Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

16-Pháp tu căn bản của Phật tử

28/01/201109:41(Xem: 10647)
16-Pháp tu căn bản của Phật tử

BƯỚCÐẦU HỌC PHẬT

HòathượngThích Thanh Từ
PhậtLịch 2541-1998

Pháptu căn bản của Phật tử

Ða sốngười xưng là Phật tử mà không biết rõ đường lối tuhành, ai bày sao làm vậy, trở thành mê tín sai lầm, khiếnngười đời phê bình đạo Phật là huyền hoặc, là vô ích.Ðể bổ cứu những sai lầm ấy, chúng ta phải biết rõ đâulà pháp tu căn bản phải hành, đâu là lối tu siêu thoát phảiđến. Ứng dụng Phật pháp ngay trong cuộc sống thực tếcủa chúng ta, để minh chứng rõ ràng đạo Phật cứu khổthật sự, đạo Phật mang hạnh phúc cụ thể lại cho con người.Ðuợc thế, chúng ta mới khỏi hối hận là đệ tử củaPhật mà làm nhục nhã cho đạo Phật.

PHÁPTUCĂN BẢN

Bướcđầu trên đường tu hành của người Phật tử, phải "chuyểnba nghiệp ác thành ba nghiệp lành". Ba nghiệp là thân miệngý của chúng ta. Khi xưa chưa biết tu, chúng ta buông lung thânmiệng ý làm những việc xấu xa tàn bạo độc ác. Ðã tạonhững điều xấu xa tàn bạo độc ác là làm đau khổ chomình, cho người, cho gia đình, cho xã hội. Những kẻ cướpcủa giết người sớm muộn gì cũng ngồi khám, cha mẹ vợcon ở nhà đau khổ, gia đình của nạn nhân cũng khổ đau,chánh quyền cũng phải bận tâm điều tra truy nã. Chỉ mộtviệc làm cuồng dại độc ác của một vài người, khiếnguồng máy xã hội bị rối bời. Hành động ấy gọi là tạonghiệp ác. Ngày nay biết tu, chúng ta chuyển thân miệng ýlàm việc tốt đẹp thanh cao hiền thiện. Thấy người trênđường bị tai nạn xe cộ, mà không có thân nhân, chúng tathành thật xót thương, dùng lời hiền hòa an ủi, đích thânsăn sóc chở đến bệnh viện... đây là tạo nghiệp lành.Làm được việc lành bản thân chúng ta đã vui, người bịtai nạn cũng bớt khổ, người chung quanh trông thấy cũng tánthành. Hành động lành này là cụ thểø xây dựng xã hộitốt đẹp. Hành động xấu mà cứ lặp đi lặp lại mãi lànghiệp ác, vì đã thành thói quen khó sửa đổi. Ví như ngườiuống rượu, uống một vài lần không thành ghiền (nghiện),ngày nay uống ngày mai uống, uống nhiều ngày như vậy thànhngười ghiền rượu. Cái ghiền là thói quen, gọi là nghiệp.Người thấy ai thiếu thốn liền giúp đỡ, lúc nào cũng thế,lâu ngày thành thói quen là nghiệp lành. Cũng là thói quen,một thói quen đưa đến đau khổ, một thói quen khiến đếnan lạc. Vì thế, người Phật tử phải tránh thói quen đaukhổ, phải tạo thói quen an lạc, đó là tu chuyển nghiệpác thành nghiệp lành. Kẻ ngu muội mới tìm hạnh phúc trênđau khổ của người khác, người sáng suốt chỉ thấy hạnhphúc khi giúp người khác hết khổ.

