- 1. Những điều kiện hay kĩ năng cơ bản cho một người làm công tác dịch thuật Anh Việt
- 2. Các yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến một bản dịch Phật giáo Anh-Việt
- 3. Phân tích nội hàm bản dịch
- 4. Phân tích về nguyên Tác và các dịch giả trung gian (Chủ thể)
- 5. Ngoại diện
- 6. Vấn đề lựa chọn và trình bày một thuật ngữ
- 7. Vấn đề kiểm soát chất lượng dịch
- 8. Các ý tưởng liên quan
- 9. Phụ lục
- Chú thích
- Tài Liệu Tham Khảo Chính
* Vấn đề kinh tế đời sống: Thật sự đối với một dịch giả trong nước thì số huê hồng nhận được do dịch thuật các tài liệu Anh ngữ (tính theo trị giá bán của một tác phẩm từ 5-10%) có thể hơi ít, chưa kể trường hợp dịch thuật phải mua hay kí nhượng quyền phát hành với một nhà xuất bản Anh ngữ thì xem như "làm việc không lấy tiền công". Nếu một người ở các Tây Phương thì thật sự số thu nhập này quá nhỏ đến nổi khó lòng trang trải công sức. Tuy nhiên, nếu làm không vì lợi nhuận mà vì những mục đích khác thì khó để phân định giá trị. Có những dịch giả tự mình lo cả chi phí về mặt in ấn và tự phát hành. Tuy nhiên, cách làm này thường chỉ mang tính địa phương vì thường số lượng bản in ra sẽ hạn chế. Việc lựa chọn nơi in ấn cũng là một vấn đề, in tại nước ngoài (như Hồng Kông, Đài Loan, hay ngay tại Hoa kì ...) giá thành in ra sẽ rất cao. Ngược lại, in trong nước đòi hỏi vượt qua nhiều thứ "hàng rào" chẳng hạn như sự kiểm duyệt. Ngoài ra, vấn đề ăn cắp bản quyền trong nước cũng thật sự đáng lo ngại.
*Vấn đề phổ biến bất vụ lợi: Một điều đáng ca ngợi trong lãnh vực dịch thuật đặc biệt là về Phật giáo, có nhiều dịch giả đã nổ lực quyên góp, in ấn phát hành và biếu không những công trình có giá trị của mình (kể cả công đức về vật chất lẫn tinh thần). Tuy nhiên, cần cẩn trọng khi cúng dường các tác phẩm -- hãy đặt công sức mình vào đúng chỗ! Trong vài trường hợp thực tế khi mà chính người viết đã thấy tại một ngôi chùa có tầm cỡ lớn đã để các tác phẩm đó "cúng dường" cho mưa nắng. Thật đau lòng khi thấy các bản kinh luận được ấn tống tốn tiền, tốn của được phơi trên các kệ ngoài trời cong quăng vàng vỏ. Như vậy không biết là có phải tâm lý "của chùa đầy dẫy" đã chẳng những nhiễm vào tâm lý người dùng mà còn nhiễm cả đến người giữ chùa? Xin một lời cầu nguyện chấm dứt được việc này! Một điểm yếu nữa của việc tự quyên góp và phát hành là các sách được in ra sẽ rất hạn chế và khó phổ biến rộng rãi.
Ngược lại, việc in và bán ra thì cũng gặp trở ngại ... in ở đâu? (như đã phân tích trên). Tuy nhiên, chỉ có những tác phẩm tương đối đạt "thị hiếu" mới dể dàng được phát hành trên kệ sách, còn một số tác phẩm chuyên khảo giá trị, ít người mua, e khó lòng! Một số khác, có lẽ không cần đến khoản tiền lợi nhuận nên cũng không muốn sách của mình được đem ra bán với giá quá rẻ so với trị giá thực. (Đó là vì trị giá tiêu dùng ở Việt Nam khá thấp). Tuy vậy, nếu thực sự không cần tiền thì có thể dùng số huê hồng đó vào chuyện công ích, như làm từ thiện chẳng hạn, trong khi vẫn có thể mượn hệ thống phát hành sách trong nước mà phổ biến rộng rãi. (Và có lẽ vì phải bỏ tiền ra mua nên cũng tránh được tâm lý "đồ rẻ tiền" nên sách được coi trọng hơn chăng? :-)
Lựa chọn phương cách và mục đích phổ biến thế nào của một dịch phẩm cho tối ưu hoàn toàn nằm trong tay người chủ nó.
Trên đây chỉ là những ý tưởng "bàn ra" khi mà chủ đề của bài viết cũng đã đến hồi kết.
Việc một bản dịch có thành công hay không hoàn toàn do khả năng và nỗ lực của dịch giả. Tùy theo bản dịch, đối với người có năng khiếu, tài giỏi hay già dặn kinh nghiệm nhiều khi không cần bất kì một phân tích tra cứu nào cũng vẩn có thể cho ra một tác phẩm hay. Trong các chi tiết nêu trên, có thể có nhiều điều mọi người đều đã biết, có điều hợp, có điều không dùng tới. Cho dù ra sao, nếu như một ý nhỏ trong bài viết này trở nên có ích cho người đọc thì bài viết đã đạt mục tiêu của nó.