Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương 1: Tâm Tỉnh Giác

03/01/201103:58(Xem: 10862)
Chương 1: Tâm Tỉnh Giác

SỐNG HẠNH PHÚC - CHẾT BÌNH AN

The Joy of Living - Dying in Peace
Ðạt Lai Lạt Ma thứ 14
Dịch: Chân Huyền

CHƯƠNG I
TÂM TỈNH GIÁC

Ðạo Bụt đặt trọng tâm vào sự tìm hiểu nội tâm và thực tập để phát triển nó. Theo quan điểm Phật giáo học hay dạy Phật pháp không phải là chuyện thuần lý thuyết. Chúng ta học hay dạy Phật pháp để cho cái tâm vôkỷ luật của ta vào khuôn phép. Như vậy ta sẽ đánh thức được Phật tánh trong ta. Ta có khả năng dẹp hết những chướng ngại trong tâm và kết quả là ta đạt tới những huyền năng phi thường.

Tôi rất sung sướng khi thấy nhiều người không phải là Phật tử, nhưng vẫn muốn học đạo Phật. Những triết thuyết của các truyền thống khác nhautrong Phật giáo có thể thích hợp với những khả năng và nhu cầu dị biệt của mọi người. Tất cả những giáo pháp khác biệt này đều có chung mục đích là giúp cho con người hướng thiện hơn, sống cuộc đời tốt đẹp hơn. Vậy nên, các tôn giáo hài hòa với nhau là điều vô cùng quan trọng. Muốn vậy, chúng ta cần phảu hiểu nhau rõ hơn.

Ðây là giáo pháp của Bụt, trước hết chúng ta hãy tụng hai câu kệ quy y Phật, Pháp và Tăng:

Cho đến khi được giác ngộ,
Con xin nguyện luôn nương tựa vào Bụt, Pháp và Tăng.

Ðây là giáo pháp Ðại thừa, nhằm giúp cho tất cả mọi loài đều được giải thoát. Chúng ta có hai câu kệ sau đây nói về sự nuôi dưỡng tâm tỉnhgiác:

Với thành ý đọc và nghe những lời giảng pháp này,
Xin cho con được chứng ngộ để độ tất cả chúng sanh.

Tâm tỉnh giác là ước mong đạt được quả vị Phật để giải thoát chúng sanh khỏi cảnh khổ đau. Muốn phát triển tâm tỉnh giác, chúng ta phải thiền tập chứ không phải chỉ phát triển bằng cách suy tưởng, mong ước vàcầu nguyện. Không phải chỉ hiểu suông bằng tinh thần là được. Cũng không phải chỉ cần được Phật độ cho là xong. Ta chỉ có thể đạt tới giác ngộ hay tỉnh giác bằng thiền quán sâu xa và trường kỳ. Muốn duy trì thiền quán vào tâm tỉnh giác, ta cần biết tới những lợi ích khi ta biết nuôi dưỡng nó. Ta phải có mong cầu rất lớn, mong trau dồi được cái giác tâm này, cảm thấy như đó là một nhu cầu thúc bách.

Nếu ta thiền tập một cách thích thú, ta sẽ dễ thành công hơn. Ý nghĩ cao quý muốn độ chúng sanh sẽ đem lại kết quả rất tốt. Ðó cũng là duyên chính yếu mang lại cho ta hạnh phúc, kiên cường và thành công ở đời. Khi tâm ta đầy nghi ngờ và xấu ác, tự nhiên ta sẽ cho rằng người khác nghĩ bậy về mình.Liên hệ giữa ta và người khác nhuốm đầy những ý tưởng bất thiện này. Ðasố trường hợp, chúng đưa ta vào con đường đau khổ. Ðiều đó tự nhiên. Vậy nên, ngay trong cuộc đời này, ta càng vị tha thì càng sung sướng. Càng sân hận độc ác, ta càng kém an vui.

Dù ta đi kiếm hạnh phúc cho chính mình hay cho người khác, dù cho ta tìm cầu an lạc ngắn hay dài hạn, ta đều cần có lòng từ bi cao quý. Tươngtự như vậy, khi muốn được làm người hay thần linh, muốn được thành côngtrong những kiếp sau, ta phải phát triển thiện tâm. Ðược tái sanh trongđiều kiện tốt đẹp hơn chính là hậu quả của sự tu tập, chẳng hạn như thực tập giới không sát sanh. Thực vậy, được sanh ra trong cảnh giới tốthơn là nhờ đã làm những việc thiện như kiêng sát hại, không trộm cắp, thực hành mười điều lành (thập thiện): Ðộ sanh (không sát hại); bố thí (không trộm cắp), và giữ lòng đoan chánh (không dâm dục); nói lời chân thật, nói lời hòa giải (không nói dối, không ly gián); nói lời nhã nhặn,nói điều xác thực (không nói lời ác độc, thô lỗ và bịa đặt); không thamlam mà rộng lòng giúp đỡ người khác và giữ được chánh kiến. Chúng ta gom góp những duyên lành để có thể được tái sanh tốt đẹp bằng cách ngưnglàm những thành động có hại cho kẻ khác. Căn bản của chuyện này là ta phải có lòng nhân ái đối với họ.

