Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

4. Chuyển Hóa Phi Đạo Đức Thành Đạo Đức

06/01/201111:09(Xem: 8575)
4. Chuyển Hóa Phi Đạo Đức Thành Đạo Đức

 

4 CHUYỂN HÓA PHI ĐẠO ĐỨC
THÀNH ĐẠO ĐỨC

 

Mọi việcphải được làm với thái độ của bạn,
cách suy nghĩcủa bạn, động cơ của bạn.

Có một độngcơ thanh tịnh

ĐIỀU TỐI QUAN TRỌNG là bạn hãy có một động cơ (tâm nguyện) đúng đắn bất luận đó làhành động gì. Cho dù bạn là một nông dân hay một thiền sư nhưng nếu bạn hành độngđể nhằm đáp ứng sự ham muốn được vui sướng hay nổi tiếng thì bạn không khác gìsúc sinh.

Khi tôi hỏi mộttu viện trưởng “pháp thế gian” là gì, ông ta trả lời đó là việc đánh bạc, càyruộng và vân vân. Cách suy nghĩ về hành động thế gian như thế này rất phổ biến,chỉ để ý tới hoạt động mà không để ý tới động cơ hay thái độ. Tuy nhiên,nếuđược làm với một động cơ thanh tịnh thì những hoạt động như đánh bạc càyruộng cóthể trở nên Pháp thanh tịnh.

Không có mộthành động nào tự bản thân nó được xác định trước là hành động thế gian. Nó cóthể là một hành động Pháp thiêng liêng hoặc là một pháp thế gian, tức làđạo đứchoặc phi đạo đức – nó có thể là cái này hoặc cái kia. Chỉ khi nào biết đượcđộng cơ của nó bạn mới có thể nói nó là một Pháp thiêng liêng hay một pháp thế gianbất luận đó là công việc đồng áng hay việc thực hành thiền định.

Trong Giảithoát Trong lòng Bàn tay, ngài Pabongka Dechen Nyingpo đưa ra ví dụ sau :cóbốn người trì tụng lời cầu nguyện Tara. Ngườithứ nhất tụng lời cầu nguyện với động cơ mong đạt giác ngộ vì lợi lạc chúngsanh hữu tình, người thứ hai với mong muốn đạt giải thoát cho riêng bản thân,người thứ ba mong được hạnh phúc đời sau và người thứ tư chỉ mong tìm kiếm hạnhphúc ngay trong đời này.

Hành độngtrì tụng của người thứ nhất trở thành nhân của giác ngộ. Hành động trì tụng củangười thứ hai không trở thành nhân cho giác ngộ vì được làm với động cơ muốngiải thoát cho riêng mình. Hành động này sẽ là nhân dành riêng cho sự giảithoát, tức là thoát khỏi luân hồi nhưng không là nhân cho giác ngộ – vì giácngộ là trạng thái tâm linh thoát khỏi tất cả lỗi lầm, viên mãn mọi chứngngộ,mọi đức hạnh.

Việc trì tụngcủa người thứ ba không trở thành nhân của giác ngộ, cũng không trở thànhnhâncho giải thoát. Vì động cơ là đạt tới hạnh phúc các kiếp sau, nên nó chỉlànhân hạnh phúc trong luân hồi, sẽ có thể tái sanh ở cõi trời hay cõi người .

Hành động trìtụng của ba người này là hành động Pháp thiêng liêng. Nhưng hành động trì tụngcủa người thứ tư không phải là Pháp thiêng liêng. Đó là pháp thế gian bởi vì nóđược làm với sự quan tâm đến thế gian, dính chặt vào cuộc đời này. Động cơ củanó là phi đạo đức. Như tôi đã đề cập trước đây, các hành động được làm do bát phong,do tham ái, dính chặt vào hạnh phúc đời này đều là phi đạo đức và quả làtáisanh vào địa ngục, ngã quỉ hay súc sanh. Cho nên, mặc dù lời cầu nguyện tự bảnthân là Pháp nhưng hành động của người trì tụng có thể không là Pháp thiêngliêng.

Ngài PabongkaDechen Nyingpo dùng hành động trì tụng lời cầu nguyện như một ví dụ để làm sángtỏ sự nhầm lẫn thông thường. Rất dễ nhầm lẫn rằng một hành động nào có liênquan đến Pháp chẳng hạn như tụng kinh, đọc lời cầu nguyện, hay Thiền định đềulà một hành động Pháp. Thật quá dễ tin như vậy.

