- Chương I: Cảnh giới của tâm thức
- Chương II: Những quyền năng kỳ bí
- Chương III: Những lời tiên tri
- Chương IV: Những trường hợp lạ lùng
- Chương V: Một chuyến du hành
- Chương VI: Một trường hợp cải hối
- Chương VII: Lễ xuất gia
- Chương VIII: Pháp môn thiền định
- Chương IX: Thiếu sinh học đường
- Chương X: Sư mẫu Kashi Moni
- Chương XI: Những trường hợp phục sinh
- Chương XII: Cuộc gặp gỡ trên Hy Mã Lạp Sơn
- Chương XIII: Đức tin và phép lạ
- Chương XIV: Chân sư
- Chương XV: Một vị thánh sống
- Chương XVI: Truyền pháp sang Hoa Kỳ
- Chương XVII: Trở về Ấn Độ
- Chương XVIII: Sư phụ từ trần
XỨ PHẬT HUYỀN BÍ
Nguyễn Hữu Kiệt dịch, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính
Năm 1925, thánh Gandhi có đến thăm Thiếu Sinh Học Đường của tôi ở Ranchi, và có ghi mấy dòng cảm nhận trong quyển sổ lưu niệm của nhà trường dành cho khách tham quan. Tuy nhiên, chúng tôi đã không có mấy thời gian để trao đổi vào lúc đó.
Chuyến viếng thăm thánh Gandhi lần này của tôi được thực hiện khá bất ngờ bằng đường xe lửa vào một ngày tháng 8 năm 1935. Tuy được thông báo rất trễ, nhưng thánh Gandhi cũng đã kịp bố trí người đến đón tôi tại nhà ga Wardha từ sáng sớm. Đó là ông Mahadev Desai, thư ký riêng của ngài. Cùng đi với ông còn có ba người khác nữa. Họ đưa chúng tôi về đạo viện Maganvadi, nơi cư trú của thánh Gandhi, bằng một chiếc xe hơi không mui chẳng lấy gì làm sang trọng lắm.
Xe chạy qua những con đường ngoằn ngoèo lầy lội của vùng quê, qua một lúc lâu thì chúng tôi đến nơi.
Ông Mahadev Desai đưa chúng tôi vào văn phòng. Hôm đó là thứ Hai trong tuần, và thánh Gandhi đang thực hiện ngày tịnh khẩu hằng tuần. Điều này có nghĩa là chúng tôi sẽ không được nghe giọng nói của ngài.
Khi chúng tôi bước vào phòng, thánh Gandhi đang ngồi trên một chiếc chiếu rất đơn sơ được trải trực tiếp trên nền đất. Tay trái ngài cầm một tập giấy và tay kia cầm cây bút. Nhìn thấy chúng tôi, ngài viết trên tập giấy hai chữ “Kính chào” bằng tiếng Hindi, rồi đứng dậy đưa cho chúng tôi với một nụ cười tươi trên môi.
Nhìn dáng vẻ ngài hơi gầy nhưng thật rắn chắc. Đôi mắt sáng tinh anh với những cử chỉ rất linh hoạt, nhanh nhẹn, làm bộc lộ rõ một tinh thần tích cực, mạnh mẽ và một sức khỏe tiềm tàng. Mắt ngài màu nâu, nhìn vào có cảm giác như tỏa ra từ đó một sự dịu dàng mà quả quyết, cùng với sự thông minh và chân thật.
Chưa có một nhà lãnh đạo nào đã từng thu phục được trái tim của hàng triệu người dân Ấn Độ như thánh Gandhi đã làm được. Danh xưng “Mahatma” mà họ dành cho ngài, với ý nghĩa là một bậc “đại thánh, đại hiền giả”, là một sự tự nguyện chân thành, không hề xuất phát từ một sự tô vẻ chính trị như nhiều nhà lãnh đạo khác vẫn thường làm. Chính trang phục của ngài cũng nói lên sự quan tâm chân thật đến quảng đại quần chúng, những người nghèo khổ: quanh năm ngài chỉ mặc có mỗi một cái khố ngắn trên người.
Sau một vài lễ nghi chào hỏi và trao đổi hạn chế qua giấy viết, thánh Gandhi đưa cho chúng tôi một mẩu giấy, trên đó ngài viết: “Những nhân viên của chúng tôi sẽ hết lòng phục vụ Đại đức, xin ngài hãy tự nhiên trong thời gian lưu lại đây.” Và chúng tôi theo ông Desai rời khỏi văn phòng đơn sơ này để đến nhà khách, cũng trong khuôn viên đạo viện.
Đường đi băng qua mấy khu vườn cây trái và cả những đồng ruộng xanh tốt. Nhà khách dùng để tiếp đón chúng tôi là một ngôi nhà thoáng mát lợp ngói đỏ. Trước sân thấy có một giếng nước, gần đó đặt một cối đá loại dùng để xay lúa. Trong nhà được ngăn ra thành nhiều phòng ngủ với diện tích tối thiểu cho mỗi phòng, chỉ vừa đủ đặt một chiếc giường vải bố dệt bằng tay, vừa đủ một người nằm. Phía sau là một nhà bếp quét vôi trắng. Nói là nhà bếp, nhưng đó chỉ là một căn phòng rất đơn sơ, với một bếp lò thiết kế theo kiểu đào sâu xuống đất dùng để nấu nướng, ngoài ra chẳng còn có tiện nghi gì khác ngoài một vòi nước máy ở góc đối diện với bếp lò.
Từ phía sau nhà, chúng tôi có thể nghe được tiếng chim hót trong khu vườn bao quanh, tiếng bò rống trên đồng ruộng, và nhiều thứ âm thanh thôn dã khác.
Ông Desai dành thêm mấy phút lưu lại để trò chuyện với chúng tôi. Và cũng nhân dịp trò chuyện ngắn ngủi này, ông liền tranh thủ trình bày với chúng tôi về 11 nguyên tắc của phong trào bất bạo động mà thánh Gandhi đã đề ra và được hàng triệu người Ấn Độ hưởng ứng làm theo. Các nguyên tắc ấy là:
1. Tự nguyện không sử dụng đến bạo lực, dù trong bất cứ hoàn cảnh, tình huống nào.
2. Tự nguyện sống chân thật, ngay thẳng không dối trá.
3. Không lấy bất cứ vật gì của người khác khi không được họ tự nguyện đưa cho.
4. Tự nguyện sống cuộc sống thuần khiết, xa lánh mọi tội lỗi.
5. Tự nguyện sống cuộc sống nghèo túng nhưng trong sạch.
6. Tự nguyện hết sức chuyên cần, tích cực trong lao động, sản xuất.
7. Tự nguyện sống cuộc sống tiết chế, có điều độ trong mọi sinh hoạt cũng như sự thọ dụng.
8. Không khiếp sợ trước bất cứ tình huống nào.
9. Tự nguyện tha thứ cho những lỗi lầm, sai phạm của người khác đã thực hiện đối với mình.
10. Tự nguyện tiêu dùng hàng hóa được sản xuất trong nước.
11. Chống phân biệt giai cấp.
Ngày hôm sau, đích thân thánh Gandhi đã ghi vào cuốn sổ lưu niệm của chúng tôi những điều này và ký tên vào, đề ngày 27 tháng 8 năm 1935.
Chúng tôi được mời dùng cơm trưa khoảng hai tiếng đồng hồ sau khi đặt chân đến đạo viện. Buổi cơm thân mật có mặt thánh Gandhi và 25 người khác, đều là các tín hữu của ông.
Chúng tôi dùng cơm trong một căn phòng trống, không bàn ghế. Mỗi người có một tấm chiếu vuông nhỏ trải trên sàn để ngồi xếp bằng trên đó. Thức ăn được đựng trong những chén đĩa bằng thau sạch bóng, bày ngay trước mặt mỗi người. Chúng tôi cùng tham gia những giây phút cầu nguyện tập thể trước khi bắt đầu bữa ăn. Thức ăn rất đơn giản nhưng không kém phần ngon miệng và giàu dinh dưỡng: có bánh nướng chapati làm bằng bột mì có phết bơ, các món rau đậu xào, cùng với mứt trái cây và cam.
Khẩu phần của thánh Gandhi còn có thêm một món rau luộc được quết nhuyễn thành cục. Không phải là một sự ưu tiên hơn những người khác, nhưng mục đích ngài dùng món rau này với tác dụng như một loại thuốc lọc máu, và nó có vị đắng cực kỳ đến nỗi chẳng ai muốn dùng kèm theo trong khẩu phần của mình. Thật tế nhị, ngài dùng muỗng sớt một ít món rau đắng này vào đĩa của tôi. Tôi đã không thể kiềm chế được mà phải nhăn mặt cố gắng mới nuốt trôi được phần chia ấy. Nhưng thánh Gandhi thản nhiên ăn từng ít một không biểu lộ sự khó chịu gì.
Chỉ một chi tiết nhỏ này cũng đủ để tôi thấy được năng lực khống chế các giác quan của vị thánh. Tôi còn nhớ cách đây mấy năm có đọc bài tường thuật trên báo về việc mổ ruột thừa của ngài. Thánh Gandhi đã từ chối không cho các bác sĩ dùng đến thuốc mê, và ngài vẫn thản nhiên trò chuyện với những người đến viếng thăm trong suốt thời gian phẫu thuật, như thể không hề bị tác động chút nào bởi sự đau đớn!