QUANNIỆM SAI LẦM

Cónhiều Phật tử phát tâm qui y chỉ vì cầu cho gia đình bìnhan, cuộc sống được mọi sự như ý. Vì thế, gia đình cóngười bệnh hoạn hay xảy ra tai nạn gì thì thỉnh thầy cầuan. Nếu thầy bận việc không đi thì phiền não, giận khôngđi chùa. Trong cuộc sống gặp nhiều điều bất như ý thìbuồn, cho rằng Phật không hộ độ. Nghe miếu Bà, miếu Ôngnào linh ứng liền đến đó cầu xin. Chỉ vì mong được bìnhan mà đi chùa, đến với đạo, khi mục đích ấy không thànhthì họ bỏ đạo dễ dàng. Lại có những người sau khi quiy rồi thì mọi việc đều giao phó cho thầy, cất nhà cũngthỉnh thầy coi ngày, gả cưới con cái cũng thỉnh thầy xemtuổi, đau ốm bệnh hoạn cũng thỉnh thầy cầu an, ma chaycũng thỉnh thầy cầu siêu. Thầy là người chịu mọi trọngtrách trong gia đình, nếu thầy không chiều theo là buồn, khôngđi chùa. Lối qui y này, giống hệt đi đóng tiền bảo hiểmcho cá nhân và gia đình vậy.

Lạicó những người tu một cách hời hợt, chỉ biết giờ tụngkinh, giờ niệm Phật, ngày ăn chay là tu. Ngoài những giờđó ra, mọi việc đều như ai, ăn miếng trả miếng khôngthua kém. Một ngày mười hai giờ, chúng ta chỉ tu có mộthai giờ, làm sao đủ? Mười giờ tạo ác, hai giờ tu thiệnthì quá ít oi. Hoặc một tháng ăn sáu ngày chay, chỉ tu trongsáu ngày này, còn hai mươi bốn ngày kia không tu thì có thấmvào đâu. Có khi ai lỡ xúc phạm đến họ trong những ngàychay, họ sẽ nói "hôm nay tôi ăn chay, nếu không ăn chay thìbiết!" Tu như thế, quả thật rất hời hợt.

Còntệ hại hơn, có người sợ tu thiền đổ nghiệp. Mỗi khiphát nguyện tụng kinh Pháp Hoa chẳng hạn, ở gia đình cóxảy ra tai biến gì, liền đổ thừa tại tụng kinh đổ nghiệp.Không biết đổ nghiệp là rơi rớt hết hay sanh ra nghiệp?Nếu đổ nghiệp là rơi rớt hết thì cố gắng tụng cho nórớt sạch luôn. Nếu đổ nghiệp là sanh ra nghiệp thì điềunày thật là vô lý. Vì giờ tụng kinh thì ba nghiệp thanh tịnh- thân nghiêm trang là thân nghiệp thanh tịnh miệng tụng lờiPhật là khẩu nghiệp thanh tịnh - ý duyên theo lời kinh làý nghiệp thanh tịnh - làm sao sanh ra ác nghiệp được? Tinnhư thế thật là hoàn toàn vô căn cứ. Người Phật tử phảisáng suốt không nên tin theo lối nhảm nhí ấy.

TULÀ TUYÊN CHIẾN VỚI MA QUÂN

Ngườiphát tâm tu hành như một chiến sĩ tuyên chiến với ma quân.Chúng ta phải hùng dũng quyết chiến. Trước tiên, chúng tachiến đấu với bọn ma phiền não nghiệp chướng của mình.Ví như người vừa phát nguyện tu hạnh nhẫn nhục, liềnbị người thóa mạ, tâm sân hận nổi lên, ngay đây phảidẹp bỏ, đè bẹp nó là thắng, để nó phát hiện ra miệng,ra thân là thua. Có người trước đã ghiền (nghiện) rượu,nay phát tâm qui y thọ trì năm giới ngang đây phải bỏ (cai)rượu, nếu can đảm bỏ được là thắng, bỏ không đượclà thua. Thắng được cơn giận dữ nổi lên là thắng ma phiềnnão, thắng được bệnh ghiền lâu năm là thắng ma nghiệpchướng. Phiền não nghiệp chướng của chúng ta rất nhiềurất nặng, chiến thắng được nó phải là một dũng sĩ kiêncường. Hai thứ này là nội ma.

