- Thích Ca Mâu Ni Phật
- Đạo Sư A Di Đà Phật
- Quán Thế Âm Bồ Tát
- Đại Thế Chí Bồ Tát
- Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát
- Phổ Hiền Bồ Tát
- Mã Minh Bồ Tát
- Long Thọ Bồ Tát
- Thiên Thân Bồ Tát
- Giác Minh Diệu Hạnh Bồ Tát
- Huệ Viễn Đại Sư
- Đàm Loan Đại Sư
- Trí Giả Đại Sư
- Đạo Xước Đại Sư
- Thiện Đạo Đại Sư
- Hoài Cảm Đại Sư
- Vĩnh Minh Đại Sư
- Tuân Thức Đại Sư
- Từ Giác Đại Sư
- Từ Chiếu Đại Sư
- Hữu Nghiêm Đại Sư
- Ưu Đàm Đại Sư
- Thiên Như Đại Sư
- Diệu Hiệp Đại Sư
- Không Cốc Đại Sư
- Tông Bổn Đại Sư
- Tử Bá Đại Sư
- Liên Trì Đại Sư
- Hám Sơn Đại Sư
- Ngẫu Ích Đại Sư
- Triệu Lưu Đại Sư
- Đạo Phái Đại Sư
- Tĩnh Am Đại Sư
- Triệt Ngộ Đại Sư
- Ngộ Khai Đại Sư
- Diệu Không Đại Sư
- Ấn Quang Đại Sư
- Hoằng Nhất Đại Sư
QUÊ HƯƠNG CỰC LẠC
Việt Dịch: HT Thích Thiền Tâm
Phật Học Viện Quốc Tế Xuất Bản
Thiện Đạo Đại Sư
Đại sư là tổ thứ hai trong Liên Tông. Ban sơ, nhân thấy đạo tràng tịnh nghiệp của Ngài Đạo Xước, sư mừng rỡ nói rằng: “ Đây mới là nẻo bí yếu để thành Phật”. Rồi đó ngài đến Kinh đô khuyên chúng tu Tịnh Độ, thường quỳ niệm Phật cho đến khi kiệt lực mới thôi. Đại sư giảng môn Tịnh độ hơn 30 năm, tu hành chuyên cần, chưa từng ngủ nghỉ.
Được bao nhiêu của thí, ngài dùng tả kinh Di Đà hơn mười muôn quyển, vẽ thánh cảnh Tây Phương hơn ba trăm bức. Đại sư, cảm hóa hàng đạo tục rất đông, trong ấy số người được tam muội sanh tịnh độ nhiều không xiết kể. Một hôm, ngài leo lên cây liễu, hướng về Tây, chú nguyện xong gieo mình xuống rơi nhẹ như lá, ngồi kiết dà mà tịch. Vua Cao Tông phục sự thần vị của Ngài, phong cho hiệu chùa là Quang Minh.
Đại sư dạy: “Đấng đại thánh xót thương, khuyên người chuyên xưng danh hiệu, bởi vì phép xưng danh rất dễ, nếu có thể giữ mỗi niệm nối nhau, lấy suốt đời làm hạnh, thì mười người tu, mười người vãng sanh, trăm người tu, trăm người vãng sanh. Tại sao thế? Vì không có duyên tạp nên được chánh niệm, vì cùng với bản nguyện của Phật hợp nhau, vì không trái với kinh giáo, vì thuận theo lời Phật. Nếu bỏ chuyên niệm mà tạp tu trong trăm người may ra được một hai người, trong ngàn người hy vọng được ba bốn người vãng sanh mà thôi”.
Người niệm Phật khi lâm chung chớ nên sợ chết. Phải thường nghĩ rằng: thân này không sạch, chịu nhiều sự khổ, nếu được bỏ huyễn thân mà sanh về Tịnh độ, chính là điều đáng vui mừng! Lúc đau yếu, chỉ nghĩ đến sự vô thường, một lòng niệm Phật chờ chết. Nhớ dặn người thân cận, khi có ai đến thăm nên khuyên vì mình mà niệm Phật, đừng nói chuyện tạp ở thế gian. Nếu bịnh nặng sắp chết, người xung quanh không được khóc lóc, phải đồng thanh niệm Phật đợi chừng nào bịnh nhơn tắt hơi, trong mình lạnh hết rồi mới nên cử ai. Như được người hiểu rõ lý Tịnh độ thường đến khuyên lơn nhắc nhở cho, đó thật là điều đại hạnh.
Dùng theo phương pháp trên đây quyết định sẽ vãng sanh. Việc sống chết luân hồi rất lớn lao, phải tự mình gắng sức mới được, nếu một niệm sai lầm để luống qua, thì nhiều kiếp chịu khổ, có ai thay thế cho mình? Nên suy nghĩ kỹ, nên suy nghĩ kỹ. Khi sắp đi nghỉ, lễ Phật quán tưởng, rồi đọc bài văn phát nguyện rằng: “Con...là phàm phu trong vòng sanh tử, tội chướng nặng sâu, luân hồi sáu nẻo, khổ không nói được! Nay găp trí thức, được nghe thánh hiệu, đức Phật A Di Đà, cùng với bổn nguyện, công đức của Phật, một lòng xưng niệm, cầu nguyện vãng sanh, Nguyện Phật từ bi không bỏ, xót thương nhiếp thọ. Nay đệ tử con, chưa biết thân Phật, tướng đẹp quang minh, xin Phật hiện ra, cho con được thấy. Lại con chưa biết, Quán Âm, Thế Chí, các chúng Bồ Tát, tướng mầu sáng rỡ, và thế giới kia, trong sạch trang nghiêm, xin khiến cho con, thấy được tỏ tường.
Lại khi sắp đi ngủ, nên quán thắng cảnh Tây Phương, hoặc quán tướng tốt của Phật, không được nói tạp, cũng không được cầu thấy điềm lành, chỉ một lòng chuyên tu, tự có lúc được thấy. Hoặc lại chỉ niệm Phật cho đến lúc ngủ quên. Mấy điều trên đây, chuyên lấy một pháp, không tạp dụng. Và cần phải thật hành cho bền lâu, thì công phu tịnh nghiệp tất không luống uổng.