Sau bữa ăn trưa, tôi có dịp tiếp xúc với một nữ đệ tử người Anh của thánh Gandhi. Cô tên là Madeleine Slade, con gái của một vị Đô đốc hải quân Hoàng gia Anh. Hiện nay cô lấy tên Ấn Độ là Mirabai. Cô nói chuyện với tôi bằng tiếng Hindi rất thông thạo. Trong buổi trò chuyện, cô đã kể cho tôi nghe về những công việc hằng ngày của cô với một khuôn mặt rạng rỡ nhiệt tình, và cũng thể hiện những nét điềm tĩnh, cương nghị của một người rất chín chắn. Cô nói:
– Công việc của chúng tôi gắn bó chặt chẽ với đời sống nông thôn. Mỗi ngày, chúng tôi thức dậy từ lúc 5 giờ sáng và đi đến các làng mạc phụ cận quanh đây để dạy cho người dân quê ý thức được về những kiến thức vệ sinh thường thức trong cuộc sống hằng ngày. Chúng tôi không chỉ giảng giải, mà thường phải bắt tay vào làm việc nữa. Chúng tôi giúp họ dọn dẹp nhà cửa theo cách để cho họ biết thế nào là hợp vệ sinh. Thậm chí, có khi chúng tôi còn lau dọn nhà vệ sinh cho họ nữa. Chỉ như vậy mới có thể làm thay đổi được nhận thức của những người vốn xưa nay chưa từng được học hành gì cả.
Nói xong, cô cất tiếng cười thật giòn giã để bày tỏ sự hài lòng với công việc của mình.
Quả thật, tôi không giấu nổi sự thán phục khi được biết về người phụ nữ Anh quốc xuất thân quyền quý này. Với một đức khiêm tốn ít ai có được, cô đã hạ mình làm cả những công việc được xem là chỉ dành cho những kẻ cùng đinh hạ tiện ở xứ này, và điều đó được cô thực hiện chỉ vì đã xác định được một lý tưởng theo đuổi cho cuộc đời mình. Cô nói rõ hơn về điều này:
– Tôi đến Ấn Độ năm 1925. Với lý tưởng phụng sự, tôi đã xem nơi đây là quê hương mình và không còn muốn trở về với cuộc sống trước kia ở Anh quốc nữa.
Sau mấy phút trò chuyện với tôi, cô Mirabai lại quay về ngay với công việc của mình. Cô ngồi xuống trước các bánh xe quay chỉ và bắt đầu làm việc thật bận rộn. Những bánh xe quay chỉ này đã được khôi phục lại ở khắp nơi trên toàn cõi Ấn Độ nhờ vào những cố gắng kêu gọi của thánh Gandhi.
Thánh Gandhi không chủ trương tẩy chay nền công nghiệp mới với những phát minh tối tân, hiện đại, nhưng ngài có những lý do chính đáng để kêu gọi việc phục hồi trên xứ sở mình các ngành thủ công và tiểu thủ công nghệ. Dù vậy, những tiến bộ kỹ thuật mới, máy móc cơ khí... cũng đều được ngài tận dụng trong công cuộc phục vụ đất nước.
Cuộc đời hoạt động kéo dài hơn nửa thế kỷ, trải qua những giai đoạn tù đày và va chạm thường xuyên trên trường chính trị đã mang lại cho ngài một cái nhìn sắc bén và thiết thực trong việc đưa ra các chủ trương đúng đắn để lèo lái đất nước.
Đến 8 giờ tối thì thánh Gandhi chấm dứt thời gian tịnh khẩu. Chúng tôi được biết là ngài sử dụng thời gian hầu như tuyệt đối chính xác đến từng phút từng giây theo thời biểu.
Khi chúng tôi vào phòng làm việc của ngài, thánh Gandhi vui vẻ đứng dậy tiếp chúng tôi với lời chào trân trọng:
– Kính chào Đại đức!
Căn phòng rất đơn sơ, chỉ có một cái bàn thấp chất đầy giấy tờ và sách vở, với hai cây bút mực loại thường và một cái đồng hồ treo trên vách. Ngoài ra không còn một tiện nghi nào khác. Ngài tiếp khách ngay trên nền nhà với những tấm chiếu vuông nhỏ trải ra thay cho ghế ngồi. Sau khi mời chúng tôi ngồi xuống, ngài nói thay cho một lời giải thích:
– Cách đây mấy năm, tôi bắt đầu tịnh khẩu mỗi tuần một ngày, chỉ là nhằm để có thời gian cho việc trả lời thư tín và giải quyết công việc. Nhưng giờ đây thì việc tịnh khẩu đã trở thành một nhu cầu thiết yếu không thể thiếu được trong đời sống tâm linh của tôi. Điều đó không còn là một kỷ luật khắt khe phải tuân theo, mà là một ân huệ được cuộc sống ban cho.
Sau buổi chuyện trò thân mật, khi từ biệt để về nhà khách, tôi chúc ngài ngủ ngon. Thánh Gandhi thân mật trao cho tôi một chai dầu xả chống muỗi và cười nói:
– Xin Đại đức cẩn thận cho, loài muỗi ở đây không hưởng ứng phong trào bất bạo động của chúng tôi.
Cuộc thăm viếng đã làm cho tôi phải hết sức ngạc nhiên vì sự đơn sơ giản dị của một cơ quan đầu não lãnh đạo hàng triệu người dân Ấn Độ. Thánh Gandhi đã để dấu ấn của ngài ở khắp mọi nơi bằng việc tự mình thực hiện một cuộc sống thanh bần. Ngài đã từ bỏ nghề luật sư với mức thu nhập hơn 20.000 đô-la mỗi năm, mặc dù đã được đào tạo và tốt nghiệp chính quy tại Anh quốc và cũng đã được chính thức gia nhập Luật sư đoàn, một tiền đồ vô cùng rực rỡ cho sự nghiệp bản thân.
Nói về sự hy sinh hoặc từ bỏ một đời sống thế tục, chúng ta không thể không nghiêng mình kính phục gương sáng của thánh Gandhi. Một số người thất bại trong sự nghiệp, hoặc hạnh phúc gia đình bị sụp đổ... Họ buồn chán và tuyên bố từ bỏ tất cả để đi theo đời sống xuất gia. Thật ra họ chẳng có gì để từ bỏ! Chính là của cải vật chất và hạnh phúc tình yêu đã từ bỏ họ ra đi, và họ đang trốn chạy bản thân mình bằng cách tìm đến với tôn giáo. Nhưng những trường hợp như thánh Gandhi là trái lại. Ngài không chỉ từ bỏ tiền đồ xán lạn, mà còn mang tất cả những của cải tài sản hiện có của mình ra để phân phát hết cho dân nghèo!
Người vợ của ngài, bà Kasturabai, cũng là một người vợ hiền đáng kính. Bà vui vẻ tán trợ chồng mà không một biểu hiện phản đối nào lúc ngài mang tất cả tài sản của gia đình ra phân phát bố thí. Thậm chí, ngài đã không dành lại một phần nào cho chính gia đình, vợ con của mình.
Sau khi sinh được 4 người con, cả hai vợ chồng đã đồng ý sẽ sống cuộc sống thuần khiết và chấm dứt quan hệ tình dục thể xác.
Bà Gandhi được thừa nhận là một bậc nữ lưu hào kiệt khi bà âm thầm chia sẻ gánh nặng với chồng ở mọi lúc, mọi nơi. Bà đã theo chồng vào tù ngục, cùng tham gia những cuộc tuyệt thực kéo dài đến cả ba tuần lễ, và cùng chia sẻ trách nhiệm lớn lao với chồng trong mọi hoàn cảnh.
Trong nhiều năm dài, bà Kasturabai đảm nhận chức vụ thủ quỹ, quản lý tốt một ngân khoản lên đến nhiều triệu đồng được quyên góp để dùng vào các hoạt động xã hội. Người ta vẫn truyền miệng với nhau rằng các ông chồng trong những gia đình giàu có ở Ấn Độ rất lấy làm lo sợ mỗi khi quý bà đi dự các buổi nói chuyện của thánh Gandhi. Bởi vì tài hùng biện của ngài như có ma thuật khiến cho quý bà vui vẻ đóng góp vào các quỹ từ thiện xã hội do ngài kêu gọi bằng ngay cả những món nữ trang đắt giá mang theo trên mình.
Người ta kể với tôi rằng, có một lần, bà Kasturabai kết toán sổ sách và thấy chênh lệch 4 đồng ru-bi, bà không thể nhớ ra là đã chi tiêu vào chuyện gì. Sau đó, thánh Gandhi liền vô tư công bố trước tập thể là bà Kasturabai đã sơ sót khi chi tiêu mất 4 ru-bi mà không ghi vào sổ sách.
Về sau, tôi thường kể lại chuyện này cho các học trò người Mỹ của tôi nghe. Một nữ đệ tử đứng tuổi đã phát biểu rằng:
– Con thật không hiểu nổi vì sao chỉ một khoản tiền vụn vặt như thế mà thánh Gandhi có thể đưa ra để làm xấu vợ mình trước tập thể. Có lẽ bản thân con sẽ không thể nào chịu đựng được cách đối xử của một người chồng như vậy.
Tôi đã cười và giải thích:
– Vấn đề không phải là 4 ru-bi, mà là sự tin cậy của tập thể giao phó cho một người. Nếu người ấy có sơ sót, dù là sơ sót rất nhỏ, vẫn phải nhận lỗi trước tập thể. Hơn thế nữa, thánh Gandhi đã không tuyên bố điều đó với tư cách một người chồng, mà là một người lãnh đạo, một bậc thầy dẫn dắt đời sống cho hàng triệu người, trong đó có bà ta. Chính vì thế, bà đã vui vẻ nhận lỗi mà không hề phản đối.
Chỉ ít lâu sau lần ấy, thánh Gandhi phải vào tù vì một bản án chính trị. Bà Kasturabai đã tự nguyện vào sống trong tù để chăm sóc cho chồng. Bà đã qua đời trong nhà tù tại Poona vào năm 1944. Đây là một trong những lần rất hiếm hoi mà thánh Gandhi đã bật khóc thành tiếng, mặc dù thường ngày ngài bao giờ cũng giữ được sự bình thản trước mọi biến cố. Cái chết của người vợ hiền cao cả này có ý nghĩa hơn tất cả mọi biến cố khác đối với ngài, ngay cả đối với hàng triệu người dân Ấn. Một cuộc quyên góp đã tự động phát sinh và được hưởng ứng nhiệt liệt trên toàn xứ Ấn, mang lại 12,5 triệu ru-bi nhằm mục đích xây một đài tưởng niệm cho bà. Nhưng thánh Gandhi bác bỏ mục đích này và quyết định dùng tiền ấy vào những chương trình tài trợ cho nông thôn, nhằm nâng cao mức sống cho phụ nữ và trẻ con.
