Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

18. Lợi ích của thiền hành

02/02/201111:04(Xem: 10859)
18. Lợi ích của thiền hành

GIỚI THIỆUĐẠO PHẬT
BìnhAnson
NhàXuất Bản Tôn Giáo, TL. 2005 - PL. 2549

Lợiích của thiền hành

Hòathượng U Silananda

Trongcáckhóa thiền tập của chúng ta, các thiền sinh phải tậpchú niệm trong cả bốn tư thế đi, đứng, ngồi, nằm. Họphải duy trì chánh niệm trong mọi thời khắc, ở mọi tưthế của họ. Tuy nhiên, tư thế chính trong khi thực tập quánniệm là tư thế ngồi với chân xếp chéo. Bởi vì thân thểcon người không thể nào chịu đựng được cách ngồi nầytrong nhiều giờ, nên chúng ta xen kẽ các suất ngồi thiềnvới các suất đi kinh hành. Vì pháp Thiền Hành, hay đi kinhhành, là một pháp thiền quan trọng, tôi muốn thảo luậnở đây về bản thể, tầm quan trọng, và các lợi ích củapháp thiền nầy.

Việcthực hành thiền quán niệm có thể ví như việc đun nước.Khi đun nước, ta đổ nước vào nồi, đặt nồi lên bếp,rồi vặn lửa lên. Nếu ta tắt lửa dù chỉ một thời gianngắn, nước sẽ không bao giờ sôi, cho dù sau đó ta lại vặnlửa lên nữa. Nếu ta cứ tắt và vặn lửa nhiều lần nhưthế, nước sẽ không bao giờ sôi. Cũng như thế, nếu cónhững khoảng hở giữa các thời khắc chánh niệm thì ta sẽkhông thể tạo được một xung lực và sẽ không đạt đượcChánh Ðịnh.

Vìvậy, trong các khóa thiền, hành giả được hướng dẫn thựctập chánh niệm liên tục khi họ tỉnh thức, từ lúc mởmắt thức giấc vào buổi sáng cho đến khi bắt đầu ngủvào ban đêm. Từ đó, pháp thiền hành được dung hợp vàocông phu phát triển chánh niệm liên tục của mỗi hành giả.

Mộtđiều đáng buồn mà tôi thường nghe người ta chỉ tríchpháp thiền đi kinh hành, cho rằng qua pháp thiền nầy, hànhgiả không thể thu lợi ích hoặc thành quả tốt đẹp nào.Tuy nhiên, chính Ðức Phật là người đầu tiên dạy phápthiền hành. Trong kinh Ðại Tứ Niệm Xứ, Ðức Phật đã dạyvề pháp đi kinh hành hai lần. Trong đoạn "Các Oai nghi", Ngàigiảng rằng vị tỳ khưu phải biết "Tôi đang đi" khi ngườiấy đi, phải biết "Tôi đang đứng" khi người ấy đứng,phải biết "Tôi đang ngồi" khi người ấy ngồi, và phảibiết "Tôi đang nằm" khi người ấy nằm.

Trongđoạn "Tỉnh giác", Ðức Phật dạy, "Vị tỳ khưu phảibiết áp dụng tỉnh giác khi đi tới và khi đi lui".Tỉnhgiácở đây có nghĩa là thông hiểu chính xác nhữnggì ta đang quán sát. Ðể hiểu đúng những gì đang quán sát,hành giả phải đạt chánh định, và muốn có chánh định,hành giả phải biết quán niệm. Vì vậy, khi Ðức Phật nói,"Nầycác tỳ khưu, hãy áp dụng tỉnh giác,"thì ta phải hiểurằng không phải chỉ áp dụng tỉnh giác, mà còn phải ápdụng quán niệm và chánh định.

Nhưthế, Ðức Phật đã dạy các thiền sinh áp dụng chánh niệm,chánh định, và tỉnh giác khi bước đi, khi "đi tới và đilui." Do đó, đi kinh hành là một phần quan trọng trong tiếntrình thực tập thiền định.

1.Ði kinh hành như thế nào?