Nếu hành độngtụng kinh và cầu nguyện với động cơ là sự quan tâm đến thế gian mà có thể mangđến thành công, nếu nó có thể trở nên nhân của hạnh phúc thì có thể nói đi cướpngân hàng cũng có thể là nhân của hạnh phúc. Bằng việc cướp ngân hàng người tacó thể trở nên giàu sang, sống hạnh phúc. Vậy ăn cướp có gây nên hạnhphúc không? Có sự tương tự nào đấy giữa hai thí dụ nàyï. Nếu nói một hành độngphi đạo đức như ăn cướp (được làm vì ích kỷ, tham lam, sân hận hay vô minh) lànhân của hạnh phúc thì bạn cũng có thể có hạnh phúc từ việc phi đạo đức.Ýtưởng sai lầm này tự nhiên nẩy sinh.

Chỉ có nhữnghành động nào không những không bị thúc đẩy bởi bát phong, mà còn chống lạichúng, mới trở thành Pháp. Từ sớm tới khuya, bất cứ hành động nào như ngủ, ăn, ngồi,đi lại, nói chuyện vân vân nếu được làm để chữa trị vọng tưởng thì nó trở thànhPháp. Ngược lại những hành động nào đáp ứng cho bát phong, cho tham ái bám chặtcuộc đời này thì sẽ trở thành pháp thế gian, hay còn gọi là phi đạo đức.Chúngnó không thể trở thành Pháp thiêng liêng được.

Như đại Bồ TátShantideva có nói trong Bồ Tát Hạnh:

Mặc dù aicũng mong ước đạt hạnh phúc và chấm dứt khổ đau nhưng vì không biết đượcbí mậtcủa tâm, ý nghĩa tối thượng của Pháp, nên chúng sinh vẫn mãi luân hồi một cáchvô ích.

Ở đây “bí mậtcủa tâm” không ám chỉ những thực chứng ä cao cấp như là tịnh quang, thânhuyễnhay sự hợp nhất của chúng; “bí mật của tâm” cũng không nói về cái gì quáphứctạp. Chúng ta có thể hiểu “bí mật của tâm” là các mức độ khác nhau thuộcđộngcơ của tâm. Đoạn văn này nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc canh chừng tâm,gìn giữ tâm được đạo đức bởi vì hạnh phúc hay khổ đau tùy thuộc vàotâm của ta, tức là những suy nghĩ của ta là thiện hay bất thiện. Cách suy nghĩnhư thế này sẽ đưa tới hạnh phúc. Cách suy nghĩ như thế kia sẽ đưa tới đau khổvà hàng loạt vấn đề. Tất cả – từ những vấn đề hằng ngày và những khổ đaucủasáu cõi luân hồi cho tới sự giải thoát, giác ngộ, tất cả đều tùy thuộc vào tâmcủa chúng ta, cách suy nghĩ của chúng ta.

Bạn có thểkhông để ý tới bí mật này của tâm: cách suy nghĩ và thái độ của bạn - màtừ đóxuất phát mọi hạnh phúc và khổ đau. Biết được bí mật này, bạn có thể loại bỏnhững suy nghĩ sai lệch sản sinh các vấn đề, toàn bộ khổ đau ở các kiếp sau,toàn bộ chướng ngại ngăn cản giác ngộ. Với cách suy nghĩ đúng bạn có khảnăngcó được bất kỳ hạnh phúc nào bạn muốn.

Hai người ănxin

Một đoạn vănkhác trích từ Khai mở Cánh cửa Pháp như sau:

Trước khicó các hành động Pháp, khả năng của tâm (ù có nghĩa là động cơ, là tâm nguyện)là quan trọng nhất. Nếu một người nói hay làm với một tâm bất thiện, người ấysẽ chuốc lấy khổ đau từ hành động đó như trong thí dụ về một người bị bánh xecắt lìa đầu. Còn nếu một người nói hay làm với một tâm an lành, người ấysẽnhận được hạnh phúc từ hành động đó như thí dụ về cái bóng di chuyển.