Trong dịp viếng thăm ấy, tôi có đặt một câu hỏi với thánh Gandhi rằng:
– Ngài nghĩ sao về ý nghĩa của đức tính “bất hại”.[12]
Ngài trả lời một cách giản dị:
– Đó chính là nền tảng của chủ trương “bất bạo động”. Người theo chủ trương này sẽ không làm tổn hại đến bất cứ một sinh vật nào, cho dù là bằng tư tưởng hay hành động.
Tôi hỏi tiếp:
– Nhưng trong trường hợp để tự vệ, hoặc để bảo vệ một người khác? Chẳng hạn khi tôi gặp phải một con rắn độc.
Thánh Gandhi nở một nụ cười:
– Nếu tôi giết con rắn, tôi sẽ phạm vào hai điều chứ không phải một. Một là phạm vào việc sát hại, và hai là sự sợ hãi. Vì nếu không xuất phát từ sự sợ hãi thì tôi sẽ không nghĩ đến việc giết con rắn.
Tôi kinh ngạc xiết bao vì sự tương đồng giữa ý tưởng này với lời dạy của sư phụ Śrỵ Yukteswar.
Thánh Gandhi ôn tồn giải thích tiếp:
– Trong trường hợp đó, tôi sẽ cố gắng cảm hóa bằng tình thương. Mọi sinh vật đều có bản năng cảm nhận được tình thương. Vấn đề là tôi có thể thực hành ở mức độ đủ để cảm hóa hay chưa. Hơn thế nữa, trong bất cứ tình huống nào, tôi cũng không thể từ bỏ lý tưởng tâm linh đang theo đuổi chỉ vì để bảo vệ cho lợi ích của riêng mình.
Và ngài pha trò với một nụ cười hóm hỉnh:
– Tuy nhiên, tôi cũng thú thật với ngài là nếu ngay bây giờ xuất hiện trước mặt chúng ta một con rắn hổ mang, chắc tôi sẽ không thể bình tĩnh tiếp tục cuộc nói chuyện này được nữa.
Chúng tôi cùng bật cười vui vẻ với câu pha trò ấy.
Buổi sáng hôm sau, tôi thức dậy vào khoảng 5 giờ. Trời vẫn còn tối đen như mực, nhưng cuộc sống thôn quê đã bắt đầu trỗi dậy nhộn nhịp. Tôi nghe thấy tiếng xe bò lăn bánh trên đường đi ngang qua đạo viện. Rồi tiếng bước chân nặng nề của những người nông dân gánh hàng đi qua.
Người ta nói là thánh Gandhi đã thức dậy từ lúc 4 giờ sáng. Tôi đến chào ngài để ra về. Thánh Gandhi nói:
– Xin kính chào Đại đức. Chúng tôi rất buồn phải từ biệt ngài.
Tôi quỳ xuống và cúi đầu trước chân ngài để biểu hiện sự tôn kính. Tôi nói với lòng chân thành:
– Cả đất nước Ấn Độ này thật may mắn có được sự dắt dẫn của ngài. Chúng ta sẽ đạt đến mọi sự tốt lành.
Và chúng tôi chia tay nhau.
° ° °
Nhiều năm trôi qua sau cuộc viếng thăm thánh Gandhi của tôi tại Wardha. Rồi thế chiến thứ II bùng nổ. Người chết ở khắp nơi, trên không trung, mặt đất và cả trên mặt biển. Thánh Gandhi là nhà lãnh đạo duy nhất trên thế giới đã trung thành theo đuổi đường lối bất bạo động để chống lại những thế lực cường bạo trang bị vũ khí tối tân. Ngài giải thích:
– Tôi luôn nhận thấy sự sống vẫn tồn tại ngay cả trong những sự tàn phá khủng khiếp nhất. Bởi vậy, tôi tin là sự sống có giá trị cao cả hơn nhiều so với những tham vọng tầm thường đã dẫn người ta đến chỗ giết chóc và phá hoại. Chỉ khi nào giá trị cao cả đó được tất cả mọi người công nhận và tôn trọng thì nhân loại mới có được những xã hội trật tự, và cuộc đời này mới thật sự có ý nghĩa.
Ngài còn nói thêm:
– Không chỉ trong những cuộc chiến tranh, đối đầu hoặc xung đột lớn, mà ngay trong đời sống hằng ngày chúng ta cũng cần phải hiểu rõ chủ thuyết bất bạo động có giá trị như thế nào. Khi chúng ta buộc lòng phải đối đầu với một địch thủ, hãy chinh phục kẻ ấy bằng tình thương chân thật. Rồi chúng ta sẽ thấy sức mạnh của tình thương có thể làm nên những điều kỳ diệu mà sự phá hoại không thể nào làm được. Bạo lực chỉ có thể làm người ta khiếp sợ khi thất thế, nhưng tình thương làm người ta khuất phục trong mọi tình huống.
Lịch sử đã chứng minh là thánh Gandhi hoàn toàn đúng, khi Anh quốc buộc phải công nhận nền độc lập của Ấn Độ trong hòa bình vào năm 1947. Lý tưởng mà ngài theo đuổi suốt cuộc đời đã đạt đến một cách hoàn mãn và ghi nên một trang sử vàng chói lọi trong lịch sử nhân loại. Với những thành tựu được mang lại bằng chính cuộc đời ngài, một trong các nhà phê bình của phương Tây, Agnes Hooper Gottlieb, đã xếp ngài vào một trong 10 nhân vật quan trọng nhất đã làm thay đổi lịch sử nhân loại trong thiên niên kỷ thứ hai.
Nhưng có một điều quan trọng cần nêu rõ là, thánh Gandhi không xem chủ thuyết bất bạo động như một phương tiện chính trị để giúp ngài đạt đến mục tiêu đề ra, chẳng hạn như nền độc lập cho Ấn Độ. Trong thực tế, ngài truyền dạy chủ thuyết này cho hàng trăm triệu người dân Ấn như là một lý tưởng sống và cần phải được thực hành ngay trong đời sống hằng ngày. Cho dù thực tế là không phải cả 400 triệu dân Ấn Độ đều tin theo chủ thuyết của ngài, nhưng quả đúng là chưa từng có một chủ thuyết nào được lan truyền rộng rãi và được đông đảo quần chúng ủng hộ đến như vậy.
Những người trung thành với chủ thuyết bất bạo động đã chấp nhận chỉ phản đối bằng sự bất hợp tác, và sẵn sàng chịu mọi sự ngược đãi, tù đày, hoặc ngay cả đến cái chết, mà không bao giờ cầm vũ khí kháng cự. Thành quả mà cách phản kháng này mang lại cho Ấn Độ, trong thực tế đã lớn lao hơn cả những thành quả mà nhiều quốc gia khác phải đạt đươc bằng vũ lực.
Thánh Gandhi cũng kêu gọi việc hòa giải tôn giáo trên nền tảng bất bạo động. Hàng triệu người Ấn giáo và Hồi giáo – trừ ra những kẻ cực đoan – đã hưởng ứng lời kêu gọi của ngài và chấm dứt xung đột. Ngài cũng đấu tranh bất bạo động cả cho việc trừ bỏ sự phân biệt giai cấp vốn đã tồn tại từ ngàn đời trên đất Ấn Độ. Bản thân ngài đã từng tuyên bố sẵn sàng tái sinh trong giai cấp hạ tiện để có thể phục vụ con người trong giai cấp này tốt hơn nữa.
Người dân Ấn Độ đã tự nguyện suy tôn ngài danh hiệu Mahatma,[13]là một danh từ tiếng Phạn có nghĩa là “một linh hồn vĩ đại”, và sự suy tôn đó là hoàn toàn xứng đáng.[14]Mọi người dân đều kính trọng ngài như một vị cha lành đã thực sự hết lòng thương yêu, chăm lo cho họ.
Một trong những điểm nổi bật của thánh Gandhi so với các nhà lãnh đạo chính trị khác là ngài luôn luôn vững tin vào bản chất tốt đẹp nơi mỗi con người, và hoàn toàn cảm thông với những sai lầm, khuyết điểm của bất cứ ai. Ngài cho rằng sự sai lầm là không thể tránh khỏi đối với bất cứ ai, nhưng điều đó không thể làm mất đi bản chất tốt đẹp tự nhiên của mỗi người. Xuất phát từ niềm tin mãnh liệt này, thánh Gandhi đã từng nói:
– Nếu đối phương lừa dối chúng tôi đến 20 lần, chúng tôi vẫn sẵn lòng tin cậy vào họ ở lần thứ 21. Bởi vì nếu đánh mất đi niềm tin vào con người, chúng ta sẽ chẳng còn mục đích gì để đấu tranh nữa cả.
Và ngài xem đây là một trong những phương châm của một Satyagrahi, tức là người vững tin và hành động theo chủ thuyết bất bạo động của ngài. Phong trào này được gọi theo tên Ấn Độ là Satyagraha.
Người phương Tây thường gọi kiểu tranh đấu này là “passive resistance”, tạm dịch là “phản kháng thụ động”. Tuy nhiên, rõ ràng là thuật ngữ này đã không hoàn toàn chính xác!
Chính thánh Gandhi đã gọi tên chủ trương của mình theo tiếng Sankrit là satyagraha, có nghĩa là “chân lý và sự quyết tâm”. Nhưng người ta thường được nghe nói nhiều hơn với tên gọi dễ hiểu hơn là “bất bạo động”.