1.- THỰC SỰ NGHỈ NGƠI

Khi gặp bác sĩ, chúng ta thường được khuyên nên nghỉ ngơi. Nhưng nghỉngơi nghĩa là gì? Nghỉ không phải là chỉ nằm dài trên giường, mà còn cónghĩa là làm cho tâm thần được thoải mái. Dù y sĩ có giải thích hay không, khi ông khuyên ta nên nghỉ ngơi thì có nghĩa là ta cần được thoảimái, thư dãn về tinh thần, không lo âu nữa, chứ không phải chỉ cần cho cơ thể ngưng hoạt động. Tinh thần ta chỉ được thoải mái khi ta có những cảm nghỉ và thái độ lạc quan. Khi tâm trí ta còn bị những cảm thọ tiêu cực, phiền muộn chế ngự, thì không thể nào thoải mái được. Vậy, ngay trong chuyện sức khỏe, khi ta được yêu cầu nghỉ ngơi cũng có nghĩa là tacần có lòng nhân ái, vì đó là cách tốt nhất để ta không bị âu lo. Vì những duyên do như thế nên mỗi lần Atisha (vị hiền giả Ấn Ðộ) gặp ai, ông ta cũng hỏi: "Tâm bạn có bình an không?" Cũng như ngày nay chúng ta chào nhau: "Bạn có khỏe không?" (How are you?). Ngài không hỏi người đốithoại coi họ có lòng tốt hay không, nhưng muốn hỏi coi họ đã sống ngày đó như thế nào? Câu hỏi này có tánh cách sâu xa hơn, tôi nghĩ câu hỏi của ngài không phải chỉ có tánh cách tôn giáo. Ngài muốn hỏi "Bạn nghỉ ngơi có khỏe khoắn không?" giống như chúng ta hỏi "Bạn ngủ ngon không?" vì nghỉ khỏe chính là kết quả của tâm tốt lành.

2.- TỪ BI VÀ TRÍ TUỆ

Dĩ nhiên ta cần nuôi dưỡng thiện tâm, nhưng làm cách nào, đó là vấn đề. Trong việc tu luyện tâm thức để có thiện tâm, ta cần có chánh niệm hay tâm tỉnh giác vì đó là hình thức tối hảo, tối thượng của thiện tâm. Ðó là cái tâm thiện vô biên, được bổ túc thêm bằng trí tuệ. Kinh điển giảng về tâm tỉnh giác, cho đó là một tâm thức được hình thành do hai ước vọng: muốn phục vụ tha nhân và mong đạt tới quả vị Phật.

Thế nào là bổ túc bởi trí tuệ hay tâm hiểu biết? Ta xét tới cái tâm muốn nương tựa vào Bụt là một thực thể tối thượng, có đủ mọi đức tánh vàhoàn toàn tự do. Hoặc ta chỉ coi Bụt là một vị thần linh quý báu thiêngliêng. Ðiều này tùy theo lòng tin của mình. Có người chỉ xin nương tựa vào Bụt sau khi đã phân tách, tìm hiểu về bản chất của Bụt, về sự hiện hữu có thể có của ngài. Sau khi đã nghiên cứu như vậy, ta tin Bụt có thểlà một nhân vật có thực. Ta hiểu bản chất của ngài, là người có tâm toàn thiện và tự do tuyệt đối, không bị vướng bận vào một ràng buộc nào.Khi hiểu về Bụt, về một con người tỉnh thức toàn diện như thế, chúng tahoàn toàn tin tưởng để quay về nương tựa ngài. Niềm tin này mạnh mẽ và kiên cố hơn là chỉ có tín tâm tôn giáo mà thôi.

Nuôi dưỡng tâm tỉnh giác cũng tương tự như vậy. Có thể có những vị BồTát chưa hiểu rõ về tánh Không, nhưng tâm họ khao khát đáp ứng được mọiước nguyện của chúng sanh. Do ước vọng đó, họ có thể nảy sinh ra tâm ý muốn đạt đạo để giúp mọi người và mọi loài. Nhưng thường khi nói tới tâmtỉnh giác, ta nói tới ý nguyện muốn tìm hiểu coi có thể chấm dứt được khổ đau cho đại chúng không, và nếu được thì nên làm cách nào để giúp chúng sanh dứt khổ. Căn cứ vào các tư tưởng đó, ta xét tới ý nghĩa của sự giác ngộ, theo hai điều sau đây:

- Từ bi nhằm vào chúng sanh.
- Trí tuệ chủ vào giác ngộ.

Khi chúng ta nuôi dưỡng tâm cao quý mong được giác ngộ để giúp chúng sanh, vì biết ta có thể đạt tới trình độ đó, thì tâm ta trở nên huyền diệu và kiên cường.

Sự khác biệt sẽ rất lớn lao khi tâm từ bi được trí tuệ hỗ trợ. Bình thường khi nhìn vào chúng sanh khốn khổ, ta sanh ra một tâm niệm rất mãnh liệt muốn giúp họ đở khổ, vì ta không chịu nỗi những cảnh đau lòng đó. Nhưng nếu ta nhìn và phân tích sâu hơn ta sẽ hiểu vì đâu mà họ khổ và biết họ có khả năng nuôi dưỡng những yếu tố diệt khổ của chính họ. Tacó thể nhìn ra những điều đó trong người kia nhưng chính họ thì bị bấn loạn trước các sự kiện và không biết cách phát hiện những yếu tố tích cực nói trên. Ta có thể nhìn thấy người kia không những đang bị đau khổ mà còn đang bị vướng vào những hành nghiệp bất thiện nữa. Họ đang bị lầmlạc, hướng vào những hành sử gây ra đau khổ liên tục trong tương lai.

Chúng ta sẽ khởi lên những tâm niệm từ bi, thương xót chúng sanh khi nhìn rõ khả năng thoát khổ của họ mà vì u mê, họ chưa nhìn ra con đường đó được. Cũng giống như khi ta thấy một con người có thể giải quyết vấn đề của họ một cách dễ dàng mà họ không làm nổi vì u mê hay vì thiếu sángkiến. Nhìn thấy người khác đang khổ, ta nên biết rằng họ cũng giống mình, không hề muốn bị khổ. Ta phát khởi ước mong: "Nếu sự đau khổ này chấm dứt được thì hay lắm, cầu xin cho nỗi khổ đó sớm chấm dứt!" Khi ta đã biết con đường và những phương cách thoát khổ, thì nhìn người kia ta càng thấy thương xót họ nhiều hơn.