Mặcdù kinh Ðại Niệm Xứ không có ghi lại các chỉ dẫn chi tiếtcủa Ðức Phật về pháp thiền hành, chúng tôi tin rằng Ngàiđã dạy cho các vị đệ tử thực hành pháp nầy khi Ngàicòn tại thế. Các hướng dẫn đó hẳn đã được các mônđệ của Ngài học, hành và truyền lại từ đời nầy sangđời khác. Hơn nữa, các thiền sư thời xưa hẳn phải thiếtlập các công thức giảng dạy dựa vào sự thực tập củacác ngài ấy. Ngày nay, chúng ta đã được thừa hưởng mộtbộ các lời chỉ dẫn chi tiết về phương cách thực tậppháp thiền kinh hành.

Bâygiờ, ta hãy nói chi tiết về cách thực tập đi kinh hành.Nếu bạn hoàn toàn là người mới bắt đầu, vị thiền sưsẽ dạy cho bạn sự chánh niệm về một điều duy nhất khiđi kinh hành: phải chánh niệm về động tác bước chân bằngcách ghi nhận thầm lặng trong tâm là "bước, bước, bước",hoặc là "trái, phải, trái, phải". Trong lúc thực tập nầy,có thể là bạn sẽ bước chậm hơn thường ngày.

Sauvài giờ thực tập, hoặc sau một hay hai ngày thiền tập,bạn sẽ được chỉ dẫn đặt chú niệm vào hai động tác:(i) bước, và (ii) đặt chân xuống, cùng lúc ấy ghi nhậntrong tâm là "bước đi, đặt xuống", hoặc "bước, đạp".Bạn phải gắng chú tâm vào hai giai đoạn của một bước:"bước đi, đặt xuống; bước đi, đặt xuống". Sau đó, bạnsẽ được dạy đặt chú niệm vào ba giai đoạn: (i) dở chânlên; (ii) đưa chân đến trước; và (iii) đặt chân xuống.Sau đó nữa, bạn sẽ được dạy chú niệm vào bốn giai đoạn:(i) dở chân lên; (ii) đưa chân đến trước; (iii) đặt chânxuống; và (iv) chạm hoặc ấn bàn chân xuống đất (hay đạpxuống). Lúc đó, bạn sẽ được chỉ dẫn là phải ghi nhậntrong tâm về bốn giai đoạn của động tác chân: "dởlên, bước tới, đặt xuống, ấn xuống đất."

Banđầu, thiền sinh sẽ cảm thấy khó bước chậm lại. Tuy nhiên,sau khi họ được hướng dẫn để tâm theo dõi vào mọi cửđộng của chân, và khi họ thực sự chú tâm theo dõi chặtchẽ, thì tự nhiên họ sẽ bước chậm lại. Họ không cầnphải cố gắng bước chậm, nhưng khi họ chú tâm thật kỹ,các cử động chậm rãi sẽ tự động đến với họ. Khita lái xe trên đường cao tốc, ta có thể phóng với tốc độ100 km/giờ. Với tốc độ như thế, ta không thể nào quánsát được tất cả các dấu hiệu bên đường. Nếu ta muốnđọc được các dấu hiệu đó thì ta phải lái xe chậm lại.Không cần phải có ai ra lệnh, "Chạy xe chậm lại!", ngườitài xế sẽ tự động lái chậm lại nếu người ấy muốnđọc các dấu hiệu bên đường. Cũng như thế, khi thiềnsinh theo dõi bám sát các cử động dở chân lên, đưa chânra trước, đặt xuống, và ấn chân xuống đất, họ sẽ tựđộng bước chậm lại. Khi bước chậm lại, họ mới cóthể có chánh niệm và hoàn toàn nhận thức được các độngtác nầy.

Mặcdù thiền sinh theo dõi bám sát và bước chậm lại, có thểhọ cũng vẫn chưa thấy rõ tất cả các động tác và cácgiai đoạn của bước đi. Các giai đoạn nầy có thể chưađược minh định trong tâm, và họ tưởng như là chúng kếttạo thành một động tác liên tục. Khi sự định tâm giatăng mạnh hơn, thiền sinh sẽ dần dần thấy rõ hơn về cácgiai đoạn khác nhau của một bước đi; và sẽ phân biệtđược bốn giai đoạn của động tác đó. Thiền sinh sẽnhận biết rõ ràng rằng cử động dở chân không trộn lẫnvới cử động đưa chân ra phía trước, và họ sẽ biếtrõ là cử động đưa chân ra trước không có lẫn lộn vớicử động đặt chân xuống hoặc cử động ấn bàn chân xuốngđất. Họ sẽ nhận biết rõ ràng và phân biệt được cáccử động nầy. Những gì họ quán niệm và tỉnh thức theodõi sẽ trở nên rõ ràng trong tâm thức của họ.

