- Chương Một: Vài nét phác họa tính cách của bà Blavatsky
- Chương Hai: Hành trình sang Ấn Độ
- Chương Ba: Một động phù thủy
- Chương Bốn: Biệt thự hoa hồng
- Chương Năm: Viếng động Karli
- Chương Sáu: Một chuyến đi lên miền Bắc
- Chương Bảy: Nữ tu sĩ Maji
- Chương Tám: Pháp môn Yoga
- Chương Chín: Viếng thăm Tích Lan
- Chương Mười: Một cuộc khủng hoảng nội bộ
- Chương Mười Một: Thị trấn Simla
- Chương Mười Hai: Vài mẩu chuyện bên lề
- Chương Mười Ba: Adjar
- Chương Mười Bốn: Cái giếng thần
- Chương Mười Lăm: Bí quyết của sự chữa bệnh
- Chương Mười Sáu: Chân sư K.H. tại Lahore
- Chương Mười Bảy: Damodar biệt tích
NHỮNG GIAI THOẠI HUYỀN BÍ
Nguyễn Hữu Kiệt dịch, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính
Một trong những bệnh nhân đầu tiên là một thanh niên Ấn bị bệnh động kinh (epilepsy), thường lên cơn từ năm mươi đến sáu mươi lần mỗi ngày. Tuy nhiên, bệnh ấy thuyên giảm rất mau dưới bàn tay truyền điện của tôi, và qua ngày thứ tư, những cơn động kinh đã hoàn toàn dứt hẳn.
Tôi không biết rằng sự khỏi bệnh này có được lâu bền hay không, nhưng chắc là không. Vì những nguyên nhân sâu xa đến nỗi đã gây nên một số quá nhiều những lần lên cơn như vậy mỗi ngày, không có lẽ lại bị tiêu trừ sau chỉ có mấy ngày chữa trị. Đáng lý ra bệnh nhân phải được chữa trị trong một thời hạn lâu dài, có thể là nhiều tuần trước khi có thể hoàn toàn bình phục. Và quả nhiên sự việc về sau đã xảy ra đúng như tôi nhận xét.
Bệnh động kinh tuy là một trong những chứng bệnh dễ sợ nhất, nhưng cũng là một trong những bệnh dễ trị nhất bằng phương pháp truyền nhân điện.
Ngoài ra, tôi cũng gặp những trường hợp lý thú tương tự khác nữa. Trong số đó có một thanh niên Bà-la-môn chừng hai mươi tám tuổi, bị chứng tê liệt các đường gân trên mặt đã hai năm qua, làm cho anh ta phải ngủ với cặp mắt mở to vì không thể khép mí mắt lại, và cũng không thể nói chuyện vì lưỡi không cử động được.
Khi hỏi tên anh ta là gì, anh chỉ có thể thốt ra một âm thanh chát chúa trong cổ họng, vì lưỡi và đôi môi đều tê cứng và anh ta không sử dụng được như ý muốn.
Khi vừa bước vào phòng, anh ta đứng nhìn tôi trong câm lặng và ra hiệu bằng tay để mô tả căn bệnh của mình.
Sáng hôm ấy, tôi cảm thấy sinh lực tràn đầy cuồn cuộn, cơ hồ tôi có thể truyền điện cho cả một con voi. Tôi đưa cánh tay và bàn tay mặt thẳng lên trời, và đôi mắt nhìn thẳng vào người bệnh, tôi dõng dạc hô to bằng thổ ngữ Bengali: “Anh hãy khỏi bệnh!” Đồng thời tôi hạ cánh tay xuống tư thế ngang bằng và chĩa bàn tay tôi vào mặt anh ta.
Lúc ấy, bệnh nhân có phản ứng cơ hồ như bị điện giật. Anh ta run rẩy khắp cả thân mình, đôi mắt y nhắm lại và mở ra, cái lưỡi y bị tê cứng đã lâu, nay lại thè ra thụt vào, anh ta thốt lên một tiếng kêu mừng rỡ với một âm thanh vang dội và sụp xuống lạy dưới chân tôi. Anh vừa ôm hôn hai đầu gối tôi, vừa tỏ lòng biết ơn bằng những lời nói nhiệt thành rối rít.