Khi tu tập để có tâm tỉnh giác, chúng ta nên có hai mục tiêu: mong đạt tới quả vị Bụt và mong độ được cho người khác. Tâm tỉnh giác hướng về tha nhân, không chỉ lo cho mình mà muốn giúp người, đó là lòng từ bi.Muốn nuôi dưỡng tâm từ bi đích thật, ta không những cần quan tâm tới những người đang đau khổ, mà còn cần coi họ như những con người dễ thương, dễ mến nữa. Ðồng thời ta phải có khả năng nhìn thấu bản chất khổđau của họ.

Muốn nhận diện rõ ràng những niềm đau nỗi khổ, trước hết ta hãy nghĩ tới những kinh nghiệm mình đã trải qua. Nhận diện theo cách đó dễ dàng hơn. Chúng ta thường nghĩ lòng từ bi và quyết tâm thoát khỏi luân hồi khổ não như hai mặt của một đồng tiền. Quán tưởng về những khổ đau của mình và tập để xả bỏ chúng đi là vì ta có quyết tâm muốn được giải thoát. Khi ta mong giúp người khác được khổ, là ta đang nuôi dưỡng tâm từ bi.

3.- TỨ DIỆU ÐẾ

Nền tảng của sự giải thoát khỏi khổ đau là giáo pháp Tứ Diệu Ðế. Ðây là căn bản quan trọng nhất trong Phật pháp. Tứ Diệu Ðế có thể chia làm hai phần: Khổ đế và Tập đế là những nguyên nhân và các hệ quả của những cảm thọ bất an mà ta muốn thoát ly. Diệu đế và Ðạo đế là những con đườngtoàn diện cho những hành nghiệp trong tương lai. Nếu không học và khôngđi theo con đường này, mà chỉ quán về hai sự thật đầu (Khổ và Tập), thìchúng ta thật sự đã tự trừng phạt mình. Thà là ta cứ thoải mái hưởng đời thôi có lẽ còn tốt hơn. Chỉ nghĩ tưởng về cái khổ mà thôi thì nghĩ làm gì? Khi ta được khuyên nên nghĩ về Khổ đế là vì do đó, ta sẽ biết cách thoát được khổ. Quán về khổ để ta có quyết tâm vượt khổ, để được tựdo. Vì thế, giáo lý Tứ diệu đế rất quan trọng.

Ðể giúp chúng ta thiền quán về cái khổ, ta nên biết có ba cái khổ khác nhau. Trước hết khổ vì bị đau đớn, khổ vì sự thay đổi vô thường và những cái khổ tràn đầy khi sinh sống. Khổ vì đau đớn là do những vấn đề và phiền trược trong cuộc đời. Khổ vì vô thường liên qua tới những hạnh phúc giả tạm mà chúng ta mong cầu. Những thứ hạnh phúc này chóng tàn không được lâu bền. Những niềm vui đó thay đổi và trở thành nỗi khổ rất mau, nên ta gọi chúng là những cái khổ vì vô thường. Căn bản các loại khổ trên đều lệ thuộc về cái thân tứ đại, liên hệ tới nghiệp báo và các cảm thọ phiền não. Do đó mà sinh ra những nguyên nhân khiến ta tái sanh liên tục trong cõi luân hồi. Vậy nên chúng ta không thể tránh được khổ, khi còn sinh hoạt trong cuộc đời.

4.- CON ÐƯỜNG DIỆT KHỔ

Mỗi sự thật trong Tứ đế đều có thể được giải thích căn cứ vào bốn dấuấn của Phật pháp: vô thường, khổ, không và vô ngã. Sự vật nào do nhân duyên mà thành cũng đều do nhân duyên mà thay đổi và hoại diệt. Vì bản chất của nhân duyên cũng là vô thường, thay đổi từng phút giây, nên chúng tạo ra khổ não. Ðó là nguyên nhân của khổ. Khi quán về những tập hợp mà chúng ta gọi là thân và tâm, ta sẽ hiểu chúng đều có bản chất vô thường. Nó thay đổi theo từng giây từng phút và là một sản phẩm tùy thuộc vào nhiều nhân duyên mà cái duyên chính là vô minh. Thân tâm ta gồm những tập hợp - sản phẩm của vô minh - nên ta có thể hiểu rằng bản chất của nó là khổ.

Khi quán chiếu về sự vô thường đó, ta sẽ hiểu rằng vô minh là nhân duyên chính của sự tập hợp ngũ uẩn trong thân tâm ta. Khi còn là sản phẩm của vô minh, thì dù ta sinh ra trong hình tướng nào, ta cũng sẽ bị hoại diệt. Dù xấu hay đẹp, to hay nhỏ, thân ta rồi cũng đổi thay. Khi hiểu thấu được điều này thì ta sẽ không còn bị khó chịu vì những khó khăn nho nhỏ nữa. Ta sẽ hiểu là khi nào chưa thoát được những ràng buộc của phiền não, thì ta chưa thể có chân hạnh phúc. Ta phải luyện tâm như vậy.

Khi thực tập theo lối này, ta sẽ thấy những phiền não, bất an mới chính là kẻ thù thực sự của ta. Tiềm ẩn lặng lẽ trong tâm thức ta từ lúcnào, chúng chỉ mang lại cho ta khổ đau. Khi nhận diện, biết chúng là kẻthù thì ta có thể khởi sự chống trả chúng một cách hữu hiệu. Các đại sưTây Tạng thời Kadampa (thế kỷ 12 và 13) thường dạy: "Khi bị những kẻ thù phiền não đè bẹp vì chúng quá mạnh, ta chỉ có cách nghiến răng chốnglại mà thôi, đừng chịu thua chúng".