2.Nhận thức được tứ đại

Khithiền sinh tiếp tục hành trì pháp kinh hành, họ sẽ quánsát được nhiều sự kiện hơn. Khi họ dở chân lên, họthực nghiệm tánh thể nhẹ nhàng của bước chân. Khi đưachân ra trước, họ thực nghiệm được sự chuyển độngtừ nơi nầy sang nơi khác. Khi đặt chân xuống, họ thựcnghiệm được tánh thể nặng nề của bàn chân, bởi vì bànchân sẽ trở nên nặng nề hơn khi nó từ từ đưa hạ xuốngđất. Khi bàn chân chạm đất, họ cảm nhận được sự chạmxúc của gót chân với mặt đất. Do đó, cùng lúc với quánsát sự dở chân, đưa ra trước, đặt xuống, và ấn xuốngđất, thiền sinh cũng sẽ cảm nhận được tánh thể nhẹnhàng của bàn chân đưa lên, chuyển động của chân, tánhthể nặng nề khi hạ chân xuống, và sự chạm xúc của bànchân, sự cứng mềm của bàn chân trên nền đất.

Khithiền sinh cảm nhận được các tiến trình nầy, là họ đangcảm nhận được bốn yếu tố cơ bản (tứ đại, dhatu).Bốn yếu tố cơ bản đó là: đất, nước, lửa, gió.Bằng cách thật sự theo dõi bốn giai đoạn của bước đikinh hành, bản chất của bốn yếu tố nầy được cảm nhận,không phải chỉ là các khái niệm, mà là các tiến trình thậtsự, như là các thực tại tối hậu (chân đế).

Bâygiờ, chúng ta hãy đi vào chi tiết hơn về đặc tính củacác yếu tố nầy khi đi kinh hành. Trong động tác thứ nhất,khi dở bước chân lên, thiền sinh cảm nhận được sự nhẹnhàng; và khi họ cảm nhận được sự nhẹ nhàng, họ hầunhư cảm nhận được yếu tố lửa. Một đặc tính của yếutố lửa là làm cho sự vật nhẹ nhàng hơn, vì khi nhẹ nhànghơn thì chúng sẽ bay lên. Trong khi cảm nhận được sự nhẹnhàng của động tác đưa lên, thiền sinh cảm nhận đượcbản chất của yếu tố lửa. Tuy nhiên, ngoài sự nhẹ nhàngcũng còn có sự chuyển động khi dở chân lên. Chuyển độnglà một đặc tính của yếu tố gió. Tuy nhiên, sự nhẹ nhàngcủa yếu tố lửa thì bao trùm hơn. Cho nên ta có thể nóirằng trong giai đoạn dở chân lên, yếu tố lửa là chánhvà yếu tố gió là phụ. Hai yếu tố nầy được thiền sinhcảm nhận khi họ chú tâm theo dõi động tác dở chân lên.

Giaiđoạn kế tiếp là đưa chân ra trước. Khi di chuyển bàn chânra trước, yếu tố bao trùm là yếu tố gió, bởi vì chuyểnđộng là một trong các đặc tính chủ yếu của yếu tốgió. Vì vậy, khi thiền sinh chú tâm vào sự chuyển độngđưa chân ra trước trong khi đi kinh hành, họ hầu như sẽcảm nhận được bản chất của yếu tố gió.

Giaiđoạn tiếp theo là sự chuyển động đặt chân xuống. Khithiền sinh đặt chân xuống, có một sự nặng nề nơi bànchân. Tính nặng nề là một đặc tính của yếu tố nước,như thể đang nhỏ giọt và sền sệt. Khi một chất lỏngcó tính nặng nề, nó trở nên sền sệt, dính nhờn. Như thế,khi thiền sinh cảm nhận tính nặng nề của bàn chân, họhầu như cảm nhận được thể tính của yếu tố nước.

Khiấn bàn chân xuống đất, thiền sinh cảm nhận được tínhchất cứng hoặc mềm của bàn chân trên mặt đất. Ðiềunầy đưa đến thể tính của yếu tố đất. Bằng cách chútâm vào sự đè ấn của bàn chân xuống đất, thiền sinhhầu như cảm nhận được thể tính của yếu tố đất.