Trong tôn giáo, quan điểm bất bạo động không phải là một ý tưởng mới mẻ. Hầu hết các tôn giáo đều có đề cập đến ý tưởng này. Và thật ra thì thánh Gandhi đã xây dựng chủ thuyết của mình phần lớn dựa trên nền tảng thuyết ahiṃs của Phật giáo, có nghĩa là “không làm tổn hại”.[15]Nhưng vận dụng chủ thuyết này để tranh đấu thì thánh Gandhi quả là người đầu tiên.
Trước hết, để thực hiện việc bất bạo động, người tín hữu của thánh Gandhi[16]phải đặt nền tảng trên việc tin vào bản chất tốt đẹp của con người.[17]Hơn thế nữa, họ còn tin rằng bản chất đó không bao giờ bị diệt mất, cho dù là ở nơi một con người tàn bạo, nhẫn tâm nhất. Một người đối xử tàn bạo với người khác, trước hết cần có một lý do để biện minh cho hành động của mình. Điều này là vì anh ta cần phải xoa dịu chính lương tâm của mình để không bị dằn vặt vì sự tàn bạo ấy.
Con người khi thực hiện một việc sai trái, sẽ có hai điều làm họ xấu hổ: một là xấu hổ vì mọi người chung quanh biết được việc làm sai trái của mình, và hai là xấu hổ với chính bản thân mình vì tự ý thức được đó là một hành vi sai trái.
Quá trình tồn tại của sự ác độc trong một con người là quá trình liên tục phải chống lại với hai điều xấu hổ ấy. Đối với mọi người, anh ta phải ngụy tạo những lý do này khác để biện minh cho hành động của mình, ngay cả dựng lên những điều không có thật. Đối với bản thân, anh ta phải tìm kiếm những lý do tối thiểu nào đó để tự dối gạt mình, để tin rằng hành vi của mình là cần thiết hoặc không thể tránh được.
Khi quá trình chống đối diễn ra trong tự thân đó bị thất bại, con người buộc phải quay về con đường hiền thiện, bởi anh ta không thể vượt qua được sự phán xử của chính bản thân mình.
Niềm tin vào bản chất hiền thiện của con người là một niềm tin có cơ sở và có thể được chứng minh rõ ràng trong thực tế. Và chính vì có sự tồn tại của những phẩm chất tốt đẹp trong tất cả mọi con người, nên giá trị cao quý nhất của cuộc sống phải được xem là những phẩm chất ấy, chứ không phải là những dục vọng thấp hèn hay những động cơ ích kỷ, nhỏ mọn. Khi hiểu ra điều này, người ta không bao giờ xem bất cứ con người nào là kẻ thù của mình nữa, và có thể sẵn sàng tha thứ mọi lỗi lầm cho kẻ khác một khi họ đã thật sự cải hối. Đây chính là điều mà các tín hữu Satyagrahi đã đạt đến trong cuộc đấu tranh của mình.
Về mặt tâm lý, khi một người phản ứng bằng bạo lực với người khác, điều đó xuất phát từ hai lý do. Thứ nhất là bản năng tự vệ. Bản năng này có ở mọi loài sinh vật chứ không riêng con người. Bất cứ con vật nào cũng sẽ trở nên hung dữ và phản kháng khi cảm thấy bị tấn công. Như vậy, đây không phải là một phẩm chất tiêu biểu cho con người mà chỉ là một điều tự nhiên đối với mọi sinh vật. Thứ hai, xuất phát từ sự sợ hãi. Sợ hãi vì cảm thấy cuộc sống hoặc những quyền lợi của cá nhân mình đang bị đe dọa. Khi người ta nhìn thấy một con rắn độc, người ta khởi nên ý tưởng muốn giết nó chính là vì sự sợ hãi. Người ta lo sợ rằng nó sẽ làm hại đến mình vào một lúc nào đó trong tương lai, và sự lo sợ đó làm cho họ không có đủ dũng khí để đứng nhìn con rắn bò đi nơi khác mà không tìm cách giết chết nó.
Như vậy, người thực hiện bất bạo động thật ra không hề thụ động, mà ngược lại là vô cùng tích cực, dũng mãnh. Người ấy đã vượt qua cả bản năng động vật để ứng xử theo một phẩm chất tiêu biểu của con người là thương yêu và tha thứ. Người ấy cũng vượt qua sự sợ hãi đối thủ của mình để có thể không làm bất cứ điều gì gây tổn hại đến đối phương. Thực hiện được những điều này không phải là chuyện dễ dàng đối với những ai chưa từng được tôi luyện về mặt tín ngưỡng tâm linh.
Bản thân thánh Gandhi đã nêu rất rõ ý nghĩa này khi gọi tên chủ thuyết của mình là satyagraha, với ý nghĩa là “chân lý và sự quyết tâm”. Chân lý ở đây chỉ cho niềm tin vào bản chất tốt đẹp của con người và sự tồn tại không thể nào bị đánh mất của những phẩm chất ấy ở tất cả mọi người, cho dù là những con người tàn bạo nhất. Sự quyết tâm ở đây chỉ cho ý chí kiên cường theo đuổi một đường lối duy nhất đã vạch ra – đường lối bất bạo động. Với sự quyết tâm này, một satyagrahi sẽ sẵn lòng chấp nhận mọi sự ngược đãi, đàn áp, giam cầm hoặc thậm chí giết hại... mà không bao giờ đánh mất niềm tin của mình.
Chính vì những ý nghĩa này, việc thực hiện bất bạo động đã trở thành một lý tưởng sống, một phương châm cần được vận dụng trong cuộc sống hằng ngày.
Việc vận dụng thuyết bất bạo động vào cuộc sống hằng ngày có một ý nghĩa vô cùng to lớn. Bởi vì chỉ có như vậy thì những phẩm chất tốt đẹp, hiền thiện của cuộc sống mới thật sự được thừa nhận và trân trọng.
Khi tất cả mọi sự xung đột, tranh chấp trong cuộc sống con người đều được giải quyết thông qua phương thức bất bạo động, con người mới thật sự biểu lộ sự cảm thông và tôn trọng lẫn nhau. Một nền hòa bình thế giới lúc ấy không còn phải phụ thuộc vào những hiệp ước trên giấy tờ, mà sẽ được thực hiện ngay từ nơi mỗi một con người.
Tuy nhiên, điều đó rõ ràng là đòi hỏi một sự dũng mãnh và quyết tâm thực hiện của mỗi người. Chúng ta phải vượt qua được những nếp suy nghĩ từ trước đến nay về được và mất, thắng và bại... Và phải biết đặt hạnh phúc chân thật của con người lên trên tất cả những điều khác.
Khi được hỏi về chính bản thân mình, thánh Gandhi trả lời một cách thành thật:
– Tôi cũng chỉ là một con người đầy những khiếm khuyết như tất cả mọi con người khác. Nhưng tôi có đủ sự khiêm tốn để tự nhận những sai trái của mình và sửa chữa. Điều đó được tôi thực hiện trên cơ sở đức tin và lòng thương yêu chân thật. Và tôi tin rằng những đức tính ấy bao giờ cũng tiềm tàng, sẵn có nơi mỗi con người.
Và ngài nói thêm:
– Tôi không hiểu vì sao con người có thể có rất nhiều tiến bộ văn minh trên lãnh vực vật chất mà lại không chịu quay về khám phá và tu dưỡng ngay chính nội tâm của mình. Tại sao họ lại bắt buộc cứ phải là thú trước khi là người?
Về mục đích, lý tưởng của ngài, thánh Gandhi nói:
– Mục đích tranh đấu của chúng tôi không chỉ là cho Ấn Độ, mà là cho cả một nền hòa bình thế giới. Nếu Ấn Độ thành công bằng vào sự đấu tranh bất bạo động, điều đó có ý nghĩa rất to lớn đối với mọi quốc gia khác. Chúng ta sẽ nhận ra một ý nghĩa mới trong lòng yêu nước, và tôi cũng có thể nói với tất cả sự khiêm tốn của mình là, trong cuộc sống tốt đẹp của con người.
Ngày 30 tháng 1 năm 1948, 5 tháng sau khi nền độc lập của Ấn Độ được Anh quốc thừa nhận, thánh Gandhi bị bắn chết bởi 3 phát đạn từ một kẻ cực đoan tên là Nathuram Godse – mà người Ấn gọi là “một thằng điên”.
Thủ tướng Jawaharlal Nehru nói trước toàn dân Ấn Độ:
– Ngài là người cha lành của cả dân tộc. Một thằng điên đã giết chết ngài. Hàng triệu người dân Ấn Độ thương khóc ngài vì ngọn đuốc sáng soi đường cho chúng ta đã tắt. Ánh sáng mà ngài mang đến cho đất nước chúng ta đã chói sáng không chỉ ở Ấn Độ, mà là trên toàn thế giới.
Khi thánh Gandhi từ từ quỵ ngã vì ba phát đạn bắn vào người, ngài vẫn bình thản chắp hai tay lại để vái chào theo phong tục Ấn Độ, và cử chỉ đó của ngài biểu lộ sự yêu thương tha thứ cho tên sát nhân.
Cuộc đời vĩ đại của ngài đã kết thúc bằng một cử chỉ vĩ đại. Ngài đã biểu lộ tình thương và sự tha thứ hoàn toàn đối với chính tên điên cuồng đã nã đạn vào người mình.
Nhà bác học Albert Einstein đã xúc động viết về ngài:
– Những thế hệ trong tương lai sẽ không thể ngờ nổi rằng có một con người vĩ đại như thánh Gandhi đã từng xuất hiện bằng xương bằng thịt và bước chân đi trên mặt đất này.
Tòa thánh La-mã đã gửi điện phân ưu với nội dung như sau:
– Việc ám sát thánh Gandhi đã gây nên sự xúc động sâu xa tại Tòa thánh. Ngài được tưởng niệm như một bậc sứ đồ đã nêu cao được tinh thần và đức hạnh của Chúa.