Nhữngkhó khăn chướng ngại do ngoại cảnh gây nên là ngoại ma.Một người tuổi độ ba mươi, đã có gia đình, vừa thọngũ giới xong, liền có một người đẹp đeo đuổi mến yêu.Chiến thắng tình cảm bất hợp pháp này là một trận chiếngay go, nếu đương sự không can đảm quyết liệt, khó màgiữ toàn vẹn được giới thứ ba đã thọ. Một người khácsau khi qui y thọ giới rồi, nguyện bỏ (cai) rượu, trong lúctranh đấu một mất một còn với con ma ghiền, lại gặp bạnbè mời đi nhậu, còn dùng nhiều thủ thuật bắt ép, trườnghợp này không phải là người có ý chí kiên cường thì khómà thắng được, ngoại cảnh chướng ngại nhiều khó thểkể hết, người Phật tử hùng dũng quyết thắng, đừng đểgiặc ngoại ma áp đảo phải đầu hàng.

Ðãlà chiến đấu thì phải đương đầu, vì vậy chúng ta khôngthể khiếp nhược yếu hèn chỉ một bề cầu được bìnhan. Người chiến sĩ có đối đầu với giặc, chiến thắngđược giặc, mới thăng quan tiến chức, mới có ngày ca khúckhải hoàn, quàng vòng hoa danh dự vào cổ. Người tu cũng vậy,chiến thắng được nội ma, ngoại ma, mới có ngày bướclên đài vinh quang của con người vẹn toàn đức hạnh. Ðãlà chiến sĩ thì mắt phải sáng, tai phải thính luôn luôntheo dõi mọi hành động của kẻ thù. Một phút giây hờihợt sơ suất có thể tán thân mất mạng. Người tu cũng thế,phải thấy rõ từng tâm niệm, từng hành động của mình,một phút giây lơi lỏng, bọn giặc phiền não nổi dậy, phảibị mất giới thân tuệ mạng. Do đó, không thể chỉ tu tronggiờ tụng kinh, niệm Phật, ăn chay mà phải tu trong mọi lúcmọi giờ. Ðược vậy mới mong chiến thắng bọn ma quân.

Tulà dẹp bỏ những thói hư tật xấu, tuổi trẻ chưa tậpnhiễm những cái dở ấy, ngang đây biết tu thì dễ biếtdường nào. Người chưa biết uống rượu, không tập uốngrượu thật là dễ. Người đã ghiền rượu, bỏ không uốngrượu là thiên nan vạn nan. Biết tu từ thuở nhỏ thì thuậnlợi dễ dàng biết mấy, để đa mang nhiều bệnh nhiều tậtrồi mới tu, thật là khó khăn trăm bề. Song người có ýchí mãnh liệt thì cái khó nào cũng làm được.

CỤTHỂ HÓA PHÁP TU CĂN BẢN

Ðểcụ thể hóa pháp tu căn bản này, đức Phật bắt buộc ngườiPhật tử sau khi qui y Tam Bảo phải thọ trì năm giới. Trongnăm giới ba giới đầu là giữ thân không tạo nghiệp ác,hai giới sau giữ khẩu không tạo nghiệp ác. Thế là, ngườiPhật tử chỉ mới chuyển hai nghiệp. Chuyển hai nghiệp thôi,mà công hiệu lợi ích đã to lớn lắm rồi. Như người khôngsát sanh, là không giết người (chỉ trừ trường hợp nghĩavụ quân sự), không trộm cướp, không tà dâm, không nói dối,không uống rượu, bản thân họ đã là một con người tốt.Họ lại giảm được bao nhiêu việc lo âu sợ sệt tốn haotrong cuộc sống hiện tại. Cha mẹ anh em vợ chồng con cáinhờ đó được an ổn vui tươi. Mọi người trong xã hộikhỏi phải phiền hà lo âu vì họ. Chúng ta có thể hình dungtrong một xóm, mà mọi người đều giữ năm giới hết, trongxóm đó có xảy ra chuyện giết hại, trộm cướp, lừa đảo,hiếp dâm và say sưa phá làng phá xóm không? Chắc hẳn làkhông, trừ phi những kẻ khác xâm nhập vào. Chúng ta hiệnnay đi đâu cũng lo âu sợ sệt là tại sao? Phải chăng, vìsợ người hãm hại, sợ người móc túi giựt đồ, sợ ngườilường gạt... Chánh quyền phải bận tâm nhọc sức điềutra theo dõi, vì dân chúng không biết tu. Nếu người dân biếttu và chịu tu như vậy, chánh quyền sẽ thảnh thơi nhàn rỗibiết chừng nào. Bởi vì con người ai cũng có sẵn nhữngthói xấu, nếu không cấm đoán hạn chế, nó sẽ tạo ra lắmchuyện xấu xa hèn hạ khổ đau cho nhau. Vì lòng từ bi, đứcPhật như bắt buộc các đệ tử của Ngài phải tuân theonhững điều cấm đoán, nhờ đó sẽ dẹp bớt những thóixấu, nết tốt dần dần tăng trưởng, khổ đau sẽ tiêu mòn,an vui thêm lớn. Ðây là chủ đích cứu khổ của đạo Phật.