Nhưvậy, chỉ trong một bước đi, thiền sinh nhận thức đượcnhiều tiến trình. Họ cảm nhận được bốn yếu tố đất,nước, lửa, gió và thể tính của chúng. Chỉ có những thiềnsinh nào chịu khó thực tập như thế mới có hy vọng nhậnthấy được các điều nầy.

3.Tuệ Danh-Sắc

Khithiền sinh tiếp tục hành trì pháp thiền kinh hành, họ sẽnhận thức được rằng cùng với mỗi cử động, sẽ cómột tâm ghi nhận, một sự tỉnh giác về cử động đó.Có một chuyển động dở bước chân lên và cũng có mộtcái tâm để nhận thức sự dở bước đó. Trong thời khắckế tiếp, có một chuyển động đưa chân ra trước và cũngcó một cái tâm nhận thức sự chuyển động. Hơn nữa, thiềnsinh sẽ thấy rằng cả sự chuyển động và sự nhận thứccùng sinh khởi và hủy diệt trong thời khắc đó. Qua giai đoạnkế tiếp, có một chuyển động đưa chân xuống và cũng cómột tâm nhận thức sự chuyển động; và cả hai cùng sinhkhởi và hoại diệt ngay khi đặt chân xuống đất. Một tiếntrình tương tự xẩy ra khi ấn chân xuống đất: có sự đèấn và sự nhận thức về đè ấn. Bằng cách nầy, thiềnsinh hiểu rằng song song với sự chuyển động của chân làcó các thời khắc của sự nhận thức.

Sựnhận thức trong các lúc như thế gọi là Danh(nama)hay Tâm, và sự chuyển động của chân gọi là Sắc(rupa)hay Vật chất. Như thế, thiền sinh sẽ cảm nhậnđược tâm và vật chất khởi sinh và hoại diệt trong mỗithời khắc. Thời khắc nầy có sự dở bước chân và sựnhận thức về dở chân lên, và thời khắc kế là có sựchuyển động đưa chân ra trước và sự nhận thức về chuyểnđộng đó, và cứ tiếp tục như thế. Ðiều nầy đượccảm nhận như là một cặp, danh và sắc, khởi sinh và hoạidiệt trong từng thời khắc. Như thế, nếu thiền sinh theodõi chặt chẽ, họ sẽ tiến đến sự cảm nhận về sựhiện diện của cặp danh-sắc, tâm và vật chất, trong mỗilúc quán sát.

Mộtđiều khác nữa mà thiền sinh sẽ khám phá ra là vai trò củaý định, chi phối từng động tác. Họ sẽ trực nhận đượcrằng họ dở chân lên là vì họ muốn như thế, họ đưachân ra trước là vì họ muốn như thế, họ đặt chân xuốnglà vì họ muốn như thế, họ ấn bàn chân xuống đất làvì họ muốn như thế. Có nghĩa là họ sẽ trực nhận rằngcó một ý định xẩy ra trước mỗi động tác. Sau khi cóý định dở chân, là dở chân xẩy ra. Từ đó, họ thônghiểu được tính "duyên sinh" của mọi sự kiện - các độngtác nầy không thể tự xẩy ra nếu không có những điềukiện. Các động tác nầy không tạo ra bởi thần linh hay mộtquyền lực nào, và các động tác nầy không bao giờ xẩyra nếu không có nguyên nhân. Có một nguyên nhân hay một điềukiện cho mỗi động tác, và điều kiện đó chính là ý địnhtiên khởi xẩy ra trước mỗi động tác. Ðây là điều màthiền sinh sẽ khám phá được khi họ chuyên chú quán sát.

Khithiền sinh thông hiểu được tính duyên sinh của mọi độngtác, và các động tác nầy không do thần linh hay quyền lựcnào tạo ra, họ sẽ thông hiểu được rằng các động tácđó là do ý định. Họ thông hiểu được rằng ý định làđiều kiện để động tác được xẩy ra.