Cái chết của thánh Gandhi là một mất mát to lớn cho nhân dân Ấn Độ, và cũng là nỗi buồn chung cho toàn thế giới. Chủ nghĩa bất bạo động mà ngài khởi xướng đã làm giảm đi đáng kể những đau thương mất mát mà nhân loại phải gánh chịu vì những tham vọng và sự ích kỷ. Cuộc đời thánh thiện và vĩ đại của ngài là bài học chói sáng cho những ai yêu chuộng và mong muốn xây dựng một nền hòa bình thật sự cho nhân loại.
Nguyễn Hữu Kiệt dịch, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính
CHƯƠNG XV: MỘT VỊ THÁNH SỐNG
Lòng ngưỡng mộ đã nung nấu trong tôi một ước mơ đến thăm viếng ngài Gandhi, người được hàng trăm triệu dân Ấn Độ thành kính suy tôn là bậc thánh ngay trong khi ngài vẫn còn đang sống.Năm 1925, thánh Gandhi có đến thăm Thiếu Sinh Học Đường của tôi ở Ranchi, và có ghi mấy dòng cảm nhận trong quyển sổ lưu niệm của nhà trường dành cho khách tham quan. Tuy nhiên, chúng tôi đã không có mấy thời gian để trao đổi vào lúc đó.
Chuyến viếng thăm thánh Gandhi lần này của tôi được thực hiện khá bất ngờ bằng đường xe lửa vào một ngày tháng 8 năm 1935. Tuy được thông báo rất trễ, nhưng thánh Gandhi cũng đã kịp bố trí người đến đón tôi tại nhà ga Wardha từ sáng sớm. Đó là ông Mahadev Desai, thư ký riêng của ngài. Cùng đi với ông còn có ba người khác nữa. Họ đưa chúng tôi về đạo viện Maganvadi, nơi cư trú của thánh Gandhi, bằng một chiếc xe hơi không mui chẳng lấy gì làm sang trọng lắm.
Xe chạy qua những con đường ngoằn ngoèo lầy lội của vùng quê, qua một lúc lâu thì chúng tôi đến nơi.
Ông Mahadev Desai đưa chúng tôi vào văn phòng. Hôm đó là thứ Hai trong tuần, và thánh Gandhi đang thực hiện ngày tịnh khẩu hằng tuần. Điều này có nghĩa là chúng tôi sẽ không được nghe giọng nói của ngài.
Khi chúng tôi bước vào phòng, thánh Gandhi đang ngồi trên một chiếc chiếu rất đơn sơ được trải trực tiếp trên nền đất. Tay trái ngài cầm một tập giấy và tay kia cầm cây bút. Nhìn thấy chúng tôi, ngài viết trên tập giấy hai chữ “Kính chào” bằng tiếng Hindi, rồi đứng dậy đưa cho chúng tôi với một nụ cười tươi trên môi.
Nhìn dáng vẻ ngài hơi gầy nhưng thật rắn chắc. Đôi mắt sáng tinh anh với những cử chỉ rất linh hoạt, nhanh nhẹn, làm bộc lộ rõ một tinh thần tích cực, mạnh mẽ và một sức khỏe tiềm tàng. Mắt ngài màu nâu, nhìn vào có cảm giác như tỏa ra từ đó một sự dịu dàng mà quả quyết, cùng với sự thông minh và chân thật.
Chưa có một nhà lãnh đạo nào đã từng thu phục được trái tim của hàng triệu người dân Ấn Độ như thánh Gandhi đã làm được. Danh xưng “Mahatma” mà họ dành cho ngài, với ý nghĩa là một bậc “đại thánh, đại hiền giả”, là một sự tự nguyện chân thành, không hề xuất phát từ một sự tô vẻ chính trị như nhiều nhà lãnh đạo khác vẫn thường làm. Chính trang phục của ngài cũng nói lên sự quan tâm chân thật đến quảng đại quần chúng, những người nghèo khổ: quanh năm ngài chỉ mặc có mỗi một cái khố ngắn trên người.
Sau một vài lễ nghi chào hỏi và trao đổi hạn chế qua giấy viết, thánh Gandhi đưa cho chúng tôi một mẩu giấy, trên đó ngài viết: “Những nhân viên của chúng tôi sẽ hết lòng phục vụ Đại đức, xin ngài hãy tự nhiên trong thời gian lưu lại đây.” Và chúng tôi theo ông Desai rời khỏi văn phòng đơn sơ này để đến nhà khách, cũng trong khuôn viên đạo viện.
Đường đi băng qua mấy khu vườn cây trái và cả những đồng ruộng xanh tốt. Nhà khách dùng để tiếp đón chúng tôi là một ngôi nhà thoáng mát lợp ngói đỏ. Trước sân thấy có một giếng nước, gần đó đặt một cối đá loại dùng để xay lúa. Trong nhà được ngăn ra thành nhiều phòng ngủ với diện tích tối thiểu cho mỗi phòng, chỉ vừa đủ đặt một chiếc giường vải bố dệt bằng tay, vừa đủ một người nằm. Phía sau là một nhà bếp quét vôi trắng. Nói là nhà bếp, nhưng đó chỉ là một căn phòng rất đơn sơ, với một bếp lò thiết kế theo kiểu đào sâu xuống đất dùng để nấu nướng, ngoài ra chẳng còn có tiện nghi gì khác ngoài một vòi nước máy ở góc đối diện với bếp lò.
Từ phía sau nhà, chúng tôi có thể nghe được tiếng chim hót trong khu vườn bao quanh, tiếng bò rống trên đồng ruộng, và nhiều thứ âm thanh thôn dã khác.
Ông Desai dành thêm mấy phút lưu lại để trò chuyện với chúng tôi. Và cũng nhân dịp trò chuyện ngắn ngủi này, ông liền tranh thủ trình bày với chúng tôi về 11 nguyên tắc của phong trào bất bạo động mà thánh Gandhi đã đề ra và được hàng triệu người Ấn Độ hưởng ứng làm theo. Các nguyên tắc ấy là:
1. Tự nguyện không sử dụng đến bạo lực, dù trong bất cứ hoàn cảnh, tình huống nào.
2. Tự nguyện sống chân thật, ngay thẳng không dối trá.
3. Không lấy bất cứ vật gì của người khác khi không được họ tự nguyện đưa cho.
4. Tự nguyện sống cuộc sống thuần khiết, xa lánh mọi tội lỗi.
5. Tự nguyện sống cuộc sống nghèo túng nhưng trong sạch.
6. Tự nguyện hết sức chuyên cần, tích cực trong lao động, sản xuất.
7. Tự nguyện sống cuộc sống tiết chế, có điều độ trong mọi sinh hoạt cũng như sự thọ dụng.
8. Không khiếp sợ trước bất cứ tình huống nào.
9. Tự nguyện tha thứ cho những lỗi lầm, sai phạm của người khác đã thực hiện đối với mình.
10. Tự nguyện tiêu dùng hàng hóa được sản xuất trong nước.
11. Chống phân biệt giai cấp.
Ngày hôm sau, đích thân thánh Gandhi đã ghi vào cuốn sổ lưu niệm của chúng tôi những điều này và ký tên vào, đề ngày 27 tháng 8 năm 1935.
Chúng tôi được mời dùng cơm trưa khoảng hai tiếng đồng hồ sau khi đặt chân đến đạo viện. Buổi cơm thân mật có mặt thánh Gandhi và 25 người khác, đều là các tín hữu của ông.
Chúng tôi dùng cơm trong một căn phòng trống, không bàn ghế. Mỗi người có một tấm chiếu vuông nhỏ trải trên sàn để ngồi xếp bằng trên đó. Thức ăn được đựng trong những chén đĩa bằng thau sạch bóng, bày ngay trước mặt mỗi người. Chúng tôi cùng tham gia những giây phút cầu nguyện tập thể trước khi bắt đầu bữa ăn. Thức ăn rất đơn giản nhưng không kém phần ngon miệng và giàu dinh dưỡng: có bánh nướng chapati làm bằng bột mì có phết bơ, các món rau đậu xào, cùng với mứt trái cây và cam.
Khẩu phần của thánh Gandhi còn có thêm một món rau luộc được quết nhuyễn thành cục. Không phải là một sự ưu tiên hơn những người khác, nhưng mục đích ngài dùng món rau này với tác dụng như một loại thuốc lọc máu, và nó có vị đắng cực kỳ đến nỗi chẳng ai muốn dùng kèm theo trong khẩu phần của mình. Thật tế nhị, ngài dùng muỗng sớt một ít món rau đắng này vào đĩa của tôi. Tôi đã không thể kiềm chế được mà phải nhăn mặt cố gắng mới nuốt trôi được phần chia ấy. Nhưng thánh Gandhi thản nhiên ăn từng ít một không biểu lộ sự khó chịu gì.
Chỉ một chi tiết nhỏ này cũng đủ để tôi thấy được năng lực khống chế các giác quan của vị thánh. Tôi còn nhớ cách đây mấy năm có đọc bài tường thuật trên báo về việc mổ ruột thừa của ngài. Thánh Gandhi đã từ chối không cho các bác sĩ dùng đến thuốc mê, và ngài vẫn thản nhiên trò chuyện với những người đến viếng thăm trong suốt thời gian phẫu thuật, như thể không hề bị tác động chút nào bởi sự đau đớn!
Sau bữa ăn trưa, tôi có dịp tiếp xúc với một nữ đệ tử người Anh của thánh Gandhi. Cô tên là Madeleine Slade, con gái của một vị Đô đốc hải quân Hoàng gia Anh. Hiện nay cô lấy tên Ấn Độ là Mirabai. Cô nói chuyện với tôi bằng tiếng Hindi rất thông thạo. Trong buổi trò chuyện, cô đã kể cho tôi nghe về những công việc hằng ngày của cô với một khuôn mặt rạng rỡ nhiệt tình, và cũng thể hiện những nét điềm tĩnh, cương nghị của một người rất chín chắn. Cô nói:
– Công việc của chúng tôi gắn bó chặt chẽ với đời sống nông thôn. Mỗi ngày, chúng tôi thức dậy từ lúc 5 giờ sáng và đi đến các làng mạc phụ cận quanh đây để dạy cho người dân quê ý thức được về những kiến thức vệ sinh thường thức trong cuộc sống hằng ngày. Chúng tôi không chỉ giảng giải, mà thường phải bắt tay vào làm việc nữa. Chúng tôi giúp họ dọn dẹp nhà cửa theo cách để cho họ biết thế nào là hợp vệ sinh. Thậm chí, có khi chúng tôi còn lau dọn nhà vệ sinh cho họ nữa. Chỉ như vậy mới có thể làm thay đổi được nhận thức của những người vốn xưa nay chưa từng được học hành gì cả.
