nay đã mạng chung, ông ấy sanh về chỗ nào?

ThếTôn bảo:

- Ôngấy là người có đức, đầy đủ tứ đế, đã diệt ba kiếtsử thành Tu-đà-hoàn, ắt dứt được mé khổ. Ngày nay mạngchung, ông ấy sanh lên cõi trời Ba mươi ba. Ông ta thấy PhậtDi-lặc rồi sẽ hết mé khổ. Ðây là nghĩa ấy, nên nhớtu hành.

Bấygiờ các đồng tử bạch Thế Tôn:

- Thậtlà kỳ lạ! Ni-kiền Tử này đến chỗ Thế Tôn đòi thi luậnnghị, trở lại dùng sự luận nghị của mình để tự tróibuộc, và nhận sự giáo hóa của Như Lai. Hễ người nào gặpNhư Lai, thì hoàn toàn không có hư vọng. Ví như có ngườivào biển lấy của báu, chắc chắn sẽ lấy được, trọnkhông về tay không. Ðây cũng như thế, có chúng sanh nào đếnchỗ Thế Tôn muốn được pháp bảo thì trọn chẳng về không.

Bấygiờ Thế Tôn thuyết pháp vi diệu cho các đồng tử, khiếncho hoan hỷ. Các đồng tử nghe Phật thuyết pháp xong, liềntừ chỗ ngồi đứng lên, nhiễu Phật ba vòng, cúi lạy rồilui đi.

Bấygiờ các đồng tử nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]