Từđó, sự liên hệ giữa cái tạo điều kiện và cái bị điềukiện, giữa nguyên nhân và hậu quả, được hiểu rõ. Trêncơ sở của sự hiểu biết nầy, thiền sinh sẽ gỡ bỏ cácnghi ngờ về Danh và Sắc qua sự nhận thức rằng danh và sắckhông thể khởi sinh nếu không có điều kiện. Với sự thônghiểu rõ ràng về tính duyên sinh của vạn vật, và với sựvượt thoát các nghi ngờ về danh và sắc, người thiền sinhđược xem như là đã đạt đến giai đoạn của một vị"cậnTu Ðà Hoàn" (tiểu Tu Ðà Hoàn, cula-sotapanna).

Tờà Hoàn là người "nhập dòng" (dự lưu), người đã đạtđược quả vị đầu tiên của sự giác ngộ. Vị "cận Tờà Hoàn" không phải là một người "dự lưu" thực thụ,nhưng được xem như là sẽ được tái sinh trong các cõi tươngđối an nhàn sung sướng, như là cõi người và cõi tiên. Người"cận Tu Ðà Hoàn" không thể tái sinh trong bốn cõi đau đớnnhư là địa ngục, thú, cõi a-tu-la, ngạ quỉ.

Mứcđộ "cận Tu Ðà Hoàn" nầy có thể đạt được bằng cáchhành trì pháp thiền kinh hành, luôn luôn chú tâm vào các độngtác của bước đi. Ðây là lợi ích lớn nhất của pháp thiềnkinh hành. Tầng giác ngộ nầy cũng không phải dễ đạt được,nhưng một khi thiền sinh đã đạt đến đó, họ biết chắcrằng họ sẽ được tái sinh trong một cõi sung sướng, trừphi họ lại tạo nghiệp ác mà sa đọa.

4.Tam pháp ấn

Khithiền sinh thông hiểu danh và sắc được sinh khởi và hủydiệt trong mỗi thời khắc, họ sẽ thông hiểu được sựvô thường của các tiến trình bước đi, và họ cũng thônghiểu được sự vô thường của nhận thức về bước điđó. Sự hiện hữu của hoại diệt tiếp theo sinh khởi làdấu hiệu hoặc đặc tính của một sự vật gì đó mà tabiết rằng nó không thường tồn. Nếu ta muốn xác địnhmột vật gì đó là thường tồn hay vô thường, ta phải cốgắng xem xét - qua năng lực của thiền định - rằng vậtđó có phải là đối tượng của một tiến trình sinh khởirồi hoại diệt hay không. Nếu khả năng thiền định củata có đủ năng lực giúp ta thấy được sự sinh diệt củahiện tượng, thì lúc đó ta mới có thể quyết định hiệntượng được quán sát đó là vô thường. Bằng cách đó,thiền sinh quán sát được sự hiện hữu của chuyển độngdở chân và sự nhận thức của chuyển động đó, rồi chúnglại biến mất đi, nhường chỗ cho chuyển động đưa chânra trước và nhận thức về chuyển động đưa chân ra trước.Các động tác nầy sinh rồi diệt, sinh rồi diệt, và thiềnsinh tự mình thông hiểu được tiến trình nầy - họ khôngcần phải chấp nhận hay tin tưởng điều nầy qua một quyềnlực ngoại vi nào, mà cũng không cần phải dựa vào báo cáocủa một người nào khác.

Khithiền sinh thông hiểu danh và sắc khởi sinh rồi hoại diệt,họ thông hiểu danh và sắc là vô thường. Khi họ thấy chúnglà vô thường thì tiếp theo là họ sẽ thấy chúng là nhữnggì bất toại ý bởi vì chúng luôn luôn bị trạng thái sinhdiệt áp bức và đè nén. Sau khi thông hiểu tính vô thườngvà bất toại ý của vạn vật, thiền sinh thấy rằng họkhông thể làm chủ được chúng; có nghĩa là họ trực nhậnrằng không có một bản ngã hay linh hồn nào bên trong đểra lệnh cho chúng được thường tồn. Sự vật chỉ sinh khởirồi hoại diệt theo luật thiên nhiên. Nhờ thấu hiểu nhưthế, thiền sinh thấu hiểu được đặc tính thứ ba củacác hiện tượng hữu vi - tùy thuộc điều kiện, đặc tínhcủa vô ngã,một đặc tính của mọi vật vốnkhông có bản ngã. Một ý nghĩa khác của vô ngã là khôngcó chủ nhân - nghĩa là không có một thực thể nào, mộtlinh hồn nào, một quyền lực nào có thể làm chủ đượcbản thể của vạn vật. Như thế, đến lúc đó, thiền sinhđã thông hiểu được ba đặc tính của mọi hiện tượnghữu vi, hay Tam Pháp Ấn: vô thường(anicca), khổ(dukkha), và vô ngã(anatta).