Mặt khác ta nên nuôi dưỡng tâm ý chán ghét những cảm thọ bất an đó. Ta cũng cần hiểu là khi nào còn vô minh, ta không thể nào có hạnh phúc chân thật. Vấn đề là ta có thể loại bỏ được vô minh chăng? Diệt đế chỉ cho ta rất rõ ràng phương cách thoát được vô minh đó. Bụt giảng về đế thứ ba (sự diệt khổ) này rất rõ. Ai cũng có Phật tánh - ý này có hai nghĩa: trước hết, những lầm lỗi do tâm đều vì vô minh; thứ hai Phật tánhlà thứ ta có thể đạt được. Khi quán và tư duy về hai điều này, ta thấy diệt khổ là chuyện có thể thực hiện. Vì thế nên ta phát sanh tâm nguyện đạt tới giải thoát, Niết bàn.

Khi tìm thấy những khuyết điểm trong vòng luân hồi, ta có thể tìm được một lối sống nào khác hay chăng? Một khi ta biết có Niết bàn,ta sẽ khởi tâm muốn đạt tới đó. Tâm bất an là cản trở chính cho sự giải thoát của ta. Vậy nên ta nhìn tâm bất an đó như kẻ thù chính và ta sẽ muốn chiến đấu để thắng nó. Trong thực tế, lúc đầu ta khó mà chiến đấu và ngăn chận kẻ thù này. Vì chánh phạm của bất an là vô minh, muốn hết bất an, ta phải ngăn chận được vô minh. Yếu tố duy nhất khiến ta thắng vô minh là sự hiểu biết về vô ngã.

Ðể có trí huệ về vô ngã, không phải ta chỉ cần hiểu nó hoăïc thỉnh thoảng tư duy về ý nghĩa của vô ngã mà ta phải nhất tâm quán chiếu về nó, cũng như quán về Không. Ta phải có cái thấy chân thực thì mới từ từ từng bước loại bỏ được những cảm thọ bất an. Tóm lại, ta cần thiền quán và tập làm quen với cái nhìn vô ngã trong một thời gian dài.

Muốn nuôi dưỡng cái thấy về vô ngã, ta cần thực tập để có định. Nền tảng của sự thực tập này là phải tránh hành sử một cách bất thiện. Trướckhi chống chọi với các cảm thọ bất an, ta cần đề phòng những hành sử tiêu cực. Tích lũy những nghiệp xấu đó đây sẽ khiến ta bị những cảm thọ bất an thống trị.

Những ác nghiệp do tâm bất an đưa đẩy có thể tìm thấy trong mười hànhđộng sai quấy như: trộm cắp, giết hại, tà dâm (nghiệp thân) và nói dối,lưỡi hai chiều, đàm tiếu, nói thô (khẩu nghiệp); sau đó là tà kiến, ý muốn hại người và tham đắm (ý nghiệp). Khi ta có cơ nguy phạm vào một trong mười điều bất thiện này, ta phải biết kềm chế và tìm cách hóa giảinó. Như tu tập theo thập thiện chẳng hạn. Muốn vậy, ta phải tin thuyết nhân quả và nghiệp báo. Nếu ta gây nhân xấu, thì sẽ gặt quả xấu. Khi làmnhững việc có bản chất tốt, thì kết quả là ta được an vui. Càng tin ở thuyết "nhân nào quả nấy", ta càng tu tập giỏi và lánh xa những con đường bất thiện.

Ðược sanh ta trong kiếp người là một sự cố độc nhất và hãn hữu. Ta cũng giống như các sinh vật khác, nhưng con người đặc biệt hơn vì có tríthông minh và khôn ngoan. Khi hiểu rằng kiếp người đáng quí và có giá trị, ta sẽ biết dùng trí khôn của mình để đi vào chánh đạo. Khi hiểu biết về những kết quả xấu của mười điều bất thiện, ta sẽ hiểu vì sao những việc ác đó là sai trái. Làm những việc bất thiện đó, ta sẽ bị tái sanh vào cảnh khổ như bị đọa làm súc sanh chẳng hạn. Bạn cứ nhìn những loài vật thì thấy. Không muốn bị như chúng, ta phải tránh các nghiệp dữ.Tu tâm như vậy, từ từ ta sẽ nhận diện được khổ đau và có quyết tâm giảithoát.

Một khi ta hiểu rõ được những nỗi khổ đang làm mình phiền não, ta có thể thay đổi đối tượng, tập nhìn vào nó như nhìn vào cái khổ của một người khác vậy. Rồi ta tập luyện tâm, mong đem phúc lạc tới cho các chúng sanh. Những người đang đau khổ đó không phải là không liên hệ gì với ta. Hạnh phúc tương lai của ta tùy thuộc nơi họ rất nhiều. Nuôi dưỡng tâm vị tha mong cho chúng sanh được lợi lạc là một điều tuyệt diệu. Ngay cả khi ta còn theo đuổi mục tiêu riêng nhưng nếu tâm ta có mong ước giúp ích chúng sanh thì ta lại đạt được mục tiêu của mình lẹ hơn. Nuôi dưỡng lòng vị tha có lợi như vậy. Chuyện tiên khởi ta cần biếtlà chúng sanh và ta đều có liên hệ và chẳng có chi phân biệt.

5.- NUÔI DƯỠNG TÂM BÌNH ÐẲNG

Chúng ta nên luyện tâm để ta luôn luôn nhìn chúng sanh như những sinhvật gần gụi và dễ thương. Chúng ta nên bắt đầu bằng cách quán bình đẳng. Ta thường cảm thấy gần cận với những người thân thuộc như bà con, bạn bè. Những người ta không ưa được xếp vào loại kẻ thù và ta cảm thấy xa cách với họ. Tỷ dụ như người Tây Tạng chúng tôi khi nghe về những cảnh khổ đau, những thảm kịch nơi quê hương thì chúng tôi cùng nhau tới chùa cầu nguyện. Nhưng khi nghe tin Trung Hoa bị lũ lụt, thì thay vì cầunguyện cho các nạn nhân, có khi chúng tôi lại vui mừng. Ðây là cái tâm phân biệt cần tu sửa. Thực tập sự bình đẳng là để sửa thái độ không cân bằng kể trên. Những người bạn chúng ta bây giờ chưa chắc đã là thân hữu của ta trong các kiếp trước.