Nói xong, cô cất tiếng cười thật giòn giã để bày tỏ sự hài lòng với công việc của mình.
Quả thật, tôi không giấu nổi sự thán phục khi được biết về người phụ nữ Anh quốc xuất thân quyền quý này. Với một đức khiêm tốn ít ai có được, cô đã hạ mình làm cả những công việc được xem là chỉ dành cho những kẻ cùng đinh hạ tiện ở xứ này, và điều đó được cô thực hiện chỉ vì đã xác định được một lý tưởng theo đuổi cho cuộc đời mình. Cô nói rõ hơn về điều này:
– Tôi đến Ấn Độ năm 1925. Với lý tưởng phụng sự, tôi đã xem nơi đây là quê hương mình và không còn muốn trở về với cuộc sống trước kia ở Anh quốc nữa.
Sau mấy phút trò chuyện với tôi, cô Mirabai lại quay về ngay với công việc của mình. Cô ngồi xuống trước các bánh xe quay chỉ và bắt đầu làm việc thật bận rộn. Những bánh xe quay chỉ này đã được khôi phục lại ở khắp nơi trên toàn cõi Ấn Độ nhờ vào những cố gắng kêu gọi của thánh Gandhi.
Thánh Gandhi không chủ trương tẩy chay nền công nghiệp mới với những phát minh tối tân, hiện đại, nhưng ngài có những lý do chính đáng để kêu gọi việc phục hồi trên xứ sở mình các ngành thủ công và tiểu thủ công nghệ. Dù vậy, những tiến bộ kỹ thuật mới, máy móc cơ khí... cũng đều được ngài tận dụng trong công cuộc phục vụ đất nước.
Cuộc đời hoạt động kéo dài hơn nửa thế kỷ, trải qua những giai đoạn tù đày và va chạm thường xuyên trên trường chính trị đã mang lại cho ngài một cái nhìn sắc bén và thiết thực trong việc đưa ra các chủ trương đúng đắn để lèo lái đất nước.
Đến 8 giờ tối thì thánh Gandhi chấm dứt thời gian tịnh khẩu. Chúng tôi được biết là ngài sử dụng thời gian hầu như tuyệt đối chính xác đến từng phút từng giây theo thời biểu.
Khi chúng tôi vào phòng làm việc của ngài, thánh Gandhi vui vẻ đứng dậy tiếp chúng tôi với lời chào trân trọng:
– Kính chào Đại đức!
Căn phòng rất đơn sơ, chỉ có một cái bàn thấp chất đầy giấy tờ và sách vở, với hai cây bút mực loại thường và một cái đồng hồ treo trên vách. Ngoài ra không còn một tiện nghi nào khác. Ngài tiếp khách ngay trên nền nhà với những tấm chiếu vuông nhỏ trải ra thay cho ghế ngồi. Sau khi mời chúng tôi ngồi xuống, ngài nói thay cho một lời giải thích:
– Cách đây mấy năm, tôi bắt đầu tịnh khẩu mỗi tuần một ngày, chỉ là nhằm để có thời gian cho việc trả lời thư tín và giải quyết công việc. Nhưng giờ đây thì việc tịnh khẩu đã trở thành một nhu cầu thiết yếu không thể thiếu được trong đời sống tâm linh của tôi. Điều đó không còn là một kỷ luật khắt khe phải tuân theo, mà là một ân huệ được cuộc sống ban cho.
Sau buổi chuyện trò thân mật, khi từ biệt để về nhà khách, tôi chúc ngài ngủ ngon. Thánh Gandhi thân mật trao cho tôi một chai dầu xả chống muỗi và cười nói:
– Xin Đại đức cẩn thận cho, loài muỗi ở đây không hưởng ứng phong trào bất bạo động của chúng tôi.
Cuộc thăm viếng đã làm cho tôi phải hết sức ngạc nhiên vì sự đơn sơ giản dị của một cơ quan đầu não lãnh đạo hàng triệu người dân Ấn Độ. Thánh Gandhi đã để dấu ấn của ngài ở khắp mọi nơi bằng việc tự mình thực hiện một cuộc sống thanh bần. Ngài đã từ bỏ nghề luật sư với mức thu nhập hơn 20.000 đô-la mỗi năm, mặc dù đã được đào tạo và tốt nghiệp chính quy tại Anh quốc và cũng đã được chính thức gia nhập Luật sư đoàn, một tiền đồ vô cùng rực rỡ cho sự nghiệp bản thân.
Nói về sự hy sinh hoặc từ bỏ một đời sống thế tục, chúng ta không thể không nghiêng mình kính phục gương sáng của thánh Gandhi. Một số người thất bại trong sự nghiệp, hoặc hạnh phúc gia đình bị sụp đổ... Họ buồn chán và tuyên bố từ bỏ tất cả để đi theo đời sống xuất gia. Thật ra họ chẳng có gì để từ bỏ! Chính là của cải vật chất và hạnh phúc tình yêu đã từ bỏ họ ra đi, và họ đang trốn chạy bản thân mình bằng cách tìm đến với tôn giáo. Nhưng những trường hợp như thánh Gandhi là trái lại. Ngài không chỉ từ bỏ tiền đồ xán lạn, mà còn mang tất cả những của cải tài sản hiện có của mình ra để phân phát hết cho dân nghèo!
Người vợ của ngài, bà Kasturabai, cũng là một người vợ hiền đáng kính. Bà vui vẻ tán trợ chồng mà không một biểu hiện phản đối nào lúc ngài mang tất cả tài sản của gia đình ra phân phát bố thí. Thậm chí, ngài đã không dành lại một phần nào cho chính gia đình, vợ con của mình.
Sau khi sinh được 4 người con, cả hai vợ chồng đã đồng ý sẽ sống cuộc sống thuần khiết và chấm dứt quan hệ tình dục thể xác.
Bà Gandhi được thừa nhận là một bậc nữ lưu hào kiệt khi bà âm thầm chia sẻ gánh nặng với chồng ở mọi lúc, mọi nơi. Bà đã theo chồng vào tù ngục, cùng tham gia những cuộc tuyệt thực kéo dài đến cả ba tuần lễ, và cùng chia sẻ trách nhiệm lớn lao với chồng trong mọi hoàn cảnh.
Trong nhiều năm dài, bà Kasturabai đảm nhận chức vụ thủ quỹ, quản lý tốt một ngân khoản lên đến nhiều triệu đồng được quyên góp để dùng vào các hoạt động xã hội. Người ta vẫn truyền miệng với nhau rằng các ông chồng trong những gia đình giàu có ở Ấn Độ rất lấy làm lo sợ mỗi khi quý bà đi dự các buổi nói chuyện của thánh Gandhi. Bởi vì tài hùng biện của ngài như có ma thuật khiến cho quý bà vui vẻ đóng góp vào các quỹ từ thiện xã hội do ngài kêu gọi bằng ngay cả những món nữ trang đắt giá mang theo trên mình.
Người ta kể với tôi rằng, có một lần, bà Kasturabai kết toán sổ sách và thấy chênh lệch 4 đồng ru-bi, bà không thể nhớ ra là đã chi tiêu vào chuyện gì. Sau đó, thánh Gandhi liền vô tư công bố trước tập thể là bà Kasturabai đã sơ sót khi chi tiêu mất 4 ru-bi mà không ghi vào sổ sách.
Về sau, tôi thường kể lại chuyện này cho các học trò người Mỹ của tôi nghe. Một nữ đệ tử đứng tuổi đã phát biểu rằng:
– Con thật không hiểu nổi vì sao chỉ một khoản tiền vụn vặt như thế mà thánh Gandhi có thể đưa ra để làm xấu vợ mình trước tập thể. Có lẽ bản thân con sẽ không thể nào chịu đựng được cách đối xử của một người chồng như vậy.
Tôi đã cười và giải thích:
– Vấn đề không phải là 4 ru-bi, mà là sự tin cậy của tập thể giao phó cho một người. Nếu người ấy có sơ sót, dù là sơ sót rất nhỏ, vẫn phải nhận lỗi trước tập thể. Hơn thế nữa, thánh Gandhi đã không tuyên bố điều đó với tư cách một người chồng, mà là một người lãnh đạo, một bậc thầy dẫn dắt đời sống cho hàng triệu người, trong đó có bà ta. Chính vì thế, bà đã vui vẻ nhận lỗi mà không hề phản đối.
Chỉ ít lâu sau lần ấy, thánh Gandhi phải vào tù vì một bản án chính trị. Bà Kasturabai đã tự nguyện vào sống trong tù để chăm sóc cho chồng. Bà đã qua đời trong nhà tù tại Poona vào năm 1944. Đây là một trong những lần rất hiếm hoi mà thánh Gandhi đã bật khóc thành tiếng, mặc dù thường ngày ngài bao giờ cũng giữ được sự bình thản trước mọi biến cố. Cái chết của người vợ hiền cao cả này có ý nghĩa hơn tất cả mọi biến cố khác đối với ngài, ngay cả đối với hàng triệu người dân Ấn. Một cuộc quyên góp đã tự động phát sinh và được hưởng ứng nhiệt liệt trên toàn xứ Ấn, mang lại 12,5 triệu ru-bi nhằm mục đích xây một đài tưởng niệm cho bà. Nhưng thánh Gandhi bác bỏ mục đích này và quyết định dùng tiền ấy vào những chương trình tài trợ cho nông thôn, nhằm nâng cao mức sống cho phụ nữ và trẻ con.