Thiềnsinh có thể thông hiểu được ba đặc tính nầy qua cách theodõi bám sát các động tác bước đi và các nhận thức củađộng tác. Khi chuyên tâm chú niệm vào các chuyển động nầy,họ sẽ thấy vạn vật khởi sinh và hoại diệt, và từ đó,họ sẽ tự mình nhận thức được tính vô thường, khổ,và vô ngã của tất cả mọi hiện tượng hữu vi.

5.Tâm Xả Ly

Bâygiờ chúng ta hãy khảo sát chi tiết về các động tác củađi kinh hành. Giả sử ta quay phim, thu hình các bước chân dởlên. Giả sử thêm rằng khi dở chân lên thì mất một giâyđồng hồ, và giả sử rằng máy quay phim có thể chụp được36 ảnh trong mỗi giây. Sau khi quay phim, ta nhìn lại từng tấmảnh trong cuộn phim. Ta sẽ thấy rằng mặc dù dở bước chânlên có vẻ chỉ là một động tác, nhưng thực ra là 36 sựchuyển động. Mỗi tấm ảnh cho ta thấy các cử động khácnhau, mặc dù sự khác biệt nầy rất nhỏ mà ta thường khôngđể ý đến. Nếu máy quay phim đó có thể chụp được mộtngàn tấm ảnh trong một giây thì sao? Lúc đó, ta lại sẽthấy có một ngàn động tác trong một chuyển động dở bướcchân, cho dù các động tác nầy hầu như khó mà phân biệtđược. Nếu máy quay phim có thể chụp một triệu tấm ảnhtrong một giây - điều nầy chưa xẩy ra, nhưng một ngày nàođó sẽ có như thế - thì lúc đó, ta sẽ thấy có một triệuđộng tác trong một hiện tượng mà ta cho rằng chỉ có mộtchuyển động duy nhất.

Nỗlực trong pháp thiền kinh hành là để thấy các chuyển độngcủa ta như là máy quay phim, từng tấm ảnh một. Ta cũng muốnquán sát sự nhận thức và ý định trước mỗi chuyển động.Như thế, ta mới khâm phục quyền lực trí tuệ minh sát củỪức Phật, qua đó Ngài đã thấy được tất cả mọi chuyểnđộng. Khi chúng ta dùng chữ "thấy" hay "quán sát" trong tìnhhuống của chúng ta thì chỉ có nghĩa là ta có thể thấy mộtphần qua lối trực tiếp và một phần qua lối suy diễn; takhông thể nào thấy trực tiếp cả triệu chuyển động nhồức Phật đã thấy.

Trướckhi thiền sinh thực tập pháp đi kinh hành, họ tưởng rằngmột bước đi chỉ là một động tác. Sau khi thiền quán vềđộng tác đó, họ thấy có ít nhất là bốn động tác. Nếuhọ quán sát sâu xa hơn, họ sẽ hiểu rằng mỗi một độngtác nầy lại bao gồm cả triệu động tác nhỏ khác. Nhưthế họ thấy Danh và Sắc, tâm và vật chất, khởi sinh rồihoại diệt, như là vô thường. Bằng cảm nhận thông thường,chúng ta không thể thấy tính vô thường của vạn vật vìtính vô thường đó bị che phủ bởi một ảo tưởng củasự liên tục. Ta tưởng rằng ta chỉ thấy có một độngtác liên tục, nhưng nếu ta nhìn kỹ hơn, ta sẽ thấy rằngcái ảo tưởng về sự liên tục đó có thể bị phá vỡ.Ảo tưởng đó bị phá vỡ bằng cách quán sát trực tiếpcác hiện tượng vật lý, từng phần, từng chút, khi chúngkhởi sinh và hoại diệt. Giá trị của thiền quán là ở khảnăng của ta để gỡ bỏ màn liên tục và khám phá thực chấtcủa vô thường. Thiền sinh có thể khám phá trực tiếp bảnchất của vô thường nầy qua nỗ lực của chính họ.