Họ cũng có khi là kẻ thù. Những người ta coi là kẻ thù ngày nay cũng vậy. Họ có thể đã là bằng hữu. Ta không có lý do chánh đáng để khởi tâm phân biệt. Theo đại sư Gungthang, ngay trong cuộc đời này, một người bạn ta coi là thân nhất, cũng có thể trở thành kẻ thù khi họ lỡ nói một câu sai trái. Những người khi trước là bạn, sau có thể trở thành kẻ thù và ngược lại. Chúng ta ai cũng thấy như vậy. Thái độ phân biệt này cần được loại trừ, vì nó căn cứ trên sự tham đắm và giận hờn. Rõ nhất là khi người kia đổi thái độ thì ta cũng thay đổi. Mặt khác nếu ta cảm thấy gần gụi với các chúng sanh khác khôngkể tới địa vị của họ thì dù họ đổi thái độ, ta cũng vẫn vậy thôi. Khi nói tới bạn bè hay bà con, ta thường nói "bạn tôi, bà con tôi". Ta nhấn mạnh tới liên hệ có tính cách ràng buộc.

Ta nên cẩn thận đối vớisự phân biệt này. Khi nào còn tâm phân biệt, bạn không có khả năng để thấy mọi chúng sanh đều bình đẳng. Ðó là lý do khiến ta nên quán chiếu để thấy rằng bạn thân nhất của ta trong đời trước có thể nay là kẻ thù. Một khi ta nuôi dưỡng được cái tâm bình đẳng với mọi chúng sanh, ta sẽ có khả năng hiểu được lòng tốt của họ.

Vậy thời, kẻ thù thật sự của ta chính là cái tâm bất an chứ không phải là những con người đang đau khổ và bị phiền não nắm đầu. Muốn nuôi dưỡng tâm từ bi, ta nên hiểu rõ về sự khác nhau giữa các loại đau khổ. Ta thường phát tâm từ bi ngay khi nhìn thấy những người tàn tật hay thânthể đang bị đau đớn. Nhưng khi thấy người khá giả hay có học, thay vì thương xót, ta thường ghen tức và muốn tranh đua với họ. Ðiều này chứng tỏ tâm từ bi của ta có tánh cách phân biệt và không hoàn hảo, vì ta không hiểu được những đau khổ trong tâm của tất cả chúng sanh. Ta cần phải nhận biết tâm bất an trong ta chính là kẻ thù thật sự của mình. Biết như vậy, ta sẽ hiểu được những khổ đau do phiền não gây ra trong tâm mọi người khác.

Ta cần phát khởi và nuôi dưỡng lòng từ bi đối với tất cả chúng sanh. Giữ liên hệ gần gụi với một nhóm người mà ta coi là bạn hay bà con, chỉ là sự vướng mắc, không phải do lòng từ bi đích thực. Và kết quả của những ràng buộc đó là khổ đau. Vậy nên ta cần nuôi dưỡng tâm bình đẳng đối với người khác, không bị ràng buộc, giận hờn, không bị tâm phân biệt làm cho ta mất tự do.

Bước thứ hai là ta coi hết thảy mọi người đều là quyến thuộc. Hầu nhưai cũng đã từng liên hệ với ta, có thể đã là mẹ ta chẳng hạn trong quá khứ. Trong tương lai, chắc chắn họ cũng sẽ trở thành bạn hay bà con của ta nữa. Trong bối cảnh đó, ta hãy nên nhớ tới sự tử tế của họ, như lòng mẹ đối với con vậy. Sau đó ta nuôi dưỡng tâm Xả, để thấy ta bình đẳng với chúng sanh. Ai cũng như ta, chỉ mong được hạnh phúc và thoát cảnh khổ đau. Khi luyện cho tâm ta nghĩ như thế rồi, ta sẽ thấy mình không thể phân biệt thương nhóm này ghét nhóm kia nữa.

Ta quán chiếu để thấy được lòng tốt của muôn loại, luôn mang phúc lợi tới cho người khác một cách trực tiếp hay gián tiếp, không phải chỉ giúp cho bà con màlà giúp hết thảy mọi người. Trong cuộc sống của loài người chúng ta liên hệ với nhau rất nhiều. Ta được hưởng kết quả công trình do bao nhiêu người khác làm ra. Hàng hóa do thợ lắp ráp trong các xưởng, các nguyên liệu do thợ đào từ hầm mỏ; ngay khi đọc hay nghe những lời giảng này, ta cũng nhờ ơn bao nhiêu bạn đã làm việc. Nhờ họ chịu cực mà ta được hưởng, được biết tới Phật pháp và những phương cách nuôi dưỡng tâm tỉnh giác. Ngay cả chuyện đạt tới quả vị Bụt, ta cũng phải nhờ vào lòng tốt của chúng sanh. Nhớ như vậy, ta sẽ thấy gần cận với muôn loài. Ta sẽthấy chúng sanh lúc nào cũng tử tế cả.

6.- CHO VÀ NHẬN

Quán tưởng tới lòng tốt của chúng sanh, ta cũng nhớ nghĩ tới thái độ vị kỷ nhiều lầm lỗi của ta và những phúc lợi do lòng vị tha đem lại. Khihiểu được những lợi hại của hai thái độ trái ngược này, ta sẽ khởi tâm muốn trao đổi địa vị của ta với người khác. Cho tới nay, ta luôn coi trọng mình hơn hết. Nay ta thay đổi, quan tâm tới người khác và coi mọi người đều đáng quý. Trước nay ta coi nhẹ tha nhân. Nay ta nhận ra là làmhài lòng người khác quan trọng hơn và nhu cầu cá nhân ta không có gì đáng kể. Ðó là cách tu hoán chuyển mình vào địa vị người khác.