Đoạn văn có ýnói rằng người ta nhận lấy đau khổ từ những hành động được làm với ba tâm độc.

Các thí dụ nêutrên liên quan đến câu chuyện sau đây do đức Song Rinpoche kể. Hai ngườiăn xinđi riêng rẽ đến xin ăn ở một tu viện. Một người đến lúc chiều tối khi các tăngdọn dẹp bếp xong nên ông ta không có được thức ăn. Người ăn xin thứ hai đến tuviện vào buổi trưa lúc các tăng đang dùng cơm nên ông ta xin được rất nhiềuthức ăn.

Người không xinđược thức ăn đã nổi giận. Ông ta bực tức nói: “Tôi ước gì cắt đứt đầu các sư vàxem các đầu đó rớt xuống đất”. Chẳng bao lâu sau, khi ông ta nằm bên lề đường,một chiếc xe ngựa chạy qua đã cán lên người ông và cắt lìa đầu ông.

Còn người ănxin kia khi nhận được nhiều thức ăn đã rất sung sướng. Biết ơn các sư tăng, ôngta nói: “Tôi ước gì có thể dâng cúng nước cam lồ của thiên nhân cho các sư”.Lòng ước muốn này đã sản sinh rất nhiều công đức trong tâm ông ta. Sau đó ôngta đến nằm ở một công viên dưới một gốc cây.Từ xế đến chiều, bóng cây không rờiông ta. Vào dịp này dân địa phương đang cần tìm một người có phẩm hạnh đặc biệtđể tôn làm tân vương. Khi thấy người ăn xin lúc nào cũng được bóng cây che mát,họ đã khẩn cầu người này làm vua.

Có ba loạinghiệp(xétlúc nghiệp đã chín muồi):

Nghiệp mà bạntạo ra và nhận lấy quả ngay trong một đời; nghiệp mà bạn tạo ra trong đời nàynhưng nhận lấy quả ở ngay kiếp sau; và nghiệp mà bạn tạo ra ở đời này nhưng sẽ nhậnquả sau nhiều kiếp tái sanh. Mặc dù người ăn xin trên thực tế đã không cúngdường nước cam lồ, ông ta chỉ ước muốn mà thôi nhưng tăng đoàn có năng lực rấtmạnh vì đã thực hiện rất nhiều giới hạnh nên người ăn xin đã tích lũy được côngđức to lớn. Do vậy ông ta nhận được quả ngay trong cùng một đời.

Vị thuyềntrưởng Bồ tát

Có câu chuyệnkhác nữa. Thông thường giết người là ác nghiệp. Thế nhưng, trong một kiếp quákhứ, Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật đã giết một người. Vào kiếp đó, Ngài là vịthuyền trưởng của một chiếc thuyền đang chở năm trăm lái buôn và một ngườitrong số đó có âm mưu giết tất cả những người kia. Biết được việc này, và vìnghĩ rằng nếu xảy ra chuyện, kẻ giết người ắt phải đi vào địa ngục và phải chịuđựng khổ đau trong rất nhiều đại kiếp, vị thuyền trưởng liền cảm thấy quá bimẫn xót thương ông ta tới mức không chịu nổi. Ngài nghĩ : “Tôi sẽ vào địa ngụcchịu thay cho ông ta. Tôi sẽ giết ông ta trước khi ông ta có cơ hội giếtngười.Cho dù việc giết ông ta sẽ đưa tôi vào địa ngục nhưng tôi vẫn phải làm”.Vìlòng bi mẫn xót thương quá mức, vị thuyền trưởng đã giết người lái buôn đó.

Tuy nhiên, nhờvào động cơ đại bi này, hành động giết người đã không trở thành nghiệp ác. Thayvì vậy, nó trở nên phương tiện tích luỹ công đức rất đặc biệt và rút ngắn một trămngàn đại kiếp ở luân hồi. Kinh điển ở đây nói rất rõ rằng hành động này đãkhông trở thành nghiệp ác -mặc dù đôi khi việc này bị tranh cãi. Một số ngườithấy rất khó chấp nhận rằng việc giết người là đạo đức dù được thúc đẩy bởilòng đại bi. Họ phản bác rằng động cơ là đạo đức nhưng hành động tự nó là phiđạo đức nên vị thuyền trưởng Bồ tát ắt phải chịu một quả bất thiện nào đó vìđiều này. Một số tu sĩ đã phản bác như vậy trong luận giảng của Tiểu thừa,nhưng Kinh Đại thừa nói rất rõ rằng hành động của vị thuyền trưởng là khôngphải nghiệp ác.