Ðểthành một con người hoàn hảo hơn, Phật dạy phải tu thậpthiện. Pháp Thập thiện mới thật sự đầy đủ tu chuyểnba nghiệp. Chuyển ba nghiệp ác của thân, không sát sanh, khôngtrộm cướp, không tà dâm. Chuyển bốn nghiệp ác của khẩu:không nói dối, không nói lật lọng (ly gián), không nói hungác, không nói vô nghĩa (thêu dệt), chuyển ba nghiệp ác củaý: bớt tham, bớt sân, không tà kiến (chấp lệch, sai). Mườiđiều lành này xây dựng một con người toàn hảo. Chúng taphân tích từ tế đến thô sẽ thấy pháp Thập thiện cônghiệu không thể kể hết. Một con người không bị tham lamxúi giục thì sẽ làm chủ mình trước mọi thứ cám dỗ củatrần gian. Tài sắc danh lợi không lung lạc được, ngườinày mới hoàn toàn thanh bạch cao thượng. Không bị nóng giậnáp đảo, chúng ta mới bình tĩnh sáng suốt giải quyết mọivấn đề. Làm chủ được nóng giận, chúng ta không nói lờithô ác, không có hành động tàn nhẫn. Ðời chúng ta khôngbị hối hận bao giờ, người thân chúng ta không hề chánghét. Sự việc xảy đến, giải quyết một cách sáng suốtkhôn ngoan chúng ta mới đủ khả năng đảm đang việc lớnđược. Mọi lý thuyết, mọi vấn đề, chúng ta không thấymột chiều, không nhìn phiến diện, quần chúng mới dễ cảmthông, mới thật lòng yêu mến. Tà kiến là cái thấy lệchlạc, thấy sai lầm cục bộ, dễ sanh tranh cãi, dễ sanh oánhờn. Không tà kiến là một tâm hồn cởi mở, bao dung, suốtthông, trong sáng. Không tà kiến, chúng ta hòa hợp được mọingười, mọi chánh kiến khác nhau. Cuộc sống hạnh phúc haykhổ đau, nẩy mầm từ thông cảm nhau hay chống đối nhau.Không tà kiến mà lại có chánh kiến, thật hạnh phúc thaycho kiếp con người. Thân khẩu trở thành hay hoặc dở đềuphát nguồn từ ý tốt hay xấu. Sở dĩ Thập thiện xây dựngcon người hoàn hảo là chú trọng đến ý nghiệp. Pháp ngũgiới mới chuyển hóa hai phần nổi, thân khẩu mà thôi. Bởivậy Phật tử chúng ta không phải chỉ dừng ở ngũ giớimà phải tiến lên Thập thiện mới thật đầy đủ.