Trong dịp viếng thăm ấy, tôi có đặt một câu hỏi với thánh Gandhi rằng:
– Ngài nghĩ sao về ý nghĩa của đức tính “bất hại”.[12]
Ngài trả lời một cách giản dị:
– Đó chính là nền tảng của chủ trương “bất bạo động”. Người theo chủ trương này sẽ không làm tổn hại đến bất cứ một sinh vật nào, cho dù là bằng tư tưởng hay hành động.
Tôi hỏi tiếp:
– Nhưng trong trường hợp để tự vệ, hoặc để bảo vệ một người khác? Chẳng hạn khi tôi gặp phải một con rắn độc.
Thánh Gandhi nở một nụ cười:
– Nếu tôi giết con rắn, tôi sẽ phạm vào hai điều chứ không phải một. Một là phạm vào việc sát hại, và hai là sự sợ hãi. Vì nếu không xuất phát từ sự sợ hãi thì tôi sẽ không nghĩ đến việc giết con rắn.
Tôi kinh ngạc xiết bao vì sự tương đồng giữa ý tưởng này với lời dạy của sư phụ Śrỵ Yukteswar.
Thánh Gandhi ôn tồn giải thích tiếp:
– Trong trường hợp đó, tôi sẽ cố gắng cảm hóa bằng tình thương. Mọi sinh vật đều có bản năng cảm nhận được tình thương. Vấn đề là tôi có thể thực hành ở mức độ đủ để cảm hóa hay chưa. Hơn thế nữa, trong bất cứ tình huống nào, tôi cũng không thể từ bỏ lý tưởng tâm linh đang theo đuổi chỉ vì để bảo vệ cho lợi ích của riêng mình.
Và ngài pha trò với một nụ cười hóm hỉnh:
– Tuy nhiên, tôi cũng thú thật với ngài là nếu ngay bây giờ xuất hiện trước mặt chúng ta một con rắn hổ mang, chắc tôi sẽ không thể bình tĩnh tiếp tục cuộc nói chuyện này được nữa.
Chúng tôi cùng bật cười vui vẻ với câu pha trò ấy.
Buổi sáng hôm sau, tôi thức dậy vào khoảng 5 giờ. Trời vẫn còn tối đen như mực, nhưng cuộc sống thôn quê đã bắt đầu trỗi dậy nhộn nhịp. Tôi nghe thấy tiếng xe bò lăn bánh trên đường đi ngang qua đạo viện. Rồi tiếng bước chân nặng nề của những người nông dân gánh hàng đi qua.
Người ta nói là thánh Gandhi đã thức dậy từ lúc 4 giờ sáng. Tôi đến chào ngài để ra về. Thánh Gandhi nói:
– Xin kính chào Đại đức. Chúng tôi rất buồn phải từ biệt ngài.
Tôi quỳ xuống và cúi đầu trước chân ngài để biểu hiện sự tôn kính. Tôi nói với lòng chân thành:
– Cả đất nước Ấn Độ này thật may mắn có được sự dắt dẫn của ngài. Chúng ta sẽ đạt đến mọi sự tốt lành.
Và chúng tôi chia tay nhau.
° ° °
Nhiều năm trôi qua sau cuộc viếng thăm thánh Gandhi của tôi tại Wardha. Rồi thế chiến thứ II bùng nổ. Người chết ở khắp nơi, trên không trung, mặt đất và cả trên mặt biển. Thánh Gandhi là nhà lãnh đạo duy nhất trên thế giới đã trung thành theo đuổi đường lối bất bạo động để chống lại những thế lực cường bạo trang bị vũ khí tối tân. Ngài giải thích:
– Tôi luôn nhận thấy sự sống vẫn tồn tại ngay cả trong những sự tàn phá khủng khiếp nhất. Bởi vậy, tôi tin là sự sống có giá trị cao cả hơn nhiều so với những tham vọng tầm thường đã dẫn người ta đến chỗ giết chóc và phá hoại. Chỉ khi nào giá trị cao cả đó được tất cả mọi người công nhận và tôn trọng thì nhân loại mới có được những xã hội trật tự, và cuộc đời này mới thật sự có ý nghĩa.
Ngài còn nói thêm:
– Không chỉ trong những cuộc chiến tranh, đối đầu hoặc xung đột lớn, mà ngay trong đời sống hằng ngày chúng ta cũng cần phải hiểu rõ chủ thuyết bất bạo động có giá trị như thế nào. Khi chúng ta buộc lòng phải đối đầu với một địch thủ, hãy chinh phục kẻ ấy bằng tình thương chân thật. Rồi chúng ta sẽ thấy sức mạnh của tình thương có thể làm nên những điều kỳ diệu mà sự phá hoại không thể nào làm được. Bạo lực chỉ có thể làm người ta khiếp sợ khi thất thế, nhưng tình thương làm người ta khuất phục trong mọi tình huống.
Lịch sử đã chứng minh là thánh Gandhi hoàn toàn đúng, khi Anh quốc buộc phải công nhận nền độc lập của Ấn Độ trong hòa bình vào năm 1947. Lý tưởng mà ngài theo đuổi suốt cuộc đời đã đạt đến một cách hoàn mãn và ghi nên một trang sử vàng chói lọi trong lịch sử nhân loại. Với những thành tựu được mang lại bằng chính cuộc đời ngài, một trong các nhà phê bình của phương Tây, Agnes Hooper Gottlieb, đã xếp ngài vào một trong 10 nhân vật quan trọng nhất đã làm thay đổi lịch sử nhân loại trong thiên niên kỷ thứ hai.
Nhưng có một điều quan trọng cần nêu rõ là, thánh Gandhi không xem chủ thuyết bất bạo động như một phương tiện chính trị để giúp ngài đạt đến mục tiêu đề ra, chẳng hạn như nền độc lập cho Ấn Độ. Trong thực tế, ngài truyền dạy chủ thuyết này cho hàng trăm triệu người dân Ấn như là một lý tưởng sống và cần phải được thực hành ngay trong đời sống hằng ngày. Cho dù thực tế là không phải cả 400 triệu dân Ấn Độ đều tin theo chủ thuyết của ngài, nhưng quả đúng là chưa từng có một chủ thuyết nào được lan truyền rộng rãi và được đông đảo quần chúng ủng hộ đến như vậy.
Những người trung thành với chủ thuyết bất bạo động đã chấp nhận chỉ phản đối bằng sự bất hợp tác, và sẵn sàng chịu mọi sự ngược đãi, tù đày, hoặc ngay cả đến cái chết, mà không bao giờ cầm vũ khí kháng cự. Thành quả mà cách phản kháng này mang lại cho Ấn Độ, trong thực tế đã lớn lao hơn cả những thành quả mà nhiều quốc gia khác phải đạt đươc bằng vũ lực.
Thánh Gandhi cũng kêu gọi việc hòa giải tôn giáo trên nền tảng bất bạo động. Hàng triệu người Ấn giáo và Hồi giáo – trừ ra những kẻ cực đoan – đã hưởng ứng lời kêu gọi của ngài và chấm dứt xung đột. Ngài cũng đấu tranh bất bạo động cả cho việc trừ bỏ sự phân biệt giai cấp vốn đã tồn tại từ ngàn đời trên đất Ấn Độ. Bản thân ngài đã từng tuyên bố sẵn sàng tái sinh trong giai cấp hạ tiện để có thể phục vụ con người trong giai cấp này tốt hơn nữa.
Người dân Ấn Độ đã tự nguyện suy tôn ngài danh hiệu Mahatma,[13]là một danh từ tiếng Phạn có nghĩa là “một linh hồn vĩ đại”, và sự suy tôn đó là hoàn toàn xứng đáng.[14]Mọi người dân đều kính trọng ngài như một vị cha lành đã thực sự hết lòng thương yêu, chăm lo cho họ.
Một trong những điểm nổi bật của thánh Gandhi so với các nhà lãnh đạo chính trị khác là ngài luôn luôn vững tin vào bản chất tốt đẹp nơi mỗi con người, và hoàn toàn cảm thông với những sai lầm, khuyết điểm của bất cứ ai. Ngài cho rằng sự sai lầm là không thể tránh khỏi đối với bất cứ ai, nhưng điều đó không thể làm mất đi bản chất tốt đẹp tự nhiên của mỗi người. Xuất phát từ niềm tin mãnh liệt này, thánh Gandhi đã từng nói:
– Nếu đối phương lừa dối chúng tôi đến 20 lần, chúng tôi vẫn sẵn lòng tin cậy vào họ ở lần thứ 21. Bởi vì nếu đánh mất đi niềm tin vào con người, chúng ta sẽ chẳng còn mục đích gì để đấu tranh nữa cả.
Và ngài xem đây là một trong những phương châm của một Satyagrahi, tức là người vững tin và hành động theo chủ thuyết bất bạo động của ngài. Phong trào này được gọi theo tên Ấn Độ là Satyagraha.
Người phương Tây thường gọi kiểu tranh đấu này là “passive resistance”, tạm dịch là “phản kháng thụ động”. Tuy nhiên, rõ ràng là thuật ngữ này đã không hoàn toàn chính xác!
Chính thánh Gandhi đã gọi tên chủ trương của mình theo tiếng Sankrit là satyagraha, có nghĩa là “chân lý và sự quyết tâm”. Nhưng người ta thường được nghe nói nhiều hơn với tên gọi dễ hiểu hơn là “bất bạo động”.
Trong tôn giáo, quan điểm bất bạo động không phải là một ý tưởng mới mẻ. Hầu hết các tôn giáo đều có đề cập đến ý tưởng này. Và thật ra thì thánh Gandhi đã xây dựng chủ thuyết của mình phần lớn dựa trên nền tảng thuyết ahiṃs của Phật giáo, có nghĩa là “không làm tổn hại”.[15]Nhưng vận dụng chủ thuyết này để tranh đấu thì thánh Gandhi quả là người đầu tiên.