Luận giảng Tiểuthừa đã khẳng định rằng ba hành động của thân (sát sanh, trộm cắp, tà dâm) vàbốn hành động của lời nói (nói láo, nói vu khống, nói thêu dệt, nói lời độc ác)là ác nghiệp. Không cho phép được làm những hành động này vì luận giảng Tiểuthừa chú trọng hành động hơn thái độ. Tuy nhiên trong giáo lý Đại thừa, ĐứcPhật đã cho phép làm những hành động này vì khi đó Bồ tát biết chắc chắnsẽmang lợi lạc to lớn đến chúng sanh hữu tình.

Đức Phật chophép việc này bởi vì sẽ không có nguy hiểm cho một vị Bồ tát về phương diệnphát triển tâm. Hành động như vậy của vị Bồ tát sẽ không trở thành chướng ngại ngăntrở giác ngộ; thay vào đó, trên thực tế nó giúp vị Bồ tát đạt giác ngộ nhanhhơn. Khi có lợi ích lớn và đặc biệt khi không có nguy hiểm thì Đức Phật chophép làm những hành động như vậy.

Tiểu thừa lànền tảng của Đại thừa nhưng giáo lý Tiểu thừa không đề cập bồ đề tâm nhưđãtriển khai trong Đại thừa. Trong Đại thừa, tâm của vị Bồ tát có thể khiến chohành động phi đạo đức trở thành đạo đức. Trong việc phát triển tâm, trước hếtbạn chuyển hóa tâm vô ký (không phân biệt) thành tâm đạo đức; rồi thì, nhờ phátsinh và từng bứơc tăng trưởng bồ đề tâm, sau một giai đoạn nào đó, bạn sẽ đạttiến bộ ở mức đủ để có khả năng chuyển hóa ngay cả phi đạo đức thành ra đạođức. Bồ đề tâm có khả năng khiến cho bạn làm được điều này.

Trong tác phẩmGiải thoát trong Lòng Bàn tay Pabongka Dechen Nyingpo giải thích rằng hành độnggiết người của vị thuyền trưởng đã “tích lũy rất nhiều công đức” và ở đây trongluận giảng này sự việc đã được làm sáng tỏ hơn thế nữa: “Hành động giết ngườinày đã không trở thành nghiệp bất thiện mà ngược lại nó là một phương pháp đặcbiệt để làm cho công đức được trọn vẹn”. Nhiều giáo lý khác cũng đồng ý vớiđiều này và ngay cả theo quan điểm thế gian nó cũng hợp lý nữa.

Luận giảng cũnggiải thích tiếp:

Nếu bạncho ai thức ăn, thức uống với mục đích trêu chọc hay tạo ra phiền phức thì sựbất hạnh sẽ đến thay vì sự hạnh phúc.

Nói cách kháccâu này nói việc bạn cho thức ăn thức uống với động cơ xấu là làm hại họ, gâyrắc rối cho họ. Ở đây mặc dù hành động trông có vẻ tốt nhưng trên thực tế kếtquả trở nên bất thiện – bất hạnh trong đời này và khổ đau trong các kiếpsau –bởi vì động cơ là bất thiện. Điều này ngược lại với thí dụ về vị thuyền trưởngBồ tát, hành động giết người không trở thành nghiệp bất thiện, thay vì vậy, nótrở thành phương tiện để tích luỹ công đức.

Luận giảng tiếptục như sau:

Nếu mộtngười cho hay tặng với sự tôn kính, sự sùng mộ cùng với lòng Đại Bi vân vân…thì sẽ có hỉ lạc ở cả người cho và người nhận. Và đại hỉ lạc sau này cũng sẽđến từ nghiệp này. Do đó mọi sự tuỳ thuộc vào tâm. Hạnh phúc, khổ đau, nghiệpthiện, nghiệp bất thiện: mọi sự xảy ra tùy theo các tâm khác nhau.