Khi ta huân tập tâm ta như vậy, thì dù cho mọi người sống hay cư xử cách nào, ta cũng vẫn thấy họ dễ thương. Ðó là căn bản của phép tu cho và nhận. Do tình thương mà ta cho - nghĩa là hiến tặng hạnh phúc và tínhthiện của ta cho người. Do lòng từ bi mà ta nhận - nghĩa là nhận hết vào mình những khổ đau và tính ác của người khác. Tu tập như vậy, ta nuôi dưỡng tâm thức trách nhiệm một cách mãnh liệt. Ta tu tập như thế đểcó thể đem phúc lợi tới cho người khác.

Khi chúng ta có thể đạt tới Niết bàn trong tâm ta, ta sẽ thấy người khác cũng có cơ hội như ta vậy. Và ta khởi tâm mong ước giúp cho toàn thể chúng sanh được tới Niết bàn. Trước tiên, ta phải đạt tới giác ngộ, đó là điều kiện duy nhất để giúp chúng sanh. Mục tiêu của sự giác ngộ làta muốn giúp cho chúng sanh đạt đạo. Ðiều này đòi hỏi một sự cam kết vững chắc và can trường, một cái tâm tỉnh giác.

Càng nuôi dưỡng tâm ý muốn mang phúc lợi tới cho chúng sanh, ta càng có hòa bình và hạnh phúc trong tự thân. Khi có hòa bình trong ta rồi, tacó nhiều khả năng hơn trong sự đóng góp hạnh phúc cho người khác. Chuyển hóa tâm thức để có thái độ tích cực chính là nhân duyên cho ta hạnh phúc trong nhiều kiếp tương lai. Nó cũng giúp cho ta thoải mái, cancường và có tinh thần cao. Ðối với tôi, tôi cố gắng giữ được tâm luôn lạc quan bằng cách học và hành theo chánh đạo. Khi gặp vấn đề, tôi giải quyết nó dễ hơn vì tôi luôn nhớ và hiểu đời là bể khổ. Khi biết rằng mọisự đều tàn hoại và sự đau khổ cũng vậy, tôi sẽ không mất niềm tin. Và tất nhiên không bao giờ tôi nghĩ tới chuyện tự hủy diệt. Giáo pháp thực sự giúp ích chúng ta trong đời sống.

Nay tôi đã hơn sáu mươi tuổi, và tôi đã thu thập đủ kinh nghiệm để cóthể nói một cách tự tin rằng Phật pháp rất hữu hiệu và thích hợp cho nhiều người. Nếu các bạn thành khẩn thực hành các nguyên lý của giáo pháp này thì chắc chắn nó sẽ giúp bạn trong đời sống hiện tại cũng như trong các đời sau. Tu tập rất có ích cho bạn và tất cả chúng sanh. Nó giúp chúng ta biết cách bảo vệ và sống hòa hợp với môi sinh. Không phải vì giáo pháp đã hữu dụng thời xưa mà nay không còn hợp thời nữa. Trái lại nó rất khế cơ, rất hợp với thời đại này.

Khi người ta khuyên bạn nên thực tập theo Phật pháp không phải chỉ vìmuốn giữ lại một truyền thống cũ. Dù sao, khi đọc và học về đạo Bụt, tacũng đã đóng góp nhiều cho truyền thống này. Nhưng khi thực tập bạn có thể tạo nên một giá trị tâm linh nào đó cho tâm thức bạn. Khi người ta đóng góp vào việc xây chùa hay dựng tháp, người ta nghĩ là mình đang thực hành Phật pháp. Nhưng sự học hỏi và tu tập quan trọng hơn nhiều, vìkết quả trên tâm linh có thể kéo dài sang nhiều dời sau. Những công trình xây cất bên ngoài có thể tàn lụi cùng thời gian. Những gì ta xây dựng trong tâm sẽ còn lại lâu bền hơn nhiều. Chuyện quan trọng hơn hết là ta phải sửa soạn chính ta để có thể sống hữu dụng trong đời này và cócơ hội tu tập trong các đời sau.

Sau nữa, ta phải hiểu được rằng, những sự khổ đau phiền não trong ta đều do kẻ nội thù, là cái tâm bất an mang tới. Khi những cảm thọ bất an đó còn ngự trị trong tâm thức ta thì ta không thể có hạnh phúc. Ta có thể làm chủ nhiều phương tiện, nhưng chúng có bản chất phù du, nên chúng không thể đem cho ta hạnh phúcvĩnh cửu. Ta không nên chỉ chú ý tới các đời sau mà ngay bây giờ phải làm sao dứt bỏ được các phiền trược. Với thái độ này, ta mới mong đạt tới sự giải thoát tự do, dạt tới Niết bàn, ra khỏi luân hồi. Ta có thể phát tâm rộng lớn hơn là sự mong cầu giải thoát cho riêng mình: đó là tâm mong cho hết thảy chúng sanh được giải thoát. Sự tu tập này giống như trẻ đi học: bắt đầu là trường mẫu giáo, rồi lên tiểu, trung học... mục tiêu ngày càng lớn hơn. Ðó là cách xây dựng những giá trị cho tâm mình. Ta luyện tâm để thay đổi thái độ hiện tại vị kỷ với thái độ từ bi nghĩ tới chúng sanh.