Trước hết, để thực hiện việc bất bạo động, người tín hữu của thánh Gandhi[16]phải đặt nền tảng trên việc tin vào bản chất tốt đẹp của con người.[17]Hơn thế nữa, họ còn tin rằng bản chất đó không bao giờ bị diệt mất, cho dù là ở nơi một con người tàn bạo, nhẫn tâm nhất. Một người đối xử tàn bạo với người khác, trước hết cần có một lý do để biện minh cho hành động của mình. Điều này là vì anh ta cần phải xoa dịu chính lương tâm của mình để không bị dằn vặt vì sự tàn bạo ấy.
Con người khi thực hiện một việc sai trái, sẽ có hai điều làm họ xấu hổ: một là xấu hổ vì mọi người chung quanh biết được việc làm sai trái của mình, và hai là xấu hổ với chính bản thân mình vì tự ý thức được đó là một hành vi sai trái.
Quá trình tồn tại của sự ác độc trong một con người là quá trình liên tục phải chống lại với hai điều xấu hổ ấy. Đối với mọi người, anh ta phải ngụy tạo những lý do này khác để biện minh cho hành động của mình, ngay cả dựng lên những điều không có thật. Đối với bản thân, anh ta phải tìm kiếm những lý do tối thiểu nào đó để tự dối gạt mình, để tin rằng hành vi của mình là cần thiết hoặc không thể tránh được.
Khi quá trình chống đối diễn ra trong tự thân đó bị thất bại, con người buộc phải quay về con đường hiền thiện, bởi anh ta không thể vượt qua được sự phán xử của chính bản thân mình.
Niềm tin vào bản chất hiền thiện của con người là một niềm tin có cơ sở và có thể được chứng minh rõ ràng trong thực tế. Và chính vì có sự tồn tại của những phẩm chất tốt đẹp trong tất cả mọi con người, nên giá trị cao quý nhất của cuộc sống phải được xem là những phẩm chất ấy, chứ không phải là những dục vọng thấp hèn hay những động cơ ích kỷ, nhỏ mọn. Khi hiểu ra điều này, người ta không bao giờ xem bất cứ con người nào là kẻ thù của mình nữa, và có thể sẵn sàng tha thứ mọi lỗi lầm cho kẻ khác một khi họ đã thật sự cải hối. Đây chính là điều mà các tín hữu Satyagrahi đã đạt đến trong cuộc đấu tranh của mình.
Về mặt tâm lý, khi một người phản ứng bằng bạo lực với người khác, điều đó xuất phát từ hai lý do. Thứ nhất là bản năng tự vệ. Bản năng này có ở mọi loài sinh vật chứ không riêng con người. Bất cứ con vật nào cũng sẽ trở nên hung dữ và phản kháng khi cảm thấy bị tấn công. Như vậy, đây không phải là một phẩm chất tiêu biểu cho con người mà chỉ là một điều tự nhiên đối với mọi sinh vật. Thứ hai, xuất phát từ sự sợ hãi. Sợ hãi vì cảm thấy cuộc sống hoặc những quyền lợi của cá nhân mình đang bị đe dọa. Khi người ta nhìn thấy một con rắn độc, người ta khởi nên ý tưởng muốn giết nó chính là vì sự sợ hãi. Người ta lo sợ rằng nó sẽ làm hại đến mình vào một lúc nào đó trong tương lai, và sự lo sợ đó làm cho họ không có đủ dũng khí để đứng nhìn con rắn bò đi nơi khác mà không tìm cách giết chết nó.
Như vậy, người thực hiện bất bạo động thật ra không hề thụ động, mà ngược lại là vô cùng tích cực, dũng mãnh. Người ấy đã vượt qua cả bản năng động vật để ứng xử theo một phẩm chất tiêu biểu của con người là thương yêu và tha thứ. Người ấy cũng vượt qua sự sợ hãi đối thủ của mình để có thể không làm bất cứ điều gì gây tổn hại đến đối phương. Thực hiện được những điều này không phải là chuyện dễ dàng đối với những ai chưa từng được tôi luyện về mặt tín ngưỡng tâm linh.
Bản thân thánh Gandhi đã nêu rất rõ ý nghĩa này khi gọi tên chủ thuyết của mình là satyagraha, với ý nghĩa là “chân lý và sự quyết tâm”. Chân lý ở đây chỉ cho niềm tin vào bản chất tốt đẹp của con người và sự tồn tại không thể nào bị đánh mất của những phẩm chất ấy ở tất cả mọi người, cho dù là những con người tàn bạo nhất. Sự quyết tâm ở đây chỉ cho ý chí kiên cường theo đuổi một đường lối duy nhất đã vạch ra – đường lối bất bạo động. Với sự quyết tâm này, một satyagrahi sẽ sẵn lòng chấp nhận mọi sự ngược đãi, đàn áp, giam cầm hoặc thậm chí giết hại... mà không bao giờ đánh mất niềm tin của mình.
Chính vì những ý nghĩa này, việc thực hiện bất bạo động đã trở thành một lý tưởng sống, một phương châm cần được vận dụng trong cuộc sống hằng ngày.
Việc vận dụng thuyết bất bạo động vào cuộc sống hằng ngày có một ý nghĩa vô cùng to lớn. Bởi vì chỉ có như vậy thì những phẩm chất tốt đẹp, hiền thiện của cuộc sống mới thật sự được thừa nhận và trân trọng.
Khi tất cả mọi sự xung đột, tranh chấp trong cuộc sống con người đều được giải quyết thông qua phương thức bất bạo động, con người mới thật sự biểu lộ sự cảm thông và tôn trọng lẫn nhau. Một nền hòa bình thế giới lúc ấy không còn phải phụ thuộc vào những hiệp ước trên giấy tờ, mà sẽ được thực hiện ngay từ nơi mỗi một con người.
Tuy nhiên, điều đó rõ ràng là đòi hỏi một sự dũng mãnh và quyết tâm thực hiện của mỗi người. Chúng ta phải vượt qua được những nếp suy nghĩ từ trước đến nay về được và mất, thắng và bại... Và phải biết đặt hạnh phúc chân thật của con người lên trên tất cả những điều khác.
Khi được hỏi về chính bản thân mình, thánh Gandhi trả lời một cách thành thật:
– Tôi cũng chỉ là một con người đầy những khiếm khuyết như tất cả mọi con người khác. Nhưng tôi có đủ sự khiêm tốn để tự nhận những sai trái của mình và sửa chữa. Điều đó được tôi thực hiện trên cơ sở đức tin và lòng thương yêu chân thật. Và tôi tin rằng những đức tính ấy bao giờ cũng tiềm tàng, sẵn có nơi mỗi con người.
Và ngài nói thêm:
– Tôi không hiểu vì sao con người có thể có rất nhiều tiến bộ văn minh trên lãnh vực vật chất mà lại không chịu quay về khám phá và tu dưỡng ngay chính nội tâm của mình. Tại sao họ lại bắt buộc cứ phải là thú trước khi là người?
Về mục đích, lý tưởng của ngài, thánh Gandhi nói:
– Mục đích tranh đấu của chúng tôi không chỉ là cho Ấn Độ, mà là cho cả một nền hòa bình thế giới. Nếu Ấn Độ thành công bằng vào sự đấu tranh bất bạo động, điều đó có ý nghĩa rất to lớn đối với mọi quốc gia khác. Chúng ta sẽ nhận ra một ý nghĩa mới trong lòng yêu nước, và tôi cũng có thể nói với tất cả sự khiêm tốn của mình là, trong cuộc sống tốt đẹp của con người.
Ngày 30 tháng 1 năm 1948, 5 tháng sau khi nền độc lập của Ấn Độ được Anh quốc thừa nhận, thánh Gandhi bị bắn chết bởi 3 phát đạn từ một kẻ cực đoan tên là Nathuram Godse – mà người Ấn gọi là “một thằng điên”.
Thủ tướng Jawaharlal Nehru nói trước toàn dân Ấn Độ:
– Ngài là người cha lành của cả dân tộc. Một thằng điên đã giết chết ngài. Hàng triệu người dân Ấn Độ thương khóc ngài vì ngọn đuốc sáng soi đường cho chúng ta đã tắt. Ánh sáng mà ngài mang đến cho đất nước chúng ta đã chói sáng không chỉ ở Ấn Độ, mà là trên toàn thế giới.
Khi thánh Gandhi từ từ quỵ ngã vì ba phát đạn bắn vào người, ngài vẫn bình thản chắp hai tay lại để vái chào theo phong tục Ấn Độ, và cử chỉ đó của ngài biểu lộ sự yêu thương tha thứ cho tên sát nhân.
Cuộc đời vĩ đại của ngài đã kết thúc bằng một cử chỉ vĩ đại. Ngài đã biểu lộ tình thương và sự tha thứ hoàn toàn đối với chính tên điên cuồng đã nã đạn vào người mình.
Nhà bác học Albert Einstein đã xúc động viết về ngài:
– Những thế hệ trong tương lai sẽ không thể ngờ nổi rằng có một con người vĩ đại như thánh Gandhi đã từng xuất hiện bằng xương bằng thịt và bước chân đi trên mặt đất này.
Tòa thánh La-mã đã gửi điện phân ưu với nội dung như sau:
– Việc ám sát thánh Gandhi đã gây nên sự xúc động sâu xa tại Tòa thánh. Ngài được tưởng niệm như một bậc sứ đồ đã nêu cao được tinh thần và đức hạnh của Chúa.
Cái chết của thánh Gandhi là một mất mát to lớn cho nhân dân Ấn Độ, và cũng là nỗi buồn chung cho toàn thế giới. Chủ nghĩa bất bạo động mà ngài khởi xướng đã làm giảm đi đáng kể những đau thương mất mát mà nhân loại phải gánh chịu vì những tham vọng và sự ích kỷ. Cuộc đời thánh thiện và vĩ đại của ngài là bài học chói sáng cho những ai yêu chuộng và mong muốn xây dựng một nền hòa bình thật sự cho nhân loại.
Gửi ý kiến của bạn