Nói cách khác,mọi sự xảy ra tùy theo tâm của chính bạn, tuỳ theo động cơ, cách suy nghĩ củabạn. Trong một luận giảng về Lamrim, Lama Tsong Khapa nói rằng trừ nhữngtrường hợp ngoại lệ thì hành động(trong đời thường-ND) trở thành nhân choluân hồi, nhân cho khổ đau trừ phi nó được thúc đẩy bởi một trong ba mặtcănbản của đường đạo. Các hành động ngoại lệ, không tùy thuộc vào động cơ, lànhững hành động liên quan đến các đối tượng thiêng liêng như Đức Phật, Pháp vàTăng đoàn. Cúng dường cho các đối tượng thiêng liêng này, ngay cả với động cơcủa bát phong cũng đưa đến quả hạnh phúc.

Kinh điển nóirằng “Thế giới được dẫn dắt bởi tâm”. Điều này có nghĩa rằng tâm là nhà sảnxuất, người kiến tạo thế giới. Như đã nói, hạnh phúc phát sinh từ tâm đạo đức.Mọi quả tốt – thân người hay thiên nhân ở thượng giới, những trần cảnh ưathích….tất cả đều phát sinh từ tâm đạo đức. Bằng cách tu tập bồ đề tâm, hànhgiả có khả năng phát triển toàn bộ phần còn lại của con đường Đại thừa, cácchứng ngộ Tantra và giác ngộ. Toàn bộ những điều này có được từ bồ đề tâm.

Toàn bộ mọi khổđau được dẫn dắt bởi tâm phi đạo đức. Toàn bộ những hoàn cảnh xấu – sinhlàmcác chúng sinh luân hồi đau khổ, các cõi thấp –đều phát sinh từ tâmphi đạo đức.

Mọi sự đến từtâm, nhưng tâm không hình tướng. Kinh nói tiếp: “Tâm không thấy được tâm”. Tôinghĩ câu này có nghĩa là: vì tâm không có hình tướng, không màu sắc nên chúng takhông thể thấy được, không cảm giác được nó theo kiểu chúng ta thấy và cảm giácvề thân ta và các đối tượng khác. Tâm chúng ta và các vọng tưởng của chúng talà không hình tướng, không màu sắc. Nhưng vô-minh-chấp-thấy-hiện-hữu-chắc-thật (chắcchắn có thật) của chúng ta thì còn cứng chắc hơn dãy núi đá. Các vọng tưởng củachúng ta cứng hơn thép.

Núi đá và thépcó sinh và có diệt. Núi và thép có thể bị hủy hoại bởi các nguyên nhân bênngoài chẳng hạn như lửa vào cuối đại kiếp hay sức nóng của bảy mặt trời.

Tuy nhiên, cácvọng tưởng vô minh của chúng ta thì liên tục từ vô thỉ (không có chỗ bắtđầu –ND). Vô minh của chúng ta là vô thỉ tuy nhiên đến giờ vẫn không thay đổi. Điều nàythật đáng ngạc nhiên. Và vọng tưởng của chúng ta sẽ vô chung (không chấmdứt –ND) trừ phi chúng ta luyện tâm và làm cho đường đạo trở thành hiện thực.Nếu chúng ta triển khai được cách thức tu sửa do đường đạo chỉ ra thì chúng tacó thể chấm dứt vọng tưởng. Đoạn trích dẫn từ Kinh, kết thúc như sau: “Bất kểhành động đạo đức hay phi đạo đức đều do tâm tạo”.

Chuyển phiđạo đức thành đạo đức

Aryadeva kể mộtcâu chuyện về một vị Arhat (A-la-hán) đang bị đau quá mức và yêu cầu vị tăng làđệ tử của Ngài hãy làm cho Ngài chết ngạt. Người đệ tử vâng lời đã làm cho Ngàichết. Sau đó, ông ta đến gặp Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật và hỏi về nghiệpcủa mình. Đức Phật nói rằng bởi vì hành động được làm bởi động cơ tốt, nên khôngthể tạo ra nghiệp giết vị Arhat – nghiệp giết Arhat là một trong nghiệp ngũnghịch bất tận. Hành động được làm với một tâm tốt bỡi vì khi đó vị Arhatđang bị đau quá mức ; Đức Phật nói nó không trở thành nghiệp ngũ nghịch bất tậnmà trở thành đạo đức.