TUCHUYỂN BA NGHIỆP LÀ CĂN BẢN PHẬT PHÁP

Ðờèường ở Trung Hoa, có một thiền sư thấy trên cây có chỗthuận tiện ngồi tu được, ông liền gác cây bẻ nhánh lótthành chỗ ngồi, giống như ổ quạ và ngồi đó tu. Thờigian sau, ông ngộ đạo tại đây, dân chúng gọi Ngài là ÔSào Thiền sư (Thiền sư ngồi trong ổ quạ). Ông Bạch CưDị, nhà văn nổi tiếng thời ấy, được cử làm quan ởhuyện này, nghe danh tiếng Thiền sư Ô Sào, ông liền đếnhỏi đạo. Khi gặp nhau, ông hỏi nhiều câu, câu chót: "Thếnào là đại ý Phật pháp?" Thiền sư Ô Sào ngồi trên ổquạ đáp: "Chư ác mạc tác, chúng thiện phụng hành, tự tịnhkỳ ý, thị chư Phật giáo." (chớ tạo các điều ác, vânglàm mọi việc lành, giữ tâm ý trong sạch, đây lời dạychư Phật.) Ông Bạch Cư Dị cười thưa: "Bài kệ Ngài dạy,con nít tám tuổi cũng thuộc rồi." Thiền sư bảo: "Phải,con nít tám tuổi cũng thuộc, song ông già tám mươi làm chưaxong." Bạch Cư Dị đảnh lễ rồi lui về.

Quacâu chuyện này, chúng ta thấy cốt yếu của đạo Phật làdạy Phật tử phải chuyển ba nghiệp ác thành ba nghiệp thiện."Chớ tạo các điều ác" là dừng ba nghiệp ác. "Vâng làmmọi việc lành" là tu ba nghiệp lành. "Giữ tâm ý thanh tịnh"phải chú tâm nhiều về ý nghiệp. Ý nghiệp thanh tịnh thìthân khẩu mới tốt, mới thanh tịnh. Ý nghiệp là chủ động,nên dành riêng một câu để thấy tầm vóc quan trọng củanó. Dạy tu chuyển ba nghiệp thanh tịnh này, không phải chỉriêng Phật Thích-ca dạy mà chư Phật đều dạy như thế,"đây lời dạy chư Phật". Còn một điểm quan trọng chúngta phải chú ý, Bạch Cư Dị nghe bài kệ này thấy dễ nhớdễ hiểu nên xem thường bảo rằng "con nít tám tuổi cũngthuộc". Thiền sư giáng cho ông một đòn đau điếng bằngcâu, "con nít tám tuổi cũng thuộc, song ông già tám mươi làmchưa xong". Ðạo là để hành để tu chớ không phải hiểunhớ suông. Nếu hỏi đạo để hiểu nhớ, chỉ là việc đùacợt vô ích. Ứng dụng lời Phật dạy vào cuộc sống, mớithấy hữu ích thật sự. Dầu một thứ thuốc hay đến đâu,nếu người ta chỉ biết tên, đọc nhãn hiệu, nghiên cứucông thức, mà không chịu uống thì con bệnh không bao giờlành. Phật tử chịu thực hành lời Phật dạy, như con bệnhchịu uống thuốc, mọi bệnh khổ không còn đeo bám chúngta. Học Phật pháp để hiểu để nói, như người khoe ănnhiều thứ bánh vẽ, mà bụng vẫn đói. Người học đạođể hành, để tu mới thật chân chánh Phật tử.

Kếtthúc bài này, chúng ta thấy trọng tâm chủ yếu đạo Phậtdạy "chuyển hóa ba nghiệp ác thành ba nghiệp thiện", là cănbản bước đầu không thể thiếu, ở mỗi người Phật tử.Mỗi người hoàn thiện thì xã hội mới toàn mỹ. Chúng tatu chuyển nghiệp ác thành nghiệp thiện là tự mình thẳngtiến trên bước đường đạo đức, đóng góp sự vui tươian lạc cho gia đình mình, xây dựng hoàn hảo cho xã hội vănminh. Văn minh ở đây là văn minh đạo đức, văn minh củatình thương chia ngọt sẻ bùi, văn minh của những con ngườithanh bai cao thượng. Cho nên trong kinh Thập thiện nói ngườitu Thập thiện sẽ được sanh lên cõi trời, gọi là Thiênthừa Phật giáo. Song với chúng tôi, người tu Thập thiệnlà con người hoàn hảo, trong xã hội có đa số người tuThập thiện là xã hội văn minh hoàn hảo. Ðây là Phật phápgiáo hóa dân gian.



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]