7.- TÂM TỈNH GIÁC KỲ DIỆU

Ðược làm một con người tự do và may mắn thật là quý, vì ta có cơ hội để nuôi dưỡng tâm tỉnh giác. Có cơ hội tốt mà không biết dùng thì thật đáng tiếc. Không có loài nào hơn loài người trong khả năng tạo phúc lợi.Nhưng không phải người nào cũng được tự do thực hành Phật pháp và có phước gặp được Phật pháp. Sâu bọ hay các thú vật đều không có những may mắn này. Chỉ có những người sanh sống nơi có giáo pháp của Bụt mới được như vậy.

Trên thế giới này có hơn năm tỷ người. Bao nhiêu thành phố có được ảnh hưởng của Phật pháp hay sự quan tâm tự nhiên của con người đối với đồng loại? So với các loài sinh vật khác, loài người hiện diện rất ít. Trong đó những người có đức tin tôn giáo còn nhỏ nữa và trong số các tínđồ, số người có lòng từ bi đối với nhân loại lại càng ít ỏi. Những con người như vậy rất khó tìm, vì không dễ hội đủ các nhân duyên để cho họ hiện hữu.

Bạn đừng bao giờ nghĩ là mình không có đủ khả năng tu tập nghiêm chỉnh hay nuôi dưỡng các đức tính. Bất kỳ tuổi nào, trình độ thông minh ra sao, so với loài vật thì chúng ta đều có thể thực hành Phật pháp đượcdễ dàng. Ngay cả khi đã già yếu hay bị tàn tật ta vẫn có trí khôn, đừngnản chí. Người trẻ cũng nên hăng hái. Ta cứ nhìn vào cuộc đời những hiền giả đã tu chứng để có phấn khởi. Các vị này đã làm lợi mình lợi người biết bao nhiêu. Chúng ta nên theo gương họ.

Khi có cơ hội quý giá được làm một con người tự do và may mắn, nếu takhông làm được chuyện gì hữu ích thì trong tương lai, ta sẽ khó được làm người. Ngạn ngữ Tây Tạng có câu nói rằng, muốn tu tập những tính thiện thì khó như lừa kéo xe lên đồi cao, trong khi muốn vướng vào các hoạt động bất thiện thì dễ như cưỡi xe tuột dốc vậy. Ta có khuynh hướng làm những chuyện bất thiện ngay cả khi ta nghỉ là không nên. Khi nghỉ mình là một tăng sĩ, hay là một Phật tử thuần thành của Mật tông, ta vẫncó thể thiếu hăng hái trong việc tu tập.

Nhiều tính thiện ta không tập được vì nó bị những ý tưởng bất thiện làm gián đoạn, khiến nó trở nên mỏng manh. Một ánh chớp trong đêm đen cho ta thoáng thấy cảnh vật chung quanh trong giây lát. Ta gặp Phật pháp cũng khó khăn và ngắn ngủi như vậy thôi. Các thiện tính của ta yếu kém vì sự tu tập và hành trì không mạnh, trong khi các tính bất thiện thì đầy quyền phép và xuất hiện liên tục. Vậy ta phải hết sức cố gắng để nuôi dưỡng những tính tốt.

Chỉ có tâm chánh niệm đưa ta tới giác ngộ là có khả năng diệt trừ được những nghiệp dữ. Sau hằng hà sa số quán chiếu để hiểu xem điều gì có lợi ích nhất cho chúng sanh, Bụt Thích Ca cho biết điều đó chính là tâm tỉnh giác hay tâm chánh niệm. Chư Bụt trong quá khứ đã nuôi dưỡng tâm chánh niệm để giúp cho chúng sanh hết khổ. Quý ngài tu tập, tạo bao nhiêu công đức và cuối cùng đạt tới giác ngộ. Mỗi vị điều tu chứng và thấy chánh niệm chính là thứ có lợi ích nhất cho tất cả mọi loài.

Ðólà cái tâm trách nhiệm giúp mọi loài có được các tính thiện, nó cũng giúp cho chúng sanh được hòa bình và hạnh phúc. Dù là mới tu tập hay đã sắp đạt tới Phật tánh, tất cả đều tùy vào vào sự phát triển tâm tỉnh giác. Trong cuộc đời bình thường, lòng vị tha mong phúc lợi cho người khác cũng rất quý giá. Khi ta có thái độ tích cực muốn tự độ mình và độ người, ta có khả năng gieo trồng những hạt giống hạnh phúc cho mọi chúngsinh và giữ được hòa hợp với thiên nhiên.

Một con người sống cực như một con chó trong cõi luân hồi, khi có được tâm tỉnh giác, thì lập tức được coi là Bồ tát. Người và trời đều phải kính trọng con người đó. Tâm tỉnh giác giống như một thứ nước ngọt có thể biến sắt thành vàng. Ðó là vì khi ta có chánh niệm, các hành vi bên ngoài như nói năng, hành sử của ta đều được chuyển hóa. Những tính thiện khác của ta giống như cây chuối, chỉ có một chùm trái rồi bị tàn lụi, trong khi chánh niệm giống như một thứ cây nhà trời, liên tiếp kết trái không bao giờ ngưng. Nhờ vào tâm tỉnh giác này, chúng ta sẽ sớm được giải thoát khỏi khổ đau, sợ hãi.

Tâm tỉnh giác cũng là tâm mong cầu hết thảy chúng sanh đều được giác ngộ. Nó hiện diện trong ta để ta có thể giúp chúng sanh khổ não. Muốn phát triển nó, ta phải nhận ra là mọi loài đều có cùng bản chất với ta. Ai cũng mong được hạnh phúc thoát được đau khổ. Bản chất tâm họ cũng là thứ ánh sáng trong trẻo như tâm ta. Những chướng ngại của họ chỉ nhất thời và ngẫu nhiên. Tôi không nói rằng họ không bị chướng ngại, vì chúngcũng như bản chất toàn thiện và khả năng đoạt tới quả Bụt của tâm thức họ, tất cả đều đã có từ khởi thủy. Bình thường ta bị chướng ngại và vô minh nên không giác ngộ được, nhưng khi ta loại bỏ được những ngăn che này thì tâm ta sẽ nhìn thấu mọi sự.