Tuy nhiên, đốivới việc giết chúng sanh với lý do muốn giải thoát đau khổ thì có một khía cạnhkhác cần phải lưu ý xem xét. Nếu một người hay một súc sanh sắp sửa tái sinh vàođịa ngục thì nỗi đau đang chịu đựng ở cõi người không thấm vào đâu so với nỗiđau ở địa ngục, nên có thể tốt hơn nếu để họ chịu đựng thêm một ngày nữaở cõingười nơi mà sự đau khổ có ít hơn. Nhưng nếu chúng sanh sắp tái sinh vàocõi cao hơn như cõi trời hay cõi người thì đây chỉ là sự thay đổi cái thân. Chonên việc này cần có khả năng hiểu thấu suốt vấn đề. Thực ra, chúng ta cần cókhả năng siêu việt để có một quyết định như vậy.

Sát hại chúngsanh như vậy có thể trở thành đạo đức bởi vì nó được làm với tâm thiện; nhưngxét đến cõi tái sinh xem có thể là cõi thấp hay cõi cao thì có sự chọn lựa khácbiệt cho chúng sanh bị giết. Đây là lý do tại sao Ngọn đèn Soi đường đếnGiácngộ có nói rằng thật khó khăn để làm lợi cho chúng sinh một khi không cóđượckhả năng siêu việt.

Có một câuchuyện nữa về một tu sĩ già có người con trai cũng là tu sĩ trong cùng một tuviện. Vào ngày nọ, tu viện đánh chuông báo cho biết đến giờ sám hối. Nghe tiếngchuông, tu sĩ trẻ bảo cha đi nhanh hơn. Vì đi gấp bất ngờ tu sĩ già đột quịchết tại chỗ. Sau đó tu sĩ trẻ đến tham vấn Đức Phật; và Đức Phật nói rằng vìhành động được làm bởi tâm thiện nên không thể trở thành một nghiệp ngũ nghịchbất tận là giết cha.

Aryadiva cũngnêu ra một thí dụ khác: một người trông thấy tượng Phật để ngoài trời đang mưanên đã lấy đôi giày của mình đặt trên đầu tượng để che mưa. Sau khi dứt mưa có mộtngười khác đi ngang qua thấy thế, nói: “Thật tệ khi đặt đôi giày lên trên tượngPhật” và ông ta đã lấy giày xuống. Cả hai người này đã tạo được nhân để tái sanhlàm Chuyển-luân-Vương. Tại sao? Bởi vì các hành động đều được làm bởi động cơtốt. Cả hai, người đặt giày lên để che mưa và người lấy giày xuống, hai người đãtạo được nghiệp thiện.

Động cơ là điềuhết sức quan trọng, đặc biệt là động cơ nhân, như tôi đã đề cập ở trước.Nếu cóthể được thì động cơ lúc xảy ra cũng là thiện nhưng trong hai loại động cơ thìđộng cơ nhân quan trọng hơn. Không kể đến những hành động liên quan đến Tam BảoPhật, Pháp và Tăng – thì chính động cơ nhân là cái quyết định hành động là đạođức hoặc phi đạo đức.

Việc này đượcviết ra đặc biệt rất rõ trong Khai mở Cánh cửa Pháp, tôi muốn lập lại lần nữa:

Với hầuhết mọi người, giết người là một nghiệp bất thiện. Tuy nhiên vì hành động giếtngười của vị thuyền trưởng được thúc đẩy bởi lòng Đại Bi nên không trở thànhnghiệp bất thiện. Và còn hơn thế nữa, nó đã trở thành một phương pháp đặc biệtđể hoàn thành công đức.

Một kho tàngcông đức đã được tích lũy vì vị thuyền trưởng đã hy sinh trọn vẹn, đã cam chịusinh vào địa ngục khi giết người, nhờ công đức đó ông ta tránh khỏi rơi vào địangục.

Các Kinh điểnnói rất nhiều lần rằng bồ đề tâm là phương pháp đặc biệt để tích lũy công đức.Điều này cũng được giải thích rất rõ trong rất nhiều luận giảng về luyệntâmcủa Kachen Yeshe Gyaltsen. Cho nên người ta có thể chuyển hóa phi đạo đức thànhđạo đức. Tất cả đều do ở động cơ, do tâm nguyện.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567