Saukhi trực nhận rằng, mọi vật được cấu tạo bởi các phầnnhỏ, rằng chúng xẩy ra rời rạc, và sau khi quán sát từngmảnh vụn một, thiền sinh sẽ trực nhận được rằng khôngcó gì trên đời để họ tham thủ, để họ thèm muốn. Nếuta thấy vật gì mà ta đã tưởng là đẹp nhưng lại có nhiềulỗ trống, đang bị băng hoại và hủy diệt thì ta không cònchú ý đến nó nữa. Thí dụ như khi ta xem một bức tranh sơndầu thật đẹp. Ta nghĩ rằng nước sơn và tấm vải dườngnhư là một thực thể rắn chắc, đồng nhất. Nhưng nếuta đưa bức tranh qua một kính hiển vi cực mạnh, ta sẽ thấybức tranh có nhiều lỗ hổng và khoảng trống. Sau khi thấybức tranh được cấu tạo bởi các khoảng trống, ta khôngcòn chú ý đến nó và không còn tham luyến nó nữa. Các nhàvật lý học hiện đại biết rất rõ ý tưởng nầy. Họđã quan sát, với các dụng cụ cực mạnh, để thấy rằngvật chất chỉ là sự giao động của các hạt tử và nănglượng thay đổi luôn - không có một bản thể nào trong đócả. Bằng cách trực nhận sự vô thường bất tận đó, thiềnsinh thông hiểu rằng không có gì đáng để thèm muốn, khôngcó gì đáng để chấp thủ trong thế giới hiện tượng nầy.

6.Kết luận

Giờđây, chúng ta đã hiểu được các lý do của pháp thiền kinhhành. Ta hành trì thiền quán vì ta muốn gỡ bỏ mọi chấpthủ và luyến ái vào sự vật. Qua sự thông hiểu ba đặctính của hiện hữu - vô thường, khổ, và vô ngã của vạnvật - ta gỡ bỏ được sự luyến ái. Ta bỏ luyến ái vìta không muốn phiền não. Khi nào còn chấp thủ và luyến ái,thì luôn luôn còn sự hoạn khổ. Nếu ta không muốn hoạnkhổ thì ta phải loại trừ chấp thủ và luyến ái. Ta phảithông hiểu rằng mọi vật đều chỉ là danh và sắc khởisinh rồi hoại diệt, và chúng đều không có tự thể. Khita thực chứng được điều nầy, ta sẽ có thể từ bỏ đượclòng chấp thủ vào mọi vật. Nếu ta không thực chứng đượcnhư thế - cho dù chúng ta đọc nhiều sách, đi nghe nhiều buổithuyết giảng hoặc bàn luận về sự từ bỏ tham thủ - tasẽ không thể nào thoát khỏi được lòng chấp thủ. Ðiềucần thiết là chính ta phải có một kinh nghiệm trực tiếpđể thật sự thấy rằng vạn vật hữu vi đều mang dấuhiệu của vô thường, khổ và vô ngã.

Vìthế, ta phải chú tâm quán niệm khi ta đi, cũng như khi ta ngồihoặc khi nằm xuống. Tôi không có chủ tâm cho rằng chỉ cóthiền kinh hành là đưa đến thực chứng tối hậu và khảnăng hoàn toàn từ bỏ lòng tham thủ. Tuy nhiên, pháp đi kinhhành là một pháp thiền có giá trị như là pháp tọa thiềnvà các pháp thiền minh sát(vipassana)khác. Ði kinhhành khuyến khích phát triển tâm ý. Pháp nầy có nhiều sứcmạnh như là pháp quán niệm hơi thở hoặc pháp quán niệmsự phồng xẹp của bụng. Ðây là một dụng cụ hữu hiệuđể giúp ta loại bỏ các tâm bất thiện. Ði kinh hành giúpta được minh triết để thấy thực chất của vạn vật,và ta phải nỗ lực hành trì pháp nầy cũng như ta hành trìpháp tọa thiền và các pháp thiền khác.

Quasự hành trì pháp thiền minh sát trong mọi tư thế, kể cảtrong lúc bước đi, tôi cầu mong bạn và tất cả các thiềnsinh đạt được sự thanh tịnh viên mãn ngay trong kiếp sốngnầy.

BìnhAnson lược dịch,
tháng3-1997
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]