Tìm kiếm hạnh phúc, vượt thoát khổ đau là quyền tự nhiên của mọi chúng sanh. Chúng ta có cơ hội ngang nhau trong việc này. Khi so sánh hạnh phúc của tập thể với hạnh phúc của một cá nhân, ta thấy ngay tập thể quan trọng hơn nhiều. Hiểu vậy, ta biết ta nên đi tìm kiếm nguồn gốchạnh phúc cho muôn loại.

Khi nói muốn mang chúng sanh tới Niết bàn, ta hiểu chuyện này không thể làm bằng cách dùng của cải hay thần lực cá nhân. Ta chỉ có thể chỉ cho họ con đường chánh đạo để đi tới Niết bàn mà thôi. Muốn làm thế, chúng ta phải kinh qua những đoạn đường đó. Nếu không có kinh nghiệm thực chứng, chúng ta không giúp được bao nhiêu.

Tâm tỉnh giác hay chánh niệm thật kỳ diệu và đáng trân quý như ngọc như ngà, trên hết mọi tâm khác. Chỉ đạt được tâm đó đã có nhiều phước báu rồi. Ngay trong cõi luân hồi, nó mang cho ta nhiều kết quả tốt như tâm hồn được bình an, sống hòa hợp với môi sinh. Khi chánh niệm trở thành động cơ tạo ra các hành nghiệp, thì phước báu sẽ tiếp tục tuôn tràn. Nếu ta hành trì Bồ tát đạo, thì nguồn ơn phước đó sẽ liên tục hỗ trợ ta không bao giờ dứt.

Chí nguyện độ sanh đã tốt hơn sự cúng dường chư Phật, nên hành động cứu giúp chúng sanh còn tốt đẹp hơn nữa. Chúng ta có thể hỏi tại sao khichúng sanh mong thoát khổ và có hạnh phúc, ta lại không để cho họ tự cốgắng? Câu trả lời là tuy họ sợ khổ, nhưng họ luôn luôn chạy theo nó. Tuy họ mong có an lạc, nhưng vì vô minh và bối rối, họ liên tục hủy hoạisự bình an. Chánh niệm mang an lạc tới cho họ. Thật không có gì quý bằng.

Khi ta khen ngợi một người vì biết trả ơn những kẻ giúp đở anh ta, thì ta sẽ phải ca ngợi các Bồ tát ra sao, khi các ngài độ hết thảy chúngsanh dù họ không kêu cầu? Tặng một bữa ăn cho người đói cũng đã được người đời coi là công đức, thì ta nói sao về các Bồ tát luôn luôn độ chochúng sanh đạt tới an lạc của quả Bụt? Khi ta có thể nuôi dưõng tâm Bồ tát như vậy, tự nhiên là ta sẽ được hưởng phước, và được an lạc cũng nhưđạt được các ước nguyện. Tôi thường khuyên mọi người là nếu muốn được thọ hưởng nhiều nhất thì hãy nên làm việc giúp ích chúng sanh. Những ai không nghĩ tới người khác, chỉ muốn đạt được những ước vọng của riêng mình thật là điên rồ.

Khi nói tới dân chủ và dân quyền, chúng ta nói tới sự an vui của đám đông. Càng quan tâm và làm việc tốt cho xã hội, chúng ta càng được an lạc. Mặt khác, nếu ta độc tài, tranh hơn và áp đặt ý kiến mình trên nhiều người khác, thì ta sẽ không đạt được các ước muốn riêng tư. Luật tự nhiên là càng nhiều người bị áp bức thì càng nhiều chuyện lộn xộn. Công dân có quyền lợi và bổn phận đối với quốc gia, chúng ta là Phật tử cũng có bổn phận đem an vui tới cho mọi loài. Ðó là sự cam kết của chúngta. Muốn có quyết tâm hơn, ta cần thanh lọc các ác nghiệp cũ để chúng không còn xuất hiện sau này nữa. Vây nên ta hãy tham gia vào các việc làm lợi cho chúng sanh và tránh những gì làm hại họ.

Ðây là chuyện mà mỗi chúng ta đều nên làm. Có người được giải thoát rất mau, nhờ nghiệp thiện cũ của họ. Nhưng đa số chúng ta không có hy vọng tới được cõi Niết bàn một cách huyền diệu như thế. Khi ta trồng mộtcái hạt, đừng mong cây đơm hoa kết trái ngay. Tôi nhớ hồi nhỏ sau khi gieo hạt, tôi không cho nó thời gian để nẩy mầm mà đào lên ngay coi nó ra sao. Như vậy không được, ta phải cho thiên nhiên đi theo tiến trình của nó.

Nếu ta vi phạm luật tự nhiên và muốn giác ngộ ngay lập tức, thì ta sẽ thất vọng. Tôi thường nói giỡn là khi ta nói tới thời gian ba năm hay ba tháng để đạt giác ngộ, thì cũng là chuyện tào lao nhưcác khẩu hiệu tuyên truyền của người Trung hoa. Ta có thể nhập thất ba tháng hay ba năm, khi trở ra vẫn chỉ là người thường với râu tóc dài hơnmà thôi. Vậy nên ta phải nhìn xa và giữ ước nguyện đạt tới giải thoát, dù cho ta cần phải tu học nhiều đời nữa.

Chánh niệm hay tâm tỉnh giác là nhân duyên duy nhất giúp ta đạt đạo. Muốn nuôi dưỡng tâm này, cần nhất là ta phải thanh lọc ác nghiệp và tạo nhiều thiện nghiệp. Khi ta thấy có ảnh hưởng của nó trên tâm ta và bắt đầu thực chứng được rồi thì ta nên thọ nhận một nghi lễ để trình lên nguyện vọng muốn đi theo con đường Bồ tát của mình.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]