Cảnh tượng ấy thật quá xúc động. Sự khỏi bệnh của anh ta thật quá đỗi nhanh chóng, đến nỗi mỗi người có mặt trong phòng đều chia sẻ nỗi cảm xúc mừng vui không tả xiết của người thanh niên, và không có ai là không rơi lệ.
Nguyễn Hữu Kiệt dịch, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính
CHƯƠNG MƯỜI LĂM: BÍ QUYẾT CỦA SỰ CHỮA BỆNH
II.
Ngày 17 tháng 2, tôi xuống tàu đi Calcutta. Sau một chuyến đi thích thú, tôi cặp bến vào ngày 20 và được tiếp đón tại nhà khách của Quốc vương Jotendra Mohun Tagore. Ngôi dinh thự của ngài bỗng dưng biến thành một bệnh viện, vì bệnh nhân đã tề tựu rất đông để chờ đợi tôi cứu chữa.Một trong những bệnh nhân đầu tiên là một thanh niên Ấn bị bệnh động kinh (epilepsy), thường lên cơn từ năm mươi đến sáu mươi lần mỗi ngày. Tuy nhiên, bệnh ấy thuyên giảm rất mau dưới bàn tay truyền điện của tôi, và qua ngày thứ tư, những cơn động kinh đã hoàn toàn dứt hẳn.
Tôi không biết rằng sự khỏi bệnh này có được lâu bền hay không, nhưng chắc là không. Vì những nguyên nhân sâu xa đến nỗi đã gây nên một số quá nhiều những lần lên cơn như vậy mỗi ngày, không có lẽ lại bị tiêu trừ sau chỉ có mấy ngày chữa trị. Đáng lý ra bệnh nhân phải được chữa trị trong một thời hạn lâu dài, có thể là nhiều tuần trước khi có thể hoàn toàn bình phục. Và quả nhiên sự việc về sau đã xảy ra đúng như tôi nhận xét.
Bệnh động kinh tuy là một trong những chứng bệnh dễ sợ nhất, nhưng cũng là một trong những bệnh dễ trị nhất bằng phương pháp truyền nhân điện.
Ngoài ra, tôi cũng gặp những trường hợp lý thú tương tự khác nữa. Trong số đó có một thanh niên Bà-la-môn chừng hai mươi tám tuổi, bị chứng tê liệt các đường gân trên mặt đã hai năm qua, làm cho anh ta phải ngủ với cặp mắt mở to vì không thể khép mí mắt lại, và cũng không thể nói chuyện vì lưỡi không cử động được.
Khi hỏi tên anh ta là gì, anh chỉ có thể thốt ra một âm thanh chát chúa trong cổ họng, vì lưỡi và đôi môi đều tê cứng và anh ta không sử dụng được như ý muốn.
Khi vừa bước vào phòng, anh ta đứng nhìn tôi trong câm lặng và ra hiệu bằng tay để mô tả căn bệnh của mình.
Sáng hôm ấy, tôi cảm thấy sinh lực tràn đầy cuồn cuộn, cơ hồ tôi có thể truyền điện cho cả một con voi. Tôi đưa cánh tay và bàn tay mặt thẳng lên trời, và đôi mắt nhìn thẳng vào người bệnh, tôi dõng dạc hô to bằng thổ ngữ Bengali: “Anh hãy khỏi bệnh!” Đồng thời tôi hạ cánh tay xuống tư thế ngang bằng và chĩa bàn tay tôi vào mặt anh ta.
Lúc ấy, bệnh nhân có phản ứng cơ hồ như bị điện giật. Anh ta run rẩy khắp cả thân mình, đôi mắt y nhắm lại và mở ra, cái lưỡi y bị tê cứng đã lâu, nay lại thè ra thụt vào, anh ta thốt lên một tiếng kêu mừng rỡ với một âm thanh vang dội và sụp xuống lạy dưới chân tôi. Anh vừa ôm hôn hai đầu gối tôi, vừa tỏ lòng biết ơn bằng những lời nói nhiệt thành rối rít.
Cảnh tượng ấy thật quá xúc động. Sự khỏi bệnh của anh ta thật quá đỗi nhanh chóng, đến nỗi mỗi người có mặt trong phòng đều chia sẻ nỗi cảm xúc mừng vui không tả xiết của người thanh niên, và không có ai là không rơi lệ.
Gửi ý kiến của bạn